Saturday 1 March 2014

Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo

Thưa Qúy Vị, Quý NT và CH....

Ngày 12/4/2014 , tưởng niệm 42 năm, ngày Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng, và các Chiến sĩ của Tiểu đòan 11 Nhảy Dù, đã vĩnh viễn nằm lại tại cứ điểmCharlie trên dảy núi đồi chập chùng của vùng Tân cảnh, Kontum...  

Cuối tuần , xin mời Quý Vị dành ít thì giờ quý báu đọc hai bài viết dưới đây, 
để tường, và ngậm ngùi thương tiếc, tưởng nhớ.......

1.- Bài viết của người con út  Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, anh Nguyễn Bảo Tuấn viết về cha mình... với nổi buồn cha mình đã không bao giờ trở về dự sinh nhật của Mẹ. Và Mẹ anh  " đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức, mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ…". 
Bài viết ngắn..nhưng thật cảm động.. 

2.- Bài viết chi tiết : Charlie ngày ấy và Charlie bây giờ, của Mũ Đỏ Nguyễn Văn Lập... "Để kính nhớ cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn trưởng 11 Dù, và đồng đội tôi. Để tưởng nhớ đề lô Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù, Trung úy Nguyễn Văn Khánh, Chuẩn Úy Sơn, ' và 10 đệ tử trong đó có hai đệ tử chúng tôi là Hạ sĩ Hạnh, Binh nhì Nhỏ còn ở lại Charlie… Để tưởng nhớ anh em Không Quân đã hy sinh để bảo vệ chúng tôi suốt trận đánh đánh lịch sử này…" 

Trân trọng...

BMHWashington, D.C 

Tại sao không giử lời hứa với 
Mẹ tôi - Nhảy Dù 

Nguyễn Bảo Tuấn


















Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi

Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.


Một nước Nhật quá xa xôi! - Vương Trí Nhân



Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước
năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi,
đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật
là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt
 



8 - 6 -2013
Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.

Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.

Mai này chúng ta cùng về Việt Nam - Lê Thiệp

Cách đây 40 năm, bắt nguồn từ ý tưởng của những người Do Thái mất nước “Sang năm sẽ về Jerusalem”, những anh em trong Tổ Chức Người Việt Tự Do ở Nhật thường hay kết thúc lá thư gửi cho nhau bằng câu chào Mai này chúng ta cùng về Việt Nam”. Thời đó, câu này biểu hiện cho một sự mong muốn là “chúng ta sẽ trở về Việt Nam khi không còn bóng dáng chế độ”, tuy nhiên ngày tháng trôi qua, vật đổi sao dời, ý nghĩa của câu chào đã đổi: cũng là về nhưng với đủ mọi lý do, về để thăm bố mẹ già, về để trùng tu lại mộ tổ tiên, về để “xây dựng đất nước, về để tìm đất sống, giống như một số ca sĩ ngoài này đã không còn đủ job nơi hải ngoại, hay cùng đi về để giúp thực hiện những công tác dân sinh mà lẽ ra nhà nước phải làm trong khi vẫn áp đặt một hệ thống độc tài đảng trị trên đất nước. Có rất nhiều lời giải thích tùy theo từng hoàn cảnh. Ông Lê Thiệp cũng đưa ra một số cách nhìn lúc ông còn vương vấn nợ trần. Xin mời quý độc giả theo dõi câu chuyện.
Vũ Đăng Khuê

Mai này chúng ta cùng về Việt Nam
Lê Thiệp       

            Người đàn bà sắp hàng trước chúng tôi kéo vali khá to với địa chỉ viết bằng bút đen lớn, bên ngoài dán băng keo trong, chắc để khỏi thất lạc.  Địa chỉ đâu đó ở quận Bình Thạnh.  Trông bà ta đầy tự tin, im lặng.

           

HAI CÂU TRẢ LỜI THÂM THÚY NHẤT LỊCH SỬ

Tổng Thống Pháp Charles De Gaulle

Tổng Thống Pháp Charles De Gaulle 
 
1. ĐUỔI MỸ VỀ NƯỚC
 
Vào đầu thập niên 60 , trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Âu để thỏa hiệp sống chung hòa bình với các nước CS Đông Âu. Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle muốn lấy lòng CS nên đã đơn phương quyết định rút ra khỏi Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).
 

Một Làn Gió Tinh Khôi - Tác giả: Phan Lạc Tiếp

(Lời dẫn nhập: Nhiều người đã say mê những sách của Nguyên Phong dịch và phóng tác, say mê về nội dung cũng như về văn phong của dịch giả. Từ một nguồn internet không biết của thân hữu nào gửi, chúng tôi nhận được bài này trong số những điện thư nhận được hằng ngày. Trộm nghĩ rằng nếu giữ cho mình thì cũng uổng công người đã có lòng gửi. Xin cám ơn thân hữu đó và cũng xin phép tác giả bài viết là PHAN LẠC TIẾP để phổ biến tới độc giả của chúng tôi, mà cũng là độc giả của ông . TLBT - TNAC - ĐVĐĐ) 

Cuộc di tản bi thương ngày nào, đối với đại đa số chúng ta, những người trong cuộc, không thiếu những người vẫn coi như mới, đêm ngủ vẫn kéo theo những hình ảnh hãi hùng, kinh khiếp, tiếp nối bằng những kỷ niệm của những ngày bỡ ngỡ trên đất tạm dung. Trong những ngày vừa hoang mang lẫn mừng rỡ nhưng cũng tràn đầy lo âu và buồn bã này, câu hỏi của đa số người di tản chúng ta trước khi đưa chân rời khỏi trại tỵ nạn, rời xa những đồng bào, bè bạn thân quen là: làm sao chúng ta liên lạc, tìm lại được nhau đây. Sống làm sao đây trong cái “bể mênh mông” là nước Mỹ rộng lớn này ? Hình ảnh tiễn đưa nhau bên cổng trại là những bàn tay nắm những bàn tay giữa kẻ đi người còn ở lại, có những mảnh giấy nhỏ viết vội vàng “đây là số điện thoại của người bảo trợ của tôi…”. Xe chuyển bánh, mảnh giấy nhỏ ghi 10 con số, đôi khi nhoè nhoẹt vì những hàng nước mắt. 
 

“Gián điệp Dân Chủ” - Trịnh Hữu Long

Bài phân tích công phu. Để giúp quý vị có ít thời giờ, xin trích mấy đoạn ngắn chủ yếu. [NLG73-LPN]

Coi chừng Việt Gian CS nằm vùng :
“ GIÁN ĐIỆP DÂN CHỦ “
của cộng sản  đội lốt đấu tranh, ngay trong cộng đồng chúng ta.
Trích :
“ Theo thông tin công khai thì Bộ Công An Việt Nam hiện nay có hai Tổng cục an ninh, đó là Tổng cục an ninh I (đối ngoại) và Tổng cục an ninh II (nội địa). Riêng Tổng cục an ninh I gồm có tới 5 Cục bảo vệ chính trị, đó là A35, A36, A37, A38, A39. Chính các đơn vị thuộc Cục bảo vệ chính trị nói trên, và Tổng cục an ninh II là những đơn vị trực tiếp đàn áp các nhà đấu tranh trong nước, đồng thời phá rối cộng đồng người Việt hải ngoại. . . . .”

“Có hai mục tiêu mà công an an ninh của CSVN chú trọng dùng 
gián điệp đội lốt “đấu tranh” tấn công. Mục tiêu thứ nhất đó là đánh vào “diện”, tức là tập trung vào mặt trận tuyên truyền nhằm hạ uy tín của các tổ chức đấu tranh chống Cộng chân chính và có thực lực. Điều này thì những cây bút khoác áo chống Cộng của họ ở hải ngoại thực hiện là tốt nhất, vì ít có ai sẽ đặt vấn đề nghi ngờ một vài nhân vật tị nạn Cộng Sản, với những hàm là sĩ quan, thậm chí tướng tá hoặc nhân viên cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)…”

Mục tiêu thứ hai là họ sẽ đánh vào “điểm”. Gián điệp dân chủ sẽ chỉ tập trung tấn công vào những tổ chức nào thực sự chống Cộng, đặc biệt là tổ chức đó có thể tạo ra những mối đe dọa lâu dài cho chế độ CS ở trong nước. Cũng trong kỹ xảo đánh “điểm” nhằm vào cá nhân, gián điệp của công an sẽ chỉ tìm cách bắt cóc thủ tiêu, đầu độc, hoặc dùng báo chí bôi nhọ thanh danh của những nhà đấu tranh có nhiều nhiệt huyết, có trình độ học vấn, có kiến thức chuyên môn tốt. ..” [ngưng trích]
          Câu hỏi đặt ra là:
Làm sao điểm mặt những tên gián điệp đội lốt đấu tranh , những cây bút khoác áo chông cộng của VC ở hải ngoại?
          Có nên cẩn thận theo dõi những “ HỎA MÙ CHỐNG CỘNG”  tung ra chin phần, nhưng sau đó, ở phần thứ mười,  là tìm mọi cách chụp mũ không cần bằng chứng, bôi nhọ thanh danh của những người đấu tranh có nhiều nhiệt huyết . . . như bài viết đã trình bày? 
Bọn chúng là ai trong cộng đồng của chúng ta. Phải tìm mọi cách vạch mặt chúng để bảo vệ chính chúng ta. [NLG73]

“Gián điệp Dân Chủ” - Trịnh Hữu Long

  

Theo thông tin công khai thì Bộ Công An Việt Nam hiện nay có hai Tổng cục an ninh, đó là Tổng cục an ninh I (đối ngoại) và Tổng cục an ninh II (nội địa). Riêng Tổng cục an ninh I gồm có tới 5 Cục bảo vệ chính trị, đó là A35, A36, A37, A38, A39. Chính các đơn vị thuộc Cục bảo vệ chính trị nói trên, và Tổng cục an ninh II là những đơn vị trực tiếp đàn áp các nhà đấu tranh trong nước, đồng thời phá rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Cơ quan công khai của các đơn vị này đóng ở 15 Trần Bình Trọng, 44 Yết Kiêu, 58 B Trần Nhân Tông (đều ở Hà Nội), và nằm trong sở công an các tỉnh thành, cũng như nhiều địa chỉ bí mật khác trên toàn quốc…Sau năm 1975, hàng loạt các viên tình báo (gián điệp) chiến lược gạo cội nổi tiếng của Miền bắc Việt Nam đã công khai lộ diện như: Ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), ông Ba Quốc (Đặng Trần Đức), ông Sáu Trí (Nguyễn Đức Trí), ông Tư Cang (Nguyễn Văn Tào), ông Mười Nho (Nguyễn Xuân Mạnh), ông Ba Minh (Nguyễn Văn Minh), ông Ba Lễ (Nguyễn Văn Lễ) và một số người khác. Nhưng những người thận trọng hơn thì cho rằng, còn có nhiều những nhân vật quan trọng giấu mặt khác vẫn đang hoạt động trong lòng cộng đồng người Việt hải ngoại dưới vỏ bọc là quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa di tản, tị nạn…

Thơ Ý Nga: CHIA RẼ - HĂNG SAY?

Nuôi con tủi nhục bao vừa?
Đói ăn bán máu, chỉ chừa xương da.



CHIA RẼ

Cái cần không đánh giùm dân
Xúm nhau đánh cái đang cần thế kia
Hội đoàn nào cũng đầy kìa
Nằm vùng lẩn quẩn “đỏ” kia, “hồng” này!

Ý Nga, 29-2-2014

CÁI CẦN ĐÁNH: ĐẢNG & NHỮNG CHỦ NGHĨA ĐỘC ÁC

Fish Sauce Taste Test, 13 Brands Compared

Fish Sauce Taste Testing

Fish Sauce, the amber-colored umami Uzzi of Southeast Asian cuisine. We know the magic it holds, but which brand is the best? Is the Vietnamese nước mắm really superior to Thailand’s nam pla? We tasted 13 different brands of fish sauce, all commercially available in the States. The best was clear and the loser stank.

Thuế má & chó má - Tưởng Năng Tiến

Ôi! Có ở đâu như ở đây.Trần Hồng Tâm

Năm ngoái, tôi được nghe Thượng Tọa Tuệ Sĩ kể lại câu một chuyện (hơi) buồn:
Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. 
 Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do:không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ... 

Những Già Đô Mới - Tưởng Năng Tiến

“Văn mình vợ người” là chuyện đúng với tất cả mọi người, trừ Vũ Thư Hiên. Mỗi lần có dịp gặp ông, tôi đều nghe tác giả này hăng hái bàn về tác phẩm và nhân vật của … một nhà văn khác:
- Dứt khoát là phải làm một cuốn phim về cuộc đời của Già Đô thôi.
- Dạ vâng!

Sự Thật Gì Mà Mất Lòng? - Thanh Thủy

Đọc bài Sự Thật Mất Lòng của ông bạn Hai Nguyen, US/OCC/J (Ret.), chúng ta cảm thấy vừa nhục vừa buồn cười: Nhục vì những con sâu cực độc, dơ bẩn làm “rầu nồi canh” của tập thể Người Việt Quốc Gia, buồn cười vì những lời phát ngôn thiếu cân nhắc, có tánh cách “quơ đũa cả nắm” của những viên chức cấp cao Mỹ, một quốc gia văn minh và giàu mạnh nhứt thế giới ngày nay.
1.- Nhục : Trong bất cứ nơi nào trên thế giới, không nhiều thì ít, cũng đều có những con sâu vừa cực độc vừa dơ bẩn sống chen lẫn để làm hư xã hội. Tập thể Người Việt Quốc Gia ở hải ngoại không thoát khỏi ngoại lệ đó. Chúng ta rất nhục đối với công luận về những loại người nầy, nhưng nếu chỉ nhìn vào những thành phầu xấu xa nầy để kết luận, lên án nhục mạ cả một tập thể, cả một dân tộc thì quả là điều khiếm nhã và sai lầm nghiêm trọng, không xứng đáng với vai trò của những người có một vị thế nào đó trong một xã hội văn minh.

Phiên tòa ngày ba mươi - Trần Mộng Tú

Tác Giả 
Trần Mộng Tú
Theo âm lịch hôm đó là ngày 30 Tết. Sáng mai sẽ là ngày Tân Niên. Người Á Đông vào ngày cuối năm này, không ai muốn ra tòa cả. Họ còn lo dọn cửa nhà, bày bàn thờ tổ tiên để đón năm mới. Nhưng người Mỹ thì ngày nào cũng là ngày làm việc, trừ ngày lễ và ngày cuối tuần. Ngày 30 Tết của mình không phải ngày lễ lạt nào của dương lịch cả. Và phiên xử đã định ngày. Muốn hay không cả bị cáo lẫn nguyên đơn đều phải ra đôi chứng trước tòa.

Une p'tite... Bretonne

Thời còn theo học trường kỹ sư bên Pháp, tôi thường nghe lũ bạn bè "trời đánh" người Pháp hát chọc ghẹo nhau, trong những chuyến xe buýt đi "điền dã" hay "kiến học"...

Bài bát mà tôi thích nhất là bài "Vive la Bretagne". Đặc biệt là chính đám Breton lại là đám hát để trêu chọc những nhân vật thường được tôn kính trong xã hội trưởng giả.

Bài này là bài "trêu cha, chọc chúa" không nhường ai cả.

Bretagne là miền đất văn hóa cổ tại Pháp, người dân nổi tiếng vì cứng đầu nhưng đây cũng nổi tiếng là miền địa linh nhân kiệt. Có thể so sánh với quê Nghệ An của bak Hồ hay Hà Tĩnh của Lê Đức Thọ

Xin mời quí anh chị nào chưa quên sinh ngữ  tiếng Pháp, và còn nhớ trong Cua xào Lăn (Cours de langue với Monsieur et Madame Vincent, Pierre et Michèle) đã học tại trung học, nghe và cười sau khi đọc chuyện vui "Une p'tite... Bretonne" sau đây.

Người Pháp biết cười trên những cấm kỵ nếu những điều này lố bịch, đạo đức giả... và vì vậy chỉ những ai không thích "cha đẻ dân tộc", "bak Hồ Unesco", hay "tướng Giáp Alexander", "thủ tướng ăn dừa không cần nạo Phạm Văn Đồng" mới không bị khó chịu, khi hiểu nội dung những lời hát siêu thô kệch nhưng cũng siêu tình tứ, tự do và phóng khoáng, đầy tính dân chủ đã làm nên những lời  "tục ca" đầy mỹ cảm mà Georges Brassens đã gợi hứng cho nhạc sĩ Phạm Duy. .

Đinh Thế Dũng


Điếm già Trung Quốc trên đường phố Paris

lyanh013114


Lý Anh
Trung Quốc trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, khoa học kỹ thuật có những bước tiến bộ lớn. Tàu thăm dò mặt trăng Hằng Nga 3 của nước này đã hoạt động thành công tốt đẹp. Xe tự hành Thỏ Ngọc sau khi đổ bộ đã chụp được những tấm hình trên mặt trăng gửi về mặt đất. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân vẫn không ổn định, nhiều người muốn ra ngoại quốc sinh sống. Ngoài các đại gia giàu có, những người có cuộc sống bình thường cũng muốn từ bỏ đất nước để “đổi đời”.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc sinh sống ở Hoa Lục vượt qua muôn vàn khó khăn đến nước Pháp tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc và sung sướng. Tiếc thay, kết quả không được như ý muốn, phải ra đứng đường kiếm sống, quấy nhiễu cuộc sống của những người xung quanh, thỉnh thoảng lại có tin khách chơi “hoa” không chịu trả tiền, giết chết gái bán dâm… khiến nhiều người sửng sốt. Chính quyền thành phố Paris tuy không muốn thành phố mình xảy ra những chuyện như thế, vẫn cung cấp “áo mưa” và kiểm tra sức khỏe bệnh tình của những người này, để ngăn chặn bệnh AIDS lan tràn.

Nga đồng ý đưa quân tới Ukraine

Thượng viện Nga chuẩn thuận kế hoạch đưa quân vào Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị.

Ông Putin nói sẽ dùng lính cho tới khi tình hình chính trị trở lại bình thường.
Trước đó cả thượng viện và hạ viện Nga đã bàn thảo việc “bình ổn” tình hình tại bán đảo Crimea của Ukraine.

Tổng thống Putin trình đề nghị “liên quan tới tình hình hết sức phức tạp tại Ukraine và sự đe dọa tới tính mạng của những công dân Nga", Kremlin cho biết.Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói Moscow đã điều khoảng thêm 6000 lính tới Crimea.
Ông đề nghị dùng lực lượng vũ trang Nga “cho tới khi tình hình chính trị tại Ukraine được bình thường”.

CSVN Kỷ Niệm Chiến Tranh “Trung-Việt” 1979: Những Hình Ảnh Ngược Đời — Cười Ra Nước Mắt Kaviti

Chiến Tranh “Trung-Việt” 1979:

TÀU-PHÙ CHẾT
ĐÀN-EM-TA CŨNG CHẾT
alt
altalt

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông

Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại  Manila.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila.
Reuters Trọng Nghĩa 
       
Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.

Bóng ma Monica Lewinski - Nguyễn Văn Khanh

Bất kể thích hay không thích, bất kể chuyện đúng hay sai, trong những ngày tới cử tri Hoa Kỳ có thể sẽ được nghe, đọc và nhìn thấy lại hình ảnh cô Monica Lewinsky, nhân vật được cả thế giới biết đến hồi 1998 sau ngày cuộc tình giữa cô với Tổng Thống Bill Clinton bị lộ. Lý do: dường như đảng Cộng Hòa sẽ dùng câu chuyện này và nhiều điều khác nữa để “đánh” bà Hillary Clinton, ứng cử viên họ tin sẽ phải đối đầu trong cuộc đua tranh ghế tổng thống vào năm 2016.
alt
Cô Monica Lewinski, cựu thực tập viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống Bill Clinton.

RFA – Sự đóng cửa của một tờ báo

sgtt-1-305.jpg
Vòng hoa tang phúng điếu đặt trước cửa tòa soạn tờ báo SGTT 
trên đường Ngô Thời Nhiệm Q.3 hôm 28/02/2014.Citizen photo
Ngày hôm nay 28 tháng 2 báo Sài Gòn Tiếp Thị chính thức nhận được quyết định ngưng hoạt động do Thứ trưởng Bộ thông Tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ký và đề nghị cơ quan chủ quản của báo SGTT là Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư thu hồi giấy phép hoạt động vì không đủ điều kiện tài chính.

Vì viết chuyện chính trị?

Hình ảnh hai vòng hoa tang phúng điếu đặt trước cửa tòa soạn tờ báo SGTT trên đường Ngô Thời Nhiệm Q.3 như một lời chia buồn đầy ấn tượng đối với sự đóng cửa vĩnh viễn tờ Sài Gòn Tiếp Thị và 107 nhân viên tờ báo bắt đầu mồ côi theo nghĩa đen của nó.

Mừng Xuân Ban AVT Bưởi-CVA Nam California

Tôn giáo trong vai trò xã hội dân sự tại Việt Nam!!!

VRNs (01.03.2014) – Cuộc nổi dậy của nhân dân Ukraine suốt hơn tháng nay nhằm hạ bệ tổng thống độc tài Yanukovych đã làm sôi sục cả thế giới. Rất nhiều hình ảnh đánh động lòng người đã được đưa lên các phương tiện truyền thông, trong đó có loạt hình về các linh mục Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương. Sự hiện diện cuả họ tại quảng trường Maidan (nơi có những cuộc tập hợp khổng lồ) đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân nổi giận, và đã vài lần chấm dứt những cuộc nổ súng tấn công từ phiá cảnh sát. Họ đã tới đó để chủ yếu cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình. Các thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân, kể cả những người ngoài Công giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo của Ukraine đã tức giận phát biểu: “Các linh mục không có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp có hệ thống này cần phải bị trừng trị”. Và ông ta đe dọa rút giấy phép hoạt động lẫn đặt Giáo hội Công giáo ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo hội, Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, đã trả lời thẳng thừng với ông: “Mặc dù không làm chính trị, nhưng Giáo hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo hội chúng tôi luôn đứng về phía sự thật và công lý, bất chấp mọi mối đe dọa, và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa trao cho”. Ngoài ra, tại Ukraine còn ba phái Chính thống giáo nữa. Bốn Giáo hội này thường cạnh tranh ảnh hưởng với nhau. Tuy thế, trong những ngày này, giáo sĩ của cả bốn bên đều có mặt tại các cuộc biểu tình. Họ nêu gương cho xã hội về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng.(Theo Trần Mạnh Trác, Tấm gương mục tử). Nay thì các vị lãnh đạo tinh thần tại Ukraine hẳn đã bình yên trở về, vì tổng thống độc tài đã cao bay xa chạy.


VN: Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó

Tôi là người không ủng hộ việc ăn thịt chó, nhưng tôi sẽ không phản đối việc ăn nó trên quan điểm đạo đức. Bởi quan điểm này có thể phù hợp với một số đông người này, nhưng không phù hợp với một nhóm người khác. Điều này dẫn đến sự tranh luận và lên án gay gắt nhưng khó giải quyết được vấn đề.
Hình ảnh con chó với phần đông người trên thế giới là một hình ảnh đáng yêu, là một người bạn trung thành, thế nên việc hành hạ con chó đã là một việc rất đáng lên án chứ khoan nói đến việc ăn thịt.
Tuy nhiên với một nhóm người khác thì loài chó cũng như bò, dê, cừu , heo mà thôi. Theo họ, đã là động vật thì con người đều có quyền ăn tất. Tôi muốn phản đối việc ăn thịt chó dựa trên quan điểm của mình về sức khỏe và văn hóa ẩm thực.

Những khớp xương mang thông điệp Nhân Cách! - V.Quốc Uy

Mọi động vật có xương sống đều có bộ xương để định hình thân thể, lại cần có các khớp và các cơ để chuyển động linh hoạt theo sự điều khiển của hệ thần kinh. Con người cũng vậy. Nhưng ngoài quy luật chung ấy, trong sinh hoạt xã hội tôi nghiệm thấy ở con người có ba loại khớp mang thông điệp nhân cách, chuyển động theo tiếng gọi Nhân cách, bởi thế xin phép các nhà giải phẫu nhân-thể học cho tôi gọi tên chúng theo cách riêng của mình.
Đó là:
- các KHỚP CÚI ở cổ cho phép ngẩng hay cúi đầu,
- các KHỚP KHOM suốt xống lưng cho phép đứng thẳng hay khom lưng
- và KHỚP QUỲ ở đầu gối cho phép đứng thẳng hay quỳ gối.
Ở đời phàm cái gì quý hiếm thì được mong đợi nên ta thường quý sự ngẩng đầu, thẳng lưng, thẳng gối, còn ngược lại là sự cúi đầu, quỳ gối, khom lưng thì bị xem như “đồ bỏ”. Nhưng xin thưa ngay rằng nghĩ một chiều như vậy là nhầm to đấy, nhân cách vận hành các khớp theo cả hai chiều!

Khopxuong01.jpg

Sóng Lòng - Vũ Hạ



SÓNG LÒNG 

Sóng có tuổi trăm sóng bạc đầu 
Người chưa trăm tuổi đã buồn lâu 
Biển kia dâng sóng đâu huyền hoặc
Máu đấy tràn mi có nhiệm mầu 
Ngước mắt trông trời vang nỗi thán 
Cúi đầu nghe đất trở cơn đau 
Người xưa bất khuất hồn xanh cỏ 
Nợ nước đầy sao trả kiếp sau ?

Vũ Hạ


SÓNG LÒNG
(Cảm tác bài thơ Sóng Lòng của Vũ Hạ)

Sóng lòng dấu nỗi u sầu
Biển xanh nổi sóng dãi dầu thế nhân
Đời người một kiếp phù vân
Tuổi xanh đã biết bao lần sóng xô...
Quê hương khuất nẻo xa mờ
Lời thơ thương cảm vật vờ hồn tôi
Đời giờ như áng mây trôi
Nỗi đau Quê Mẹ khó nguôi tấc lòng
Tháng ngày mang nặng ước mong
Tình nhà nợ nước có xong kiếp này...?!

Minh Hưng & Sơn Ròm

Lục Vân Tiên Hãy Tái Sinh! - Phan Hạnh


Ngoài Truyện Kim Vân Kiều của văn hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là tác phẩm văn học phổ biến nhất ở miền Nam Việt Nam. Thi hào Nguyễn Du nếu có gởi gấm tâm tư của mình vào trong vai trò của nhân vật chính là Vương Thúy Kiều thì cũng chỉ một phần. Còn đối với cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật chính Lục Vân Tiên cũng là thân phận của tác giả nên có thể nói Lục Vân Tiên là tự truyện của Nguyễn Đình Chiểu với rất nhiều điểm tương đồng. Tác giả cũng là một thanh niên văn ôn võ luyện hăm hở vào đời khát vọng xây đắp một tương lai và công danh qua con đường thi cử. Thế rồi bất hạnh khắc nghiệt ập đến bất ngờ với tang mẹ, mù lòa, dang dở con đường học vấn và tình duyên trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương.

NIỀM ĐAU DÂN-TỘC

NIỀM ĐAU DÂN TỘC

 
Con tôi hỏi sao Ba trồng cây chuối,
cây dừa sim, cây nhãn, cây bầu ?        
Ở Mỹ nầy sao không trồng cây táo, cây dâu, 
Cây oak, palm tree, như người ta Ba nhỉ ?                                  
Nghe con hỏi, tôi mỉm cười suy nghĩ            
Một hồi lâu mới giảng cho nó hiểu vì sao : 
Con ơi, khi lớn lên con mới biết thế nào  
Và thấu hiểu tâm tình người xa xứ                                                   
Ngồi ở nơi nầy mà mơ về quá khứ                
Trĩu trong lòng niềm thương nhớ quê hương      
Nhớ con đường quê ngày hai buổi đến trường
Những hàng chuối nhà ai lá đong đưa và bầy chim ríu rít                      
Ngày lao khổ trái dừa sim ngọt lịm            
Vừa no lòng “đã khát” còn gì hơn               
Nhãn trong vườn hột nhỏ ngọt như đường      
Dàn bầu nậm che trưa hè nắng gắt            
Thiu thiu ngủ chiếc võng tre chợp mắt           
Tiếng ầu ơ câu vọng cổ Hoài lang          
Vườn của cha là một nửa quê hương               
Còn một nửa bên kia trời thương nhớ                                            
Ba ơi, bao giờ dắt chúng con về thăm quê cũ      
Nước non mình đẹp tựa bài thơ                 
Ba ơi, Ải Nam quan ở đâu và có từ bao giờ ?
Nơi lừng lẫy chống quân Tàu xâm lược  
Chúng cay đắng thốt ra câu lịch sử:            
Quỉ môn quan quỉ môn quan, thập nhân khứ nhất nhân hoàn         
Mười tên giặc đi xâm lăng nước Việt          
Qua ải Nam Quan chỉ còn một tên về                                           
Con sẽ đến đấy để tiếp nối câu thề              
Xin gìn giữ đất thiêng của tiền nhân để lại                                          
Và đến thăm thác Bản Giốc đẹp như mơ   
Ôi diễm lệ mà xứ Cờ Hoa không có                                              
Con nhớ mãi những lần Ba ru em ngủ              
Bài thơ dài con chỉ nhớ một đoạn thôi          
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,                  
có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh               
Ai lên Phố Lạng cùng anh,                  
tiếc công bác mẹ sinh thành ra em...                                                        
Nghe con trẻ nói mà lòng đau như thắt            
Vội quay đi giấu dòng lệ tủi hờn          
Uất nghẹn trong tim,                           
Máu trong miệng muốn trào tuôn                                           
Còn đâu nữa phần địa đầu đất nước ?         
Lũ cường tặc Cộng nô bán nước                                          
Ta sẽ về hỏi tội bọn bây                            
Trời không dung, đất không dưỡng chúng mầy
Toàn dân Việt đứng lên ầm ầm như bão nổi   
Quét sạch đi bọn Cộng đồ rác rưởi             
Khỏi non sông gấm vóc bốn nghìn năm
Và đòi lại đất thiêng theo di chỉ của cha ông  
Dù máu đổ xương rơi nào có ngại          
Cho Việt Nam gấm hoa liền một dải             
Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau         
Dân Việt Nam trên khắp hoàn cầu           
Từ muôn hướng trở về xây dựng lại            
Nước Việt Nam minh châu sẽ hùng cường mãi mãi                            
Thật sự Hoà Bình, Nhân Ái, Tự Do                                                 
Ngày liên hoan Nam Trung Bắc rộn rã tiếng reo hò                             
Chúng tôi sẽ đem về tặng đồng bào, bà con trong nước                 
Những trái nhãn Việt Nam mà hột mang theo ngày trước        
Được vun trồng trên đất nước tự do                                          
Dù cho có tưới bằng nước sông Seine hay nướv Hilboro                     
Thì vẫn ngọt vẫn thơm như đường như mật                                    
Dù trời Việt Nam có gió heo mây hay mưa lất phất                          
Chúng tôi vẫn nắm tay nhau                    
Đi khắp nẻo đường đất nước                   
Để hát, để cười, để nhớ, để thương ...                                                   
 
VŨ THỊ SAIGON
 
 

OUR PEOPLE’S PANGS OF PAIN

 
 
My children asked why I grew Asian vegetables and fruit-trees
But not apples or mulberries as one almost everywhere sees.
Why, Dad, did you do so?
Hearing that, I smiled and pondered over that though
For a while then to the kids I tried to explain:
Oh my dear! when you grow up you will gain
The knowledge and understanding of the expatriates’ mood
Now living here but over the past not ceasing to brood,
Weighed down with nostalgia, recalling the rural road pathway
On which they once went to school twice each day;
Banana leaves swaying as if twittering birds happy to greet;
During hard work the deliciously sweet coconut milk and meat
Eating and drinking one’s fill, how satiated with pleasure!
Small-seeded sugary longans in the garden, at leisure,
The calabash trellis shading the scorching summer sun at noon
Drowsing in the bamboo hammock, what boon!
The lulling refrain of traditional songs, the melodious croon...
My garden is indeed a half of our fatherland here nigh,
While the other half still is beyond the longing sky!
Oh Dad! when would you lead us back to our old soil to visit
Our beloved country as beautiful as a poem exquisite,
Nam Quan Pass: where, since when have we been possessors
There our ancestors victoriously defeated Chinese aggressors
So that they bitterly uttered this historical phrase:
Nam Quan Pass, one out of ten, it is to blaze
That crossing the frontier to trespass on Viet territorial side
Only one out of ten invaders could retreat alive!
We will get there taking our ancestors’ oath to continue
To preserve our sacred bequeathed land as a new sinew,
And visit Ban Gioc Waterfall so dreamy and dear
So charming that one cannot find in the States here.
We remember when you lulled our younger sibling to sleep
The long poem but only one section in mind we forever keep:
There, in Dong Dang, are Ky Lua Street, To Thi Statue,
Tam Thanh Temple – Then, who left for Pho Lang with you?
How much to regret her parents’ pain
Of birth and breeding, resigned to be fain.     
Hearing my children’s words, deep grief in my heart spears
I swiftly turned away to conceal the humiliated tears
Writhing my heart, overflowing like flood,
I feel I nearly vomit blood.
There is no longer that cherished border area of our land:
The red slaves have betrayed their country – What brand!
We will return to punish ye,
Heaven does not tolerate, earth does not forgive, ye can’t flee!
The whole Viet people will rise up thundering in a storm 
To make a clean sweep of communist rubbish in every form
Off our four-thousand-years-old precious native nation,
And reclaim the sacred soil that is our forefathers’ foundation.
We are not afraid of bloodshed, in order to gain
A beautiful Vietnam, inviolate and unified domain to remain
From Nam Quan Pass through Ca Mau Cape.
The Viet nationals will return to rebuild, reconstruct, reshape
Even from all corners of the world, earnest and clever
A gemmed Vietnam, strong and prosperous for ever,
Truly peaceful, free, and humane.
On that national festival in a boisterous brouhaha so plain
We will bring back and present to our relatives at home
The Viet longans from the seeds we took abroad as gnome
And sowed on the Free World’s ground, sprinkled thorough  
Although with water from Seine River or the Hillsborough,
They are still sweet, fragrant like sugar, honey –  What grace!
In spite of autumn wind and winter rain in our native place.
We still will hold each other’s hands, hand in hand
And travel throughout our treasured fatherland
To sing, to laugh, to long, and to love.
 
Translation by THANH-THANH