Tuesday 20 November 2018

Âm mưu thâm độc của Tầu cộng lên Đảo quốc Marshall

Đảo quốc Marshall

 - Cộng hòa  Đảo quốc Marshall (Republic of the Marshall Islands)  là  quần đảo  gồm  1,156 hòn đảo lớn  nhỏ và 29 rặng san hô, dân số 55 ngàn  người, nằm trên Thái Bình Dương ở trung điểm giữa Hawaii và Úc gần đường xích đạo và đường đổi ngày quốc tế.
image.png

Cả Nhật và Đức đã chiếm đóng Marshall trong Đại chiến Thế giới II. Đức – Nhật đầu hàng, Mỹ tiếp quản. Marshall trở thành một quốc gia độc lập từ 1986, sau nhiều thập kỷ dưới sự bảo trợ của Mỹ.

Marshall theo thể chế Chính phủ Lập hiến. Thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu bốn năm một lần. Ở bậc phổ thông học sinh học bằng hai ngôn ngữ Anh và Marshall, nhưng ở bậc cao đẳng đại học thì chỉ sử dụng Anh ngữ.
Rongelap là một hòn đảo nhỏ trong Đảo quốc. Dân số Rongelap chỉ có vài gia đình (khoảng 20 người). Họ được hưởng đặc quyền miễn thuế.
Vị trí của Rongelap rất gần với cơ sở thử vũ khí hạt nhân của Mỹ. Đây là mục đích mà Tầu nhằm tới.

Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc” * - Đinh Quang Anh Thái

Dương Thu Hương tự nhận mình là “người rừng”, “mụ đàn bà nhà quê răng đen, mắt toét”.
Báo chí Pháp thì gọi Dương Thư Hương là “Con Sói Đơn Độc”.
Còn lãnh đạo CSVN thì chửi bà là “con đĩ chống đảng”.

Gọi bằng gì thì gọi, Dương Thu Hương vẫn là chính mình: bản chất chân quê không hội nhập vào thế giới trên mạng, bõ bã, đốp chát, đơn độc, và trên hết, ngay thẳng, hết mực với mục tiêu nhắm tới là tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do, thoát khỏi cái chế độ hiện nay mà bà gọi là “chỉ sống bằng xác chết, không có bất cứ giá trị gì cả.”

Dương Thu Hương và Đinh Quang Anh Thái tại một quán ăn Hy Lạp ở Paris năm 2005

Sinh năm 1948, lớn lên tại miền Bắc vào đúng giai đoạn Cộng sản Hà Nội tung toàn lực lượng nhất quyết bằng mọi giá phải đạt được tham vọng “giải phóng miền Nam thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ-Ngụy.” (sic)

Như lời bà kể, cùng với hơn 100 bạn ngang lứa tuổi, bà đã cắt máu xin vào Nam “đánh Mỹ cứu nước”.

Cụ ông & Cụ bà nổi tiếng ngày nào… giờ ra sao? - Nguyễn Ngọc Chính

Đây là bộ sưu tập hình ảnh những nhân vật nổi tiếng thế giới. Mỗi “cụ” có hai bức hình với năm sinh đi kèm:

(1) hình ngày xưa lúc nổi tiếng; và
(2) hình chụp ngày nay khi tuổi đã về già.

Các cụ ông và cụ bà đều đã có một thời oanh liệt trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, điện ảnh, ca nhạc, v.v… Chúng ta nhìn lại họ, không phải để so sánh tuổi trẻ với tuổi già mà chính là để thấy thời gian không chừa một ai, dù họ đã một thời làm mưa làm gió.

Người ta cứ tưởng thọ đến “thất thập cổ lai hy” là hiếm… nhưng nếu so với những cụ ông, cụ bà trong album này mới thấy 70 tuổi chưa phải là gìa. Các cụ đã thuộc lứa 80, 90 và thậm chí 100 mà vẫn “sống hùng, sống đẹp”!

Bộ sưu tập chia làm 3 nhóm chính: (1) những gương mặt chính trị-xã hội, (2) những cụ ông một thời oanh liệt, và (3) những cụ bà xuân sắc một thời.

Mời các bạn chiêm ngưỡng và cũng để… chiêm nghiệm về tuổi già.

***

Nữ hoàng Elizabeth II (1926)
Bà là Nữ hoàng nổi tiếng của Anh, giờ đã ngoài 90 nhưng vẫn còn năng động. Bà xuất hiện trong rất nhiều sự kiện quan trọng kể từ khi lên ngôi trị vì nước Anh và các nước thuộc khối Liên hiệp Anh kể từ năm 1952. Bà vẫn nắm vương quyền trong khi Hoàng tử Charles chờ lên ngôi. Bà cũng là “bà cố” của 3 đứa cháu, con của Hoàng tử William. Hoàng gia Anh còn mở rộng với một cô dâu mới của Hoàng tử Harry!


NOVEMBER 17 – 2018 - Diễn Đàn Trái Chiều - Vũ Linh

Diễn Đàn Trái Chiều
  
TIN BẦU CỬ CẬP NHẬT
Chuyện khó tin nhưng có thật, cuộc kiểm phiếu bầu cử cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Tại Hạ Viện, vẫn còn vài chục ghế chưa đếm xong tuy việc DC chiếm đa số đã  chắc chắn rồi. Vấn đề là chưa biết rõ DC sẽ có thế đa số tới mức nào.
Tại Thượng Viện, sau hơn cả tuần đếm phiếu, cuối cùng thì trái với tin loan báo trước đây, ứng cử viên DC Kyrsten Sinema đã thắng khít nút. Nghiã là cho đến khi bài này được viết thì phe CH chiếm được 4 ghế của DC trong khi DC chiếm lại được 2 ghế của CH, và kết quả là CH giữ thế đa số 53-47.

Bên trái: bà thắng Kyrsten Sinema; bên phải: bà thua Martha McSally

Tại Florida, kết quả bầu thống đốc và thượng nghị sĩ đều phải đếm lại vì khác biệt  khít nút trong khi còn khá nhiều phiếu ‘tạm thời’ chưa được tính. Có khoảng 55.000 phiếu cần phải được đếm lại bằng tay từng cái một. Nếu kiểm phiếu mà thấy DC vẫn giữ được ghế thượng nghị sĩ tại Florida thì thế đa số của CH sẽ giảm xuống còn 52/48. Tuy nhiên, ít người nghĩ đếm phiếu sẽ thay đổi kết quả bầu cử, chỉ là chuyện thêm bớt vài trăm hay một hai ngàn phiếu là cùng.
Tại Mississippi, không có ứng viên nào đạt tới 50%, do đó theo luật tiểu bang, hai ứng cử viên được nhiều phiếu nhất –một CH và một DC- sẽ tham gia bầu bán lại ngày 27 tháng 11 này. Trong lần bầu vừa qua, phiếu của phe CH bị chia làm hai vì có tới hai ứng cử viên của CH, bây giờ còn một, CH có hy vọng thắng.
Như đã bàn qua, quan trọng là nắm đa số, cho dù là đa số một phiếu. Tuy nhiên thế đa số mong manh này sẽ khiến TT Trump phải lệ thuộc vào một hai thượng nghị sĩ CH như bà Collins, bà Murkowsky, hay ông Romney.
Những kết quả mới nhất cho thấy tại Thượng Viện, CH thắng không lớn như đã được công bố, trong khi DC thắng tại Hạ Viện lớn hơn. Nghiã là con đường TT Trump đi trong hai năm tới sẽ khó khăn nhiều.
Tại Georgia, bà DC Stacey Abrams cuối cùng đã chịu thua, không chiếm được ghế thống đốc. Bà không nhìn nhận thua và chúc mừng đối thủ của bà như thông lệ, mà tuyên bố bà “không nhìn thấy con đường nào đưa đến chiến thắng cho bà, vì bà là nạn nhân của kỳ thị và gian lận”. Đây chính là thái độ khá tiêu biểu của các chính khách DC: cho dù thua nhưng không chịu nhận thua mà tìm đủ cách dành chiến thắng, không được thì kiếm chuyện đổ thừa, chỉ trích,...

Kết quả bầu cử tính đến ngày 16/11/2018

Tin Tức Đài VOA 20-11-2018

Janet Nguyễn bị đối thủ qua mặt, đối diện nguy cơ thất cử - VOA 20.11.2016

Thượng nghị sĩ cấp bang Đảng Cộng hòa Janet Nguyễn đã bị đối thủ Đảng Dân chủ Tom Umberg qua mặt trong một cuộc đua tranh ghế đại diện Địa hạt Thượng viện 34 của bang California, theo kết quả kiểm phiếu mới nhất được Quận Cam (Orange County) công bố vào chiều tối thứ Hai.

alt
Diễn biến này đánh dấu sự thất thế gây sững sờ của của nữ chính gia gốc Việt nổi bật nhất trong cộng đồng người Việt ở nam California, gần hai tuần sau ngày bầu cử khi bà dẫn trước với cách biệt đáng kể và được kì vọng sẽ chiến thắng.

Ông Umberg vượt lên dẫn trước bà Janet với cách biệt 438 phiếu, đạt tỉ lệ 50,09 phần trăm so với 49,91 phần trăm sau khi gần 11.000 phiếu được cập nhật từ Quận Cam. Kết quả cập nhật từ Quận Los Angeles - một thành trì của phe Dân chủ - vào ngày thứ Ba có phần chắc sẽ nới rộng cách biệt dẫn đầu của ông Umberg.

The Trump Curveball: This Is What China Didn't Expect - by Gordon G. Chang

Donald Trump's message to Xi Jinping: the United States intends to disengage with your country to the greatest extent possible.
A long-planned meeting between President Donald Trump and Chinese ruler Xi Jinping, scheduled for the sidelines of the G20 meeting at the end of next month in Buenos Aires, looks like it might not occur. And even if the get-together takes place, it does not appear it will be productive. There may even be no discussions on the topic of the moment, the so-called “trade war.”
The U.S. won’t talk to Beijing about trade until the Chinese, in the words of the Wall Street Journal , submit a “concrete proposal to address Washington’s complaints about forced technology transfers and other economic issues.” For many reasons, China’s officials are unlikely to do that.
Call it, as the Wall Street Journal does, an “impasse.”

TRUNG CỘNG lai thua đau trong việc tranh giành ảnh hưởng tại ASEAN. - Tran Hung

Trước xung đột toàn diện giữa Mỹ với Trung cộng, 10 quốc gia trong khối Asean sẽ không thể duy trì quan điểm "dung hòa" Mỹ - Trung như những năm gần đây mà phải tỏ rõ thái độ dứt khoát như thông điệp của tổng thống Singapore "Đông Nam Á có thể phải chọn hoặc Mỹ hoặc Trung cộng".
Thông điệp của ông Lý Hiển Long có thể xem như "tầm nhìn chiến lược" để các thành viên trong khối Asean phải định hình lại "đối tác chiến lược" của mình. Sẽ không còn quan điểm "trung dung", sẽ không còn tư tưởng "đu dây" mà phải dứt khoát hoặc chọn Mỹ hoặc chọn Trung cộng.
Dĩ nhiên, 06 nước trong khối Asean gồm Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia, Myanmar sẽ có tư tưởng hướng Mỹ, còn lại Việt nam, Lào, Cambodia thì chắc chắn ngã hẳn về Trung cộng, riêng Phillipines thì đang nửa nạc nửa mỡ.
Khi Trump đã tuyên bố "xóa sổ chủ nghĩa xã hội" thì những quốc gia nào theo cnxh phải đứng sang một bên, theo chủ nghĩa tư bản phải đứng sang một bên, Asean cũng không ngoại lệ.
Để xóa sổ cnxh, Trump phải đánh vào kinh tế của khối này theo cách vừa trực diện - vừa bao vây. Hiện nay, tuy Mỹ chưa đánh trực diện vào Asean trên lĩnh vực thương mại tuy nhiên trong tương lai gần Mỹ phải triển khai việc này để ngăn chặn việc Trung cộng tìm đường tuồng hàng sang các nước Asean sao đó đổ bộ vào Mỹ.
Hiện nay, thâm hụt thương mại Mỹ - Asean đã lên tới con số gần 100 tỷ USD/năm. Điều đáng nói là trong số 10 nước của khối Asean thì chỉ có Singapore và Brunei là có thặng dư mậu dịch với Mỹ, tức mua hàng Mỹ nhiều hơn bán hàng cho Mỹ, 08 quốc gia còn lại đều mua hàng Mỹ ít hơn bán hàng cho Mỹ mà đội sổ là Việt Nam.
Nếu Mỹ không sớm có những Hiệp định thương mại với khối Asean như đã từng làm với Mexico, Canada,... thì Trung cộng vẫn còn đường thoát hiểm qua kênh Asean bởi hiện nay giữa Trung cộng với Asean đã có những Hiệp định khung về thương mại, điển hình là Hiệp định Asean - China viết tắt là ACFTA. Theo Hiệp định ACFTA thì hàng hóa từ China đổ vào Asean và chiều ngược lại sẽ có thuế suất bằng 0%. Khi toàn bộ hàng hóa của Trung cộng xuất sang Mỹ bị áp thuế, xuất sang Mexico - Canada rồi tuồn sang Mỹ bị chặn lại bởi Hiệp định USMCA thì nó sẽ ồ ạt xuất sang Asean để sau đó xuất sang Mỹ là lẽ đương nhiên. Điều này buộc Mỹ sẽ có hành động ngăn chặn bằng cách phải có Hiệp định ràng buộc tương tự như Hiệp định USMCA.
Thực tế cho thấy, dù Asean luôn mong muốn tăng cường hợp tác thương mại với Trung cộng sâu rộng hơn bởi yếu tố địa lý, tập quán tiêu dùng,... nhưng rõ ràng Asean đều bị thâm hụt thương mại và mức thâm hụt ngày một tăng cao. Nay hàng Trung cộng lại bị ùn ứ do lịnh áp thuế của Mỹ thì chắc chắn nó sẽ tràn ngập thị trường Asean, vừa giết chết hàng hóa Asean ngay trên sân nhà, vừa lấy thị trường Asean làm bàn đạp đổ bộ vào thị trường Mỹ. Vì vậy buộc Mỹ sẽ ngăn chặn ngay tình trạng này bằng các Hiệp định ràng buộc với Asean và tất nhiên sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các nước trong khối Asean, 03 nước còn lại là Việt nam - Lào - Cambodia có muốn phản đối thì hãy xách vali rời khỏi Asean nếu muốn.
Về mặt địa chiến lược thì trước cái "bẫy nợ" mà Trung cộng đã giăng ra thông qua dự án "Vành đai - Con đường", nạn nhân mắc bẫy là Malaysia và Myanmar đã tỉnh ngộ, tác động đến Thái Lan, Indonesia vì vậy các nước còn lại cũng sẽ cân nhắc kỹ ngoại trừ Việt nam - Lào - Cambodia.
Về sự hiện diện quân sự trong khu vực, rõ ràng theo phán quyết của Tòa công ước quốc tế PCA năm 2016, Trung cộng không có lấy 01 tấc chủ quyền pháp lý ở Biển Đông, thế nhưng ỷ vào sự to con, lớn xác, Trung cộng luôn gia tăng quân sự hóa và luôn đưa ra yêu sách về chủ quyền một cách phi lý. Điều này chỉ tồn tại ở quá khứ khi Mỹ luôn có chính sách mềm mỏng với Trung cộng ở khu vực Asean, luôn thiếu nhiệt tình, quan tâm đến khu vực Asean đã tạo cảm giác bất an cho Asean bởi họ mang tâm trạng bị Mỹ bỏ rơi.
Khi Trump lên làm tổng thống Mỹ, chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" đã được Trump thông qua, Asean được Mỹ đặc biệt chú trọng, sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông được tăng cường, đặc biệt ông Phó tổng thống Mike Pence luôn cứng rắn với Trung cộng mà hành động cụ thể là đã cho chuyên cơ bay cách các đảo nhân tạo phi pháp của Trung cộng ở Trường Sa với cự ly 30 km như vừa qua là một thông điệp mạnh mẽ, một liều thuốc "chống sợ hãi" mà Mỹ muốn gửi đến Asean.
Trước một loạt động thái tích cực của Mỹ với Asean đã, đang và sẽ tiếp diễn dưới trào Donald Trump sẽ giúp cho Asean thoát khỏi "bóng đè" bấy lâu nay của Trung cộng, đa số sẽ ngã về phía Mỹ sau gợi ý của tổng thống Singapore Lý Hiển Long. Chỉ còn lại Việt nam - Lào - Cambodia sẽ vẫn quyết tâm bám Trung cộng để giữ đảng.
Khi phần lớn các quốc gia trong khối Asean định hình lại quan điểm, họ sẽ chọn Mỹ dứt tình với Trung cộng, điều này sẽ dẫn tới sự phân cực nội khối Asean, hay nói cách khác Asean sẽ trở thành 02 phe, một phe gồm Việt nam - Lào - Cambodia, một phe gồm 07 nước còn lại. Thực tế này đã cho thấy Trung cộng lại thua đau trước Mỹ trong cuộc chạy đua vị thế ảnh hưởng tại Asean.

Tran Hung.

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BIỆT KÍCH DÙ TẠI BẮC VIỆT



Lời Tòa Soạn: VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất. Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?
Bài viết sau đây là của Trung tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của họ và cách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
* * * * *
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Ít ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưụ Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yễm trợ cả về tài chánh lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy ước chống miền Bắc CS.

Người Lính Mỹ Ở Trân Châu Cảng

Trong Thế Chiến Thứ Hai, nhiều nơi tại Á Châu đã đầu hàng trước quân Nhật. Riêng tại Việt Nam quân phiệt Nhật cũng phải chịu trách nhiệm trong việc gây ra cả triệu người bị chết đói vào năm Ất Dậu 1945.  
 
Khởi đi từ Trân Châu Cảng, người lính Hoa Kỳ đã đổ máu tại Thái Bình Dương cho đến khi quân Nhật đầu hàng. Hơn 2 thập kỷ sau đó, cũng có hơn 58 ngàn người lính Hoa Kỳ nằm xuống tại Việt Nam.
 
Những sự hy sinh của người lính Mỹ trên những chiến trường xa lạ, như tại Trân Châu Cảng dưới mưa bom của máy bay Nhật trong Thế Chiến Thứ Hai, đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm nơi một người trẻ Việt Nam vào đầu thập niên 1970s khi quê hương Việt Nam đang lan tràn khói lửa.  
 
Gần 45 năm sau, người trẻ Việt Nam năm xưa đó có dịp viếng thăm Trân Châu Cảng. Để thấy rằng dù chấm dứt đã lâu, chiến tranh vẫn không thể nào xóa đi được hết những hãi hùng, hoảng loạn.
 
Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị cùng chia sẻ cảm nghĩ về Người Lính Mỹ với tác giả Nguyên Nhung trong đoản văn "Người Lính Mỹ Ở Trân Châu Cảng." http://www.dslamvien.com/2018/11/nguoi-linh-my-o-tran-chau-cang.html
 image.png
-- 
Đặc San Lâm Viên

Lễ Tạ Ơn này không tranh cãi chính trị - Báo MAI

baomai.blogspot.com
Lễ Tạ Ơn này, đây là cách để tránh chính trị và có thời gian "không gây tranh cãi" với những người thân yêu của bạn

Mùa thu này đã là một kỷ lục cho chính trị. Gần một nửa số người Mỹ bỏ phiếu bầu cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay - số phiếu bầu cao nhất kể từ năm 1914, trước khi phụ nữ có thể bỏ phiếu. Chúng tôi đã bầu những phụ nữ Hồi giáo và người Mỹ bản địa đầu tiên vào Quốc hội và thống đốc đồng tính công khai đầu tiên. Nhưng hãy để tôi cung cấp cho bạn một số lời khuyên: Lễ Tạ Ơn này, đặt chính trị sang một bên.

baomai.blogspot.com
  

Ví Dầu Mình Có Muốn Thôi - Hùng Túy

Tác giả  tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, bà còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngư. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Thiệt tình chị cũng chẵng biết gì hết ráo khi chị lái chiếc xe vào Trung Tâm Thần Kinh Trị Liệu nầy. Có lẽ nhờ bề trên dẫn dắt cũng nên.

Cũng may cho chị nhờ chị tự dẫn xác vô đây nên chị không bị bó buộc vào ai hết để được xuất viện. Nêu không hắn đâu có chịu ký giấy chấp nhận mang chị về nhà. Và phần đời còn lại của chị sẽ chôn luôn trong trung tâm thần kinh nầy cho hắn được tự do tung hoành ngoài đó.

Nếu chị không tự nhập viện thì hắn với quyền Power Attorney muốn xử chị ra sao cũng được. Nếu chị không tự nhập viện, hắn được tự do tác yêu tác quái trong căn nhà của chị với cái con đó. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu có ngày trở về căn nhà của chị. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu được quyền đưa trát tòa ly dị hắn. Nếu chị không tự nhập viện, chị đâu được có quyền sống phần đời còn lại của chị.

Đi Xa Để Thấy Nhớ Nhà - Trần Ngọc Ánh

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
 

***

Tôi có ông anh họ du học qua Pháp khi vừa đậu Tú Tài, rồi ra trường thành danh ở xứ người, lấy một cô đầm tóc vàng da trắng, sinh ra mấy đứa con giống mẹ hơn giống cha, và ông đã sống ở đó hơn 60 năm. Lúc cuối đời ông dẫn bà đầm về quê “cho biết Việt Nam.” Họ như hai người khách du lịch trên một đất nước xa lạ, ông cũng rất chân tình bày tỏ, “Anh quên hết làng xóm, anh không có kỷ niệm gì để lưu luyến, bạn bè không còn ai, nhà cửa phong cảnh thay đổi, anh không còn thuộc về nơi này nữa, dù anh đã sinh ra ở đây. Nếu có chết thì anh vẫn muốn mình được chôn ở quê hương thứ hai mà anh đã gắn bó gần hết cuộc đời, không nhất thiết phải về quê cha đất tổ, chỉ là cái tên gọi thôi nên đâu có gì ràng buộc đối với anh.”

Giải Ảo Thời Sự 20-11-2018 KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Tin ai bây giờ?

Phần 2: Trung Cộng bị phong tỏa... trên trời!

Trăng Chiều Thu - sáng tác NGHIÊU MINH tiếng hát TUYẾT MAI


TRĂNG CHIỀU THU

Chiều buông theo bóng từ bi
Em hân hoan bước. Chiều đi theo cùng
Này là hoa. Nọ là hương

Thiều quang tỏa ngát bên đường trăm năm
Ngủ đi, em của trầm luân
Mai sau gặp lại vẫn cần có nhau
Tiếng đàn thu rất nhiệm mầu
Vì trong thánh thót thiên thu vẫn là
Ngủ đi, em của tử sinh
Yêu bên ngưỡng cửa cùng tiền định nhau
Trăng chiều thu, trăng bể dâu
Hoa hương rải khắp khởi đầu nghiệp sau
Đường hoa lấp lánh chiều tan
Em là hoa của ngàn vàng dấu yêu
Sắt son từng dấu trăng chiều
Mình hôn nhau cũng là điều hóa thân

NGHIÊU MINH

EVFTA: Nghị viện châu Âu vừa gửi thông điệp gì cho VN?

Gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu), nghị quyết 2018/2925(RSP) của Nghị viện châu Âu bất ngờ tung ra vào ngày 15/11/2018 đã rất có thể khiến Bộ Chính trị Việt Nam hụt hẫng và mất ngủ.
November 19, 2018
Một lần nữa, kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ trở về mốc 50/50. Chẳng có gì chắc chắn ở phía trước.
“Quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này” – ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định như thế. Quan điểm này là khác hẳn với quan điểm trước đây của một số nghĩ sĩ châu Âu rằng nhân quyền chỉ là yếu tố phụ trong EVFTA.
Quá nhiều vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam hẳn là nguồn cơn trực tiếp khiến vào tháng Chín năm 2018, có đến 32 nghị sĩ châu Âu đồng loạt ký vào một thư yêu cầu đối với Nghị viện châu Âu đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể tham gia EVFTA.

NGƯỜI LÍNH VNCH ... TÔI NỢ ANH - Hoàng Nhật Thơ

Anh lớn lên .... quê hương dày lửa khói,
Sách vở buồn ... chữ nghĩa dở dang rơi,
Mực chưa vơi ... gác bút ... bước vào đời, 
Trường nghiêng nắng ... Ve ngân lời từ giã !

Mái trường yêu ... áo thư sinh ... gởi lại,
Những phương trình, hàm số ngỗn ngang vương,
Tấm bảng đen buồn im lắng trên tường,
Vết phấn trắng ... học đường ... bao kỷ niệm !

Nắng quân trường ... tháng ngày dài huấn nhục,
Đêm di hành lạnh buốt dưới mưa rơi,
Da sạm đen .... màu nắng đổi cuộc đời,
Người lính mới ... ca vang lời sông núi.

Anh bước đi hơn nửa vùng đất nước,
Treo cuộc đời trên đầu súng ... mong manh,
Tấm poncho che hạnh phúc dân lành,
Bùn vương gót ... thơm đồng xanh lúa mới.

Hai mươi năm ... Anh chưa tròn giấc ngủ,
Vì đạn thù vẫn cày nát quê hương,
Bước quân hành ... ngọn cỏ đọng giọt sương,
Anh dừng gót .... hậu phương ... hoàng hôn phủ.

Sông Bến Hải ... lửng lơ buồn im lắng,
Chảy ngăn đôi ... đau xót Mẹ Việt Nam,
Gót giày Saut in dấu nẻo quan san,
Ngăn cuồng vọng lan tràn từ phương Bắc.

Huế cổ kính ... Kinh Đô Nam Quốc Việt,
Cầu Tràng Tiền nghiêng bóng nước Hương Giang,
Tết Mậu Thân ... giặc đốt phá điêu tàn,
Chiếc cầu gãy ... Anh bàng hoàng chua xót !

Ôi Quảng Trị ... Cổ thành nghiêng đổ nát,
Máu của anh .... từng viên gạch đỏ loang,
Anh hiên ngang dựng lại ngọn cờ vàng,
Cờ phất phới trên hằng ngàn xương trắng !

Phá Tam Giang lững lờ theo năm tháng,
Ngược xuôi giòng len rừng lá xanh xanh,
Lá hằn ghi .... muôn vết tích quân hành,
Sông in bóng ngàn hùng anh nước Việt.

Đồi Charlie chiều rừng xanh bão lửa,
Nắng hạ buồn đưa tiễn cánh dù hoa,
Hè bảy hai (72) ... bao tang trắng ... lệ nhòa,
Anh gãy cánh ... xót xa người ở lại.

Tống Lê Chân ... pháo đạn thù bao phủ,
Năm trăm ngày tử thủ ... thức trắng đêm,
Chí hùng anh ... đôi chân cứng ... đá mềm,
Anh ngạo nghễ giữa muôn trùng quân giặc.

An Lộc Địa ... chín mươi ngày rung chuyển,
Hằng trăm ngàn đạn pháo ... máu xương rơi,
Anh hiên ngang sừng sững với đất trời,
Anh vẫn sống với cuộc đời đáng sống !

Anh nổi trôi bồng bềnh trên sóng nước,
Mộng hải hồ ... áo trắng giữ quê hương,
Hoàng Sa buồn ... máu nhuộm đỏ đại dương,
Anh nằm xuống ... tang thương lòng biển mẹ !

Lững lờ mây ... xé trời nghiêng cánh sắt,
Anh tung hoành ngang dọc giữa không gian,
Giữ quê hương ... diệt lũ cộng bạo tàn,
Giáng những trận kinh hoàng trên đầu giặc.

Màn đêm buông ... những Kinh Kha thời đại,
Đang âm thầm trên đất giặc hiểm nguy,
Vì quê hương ... anh nào có ngại gì,
Trai thời loạn ... mấy người đi ... trở lại ....

Hai mươi năm ... Anh miệt mài đi mãi,
Chưa một lời than thở ... kiếp chinh nhân,
Máu tuôn rơi ... thịt nát ... không ngại ngần,
Vì Tổ Quốc ... chưa một lần buông súng.

Tháng Tư Đen ... Ngày Ba Mươi ... gãy súng,
Giặc Hồ vào ... máu nhuộm đỏ quê hương,
Đôi dép râu mang chủ nghĩa bạo cường,
Gieo tang tóc ... xây thiên đường bằng máu !

Cuộc đời anh chôn vùi theo vận nước,
Người quyên sinh tuẩn tiết với non sông,
Hồn lửng lơ nhìn đất mẹ ... đau lòng,
Khóc nước Việt chìm trong giòng huyết lệ !

Kẻ sa cơ ngẩng cao đầu bất khuất,
Nơi pháp trường ... trước mũi súng cộng nô,
Anh hiên ngang đả đảo lũ giặc hồ,
Rồi gục ngã theo cơ đồ mệnh nước !

Người ở lại ... chuỗi ngày dài lao lý,
Trong gông cùm, tra tấn ... máu thịt rơi,
Ôi đớn đau ... đói khát ... thân rã rời,
Anh uất hận lìa đời trong ngục tối !

Kẻ lết lê bên lề của cõi sống,
Tấm thân tàn nương trên mảnh mo cau,
Nửa đôi chân ... vết thương rỉ máu đào,
Tháng Tư đến ... lệ trào trong giấc ngủ !

Loài quỷ đỏ trả thù trên xác chết,
Nghĩa trang buồn ... chúng tàn phá tan hoang,
Xác thân anh trong cát bụi thời gian,
Giờ trơ trọi mảnh xương tàn ... mưa nắng !

Người còn sống giống như người đã chết,
Khác nhau chăng .... một xác chết biết đi,
Mất quê hương ... Anh còn lại những gì ...
Ngoài kỷ niệm khắc ghi vào quân sử !

Ba mươi bốn năm ... lạc loài viễn xứ,
Đếm tháng ngày trên những bước lưu vong,
Tôi nợ Anh .... nghe ray rức trong lòng,
Vong Quốc Hận ... sục sôi giòng máu nóng !

Tôi nợ Anh ... nhịp quân hành rộn rã,
Ánh đuốc thiêng ... khúc hát khải hoàn ca,
Tôi nợ Anh ... nợ nước với thù nhà,
Món nợ đó ... Tôi thề sẽ phải trả ....

Món nợ đó ... Tôi thề sẽ phải trả ....
Trả cho Anh và Tổ Quốc Việt Nam./. 

Hoàng Nhật Thơ