Monday 18 December 2017

Tuyên chiến với các tôn giáo !!! Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 281 (15-12-2017)

 Tại Việt Nam vào thời gian này, có hai ngày lễ quan trọng của hai tôn giáo lớn là Ki-tô giáo và Phật giáo Hòa Hảo nằm khá gần nhau: lễ Giáng sinh của Đức Chúa Giê-su vào ngày 25-12-2017 và lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Phú Sổ vào ngày 25 tháng 11 Đinh Dậu (tức 11-01-2018).

          Rất nhiều người Việt, nhất là các tín đồ Hòa Hảo, đều biết Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) đã được lịch sử ghi nhận như một vĩ nhân của Đất nước, vì đã hoạt động chống Thực dân Pháp và Việt minh Cộng sản qua việc thành lập Dân chủ Xã hội đảng với mục tiêu cách mạng con người, cách mạng dân tộc, cách mạng xã hội. Ngài cũng được vinh danh như một thánh nhân của Tôn giáo, vì đã thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, thu phục hàng triệu tín đồ, đem lại vô vàn lợi ích cho tâm linh con người, cho văn hóa Dân tộc và cho tinh thần Đất nước kể từ năm 1939 tới nay.

           Thế nhưng, từ sau năm 1975, bên cạnh những hành vi bách hại khốc liệt đối với Phật giáo Hòa Hảo như bắt bớ, giết chết nhân sự đến cả trăm ngàn người, cướp bóc, phá hủy hàng ngàn cơ sở và nơi thờ tự, cắt xén xuyên tạc Sấm Giảng Thi Văn của vị lập đạo, dàn dựng một cơ cấu quốc doanh mang tên Ban Trị sự Trung ương, nhà cầm quyền còn hạn chế hay cấm cản các tín đồ Giáo hội ấy tổ chức lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ và nhiều đại lễ khác của đạo.

Luật HỎI NGÃ

Trong tiếng Việt chúng ta xử dụng tất cả 1270 âm tiết với dấu hỏi hoặc với dấu ngã, trong đó có 793 âm tiết (chiếm 62%) viết dấu hỏi, 477 âm tiết (38%) viết dấu ngã. Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả.

I. TỪ LÁY & TỪ CÓ DẠNG LÁY:

• Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả...

• Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ...

Ba và tôi - Nguyễn Diệu Anh Trinh

Nếu bạn sống bên cạnh cha mẹ và có thể nhìn thấy những đổi thay từ từ của hai đấng sinh thành mỗi ngày thì chắc bạn cũng như tôi... ngậm ngùi nuối tiếc, ngay cả khi đang cùng Ba Mẹ ngồi ăn một bữa cơm tối.

Ba tôi đưa đũa gắp thức ăn cho vào chén, tôi giúp ông:

- Ba, để con gắp cho.

- Không, Ba tự làm được mà!

Đầu đủa của Ba cứ gắp gắp xuống mặt bàn...

- Ba để con gắp cho!

- Được mà!

Hai, rồi... ba lần. Ba chỉ gắp được một cọng hành trong đĩa thịt xào.

Một chút tản mạn mùa đông - Bích Huyền

Image may contain: flower, plant and nature

Đêm qua chợt thức giấc nửa khuya, nghe cơn gió đập ào ào ngoài khung cửa, thổi thốc qua những tàng cây, sáng ra thấy lá rơi cành gãy. Chợt nhớ đến câu thơ của Tản Đà:

Trận gió thu phong rụng lá vàng...
Lá bên hàng xóm lá bay sang

Nghĩa Trang Vào Thu - Phạm Gia Đại

Sáng nay tôi dậy sớm hơn thường lệ. Có thể vì hơi sương đêm đã luồn qua khe cửa sổ làm căn phòng ngủ mát lạnh. Cũng có thể vì các chú chim non đang hót líu lo trên cành báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Nhìn các con chim bay nhẩy từ cành này qua nhánh kia, thật dễ thương và thật hồn nhiên, tôi chợt nghĩ không biết sao khi còn nhỏ, bố tôi mua cho khẩu carabin, loại súng bắn chim, và chúng tôi có thể nhắm bắn vào bầy chim sẻ hồn nhiên đang mổ những hạt gạo trên sân nhà. Điều an ủi bây giờ nghĩ lại thật lạ lùng, vì hồi đó dù tuổi niên thiếu nhưng tôi đã bắn trúng cái lon sữa bò cách xa mấy chục thước, nhưng khi nhắm vào đàn chim sẻ thì các viên đạn chì đó chỉ trúng sân xi măng của cái sân thượng, và sau khi bay tứ tán, đàn sẻ lại sà xuống, và vẫn tung tăng mổ những hạt gạo trắng nõn.

Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam


SONY DSC
Tulip Châu Sa

Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan”

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Mùa Giáng Sinh Ở Tampa Bay


Chuyến bay đưa chúng tôi đến phi trường Quốc Tế Tampa khoảng gần một tuần trước ngày lễ Giáng Sinh. Ngày 21 tháng 12 đã bước vào tiết Đông Chí, trời thực sự vào Đông nhưng ở những tiểu bang như Texas hay Florida thường ấm áp hơn các tiểu bang miền Đông Bắc. Những ngày lạnh giá thường do cơn gió mùa từ miền Bắc thổi về, nhiều năm trời vừa mưa vừa lạnh, nhiệt độ xuống thấp nên những hạt mưa đông lại như những viên thủy tinh, treo lủng lẳng ngoài hàng hiên hay trĩu nặng trên cành cây. Thỉnh thoảng cả chục năm mới có một lần mưa tuyết, những lúc ấy quả là món quà bất ngờ của Trời ban cho người dân “xứ nóng tình sôi”.

Nếu như không có mùa hè đổ lửa của Houston, hay những cơn bão thường xuyên ghé thăm Florida thì hai nơi này cũng khá lý tưởng để sinh sống.  Houston gía nhà cửa tương đối rẻ nên dễ làm chủ một căn nhà hợp với túi tiền, công việc làng nhàng không thiếu nên ít bị thất nghiệp. Riêng Tampa Bay khí hậu ôn hòa mát mẻ rất tốt cho sức khoẻ, người đã về hưu có lợi tức khá thường chọn miền này vì thích hợp cho tuổi xế chiều, tuy thỉnh thoảng có bão ghé thăm cũng phải khăn gói gió đưa chạy đi lánh nạn ở những tiểu bang khác.


Chuyện cô gái Xứ Thần Nông mất quần

Phương Toàn
 
Tác giả tự sơ lược tiểu sử : Cựu thợ lái máy bay chuồn chuồn ở Căn Cứ KQ - Phù Cát - Bình Định, cựu tù Chính trị, đến Mỹ từ 1980, hiện an cư lạc nghiệp tại Garden City, Kansas. Đã góp một số bài đặc biệt và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ mấy năm trước.. Thường mỗi dịp Tháng Tư, ông thường góp bài viết. Bài năm ngoái là chuyện phở. Năm nay là chuyện về một thời kỳ nhiều người, nhiều xứ bị... mất quần, mất áo, mất cái ăn, mất nhà ở, mất biết bao nhiêu thứ...

***

Nhân dịp kỷ niệm ngày 30-4 sắp trở lại, mời mọi người cùng tôi trở về thời gian hơn ba mươi năm trước, cái năm mà... “nhà nước ta” còn đang say men chiến thắng.

Câu chuyện dựa vào cốt chuyện có thật, kể ra không phải với dụng ý châm chọc ai, tác giả chỉ muốn nhắc lại để hồi tưởng một thời điêu đứng đã qua và hy vọng dựa vào đó : “ Dại nhiều lần, ai đó sẽ học khôn.”

Chuyện tuy đầu ở quê cũ Việt Nam nhưng cái đuôi vẫn là ở quê mới nước Mỹ.

Thiếu nữ GỐC VIỆT tham chiến tại NAM HÀN đượcThiếu tướng LƯƠNG XUÂN VIỆT gắn lon

 Nhận được tin từ chiến trường Nam Hàn tại Camp Casey , đúng một năm sau khi tốt nghiệp tại học viện Võ Bị Quốc Gia West Point Hoa Kỳ . Kimberly Đặng một cô bé Việt Nam xinh đẹp nhỏ nhắn nhưng kiên cường chọn đi vào con đường binh nghiệp của binh chủng Pháo Binh vừa được chính Thiếu Tướng Lương Xuân Việt làm lễ vinh thăng lên cấp bậc Trung Uý . Đây là một tấm gương sáng là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản rằng hậu duệ VNCH dù ở thế hệ nào vẫn mang trong mình dòng máu hào hùng của quân lực VNCH . Nếu chúng ta đang sống trong chăn êm nệm ấm xin 1 phút cầu nguyện cho họ được bình an khi đang ở ngoài chiến trường bảo vệ hoà bình cho nhân loại .