Thursday 22 March 2018

Từ Hà Nội đến Sài Gòn - Từ Di Cư 1954 Đến Di Tản 1975 - Lữ Tuấn


Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.


Trang thơ & bút ký Hướng Đạo Ý Nga



THEO NÀNG THƠ

Ta muốn viết bài thương thầm, nhớ trộm
Mà thơ ra toàn rực lửa Quê Nghèo
Đành len lén sáng chiều theo riu ríu
Vần tiêu điều toàn cung điệu buồn hiu.
 
Sao không viết bài ngợi ca chan chứa?
Thơ ơi à! Cứ giữ Lửa giùm ta!
Đã yêu Nhà thì kiếp này hai đứa
Cùng song ca tranh đấu! Mình muốn mà!
 
Ta thương kính, em, Nữ Thần Giữ Lửa
Nàng Thơ Yêu: tiêu biểu người Quốc Gia
Em giữ của: lập trường luôn sắt đá!
Ngày châm dầu, đêm tiếp nến giùm nha!
 
Đau vô hạn họa diệt vong, mất Nước
Giàu sang chi khi Quê Mẹ nghèo nàn
Em hãy sáng mà noi gương Trưng Triệu
Chớ la cà theo Việt Cộng, Việt gian!
 
Bao cái Tết vẫn dặm ngàn, tỵ nạn
Mấy chục Xuân vẫn ách nạn giang san
Nhà ly tán, thơ ơi đừng than vãn!
Dân nghèo nàn, thơ sao được bình an?

Ý Nga, 4.1.2018


Dấu Ấn Sinh Thái Giảm thiểu Tác hại của Con người lên Trái đất - Mai Thanh Truyet

Bắt đầu từ những năm 1970, nhân loại đã làm đảo lộn hệ sinh thái toàn cầu hàng năm vì tài nguyên thiên nhiên đã bị tận dụng và vượt quá những gì trái đất có thể tái tạo mỗi năm. Theo ước tính hiện tại, trái đất cần 1,5 năm để tái tạo lại nhưng gì con người tiêu thụ tài nguyên trong một năm.

Hình ảnh Lễ Tết à Hanoi & Ha Dong 1920-1929

Tết ở Hà Nội & Hà Đông thập niên 1920
Le Têt à Hanoi & Ha Dong 1920-1929

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157666010050768/page1/

Lễ hội Tết - Chơi đấu roi trường

CHIẾC CHÌA KHÓA - Phạm Khắc Trung


Trời giữa Thu, lá đã vàng và đang thi nhau rơi rụng. Mây buồn giăng ảm đạm, mưa bão đổ tơi bời. Từng cơn gió xoáy cuộn đám lá vàng lùa vào góc giậu, góc hiên nhà... Thu vàng đẹp nhưng buồn ảo não.

Mấy ngày nay trong người tôi uể oải không muốn làm chuyện gì, ngồi đâu là thừ ra đấy. Hàng tá việc phải lo để chuẩn bị cho mùa Đông cũng mặc, cứ thờ thẫn trầm tư. Không phải do ảnh hưởng của mùa màng thời tiết, mà do lòng tôi đang trĩu nặng ưu phiền...

Chúng tôi gặp nhau khi mới định cư, quen nhau từ dạo còn là thanh niên trai tráng. Những đêm đô thành men đắng ngập tràn, đắm đuối nhìn về quê hương mà lửa hờn uất nghẹn, tay trong tay từng thề giữ vẹn lòng son...

Nhà tôi và nhà anh ở hai đầu thành phố, cách nhau nửa tiếng lái xe. Xa không xa mà gần cũng không gần. Vì cuộc sống, vì công ăn việc làm, gia đình ai cũng có chuyện phải lo, mỗi năm chúng tôi còn gặp nhau được đôi ba lần những khi hội hè, giỗ, Tết. Nói chung thì tình nghĩa anh em chúng tôi luôn khắng khít, hai gia đình vẫn gắn bó không rời...

Ở TRỌ - Nguyễn Thị Thanh Dương

Chị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “Anh ta cho gía thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn qúa”.

Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”.

Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn.

Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gío nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.

Cái cell phone chị để trên bàn trong sân patio reo lên, không lẽ anh thợ hàng rào gọi lại… giảm gía? Hay là anh hàng xóm Mễ gọi sang báo tin đã đồng ý làm hàng rào?


Tea is an evil !

thumbnail

CHIA SẺ

Cảm tạ bạn hiền đồng niên, đồng cảm
Lời khen BRAVO không dám nhận đâu
Thơ nó "phọt" ra vì chuyện phát rầu
Của những người quen cái đầu đặc sệt

Có những phát biểu ngu si hết biết
Thái độ dửng dưng "ai chết mặc ai
Miễn là tui đây được hưởng dài dài"...
(Đâu biết trước sẽ có ngày hối hận)

Ai bị chạm nọc xin đừng nổi giận
Vì tôi thật tâm tường tận tỏ bày
Khi nghe người khoe Việt Nam ngày nay
Bằng toàn những chuyện vui say thụ hưởng

Còn bao nhiêu điều gian manh không tưởng
Cũng đừng than van bắt chúng tôi nghe
Chuyện bị rạch hàng, hạch sách bên lề
Những chuyện mà nếu không về đâu bị

Thôi tóm lại đời có nhiều nghịch lý
Về đó phô trương hay để làm chi?
Gặp chuyện không vui than thở được gì?
Bắt mình nghe thì hơi kỳ đó nhé...

Ó Biển 227 LC

Tiệc Gây Quỹ Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân 7-4-2018

Xin được chuyển đến quý anh chị em, các cháu một tin vui. Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam hiện đã được sự đồng ý của Hội Đồng Thành Phố Mississauga để xây một Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam trong khu đất gần thư viện Burnhamthorpe tại ngã tư Dixie & Burnhamthorpe. Đồng bào trong cộng đồng rất hoan hỉ trước quyết định này của thành phố Mississauga và đang cùng nhau ráo riết gây quỹ để có thể khởi công sớm.

Tôi gởi poster cho đêm gây quỹ sắp tới, mong được quý anh chị, gia đình và bạn bè giúp cho mỗi người một tay.

Thời gian: 7 giờ tối Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018
Địa điểm: Capitol Banquet Centre - 6435 Dixie Road, Mississauga, Ontario

Tôi đang giữ vé $75 và $100

Ngoài ra, Ban Xây Dựng cũng có chương trình kêu gọi đồng bào yểm trợ Đài Tưởng Niệm qua việc khắc tên của mình, của gia đình, của ân nhân, của nhà thờ hoặc nhóm đã bảo trợ, giúp đỡ mình trong bước đầu đến Canada với ý nghĩa:
- Tri Ân, hoặc
- Tưởng Nhớ, hoặc
- Vinh Danh, hoặc
- Làm Ân Nhân

Mỗi người, gia đình hoặc nhóm ủng hộ có thể chọn cái plaque cho riêng mình nơi bệ của tượng đài để khắc tên và ý nghĩa vào đó. Nhờ quý anh chị giới thiệu phần này đến mọi người luôn nhé:

$1,000 (2 hàng chữ - Sẽ confirm) 
$2,000 (3 hàng chữ - Sẽ confirm)
$5,000 (4 hàng chữ - Sẽ confirm)
$10,000 (5 hàng chữ - Sẽ confirm)

Anh chị nào cần bao nhiêu vé, hoặc mời được bà con nào ủng hộ việc khắc tên lên bệ tượng đài xin cho biết sớm nhé.

Cám ơn anh chị em nhiều,

Nguyễn Ngọc Duy

Cell  416-618-7306

Thanh Niên và Quán Nhậu ở Việt Nam


Thanh niên nước Việt Nam ta,
Làng trên, xóm dưới toàn là trượng phu.
Sáng, trưa, chiều nhậu lu bù,
Đến khi trời tối mịt mù ... nhậu luôn.
Nhậu trong quán, nhậu ngoài đường,
Trong nhà, ngoài ngõ, phố phường, xóm, thôn.
Chỉ số hạnh phúc đo lường:
"Việt Nam có hạng về đường rượu, bia."
Thanh niên tay thuốc, tay bia.
Mặc cho thế sự ngoài kia đổi dời.
Ngày nào cũng nhậu đã đời,
Xã hội chủ nghĩa là nơi thiên đàng.
Quốc gia lắm chuyện ngổn ngang,
Mất nhà, mất nước, lo toan làm gì.
Nhậu say nằm ngủ li bì,
Mở mắt nhậu tiếp, chuyện gì cũng qua.
Ly bia, khói thuốc phì phà,
Tương lai, lý tưởng, xem ra chẳng màng.
Chính trị là chuyện giữa đàng,
Biển, đảo, là chuyện muôn vàn hiểm nguy.
Dính vào chuyện đó làm gì?
Rủi Trung Cộng đánh lấy gì hộ thân?
Công an đàn áp nhân dân,
Nhưng với dân nhậu tình thân bạn bè.
Lãnh đạo cướp đất xây nhà,
Xây mộ, xây tượng, xem ra chuyện thường.
Còn chuyện đường xá, học đường,
Ổ gà thì tránh, thiếu trường … đi chơi.
Ngẫm xem muôn sự trên đời,
Trai Việt đếm thử mấy người không say?
Từ hơn bốn chục năm nay
Mở miệng đối kháng vào ngay trong tù.
Chi bằng cứ nhậu lu bù,
Không bị bắt bớ ngồi tù lâu ra.
Mai kia Tàu chiếm nước ta,
Nó lấy hết rượu sao mà nhậu đây?
Thế nên phải nhậu cho say,
Nhậu cho thật đã, thật say, lúc này.
Nhậu cho mặt mũi đỏ gay,
Nhậu cho tới lúc lăn quay, té nhào.
Có chết thì cũng chẳng sao,
Vùi cho nắm đất, cắm vào một "bia"!

Vương Khẩu Nghiệp

Bạn ta,
Buổi sáng, đọc email bạn gửi có một tấm hình với bài viết ngắn về tình trạng thanh niên Việt trong nước sống không lý tưởng, chỉ vùi đầu vào quán nhậu, và quán nhậu thì có nhan nhản khắp nơi, từ quê lên tỉnh, khắp hang cùng, ngõ hẻm. Đọc thư, nhìn ảnh, "tức cảnh sinh tình, tức mình làm thơ" nên mới viết bài này để gửi đến bạn. --VKN

KHI TIẾNG ANH ĐƯỢC “CHÊM” VÀO TIẾNG VIỆT - TIẾN SĨ ĐÀM TRUNG PHÁP

MỘT ĐIỀU KHÓ TRÁNH
 
Sau hơn bốn thập kỷ tỵ nạn tại Mỹ, nhiều người Việt chúng ta sử dụng tiếng Anh thành thạo trong đời sống hàng ngày cũng như trong công ăn việc làm. Cũng vì vậy mà khi nói tiếng Việt với nhau tại quê hương mới này, chúng ta có khuynh hướng “chêm” khá nhiều tiếng Anh vào ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trong các câu chuyện xã giao, trong báo chí, và ngay cả trong văn chương nữa, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt và Anh là một hiện tượng tự nhiênkhó tránh.
 
Các tiệm ăn mới khai trương thường không tính tiền nước uống cho thực khách và diễn đạt ý tưởng ấy bằng nhóm chữ Free nước ngọt. Kỳ diệu thay, nhóm chữ này dùng cú pháp Anh rất chỉnh: tĩnh từ free mô tả danh từ nước ngọt được trịnh trọng đặt trước danh từ ấy! Vài tiệm phở có sáng kiến bán phở làm sẵn cho người mua mang về nhà, và quảng cáo thứ phở đó là Phở to go. Khỏi phải nói, nhóm chữ này cũng đúng cú pháp Anh luôn!
 
Người viết được đọc trên báo chí một bài thơ vui của tác giả Nguyễn Phú Long, trong đó tiếng Anh thoải mái sánh vai cùng tiếng Việt. Mời quý bạn thưởng lãm bài thất ngôn tứ tuyệt “mang hai dòng ngôn ngữ” được sáng tác để mừng tân xuân buồn tẻ nơi hải ngoại:

Xe thư bưu điện đến rồi đi,
Ngoài coupons ra chả có gì.
Bạn tới chúc xuân khui nước ngọt,
Buy one ngoài chợ get one free.

Truyện ngắn MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG * - ĐIỆP MỸ LINH


Qua khung kính cửa sổ phi cơ, Hạnh thấy những ánh đèn ly ty lùi lại trong bóng đêm. Khoảng không gian giữa những chấm sáng ly ty đó và chiếc Boeing đồ sộ này chắc xa lắm, nhưng Hạnh tưởng như nàng thấy rõ những con đường mòn len lõi trong rừng thông, từng làn sóng òa vỡ lao xao trên ghềnh đá và những bệ xi-măng vỡ vụn của một phi trường bỏ hoang. Phi trường đó mang tên Orote Point. Cái tên lạ, vô nghĩa như khoảng thời gian dài vô vị trong căn lều vải, trên những chiếc ghế bố nhà binh.

Những tháng ngày nhàm chán trong căn lều vải Hạnh chỉ biết lắng hồn nàng vào kỷ niệm, ấp yêu dĩ vãng để quên đi hiện tại và không nghĩ đến ngày mai. Những lần đếm bước dưới gốc thông già, Hạnh nhớ những đồi thong xanh ngút ngàn trên Dalat khi nàng còn bé, học trường Domainde Marrie; và con đường mòn quanh co trên ngọn đồi thoai thoải sau chùa Hải-Đức, Nha Trang. Những chiều lặng lẽ bên bờ cát, nghe gió thì thầm, nhìn sóng tung tăng, Hạnh nhớ khung trời cũ, nơi có giải cát vàng, màu nước biếc và mối tình thơ dại. Kỷ niệm cứ chờn vờn quanh đây, chợt đến, chợt đi như thời tiết bất thường của đảo Guam hoang dại.

Trump's China tariffs get bipartisan support, reflecting widespread U.S. disillusionment with Beijing

President Trump's decision to order some $50 billion in tariffs on a wide range of Chinese imports, despite the risk of setting off a wider trade war, met with bipartisan approval Thursday, reflecting the growing disillusionment with Beijing on the part of many American officials and business leaders.

The order was the largest move yet in Trump's rapidly unfolding effort to use tariffs — taxes on imported goods — to counter what he sees as unfair trade practices by other countries. It aimed to stop what U.S. officials describe as a years-long effort by China to steal American technology.

The move came on the same day that administration officials announced a significant scaling back of another major trade initiative — Trump's announcement two weeks ago of tariffs against imported steel and aluminum. Officials announced that countries responsible for more than half of U.S. steel imports and a similar share of aluminum would be exempted, more tightly focusing that weapon on China as well.

CUỘC XÂM LĂNG THẦM LẶNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Mỗi tháng người Trung Quốc tới Nha Trang hơn 150 nghìn người và Đà Nẵng hơn 100 nghìn người. Chỉ nội 2 thành phố Nha Trang và Đà Nẵng đã có hơn 250 nghìn lượt du khách TQ sang VN mỗi tháng, vượt qua con số 2.7 triệu người TQ đến VN trong năm 2016. 
 
Nha Trang và Đà Nẵng có gì đẹp để người TQ phải đến! 
 
Trên thực tế, TQ có nhiều khu vực biển rất đẹp mà không cần phải tới VN để du lịch. 
Mục đích của Trung Quốc là di dân tới Việt Nam và đây là sự thật phủ phàng cho đất nước VN chúng ta. 
 

Tôi đi chợ - Phan Hạnh

Đến thành phố Toronto này kể từ sau Ngày Ðứt Phim Tháng Tư Ðen Năm Bảy Lăm, tôi dần dần trở thành chuyên viên đi chợ hồi nào không hay. Ai cũng biết tự nấu ăn ở nhà đỡ tốn kém gấp nhiều lần so với ăn tiệm. Hơn nữa, tự nấu ăn ở nhà có nhiều lợi ích khác cho gia đình. Đi chợ cũng là một sự khám phá những kinh nghiệm mới lạ, chưa kể thế nào cũng gặp người đồng hương, được nghe họ líu lo tiếng Việt cũng vui.
 
 Trước khi sắm được xế riêng, tôi cũng từng rượt xe buýt, xe điện streetcar và xe điện ngầm subway để đi làm cho kịp giờ. Tôi cũng lấy hàng ngàn vé chuyển tuyến TTC, bấm thẻ ghi giờ làm việc cỡ mười lăm ngàn lần, chửi thầm thằng cha con mẹ xếp trong hãng xưởng nghe đã cái lỗ tai mình. Tôi lội bộ phố Tàu Spadina-Dundas đi chợ mấy trăm cái cuối tuần. Nhằm mùa đông đường sá lầy lội tuyết ướt, tôi chỉ sợ làm bể chai nước mắm.

 Xem nào, hồi mới đến Toronto năm 1975, Mít tôi lội ra phố Tàu kiếm mua mì gói và thức ăn khô thì phải vào tiệm Nhựt vì lúc đó làm gì có các chợ bán thực phẩm Á Đông như Tân Á, Tân Hưng, Bến Thành, Long Phát, Long Hoa, Long Huy, Kiến Hưng, Ðại Giang, T&T, Oceans, Nations… ở khắp Toronto như bây giờ đâu. Ngày đó chỉ có hai tiệm Nhựt ở Phố Tàu Spadina-Dundas. Một trên đường Dundas St. (góc Đông Bắc) và một trên đường Spadina Ave. (góc Đông Nam).
 Chợ Tàu ngày nay dù sao cũng vẫn còn chình ình đó để cho bạn và tôi thỉnh thoảng lái xe xuống dưới đó mua sắm, sẵn dịp ghé vô quán Noodle King làm một tô mì vịt tiềm hay vô quán Phở Hưng quất một tô hủ tiếu Nam Vang. Hưỡn thì thăm lại tiệm tạp hóa Nhựt cũ vẫn còn bám trụ trên đường Queen St., tạt vào tiệm trái cây K&K mua một mớ lôm chôm, măng cụt mang về làm quà cho vợ.

Từ Hà Nội đến Sài Gòn. Từ Di Cư 1954 đến Di Tản 1975 - Lữ Tuấn


Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.

Người dân VN đã đến lúc cần đòi hỏi công khai bằng cấp của quan chức nước họ


Trước hết tôi nhắc lại là các bạn hãy nhớ rằng về học thuật thì tôi đã từng là phụ tá kinh tế ở Đại học Cornell, đó là tương đương với cấp giáo sư về kinh tế, và tôi rất hiểu rõ về giáo dục đại học, sau đại học, và tiến sĩ, đó bất cứ ông quan chức nào học ở Mỹ học giả dối thì không thể qua mắt được tôi đâu. Hiện nay ông Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đang dạy đời tư vấn kinh tế về về ổn định vĩ mô trong trung hạn tầm nhìn tương lai, thì tôi nói rằng ông Ngoạn này đang dùng bằng giả học dởm ở trường đại học ma của Mỹ cấp, và đang là diễn viên chính làm tư vấn kinh tế cho quốc gia này thì quả nhiên là thật bất hạnh cho đất nước mục nát này. Ông này nhận bằng Tiến sĩ Tài chính Đại học La Salle (Mỹ), đại học ma, và học hệ đào tạo từ xa. Đó là bất hạnh cho VN khi ông này từ giai đoạn 2011 - 7/2017 thì làm Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Thật quái đản. Hậu quả Vietnam đã trải qua bao thăng trầm mất mát vì lạm phát và tiền VND mất giá mất chấp đồng USD suy yếu, hàng nhiều ngân hàng trên bờ phá sản có giá trị 0 đồng bởi làm chính sách tư vấn sai.

Cóc cuối tuần: Đôi Dòng Nhắn Muộn - Trần Văn Lương

Image result for cóc cuối tuần
Dạo:
     Chào đời chẳng một ai hay,
Ra đi cũng muốn xuôi tay âm thầm.

Khi hay tin tôi mất, bạn hiền ơi,
Đừng phí sức tìm đến nơi thăm viếng,
Vì khi bạn lỡ tình cờ nghe tiếng,
Xác thân tôi tan biến đã lâu rồi.

Tôi biết mình sống chết cũng thế thôi,
Chẳng ai có rỗi hơi mà thương tiếc.
Ngày tôi đến với đời, không ai biết,
Thì ra đi chẳng thiết để người hay,

Nên dặn dò con cháu bấy lâu nay,
Khi tôi phải xuôi tay nằm đâu đó,
Đừng bày vẽ báo tin, đăng cáo phó,
Khiến bạn bè phải tỏ vẻ buồn đau,

Đánh đàng xa vất vả viếng tang nhau,
Có đáng sá gì đâu thằng tôi đó.
Tôi đã sống một đời như cây cỏ,
Có chết đi, cũng chẳng bõ công buồn.

Hãy xem tôi như là một tiếng chuông,
Trong giây phút chợt buông rồi lịm tắt.
Đừng nhọc lòng thắc mắc,
Chuyện tôi vừa có mặt ở trần gian.

Mấy mươi năm hưởng tuổi thọ trời ban,
Sống nhếch nhác, hoàn toàn vô tích sự.
Học đòi đôi ba chữ,
Chẳng ích gì cho xứ sở quê hương.

Hơn nửa kiếp tha phương,
Lang thang phường giá áo.
Phất phơ mãi, chẳng làm nên cơm cháo,
Chỉ ngày ngày ngơ ngáo ngóng trời xa.

Chưa một lần báo hiếu được mẹ cha,
Anh em cũng tựa hoa trôi dòng nước.
Ân trọng nghĩa sâu, chửa đền đáp được,
Càng sống lâu, càng rước lắm nợ nần.

Tết đến đã bao lần,
Vẫn mãi đợi mùa Xuân trên đất mẹ.
Tim cằn cỗi chỉ còn dăm giọt lệ,
Vắt thành câu kể lể nỗi đoạn trường.

Tính khật khùng, chẳng có mấy người thương,
Kẻ ghét bỏ, đầy đường không đếm xuể.
Lòng thầm luôn biết thế,
Nên lìa đời chẳng dám để ai hay.

Tôi muốn lúc chia tay,
Cũng giản dị như ngày rời bụng mẹ,
Chỉ có mặt vài người thân lặng lẽ,
Buồn hay vui cũng thế, giữ trong nhà.

Cuộc sống đà đầy ắp chuyện xót xa,
Tôi không muốn trò tang ma lịu địu,
Thành gánh nặng cháu con mình phải chịu,
Khiến chúng càng thêm bận bịu lôi thôi.
                           x
                      x        x
Nếu tình cờ nghe tôi mất, bạn ơi,
Hãy phớt tỉnh, đừng phí lời thương tiếc,
Đừng vớ vẩn thốt lên câu vĩnh biệt,
Hoặc băn khoăn vì biết quá muộn màng.

Đừng hoài công sục sạo các nghĩa trang,
Đất nhân loại càng ngày càng khan hiếm.
Cũng đừng kiếm xương tàn tôi dưới biển,
Tôi dám nào làm ô nhiễm trùng khơi.

Nếu thương tôi, xin bạn hãy cười tươi,
Châm điếu thuốc, phà hơi theo làn gió,
Rồi nheo mắt, thở phào và nói nhỏ:
- Cuối cùng thằng khỉ đó cũng ra đi!

Trần Văn Lương
Cali, 3/2018