Thursday 26 April 2018

NHỮNG HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ SỨC KHỎE - B.S Hồ Ngọc Minh

Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Một số khác thoạt nghe rất ư là khoa học, rất ư là logic, nhưng thật ra không có một bằng chứng khoa học nào hỗ trợ hết, hoặc nếu có  thì đã lỗi thời. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, loạn cào cào, thượng vàng hạ cám, khó phân biệt chính tà. Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.

1. Giải độc và tẩy rửa cơ thể 
Những luận cứ về giải độc và tẩy rửa nội tạng của cơ thể là vô căn cứ. Gần đây rất nhiều người trong giới thượng lưu Mỹ,  các “ngôi sao” điện ảnh, gọi là celebrities và nhiều công ty sản xuất thực phẩm đã không ngừng cổ xuý cho ý tưởng dùng một số nước trái cây, sinh tố, trà, hay bột dược thảo để tẩy uế, để tẩy độc ra khỏi cơ thể. 
Ý tưởng sạch sẽ và mạnh khoẻ, không có độc tố thoạt nghe rất ư là hấp dẫn và quyến rũ, nhưng, thật ra cơ thể của chúng ta đã thường xuyên giải độc từng phút từng giây nhờ vào năm cơ phận chính, lá gan, hai trái thận, đường ruột, lá phổi, và lớp da, trong đó lá gan và trái thận đóng phần quan trọng nhất. Bạn không cần làm một điều gì khác, có chăng chỉ tạo thêm việc cho cơ thể phải… giải độc vì những thứ lằng nhằng nầy. 
Để tiết kiệm tiền, nên uống nước lạnh để giúp cơ thể giải độc là đủ. 
HCD: Đúng vậy chỉ cần uống nước lã, nhưng có người không dám uống nước đá, có người không dám uống nước lạnh, phải là nước ấm mới được. Sao mà khổ thân vậy. 

Đại nhảy vọt (1958 – 1961): Sự điên khùng của một bạo chúa

great_leap_wide-.jpg
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch
Năm 1957, Mao ra lệnh thực hiện thêm một cuộc cách mạng nữa: với một cuộc “Đại Nhảy Vọt”, nền nông nghiệp Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa và xuất khẩu những lượng ngũ cốc khổng lồ trong thời gian ngắn nhất, nhà máy điện cần phải sản xuất điện và lò luyện kim cần phải nấu chảy thép ở khắp nơi để đất nước qua đó mà trở thành một quốc gia công nghiệp. Thế nhưng kết quả của sự hiện đại hóa bị cưỡng bức này thật là khủng khiếp. Thép được sản xuất ra thường là vô dụng, hồ nước thủy điện bị nghẽn bùn – và hàng triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn đói hẳn là lớn nhất trong lịch sử.
Khi Xuân về ở Judong, những người đàn ông trẻ tuổi bỏ đi. Họ bỏ lại đồng ruộng mà trên đó không còn gì mọc nữa, vợ họ, những người không còn mang thai được nữa, con họ, những đứa bé sưng húp lên vì đói, cha mẹ họ, những người quá yếu ớt để mà có thể bỏ trốn. Nhà của họ bị phá tan, nồi nấu của họ bị tịch thu. Dân quân trong vùng săn lùng bất cứ người nào bỏ làng trốn đi, đánh chết hàng ngàn người.

Cựu Học Sinh Trường Trung Học Chu Văn An Saigon Mừng Xuân Mậu Tuất 2018

Giải Ảo Thời Sự - TS Nguyễn Xuân Nghĩa


Giải Ảo Thời Sự - Phần 1: Trọng Thủy giữa chúng ta


Giải Ảo Thời Sự 180426 - Phần 2: Tai hại của Viện trợ Mỹ

Phim giới thiệu Lê Văn Khoa Một Đời Cho Nghệ Thuật

TỪ THEO CỘNG ĐẾN CHỐNG CỘNG (26): SUỐTĐỜI KHÔNG THỂ SỬA SAI!

“…Đảng tuyên bố sửa sai cải cách ruộng đất đã hơn 20 năm. Không biết vết thương trong hồn dân tộc đã lành lặn chưa. Nhưng mà cái sai của mình thì tới hết đời rồi vẫn không sửa được!”...
Tôi vào báo Lao Động thì anh Nguyễn Anh Tài đang làm phóng viên thường trú ở khu 4 (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Anh vừa tốt nghiệp trường kỹ nghệ thì Cách Mạng Tháng Tám, rồi kháng chiến chống Pháp. Anh vào làm ở binh công xưởng. Một lần anh trộn thuốc bị nổ, gãy xương cánh tay và mù một mắt. Anh vào nghề viết lách bằng bài thơ ‘Con đường Lâm’, ca ngợi một anh hùng hy sinh thời chống Pháp, tên được đặt trong một con đường ở thị xã Quảng Bình. Anh lấy vợ là một ca sỹ trong đội đồng ca đoàn Văn công Tổng cục Chính trị Quân đội. Anh hay kể với giọng tự hào về cô vợ xuất thân bần nông của mình: “Cô ấy kể từ năm lên tám đã khéo léo tự leo lên lưng con trâu cổ.” Những lúc như vậy, anh tỏ ra là một đảng viên thấm nhuần lập trường giai cấp của đảng Cộng sản. Khi thân nhau, không ít lần tôi được anh thổ lộ nỗi khổ về sự thô bạo “dùi đục chấm mắm cáy” của cô vợ bần nông. Sau đó anh kể về mối tình đầu đẹp đẽ nhưng trái ngang của mình với một chị tên Hương. Từ năm 1969 tôi chuyển nhà từ nơi cùng khu phố với anh ở quận Hoàn Kiếm về quận Đống Đa. Vậy mà khi có chuyện không vui với vợ, ngay dưới nắng hè cháy da anh vẫn đạp xe đạp tới nhà tôi để tâm sự. Tôi phải nghe đi nghe lại không biết là lần thứ mấy câu chuyện cũ mà vì thương bạn, tôi cứ tỏ ra chăm chú lắng tai như mới được nghe lần đầu!
tongvancong_dengiamoichottinh
Từ theo cộng đến chống cộng – Hồi ký Tống văn Công

NOBUYUKI TSUJII : Dấu Lặng Trong Âm Nhạc - Nguyễn Ngọc Phúc

Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (] tạm dịch: Đông Nhật Bản Đại Chấn tai ) là một trận động đất mạnh 9,0  ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi).
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn.


Hoàng đế Quang Trung ra Bắc

https://baomai.blogspot.com/
Tượng vua Quang Trung tại Garden Grove, California

Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra về hình ảnh Vua Quang Trung, mời các bạn đọc lại bài của tác giả Nguyễn Duy Chính đánh giá trận chiến Việt Thanh đầu năm Kỷ Dậu (1789), đã đăng trên giao diện cũ của BBC hôm 26/01/2006.

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về trận chiến Việt Thanh đầu năm Kỷ Dậu (1789) chúng ta thường đặt nặng khả năng chiến đấu và tinh thần của quân Nam, hay tài cầm quân của Nguyễn Huệ được bao phủ dưới những ngôn từ sáo mòn như tình yêu nước nồng nàn, thiên tài quân sự bách chiến bách thắng”.

Trong biên khảo Quân Sự Nhà Thanh, chúng tôi đã trình bày hệ thống chỉ huy và tiếp liệu của Bắc quân, nêu lên tính chất chính qui của quân đội của một quốc gia thời bình. Để có sự so sánh và làm nổi bật sự khác biệt giữa hai đoàn quân, trong bài “Văn Minh Đàng Trong”, chúng tôi miêu tả về bối cảnh sinh hoạt của khu vực Đông Nam Á, sau hơn hai trăm năm chia cắt đã hình thành một quốc gia hoàn toàn khác hẳn với Đàng Ngoài về mọi mặt.

Cuộc vượt thoát kỳ diệu - Bs Nguyễn Thanh Liêm

Lời giới thiệu Của NT Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5ND:


Bác sĩ Liêm là Y sĩ trưởng cuối cùng của TĐ5ND khi tôi là TĐT. Trong trận Khánh Dương, khi theo lệnh BCH/ LĐ3ND triệt thoái về sau tuyến II, tức phía sau khu vực TĐ6ND.Tôi quyết định cho TĐ đoạn chiến và triệt thoái vào ban đêm. Khi ĐĐ54 dẫn đầu cánh quân B chạm địch, BS Liêm lại đi cùng cánh quân này vì còn chuyện trò tâm sự với Đại úy Huỳnh Quang Chiêu, ở gần nhà BS Liêm và là SQ được tôi chỉ định kèm cho Trung úy Vũ, tân ĐĐT/ ĐĐ54. Tr.Úy Vũ hy sinh và Đ.Úy Chiêu cùng BS Liêm mất tích. Khi về đến Sài Gòn tôi đến nhà 3 SQ này để phân ưu. Không ngờ khoảng 1 tuần sau, Quân cảnh Vũng Tàu liên lạc với TĐ để xin xác nhận có 2 SQ tên Chiêu và Liêm theo thuyền dân cập bến Vũng Tàu và nhất là họ mang theo chiến lợi phẩm là súng AK-47 của VC. Sau khi xác nhận, ngày sau 2 vị này về Sài Gòn. Tôi rất vui song lúc đó BS Liêm chỉ kể qua loa chuyện vượt thoát của ông. Hôm nay được đọc bài bS Liêm viết chi tiết về cuộc vượt thoát này, tôi rất vui và xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện vượt thoát hy hữu của 1 y sĩ quân y nhẩy dù
 


************


Hồi Ký từ Mặt Trận Khánh Dương. Đèo M’s Drak – Cuối Tháng 3/1975

Đã 42 năm qua, tôi những tưởng câu chuyện vượt thoát y như phim ảnh nầy đã chìm vào dĩ vãng. Nào ngờ các bạn Mũ Đỏ gần xa yêu cầu tôi nên ghi lại để được tỏ tường Nhảy Dù là Cố Gắng. Tôi cố gắng nhớ lại để không phụ lòng anh em mong đợi.

Nồi Chè Của Ông Tướng - Khôi An

Ảnh của Richard Stayner from the Internet: Cần Thơ năm 1972.

Năm nay, Fathers Day của nước Mỹ là 19 tháng 6, trùng với Ngày Quân Lực VNCH trước 1975, xin mời đọc bài mới của Khôi An, chuyện ông Tướng mà cũng là chuyện Người Cha. Tác giả từng phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò và là một kỹ sư có hơn hai mươi năm làm việc cho Intel tại miền Bắc California. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực bảo vệ, phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ.

*****
Không hiểu chị tôi đã nghe tin về ông bằng cách nào.

Thời đó, đầu thập niên tám mươi, mọi phương tiện truyền thông đều thuộc về nhà nước Cộng Sản, quanh năm suốt tháng báo chỉ đăng tin “nước ta đang trong thời kỳ quá độ…” Kiểu dùng chữ như vậy mọi người phải chịu đựng mãi nên đỡ thấy quái đản. Người đọc cứ tự điền vào chỗ trống thành “nghèo quá độ”, “đói quá độ” hay “láo quá độ”… tùy theo câu.

Vậy mà, một buổi tối, đột nhiên chị tôi nói “Em có biết Tướng Lê Minh Đảo không? Ông tướng đánh trận Xuân Lộc đó. Nghe nói ổng mới chết trong tù rồi! Tội quá, ổng còn trẻ lắm!”

Trước ngày miền Nam thất thủ tôi không biết ông Lê Minh Đảo. Sau đó, tôi có nghe loáng thoáng người lớn rỉ tai nhau về trận đánh ác liệt bảo vệ ngõ vào Sài Gòn trong những ngày đầu tháng Tư, 1975 tại Xuân Lộc. Tôi cảm phục những người chiến đấu đến cùng, nhưng điều đó sớm chìm vào những hỗn độn của cuộc đổi đời. Vả lại tôi còn nhỏ quá, chẳng biết nghĩ gì hơn.

Thế giới có an bình, hạnh phúc không khi bị Trung Quốc thống trị? - Đại-Dương

Một số học giả, chính trị gia, ký giả đã, đang và sẽ tốn nhiều giấy mực, nước bọt để thuyết phục rằng Trung Quốc đang trỗi dậy mà không có cách nào ngăn chặn được. Vì thế, chuyện thay thế vai trò siêu cường của Hoa Kỳ sẽ chóng vánh và không thể tránh được dù trên phương diện kinh tế, quân sự, kể cả chính trị!
Niềm tin của họ dựa vào so sánh kinh tế: GDP nominal năm 2018 của Hoa Kỳ là 20,200 tỉ USD so với 13,100 tỉ của Trung Quốc mà tính theo GDP sức mua (PPP) thì 20,200 tỉ và 25,100 tỉ. Do đó, một số cho rằng Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ.
Nhưng, GDP nominal per capita năm 2017 của Hoa Kỳ là 59,500 USD so với 8,600 của Trung Quốc.
Trong bài Autocracy With Chinese Characteristics Beijing's Behind-the-Scenes Reforms đăng trên Tạp chí Foreign Affairs số tháng Năm và tháng Sáu 2018, Giáo sư Chính trị học Uyen Uyen Ang thuộc Đại học Michigan đã phân tích về ảnh hưởng của chế độ chính trị đã tác động lên nền kinh tế Trung Quốc qua ba thời kỳ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình.

Phát Súng “Ân Huệ" - Võ Thương

sinhly

Sau khi tốt nghiệp, tôi đến đơn vị mới là Bệnh viện I Dã Chiến ở Quảng Ngãi. Trước ngõ vào Bệnh viện có cuộn dây thép gai kéo ngang và người lính đứng gác, tôi tần ngần nhìn con đường đất lầy lội giữa hai hàng lều vải trên khu ruộng mía. Sự khác biệt xa với giữa những Bệnh viện khang trang của trường Y khoa Sàigòn với những lều trại thô sơ này bỗng làm tôi chới với. Tôi đến trình diện với Y sĩ trưởng, Đại úy Vũ Ban, và gặp những Sĩ quan Quân Y khác. Bộ Quân phục Kaki còn nguyên nếp gấp của tôi hình như lạc lõng trong đám quần áo tác chiến bạc màu của các Quân nhân trong đơn vị.


Rồi tôi cũng quen dần với đời sống của một Quân Y sĩ trong vùng chiến trận sôi sục này. Doanh trại đổi thay mau chóng, lều vải được thay bằng nhà gỗ mái lợp tôn. Phòng giải phẩu có máy điều hòa không khí. Hàng dương liễu hai bên đường vào Bệnh viện đã lên cao ngang đầu người.

NHỮNG BÀI HỌC PHẢI BIẾT và PHẢI NHỚ KỸ - Trần Trung Chính


Người viết dùng mệnh lệnh cách (imperative) mà không dùng thể “ kêu gọi” vì lời kêu gọi chỉ mang tính cách “tự nguyện” với người đọc. Dĩ nhiên “mệnh lệnh cách” sẽ làm nhiều người bị chạm “tự ái”, vì đa số độc giả thường hay căn cứ theo học vị hay chức phận trong xã hội của người viết- để mà “nghe theo” hay “tán đồng”. Phương thức ấy đã, đang  và sẽ không hữu hiệu. Ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Tống Nho, những người hay “phản bác” lại sợ làm mất lòng “diễn giả” hay “tác giả” bài viết.Do đó, tôi mong mỏi rằng – sau khi đọc bài viết này – quý độc giả sẽ “phản biện “ tưng bừng càng nhiều càng tốt.

Tôi tham dự rất nhiều “buổi hội thảo” cũng như những “buổi Ra Mắt Sách” của nhiều học giả và tác giả danh tiếng, nhưng tôi nhận ra rằng những “tham dự viên” (chứ không phải diễn giả hay tác giả quyển sách) chưa đạt tới trình độ để “thảo luận”. Tôi ngồi bên dưới chăm chú nghe diễn giả thuyết trình hay hoặc mua sách ngay khi bước vào hội trường để đọc trong lúc tác giả quyển sách sơ lược về nội dung quyển sách, rồi ghi ngay những điều mình muốn “thảo luận” hay “phản bác” với diễn giả.

Việt cộng chửi cha tiếng Việt


           


1. Việt cộng viết: Tàu ngầm Kilo không nhận lính con gái
(đăng trên điện báo VTC News của Việt Cộng)
“Lính con gái” là cái chó gì? Chữ dùng đúng phải là nữ quân nhân.

2. Việt cộng viết: Chiến sĩ nhí
(đăng trên tờ điện báo VTC News ngày 17 tháng 6 -2015)
Chữ dùng đúng phải là Thiếu Sinh Quân. Dùng chữ “chiến sĩ nhí” là không nghiêm túc, là chửi cha chính thằng viết bài, chửi cha tiếng Việt, chửi cha độc giả, coi thường độc giả và chửi cha luôn các cậu bé đang được huấn luyện trong quân đội!

3. Việt cộng viết: Chuyên cơ
Chữ dùng đúng phải là phi cơ riêng.

Văn Hào Tây Ban Nha Miguel de Cervantes (1547-1616) và Tác Phẩm Don Quixote - Phạm Văn Tuấn

Thoạt đầu tác phẩm Don Quixote được viết như một câu chuyện hài hước về một người có mộng hoang tưởng sau khi đọc những tiểu thuyết về những nhân vật anh hùng, sau đó ông ta tự xem mình là một hiệp sĩ (Don Quixote), cùng với một người hầu (Sancho Panz) và con ngựa già (Rosinante), để bắt đầu một cuộc phiêu lưu. Từ khi xuất bản vào năm 1604, cuốn truyện Don Quixote đã trở nên một tác phẩm bán rất chạy, được tái bản 6 lần trong một năm. Mời quý vị đọc bài biên khảo của Phạm Văn Tuấn về tác giả Miguel de Cervantes và tác phẩm nổi danh của Tây Ban Nha “Don Quixote".


1/ Tác giả Cervantes

Miguel de Cervantes Saavedra đã trải qua một cuộc đời nhiều mạo hiểm và hành động can đảm nhưng thiếu may mắn, nhờ vậy tác giả đã nhận thức được thế sự và cuộc sống, đã tạo nên các nhân vật hư cấu trong các tác phẩm đặc sắc.

Cervantes chào đời vào năm 1547 tại Alcala de Henares, gần thành phố Madrid. Vào giai đoạn lịch sử này, Tây Ban Nha là quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất của châu Âu. Các nhà thám hiểm và chinh phục Tây Ban Nha như Cortez và Pizarro đã chiếm đoạt được các kho tàng của miền nam châu Mỹ và gửi về nước nhiều chuyến tầu chở đầy vàng và bạc. Vua Charles I của nước Tây Ban Nha, trị vì từ năm 1516 tới 1556, là một đế vương đã từng mong muốn điều khiển quyền lực tinh thần của nhà thờ Cơ Đốc La Mã và toàn thể lãnh thổ châu Âu. Sự can đảm ngoài mặt trận với tinh thần học rộng của các vua Tây Ban Nha đã khiến cho quốc gia này đứng hàng đầu trên thế giới vào thế kỷ 16.


Nỗi Lòng Dâng Mẹ Việt Nam ! (Quốc Hận 2018)

2395 1 NoiLongDangMe VN VoDaiTon

Bốn mươi ba năm rồi
Con vẫn đi tìm MẸ.
Vết thương mồ côi còn hoen máu lệ
Bao đêm ác mộng bùng lên.
Giữa trùng dương thuyền như lá lênh đênh
Con quỳ lạy khi tầm xa quê cũ.
Trời lưu vong tượng đá đầy rêu phủ
Góc công viên con gọi MẸ, đâu rồi ?
Con đã về : - tìm hơi ấm trong nôi
Ôm tay MẸ, sống nguyên đời thơ dại.

Viên gạch lót đường, xuyên rừng đêm biên ải
Phút sa cơ, con thấy MẸ bên mình.
Đời trung niên hằn dấu ấn điêu linh
Trong ngục tối, máu đen thành mực viết.
Xin dâng MẸ, dòng Thơ con tha thiết
Chỉ cầu mong tồn tại, tiếp Lên Đường.
Rồi hôm nay, nhìn lại cảnh quê hương
Con vẫn thấy MẸ cằn khô áo rách.
Tóc bạc cuối đời, con vẫn xin làm gạch
Lót đường đi cho thế hệ Em-Con.

CHUYỆN VUI CƯỜI

1.Lấy ra khỏi ngực

image

Tại 1 cuôc họp trong công ty,  cô nhân viên xinh đẹp đang thuyết trình thao thao,
đột nhiên cô dừng lại và nói với ông trưởng phòng :
- Thưa ông, tôi muốn lấy một thứ ra khỏi ngực tôi.
- Cái gì? - Ông trưởng phòng ngạc nhiên..
- Dạ thưa!  Cặp mắt của ông đấy!

Outstanding Family Portraits

http://mmbiz.qpic.cn/mmbiz/eLVqIvnPUdNS1wFIhTtYv3T7oCkBibrOHTc4Jb08NoafoPXzJ7rFiaHOUkdicibzLywnaevVjmNhIKa7nSzuuYMrmg/0?wxfrom=5&wx_lazy=1


Địa điểm và thời gian của tấm hình "trực thăng di tản" ngày 30 tháng Tư 1975

Bốn mươi ba năm nạy, cứ mỗi lần đến Ngày Mất Nước 30 tháng Tư, các tấm hình trực thăng di tản dưới đây lại được các đài truyền hình và báo chí khắp thế giới truyên đi và đăng tải.  Tấm hình này thường được chú thích là đã chụp trên mái nhà Tòa Đại sứ Mỹ vào ngày 30 tháng Tư 1975.  Do một sự tình cờ, tôi tìm đọc các sự kiện về ngày 30 tháng Tư, thì tìm thấy thực ra không phải vậy:  Hình đó do nhiếp ảnh gia người Hòa Lan  Hubert van Es (6 July 1941 – 15 May 2009) chụp trên mái nhà của tòa nhà số 22 đường Gia Long chiều ngày 29 tháng Tư.


Chuyện kể về ông Phan Khôi : Sự Độc Ác của đảng VC

Quan tài cha tôi đặt trên chiếc xe song mã màu đen. Đó là loại quan tài xấu nhất được mua phân phối giá hai đồng bảy hào năm xu. Sáu mảnh gỗ tạp, bào qua loa, vênh vẹo đóng đinh qua loa, không sơn phết,tấm thiên,tấm địa và bốn góc đều hở.Trên nóc quan tài chỉ có ba nén nhang cắm vào quả trứng luộc để trong chén cơm. Không nến, không hoa. Không có một vòng hoa, một bông hoa nào trong đám tang cha tôi. Ngoài con ngựa già kéo xe, chỉ có 10 người đưa đám, kể cả hai nhân viên dịch vụ mai táng và người đánh xe ngựa. Người bạn, người đồng nghiệp duy nhất của cha tôi là nhà thơ Yến Lan, còn lại là người trong gia đình. Chúng tôi bấu víu vào nhau, đẩy chiếc xe ngựa lăn bánh chậm chạp ra khỏi con hẻm, đi về hướng cửa Đông. Người hàng phố đứng nhìn đám tang vội vã quay đi. Không ai dám tới dự và đưa cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Họ đều sợ liên lụy . Lúc cha tôi còn sống họ sợ đã đành, giờ cha tôi đã chết mà họ vẫn sợ.

Chiều mùa Đông gió mưa hun hút, lạnh tê tái. Chiếc xe ngựa mầu đem và một dúm người mẩu đen vón vào nhau líu ríu ra hướng cửa Đông. Mẹ tôi bảo dừng lại một phút cho cha tôi chào Hà Nội một lần cuối. Mẹ tôi và chúng tôi thay mặt cha tôi quỳ xuống lạy ba lạy. Tôi nhớ những ngày mới về tiếp quản Thủ Đô, cha tôi thường dẫn chúng tôi đi thăm năm cửa ô và ba sáu phố phường Hà Nội, kể cho chúng tôi nghe về cụ ngoại tôi, Tổng đốc Hoàng Diệu..Ông Phan An vừa lom khom chậm rãi bước đi trong con hẻm phố Thuốc Bắc (Hà Nội) vừa kể về đám tang của cha mình, nhà báo, nhà văn Phan Khôi. Ông cứ nhắc đi nhắc lại, giọng nói như nấc lên:


“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

Sài Gòn trước 1975
Sài Gòn trước 1975
Tú Hoa
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam 
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.