Hiện tại Hiến pháp Miến Điện vẫn cấm công dân kết hôn với người nước ngoài đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đất nước. Nhà đối lập Aung San Su Kyi nằm trong diện hoàn cảnh như vậy. Tháng trước Quốc hội Miến Điện đã cho thành lập một ủy ban hỗn hợp bao gồm 109 nghị sĩ để lo việc sửa đổi Hiến pháp với nội dung theo hướng xóa bỏ điều khoản nói trên. Nếu đạt được, giải Nobel Hòa bình Aung San Su Kyi sẽ hội đủ điều kiện tham gia tranh cử tổng thống.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Su Kyi, chỉ có 7 đại diện trong 109 thành viên của ủy ban nói trên, trong khi đa số cầm quyền có 52 người. Tuy nhiên việc chủ tịch Hạ viện, một trong ba nhân vật hàng đầu của chế độc tài quân sự trước đây, đề cập công khai đến việc sửa đổi Hiến pháp đã khiến giới quan sát nhìn nhận như một tín hiệu tốt từ phía chính quyền. Ông Shwe Mann cũng nói thêm :« Điều quan trọng là chính phủ cũng phải tham gia vào » tiến trình lập hiến này.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Su Kyi, chỉ có 7 đại diện trong 109 thành viên của ủy ban nói trên, trong khi đa số cầm quyền có 52 người. Tuy nhiên việc chủ tịch Hạ viện, một trong ba nhân vật hàng đầu của chế độc tài quân sự trước đây, đề cập công khai đến việc sửa đổi Hiến pháp đã khiến giới quan sát nhìn nhận như một tín hiệu tốt từ phía chính quyền. Ông Shwe Mann cũng nói thêm :« Điều quan trọng là chính phủ cũng phải tham gia vào » tiến trình lập hiến này.