Wednesday 29 January 2014

Let’s go to the SuperBowl XLWIII

Ngày chúa nhật 2/2/2014
        Hãy cùng nhau chào đón
               một sự kiện thể thao lớn nhất Bắc Mỹ       

Let’s go to the SuperBowl XLWIII 
Tản mạn của Phóng... đại viên Nguyên Trần Trầ

  
Sau cùng rồi cái ngày trọng đại mong đợi của tất cả người ham mộ bộ môn bóng bầu dục cũng đã tới. Ngày chúa nhật 2/2/2014 lúc 6:30 giờ chiều, trận chung kết giải Super Bowl của liên đoàn bóng bầu dục quốc gia (NFL:National Football League) Hoa Kỳ 2013-2014 sẽ diễn ra tại sân banh MetLife của hai đội bóng New York Jets và New York Giants ở thành phố East Rutherford (New Jersey) giữa hai đội :vô địch hiệp hội bóng bầu dục Mỹ (AFC:American Football Conference) là đội Denver Broncos (Colorado)và vô địch hiệp hội bóng bầu dục quốc gia (NFC:National Football Conference) là đội Seattle Seahawks (Washington). Cả hai đội đều xử dụng máy bay riêng để tới Rutherford hồi đầu tuần.

“Ở VIỆT NAM, MỌI THỨ ĐỀU GIẢ, CHỈ CÓ NÓI DỐI LÀ THẬT”

“Tình trạng giả dối ở Việt Nam lan tỏa từ A đến Z. Trong bản chất, xã hội Việt Nam có SỰ GIẢ DỐI, ÍCH KỶ, VÔ CẢM VÀ TÀN NHẪN. Đó là những biểu hiện văn hóa Việt Nam hiện nay. 
   Xin gửi đến các bạn một bài viết rất hay. Nếu các bạn đọc các báo xuất bản hàng ngày ở Saigon thì thấy rằng những chi tiết viết rất đúng, không oan tí nào.
 

Nói dối là nói điều không thật: Bịa đặt, phao truyền, xuyên tạc, để nói xấu, vu khống, chụp mũ, bôi bẩn - hoặc tráo trở, đổi trắng thay đen, “nhổ rồi liếm” là thủ đoạn trong đấu trường chính trị hoặc của kẻ phản phúc, của phường vô ơn, ăn cháo đá bát, có thể xảy ra trong bất cứ xã hội nào trên thế giới. Tuy nhiên - trong xã hội Việt Nam hiện nay, điều nầy trở thành một căn bệnh trầm kha, lan tràn khắp nước, khắp mọi lãnh vực, mọi cơ quan, mọi lứa tuổi. Bệnh dối trá đang hoành hành thống trị cả nước ta...
 
Hai mươi năm (1954-75) miền Bắc sống dưới chế độ hoàn toàn bưng bít, nhà cầm quyền CS thường phịa ra những chuyện hoang đường như chuyện “miền Nam nghèo khổ không có chén ăn cơm”, “xe tăng địch làm bằng giấy”, “cháu ngoan bác Hồ dùng súng trường, một mình bắn hạ 6 tàu bay “con ma” của địch” v.v... để giáo dục nhồi nhét vào đầu trẻ con và tuyên truyền trong quần chúng... Trẻ con in trong trí. Người lớn tin bằng lời.
 

CHÚC QUÊ HƯƠNG HỒI SINH

Mùa Xuân đến mang nhiều hy vọng
Chúc gì đây những ước mơ lòng
Chúc Quê hương trở mình một sớm
Vùng dậy từ số phận long đong

Chúc đồng bào không yên phận số
Đã triền miên trong kiếp đọa đầy
Những xích xiềng , bạo lực từ đây
Đập tan hết đòi  quyền được sống

Chúc thanh niên nhìn vào thế giới
Thấy Việt Nam thua sút láng giềng
Giữ non sông đất nước ngửa nghiêng
Diệt Cộng  làm tiêu hao đất nước

Chúc đêm dài u mê sẽ hết
Người cùng người vực dậy đấu tranh
Dẹp đi đảng Việt Cộng  gian manh
Chúc Quê hương hồi sinh tươi sáng

Thiên Kim

"Cô đồ" ở Văn Miếu xinh như mộng...

Cô đồ, Tết ngồi đấy
Phố dài ai cũng hay
Áo trắng tà thanh thoát
Chữ đẹp vơi nghiên đầy

ĐT Dũng
Trên phố chữ Văn Miếu (HàNội), bên cạnh những ông đồ già cặm cụi giấy mực còn là những bóng hồng xinh tươi rạng rỡ.

Nhiều "bà đồ" vẫn còn là sinh viên, đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng vì niềm yêu với thư pháp mà ra đây khoe chữ. Cũng như nhiều ông đồ trẻ, họ chủ yếu viết thư pháp Việt. Có những người từng tham gia các lớp học thư pháp một thời gian, hoặc đi theo làm phụ tá cho các ông đồ già trước khi “ra riêng”. Cũng có "bà đồ" bắt đầu nghiệp bút nghiên bằng việc sao chép những bức thư pháp mẫu rồi hoàn thiện dần bút lực.

Thu nhập tốt cũng là lý do để một số “bà đồ” xông pha vào phố chữ. Một “bà đồ” trẻ tâm sự thật lòng, rằng ngoài niềm đam mê, cô đến phố ông đồ còn để kiếm thêm chút tiền, trang trải cho cuộc sống sinh viên. Cô tiết lộ, năm ngoái, một người bạn cùng lớp cô đã kiếm được hơn chục triệu trong ba tuần ngồi viết chữ.

Phố ông đồ cũng là nơi nhiều cô gái trẻ đến chụp ảnh làm duyên. Không “chịu” ngồi vòng ngoài chụp chơi, các cô thích hóa thân thành các bà đồ xinh đẹp, tạo dáng bên bút nghiên.


Phố chữ năm nay thêm sắc xuân với sự xuất hiện của những "bà đồ" trẻ trung.

MỘT CHÚT TÂM TƯ - Ó Biển 227 LC



Văng vẳng bài ca đón Chúa Xuân
Thẫn thờ kiểm lại túi kinh luân
Hàng cây trụi nhánh buồn ba tháng
Lò sưởi than hồng ấm cả tuần
Yểu điệu nàng Xuân du thượng giới
Hào hùng chiến mã nhập gian trần
Âm thầm mặc niệm hồn thiên cổ
Trãi chút tâm tư, một chút vần

Ó Biển 227 LC

Xin gọi 19 tháng Giêng là NGÀY HOÀNG SA (và một vài tâm sự lúc sang xuân)

Xin gọi ngày ấy, NGÀY HOÀNG SA
Để thương biển đảo tổ tiên ta
Để tưởng nhớ người đà nằm xuống
Bảo vệ chủ quyền đất ông cha

Gọi quân xâm lược là giặc Tàu
“Trung” Hoa, “Trung” Quốc, ngạo mạn sao!
Tớ là Việt cộng, thày: Tàu cộng,
Dễ gọi quá rồi, khỏi tìm đâu

Luôn nhớ cờ ta là Cờ Vàng
Căn Cước Tỵ Nạn rất vẻ vang
Mặc ai chao đảo, ai nghiêng ngả,
Ta, người tỵ nạn, vẫn hiên ngang

Ghi khắc công ơn Lính Cộng Hoà
Hy sinh xương máu bảo vệ ta
Hai mươi năm đó Miền Nam vững
Nhờ người lính trận giữ đồn xa

Xuân về xin thắp một nén hương
Bày tỏ tấm lòng kính và thương
Mong ấm linh hồn bao Chiến Sĩ
Mộ lạnh hoang vu khắp nẻo đường


Bác sĩ Vũ Linh Huy

Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ

Tưởng Năng Tiến - Cuối năm nghe chơi một CD nhạc Tết

 "Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi – sau khi nghe hết một CD nhạc trong quán vắng, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng (“Xuân Này Con Không Về”) của Trịnh Lâm Ngân"...

*****

Xuân vừa về trên bãi cỏ non / Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn / Hoa cười cùng tia nắng vàng son / Lũ ong lên đường cánh tung tròn... 

Nếu thực sự có mùa xuân êm đềm, và tươi thắm tới cỡ đó mà bạn vẫn chưa hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa – cũng từ bản “Hoa Xuân,” của Phạm Duy:


Có một chàng thi sĩ miền quê / Hái bông hoa trao người xuân thì / Có một bầy em bé ngoài đê / Hát câu i tờ đón xuân về... 


Tôi dám cá là ngay cả vào Thời Trung Cổ, cũng không nơi nào có một mùa xuân an bình và tươi đẹp đến như vậy. Mà Phạm Duy đâu phải là người thuộc Thời Trung Cổ. Vậy chớ thằng chả kiếm ở đâu ra một mùa xuân (vào thời đại chúng ta) mà thái hòa và an lạc dữ vậy cà? Thiệt nó đẹp như mơ vậy đó nha. Và sao tui nghi là ổng đã nằm mơ (thiệt) quá hà. Chớ giữa chúng ta, nhất là những kẻ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam, có mấy ai đã từng nhìn thấy cái đê. Bờ đê trần trụi vắng hoe cũng khỏi có luôn, nói chi đến “một bầy em bé... hát câu i tờ đón xuân về” – vào một buổi chiều xuân nào đó, đã xa lắc xa lơ – trên bờ đê lộng gió!


Sớ Táo Quân tâu trình cách đây 30 năm

Lá sớ này tôi lượm được trong một bộng cây trên đảo Pulau Bidong ( Mã Lai ) trong lúc đi thăm lại đảo vào năm ngoái. Nhận thấy “Sớ Táo Quân”, dù đã gần ba mươi năm, vẫn mang đầy nét lịch sử, nên tôi chép lại gởi các bạn. Mời đọc, để thấy một thời chưa quên vẫn còn nằm nguyên trong đó….
Tiểu Tử .

 
 
Muôn tâu Thượng Đế
Dập đầu dưới bệ
Thần: Táo Việt Nam
Cung chúc Thánh Hoàng
Tuế tăng vạn tuế

* * *
Bốn năm dưới thế
Mồm quen “muôn năm !”
Thần suýt ba lần
Hô to theo nhịp !
May, thần... phanh kịp
Tốp đúng đèn vàng !

Mậu Thân trong lòng cuộc chiến - Hoàng Xuân Sơn, Tùy Bút / Tản Mạn

 cau_truong_tien_bi_gay

Có những cái tết xa nhà tuy cô đơn nhưng thật là cảm khái. Nhớ đến cái tết xa nhà đầu tiên năm nào ở CPS: Tất cả anh em bạn bè đều về quê ăn tết hoặc quay về vui xuân với mái ấm gia đình; chỉ còn Ngô Vương Toại và mình tôi trụ trì tất cả cơ ngơi vắng như chùa Bà Đanh của CPS. Chiều ba mươi tết, hai đứa lộn mãi túi quần, vơ bèo vớt tép, được mươi trự (đồng bạc, nói theo tiếng Huế) rủng rẻng, cũng quyết định đóng bộ thăm thú phố phường. Chập choạng tối. Trời vắng, lạnh như cõi lòng trống không. Hai chàng lang thang ở miệt Bùng Binh rồi trốn về Chợ Cũ (cóp-py bài học Việt sử – Gia Long Tẩu Quốc: lang thang ở vùng Cà Mau rồi trốn sang Xiêm). Hai đứa hẩu xực hai tô mì hoành thánh, sắm thêm được một chai vang đỏ thưởng xuân là cạn lán.

RFA: Tết và mùa cúng cô hồn ở Huế - Nhóm phóng viên tường trình từ VN

034_32650520-305.jpg
Những bát nhang trước sân một ngôi chùa ở Huế
AFP photo
 Mùa Tết về, với cư dân  thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử. Chiến cuộc Mậu Thân 1968 tại nơi này đã để lại hàng ngàn nỗi tang tóc mà cho dù có cả trăm năm sau, những ngôi miếu nhỏ trước nhà dân, những ngôi miếu xóm, miếu phường vẫn khắc dấu những cái chết oan khiên. Tết về, người dân Huế nhộn nhịp đón Tết, nhưng ở đâu đó, giữa lòng thành phố, vẫn có nhiều người nặng lòng với nhiều cái chết năm Mậu Thân, họ đã dùng phần lớn quĩ thời gian của mình để phục vụ những việc âm linh.

Những giấc mơ nhuộm máu

Bà Nguyễn Thị Viên, một cư dân sống gần Cồn Hến – Đập Đá kể với chúng tôi rằng trước đây mười năm, lúc đó tình hình gia đình bà còn rất khó khăn, các con của bà cũng chưa trưởng thành. Để có khoản tiền chi tiêu trong gia đình, bà bán căn nhà trên đường Lê Lợi để về khu vực Cồn Hến mua đất mới làm nhà với giá rẻ hơn. Khi về nhà mới để sống, gia đình bà luôn gặp một hiện tượng kì lạ là mỗi đêm, luân phiên từ người này đến người khác trong nhà đều mơ thấy một hòn lửa thật to lăn vào nhà, sau đó hòn lửa biến thành một khối máu và trong khối máu lại hiện ra biểu tượng cờ đỏ búa liềm.

Ăn Tết Xưa, Ăn Tết Nay - Lê Ngọc Túy Hương








Ăn Tết Xưa, Ăn Tết Nay.
  
Bữa nay là hăm tám tháng chạp Quý Tỵ. Vài ngày nữa thì sang năm mới Giáp Ngọ. Trong nỗi niềm của kẻ sống ly hương, tui ghi lại những ngày Tết xa xưa nơi quê nhà và Tết tha hương trên xứ người như nén hương lòng tưởng nhớ song thân.
  

Thơ Chúc Tết của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải Kính Gởi Đồng Bào Trong Nước

7061 Senator Ngo Thanh Hai
 
Kính thưa bà con, cô bác, anh chị em,

Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm Giáp Ngọ 2014, đại diện cho Ủy Ban Nhân Quyền và Sắc Tộc của Thượng Nghị Viện Canada, và cộng đồng người Việt mà tôi đại diện,  tôi xin thân ái gởi đến toàn thể đồng bào một năm mới an khang, hạnh phúc và may mắn.

Dù cầu mong cho đồng bào được an khang, nhưng tôi vẫn biết an khang thế nào được khi người tu hành không được quyền tự do tín ngưỡng.  Tín đồ các tôn giáo vẫn liên tục bị áp chế, tài sản của các tôn giáo vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam chiếm đoạt, tín đồ  bị ngăn cản, đánh đập  khi tổ chức, tham d đản sanh các Đấng Giáo Chủ của họ.

Điếu Cày gửi lời chúc tết từ ngục tối

Đoạn ghi âm lời nhắn gửi và chúc tết của blogger Điếu Cày

Danlambao - Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 22/1/2014, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã gọi điện thoại cho con trai Nguyễn Trí Dũng để thăm hỏi gia đình và gửi lời chúc tết đến tất cả bạn bè gần xa.

Theo quy định của trại giam, mỗi người tù chỉ được gọi điện thoại về nhà với thời gian tối đa là 5 phút trong một tháng. Trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi, ngoài việc hỏi thăm và dặn dò chuyện gia đình, blogger Điếu Cày cũng cập nhật một số thông tin trong tù như yêu cầu được chăm sóc y tế của anh không được phía trại giam trả lời.

Điếu Cày cho biết, anh đã gửi hai lá đơn kháng nghị đến Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao, tuy nhiên những lá đơn này chưa được phía trại giam chuyển ra ngoài. Vì vậy, anh dặn dò gia đình thực hiện việc gửi đơn kháng nghị ở bên ngoài.

Nhân dịp sắp bước sang năm mới, Điếu Cày gửi lời cảm ơn, chúc tết đến tất cả bạn bè gần xa, các tổ chức trong và ngoài nước luôn quan tâm, ủng hộ anh. 

Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải năm nay 62 tuổi, chuẩn bị đón cái tết thứ 6 trong tù tại trại giam số 6 thuộc tỉnh Nghệ An, nơi cách xa gia đình 1500 km.

Ðêm Giao Thừa Của Những Người Lính Mất Nước - Phạm Thành Châu

Năm 1981, tôi được gọi tên ra khỏi nhà tù Cộng Sản. Hơn sáu năm tù là tiêu chuẩn thấp nhất cho tù quân, cán, chính, đảng phái, tôn giáo Việt Nam Cộng Hòa. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đúng là thiên tài trong việc kích động người dân miền Bắc căm thù đồng bào miền Nam tàn tệ như trong bài hát “Giải Phóng Miền Nam”: “Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời…” Miền Nam đang sống yên lành, đâu có động chạm gì đến miền Bắc, không gây thù chuốc oán với với miền Bắc, để họ căm thù, rồi với súng đạn của Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, giật mìn xe đò, pháo kích vào trường học, chôn sống đồng bào vô tội? 
Tuyên truyền “Chống Mỹ cứu nước” là ngụy biện. Theo lệnh Cộng Sản quốc tế, từ năm 1959, Việt Cộng đã mở đường Trường Sơn 59 để xâm lăng miền Nam, rồi thành lập mặt trận bù nhìn “Giải Phóng Miền Nam” ngày 10 tháng 12 năm 1960 để đánh phá Việt Nam Cộng Hòa. Mãi đến năm 1964, quân Mỹ mới đổ bộ Ðà Nẵng để “be bờ” Cộng Sản. Chính Lê Duẫn, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố nhiều lần rằng “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”

Tạ Ơn Trời, Tạ Ơn Đất - Trần Mộng Lâm

Hôm nay, 30 tháng chạp, tôi đón Tết Nguyên Đán tại một nơi ở rất xa quê hương.

Bây giờ, nơi tôi ở là 12 giờ trưa, nhưng bên đó, chắc đã là Giao Thừa.

Hôm nay trời Montréal giá lạnh, nhiệt độ là – 16 độ C, và bên ngoài nhiều gió, khiến người xa xứ càng cảm thấy lạnh hơn. Nơi đây, khung cảnh không có một chút nào là Tết, và mọi việc vẫn diễn ra như thường lệ, ai đi làm thì vẫn đi làm, ai đi tập thể dục, thì vẫn đi tập thể dục, các tiệm ăn vẫn mở cửa, và nhà thương thì đầy những người cảm cúm, sưng phổi. Mùa Xuân hình như vẫn chưa về nơi xứ lạnh này.

Tôi ngồi nhìn ra cửa, không thấy mai vàng, cũng không thấy xác pháo. vật duy nhất nhắc nhở tôi về Tết nguyên đán có lẽ chỉ là những chậu hoa Thủy Tiên mà bà vợ tôi đã ra công gọt từ cả tháng nay. Những nụ hoa trắng trắng, vàng vàng đã nở đúng vào ngày đầu năm, và hình như là điều này đã làm bà ta hài lòng, tuy mấy đứa con tôi đều bận bịu vì công việc không về được. Chúng đã về trong dịp lễ Giáng Sinh và đầu năm Dương Lịch. Bởi vậy cho nên, khi bà ta đi tập tại trung tâm thể dục của bà ta, thì tôi ngồi đón xuân ….mình ên.

Thụy My: « Bia mộ » : Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

"Bia mộ" của Dương Kế Thằng vừa được phát hành tại Paris.

(AFP & Le Monde) Gần 40 triệu người Trung Quốc đã bị chết đói, hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra. Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.

 « Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.

Chuyện Bắc Hàn

Ba bóng hồng của Kim Jong Il

Chương 1: Đức Mẹ đỏ của đứa trẻ

LND: Những câu chuyện về Bắc Triều Tiên và triều đại nhà họ Kim liên tục gây sốt trên mạng, thường xuyên chiếm những cột tin thời sự trên báo. Để giúp bạn đọc có cái nhìn xuyên suốt hơn, Thụy My xin giới thiệu “Ba bóng hồng của Kim Jong Il” trích trong tác phẩm “Những người phụ nữ của các nhà độc tài” tập II của tác giả Diane Ducret (NXB Perrin, 2012). Đây có thể nói là tài liệu đầy đủ, chân thực nhất về đời thường của nhân vật đứng đầu đất nước khép kín nhất thế giới với những tin tức thường làm “lạnh gáy” người đọc.

Năm ngày hấp hối của Stalin - Thụy Vy


LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.

Stalin luôn đi ngủ rất muộn, và không có ai dám đánh thức ông dậy trước khi chính ông ta quyết định là ngủ như thế đã no nê. Từ các vệ sĩ, những người giúp việc cho đến quản gia, không ai có quyền bước vào phòng nếu không được gọi. Ông thường ngủ đến tận 10 hay 11 giờ sáng. Cũng như tất cả những gì liên quan đến ông ta, giấc ngủ của đồng chí Stalin là bất khả xâm phạm.

Tết Và Mẹ - Mỹ Nga

Tết Và Mẹ

Sau những ngày đông rét mướt kéo dài, Tết lại sắp về theo luật tuần hoàn của đất trời. Trước sự hồi sinh của vạn vật và sự lặp lại vô tận của thời gian, tôi cảm thấy nhớ mẹ vô cùng. Khi rời xa anh chị em chúng tôi về bên kia thế giới, người đã để lại trong tôi một khoảng trống vô hình, để rồi mùa xuân không còn tồn tại trong cảm nhận của riêng tôi. Mẹ ra đi là mùa xuân không về nữa.Mùa xuân như là một nguyên cớ để tôi nhớ mẹ thêm, và những hình ảnh êm đềm nhất lại trở về như vẫn còn đây hơi ấm thân yêu của mẹ. Những ngày Tết khi còn mẹ rộn rã và nao nức biết bao. Những ngày cuối năm thuở ấy, mẹ lúi húi suốt ngày lo lau chùi nhà cửa, lo hương khói trên bàn thờ Phật. Sáng sớm cuối tháng chạp mẹ đi mua hoa quả để đặt trên bàn thờ, làm cả gian thờ trong ngày giáp Tết đẹp trang trọng, uy nghi và ấm cúng. Mẹ lại ngâm nếp, ngâm đậu để nấu bánh. Đêm ba mươi mọi người quay quần bên nhau nói cười rộn rã, người chẻ lạt, người lau lá gói bánh. Tôi nhớ bếp lửa nấu bánh chưng làm ấm cả ngôi nhà, hạnh phúc thắp lên trên gương mặt những người thân yêu. Nhớ những đêm ba mươi Tết, bao giờ mẹ cũng dặn dò các con kiêng cữ mọi điều để cầu an lành cho cả năm. Cả trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc hay những lúc cuộc sống gia đình trở nên khó khăn chật vật khi cha vắng nhà, mẹ vẫn cố gắng hết sức để tạo ra niềm hạnh phúc ấm êm trong gia đình nhỏ của chúng tôi. Dù vất vả thế nào, Tết về mẹ vẫn may cho chúng tôi những chiếc áo mới, khi mặc vào còn thơm mùi vải. Lúc đó, chúng tôi hạnh phúc biết bao trong tình yêu thương chăm chút của mẹ. Sáng mồng 1, bao giờ mẹ cũng ngồi với cả đàn con vây quanh, rồi mẹ bắt đầu phát phong bao lì xì đầu năm cùng lời chúc may mắn và một cái xoa đầu đầy yêu thương. Khi đó, trong mắt mẹ ánh lên sự trìu mến vô bờ của tình mẫu tử sâu đậm và bao la. Chúng tôi sống ngập tràn trong tình yêu thương của mẹ và không bao giờ nghĩ rằng rồi một ngày người sẽ ra đi, bỏ lại chúng tôi bơ vơ nơi thế gian.


Sau nầy dù sống xa cả hơn nửa vòng trái đất, nhưng hàng năm mỗi khi Tết đến, tôi thường trở về quê cha, nơi mà cha mẹ và các em tôi đang nương náu, để cùng các em sống lại nếp xưa bên mẹ. Trở về để tận hưởng mùi thơm của nồi bánh chưng xanh, để vẫn được nghe lời chúc ấm áp yêu thương từ mẹ. Bởi vì dù cuộc sống hiện đại đầy náo động và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của con người về tiện nghi lẫn vật chất, nhưng không gì có thể thay thế được không khí ấm cúng của gia đình đoàn tụ trong ngày Tết. Chị em chúng tôi lại đắm chìm trong mùi hương trầm của phương Đông níu giữ cõi tâm linh, hướng đến chân thiện mỹ của Phật tánh. Ngày Tết bao giờ cũng là cuộc hành hương lớn nhất của những người con xa xứ. Chúng tôi trở về tổ ấm yêu thương mà không nơi đâu khác trên trái đất này có được, bởi nơi đó có mẹ tôi mong ngóng sớm chiều. Với tôi, mẹ là vốn liếng yêu thương, là biển trời lai láng.
Khi các con vẫn còn chung sống, mỗi lúc Tết về tôi cũng bày biện mâm ngũ quả, cũng bánh chưng xanh, cũng những lời dặn dò con cái kiêng cữ y như cách mẹ đã dạy chúng tôi. Tuy nhiên có một điều không bao giờ trở lại, đó là mẹ và tuổi thơ tôi với những ngày sống ở Việt Nam xa xưa. Phải chăng khi người ta trưởng thành, những ưu tư của đời sống và sự cô đơn đã làm cho ta thêm muộn phiền. Sự hồn nhiên đã ra đi, mang theo những tiếng cười vô tư, mùi hương áo mới, những bao lì xì đỏ từng nhuộm thắm giấc mơ của tuổi ngây thơ.

Nhưng theo quy luật của trời đất, Tết lại trở về!

mỹ nga
Texas, Xuân 2014
Exryu Cuối Tuần

Chúc Mừng Năm Mới - Vũ Đăng khuê (Nhật Bản)

Chuyện xứ Phù Tang
Vũ Ðăng Khuê

Khi đọc được những giòng tản mạn này thì chắc cũng là dịp cận tết Ta, trước khi vào chuyện, xin quí vị “nhận nơi đây” lời chúc của tôi… bằng tiếng Nhật.
“Shinnen Akemashite Omedetou gozaimasu”


Đây là câu chúc rất phổ thông của người Nhật, dịch sang tiếng Việt là “Chúc Mừng Năm Mới” được sử dụng trong mọi tình huống cũng như cho tất cả các đối tượng. Nếu cảm thấy ngắn, quí vị chỉ cần thêm vài chữ “Kotoshi mo yoroshiku onegaishimasu” là vừa đủ xài. Cái câu ngắn ngắn này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, chẳng hạn như “Năm nay, tôi cũng mong được ông, bà, anh, chị tiếp tục dành mọi ưu ái như các năm trước”, hay “Năm nay, ước mơ những ân tình...nồng thắm từ (ông, bà, anh, chị ….) cũng sẽ không có gì thay đổi”……, cho dù trong suốt nhiều năm qua... “ta” với “mình” chưa một lần…. đối mặt. Lời chúc “tự động phát sinh từ cửa miệng” này khác hẳn với lời chúc của Việt Nam ta, vì cứ phải thay đổi xoành xoạch tùy theo “ước mơ” của ngôi thứ hai. Nếu là dân làm ăn thì “Chúc ông bà, anh chị làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”,  nếu là trai chưa vợ, gái chưa chồng thì “Chúc (anh, em, chị, cô) sớm tìm được người trong mộng”, nếu còn đang đi học thì “Chúc em học đâu nhớ đó, mau chóng  công thành danh toại cho bố mẹ.... nhờ” v.v.... Lẽ dĩ nhiên là cũng có những lời chúc có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào: “Chúc ông, anh, bà, cô, chị, em….  mạnh khỏe và được nhiều may mắn trong năm mới”. Quí vị thấy phong phú, hay lỉnh kỉnh? Tôi thì thấy cả hai, phong phú với người Việt, nhưng lỉnh kỉnh với người học tiếng Việt vì phải nhớ quá nhiều. Nhưng dầu sao cũng đã thành “lệ” không chúc không được. Tôi thì chỉ dùng câu chúc đơn giản “Chúc Mừng Năm Mới” cho xong chuyện khi gặp phe ta, khỏi phải suy nghĩ xem đối tượng thuộc thành phần nào để chọn câu chúc sao cho thích hợp.

Nguyên tắc Cúng, Khấn, Vái và Lạy tổ tiên

 Ý-Nghĩa của Lạy và Vái

Số lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

a. Ý-Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái

Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.

Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

Tổ Quốc đâu rồi?

Mừng Xuân mới Việt Nam có rất nhiều biểu ngữ
Mừng đảng, mừng xuân, có chữ  TỔ QUỐC nào  đâu ?
Lúc khởi đầu luôn nhân danh Tổ Quốc
Lúc khó nghèo luôn ca tụng Nhân Dân

Cướp được rồi là không còn Tổ QUốc
Đâu sá gì tình nghĩa Nhân Dân
Sự thật hiển lộ dần dần . . . 
Một bầy bán nước, hại dân cầm quyền.

[NLG73 Lê Phú Nhuận]
Houston 29 JAN 2014 

CUNG CHÚC TÂN XUÂN - Thiên Kim



CUNG CHÚC TÂN XUÂN

Thiên lý hân hoan chờ Mã đáo                              
Kim niên náo nức đón Xuân hồi
Cung kính nguyện cầu đời tươi đẹp
Chúc tụng An bình tâm thảnh thơi
Tân niên rộn rã đào mai nở
Xuân mới bừng lên thắm màu cờ

Thiên Kim.