Sunday, 20 October 2013

BLOG Dân Làm Báo 20-10-2013

HNTU 8 ếm nhẹm những khó khăn kinh tế-xã hội và tham nhũng, nhưng lại công khai tăng cường đảng trị!


- Thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm giữa các phe ở trung ương.
- Nguyễn Phú Trọng ngày càng thất thế và mất uy tín sau gần ba năm làm Tổng bí thư.
- Hiến pháp "mới", nhưng vẫn giữ nguyên các định hướng cũ sai lầm, bảo thủ.
- Phải đổi "Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" thành "Bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới!"

Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 8 ngày 9.10 với vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan báo là 100% Ủy viên Trung ương đã đồng ý với các quyết định của HNTU 8 thì ngày 10.10 khi tiếp xúc với cử tri ở Sài gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người thứ hai trong chế độ toàn trị, đã đưa ra tuyên bố làm dư luận rất chú ý. Trước sự thắc mắc của cử tri là, tại sao mới trước đây ông Tổng Trọng đã kết án "một bộ phận không nhỏ" cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao đã trở thành bọn quan tham nhũng hại dân hại nước, nhưng tới nay chẳng có quan lớn nào bị trừng trị; không những thế vấn đề này đang nóng bỏng hơn nhưng lại không được bàn trong HNTU 8, ông Chủ Sang đã tuôn ra lời phê bình làm trò cười trước hàng trăm cử tri và đại diện báo chí (lề đảng) về tuyên bố trên của ông Tổng Trọng:

Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay

Phan Châu Thành (Danlambao) - Tương lai của thể hệ trẻ là tương lai đất nước, ai cũng quan tâm, tôi cũng vậy, vô cùng quan tâm, dù chỉ là một công dân vô danh. Gần đây có hai câu chuyện khiến tôi nhìn lại vấn đề này từ hai góc độ tuy hai mà một đó: tương lai đất nước và tương lai của thế hệ trẻ (8x và 9x hiện nay). Và tôi đã đi đến cùng một kết luận, vô cùng bi quan.

Người H Mông 4 tỉnh phía Bắc đổ về Hà Nội đòi thả người



Cập nhật Đơn tố cáo khẩn cấp và hình ảnh

Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Trong mấy ngày qua, trời Hà Nội mưa và gió lạnh, thông tin về những người H Mông bị bị công an quận Đống Đa đuổi ra khỏi nhà thờ trong đêm giá lạnh đã khiến cộng đồng không thể bàng hoàng, bàng hoàng vì tại sao con em nhân dân sau khi được tuyển vào ngành công an, ngành công an đã đào tạo họ như thế nào, môi trường sống và làm việc ra sao mà chúng nó lại trở nên tàn nhẫn như vậy...

Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa (Phần 2)

Xem lại: Phần 1

C. Mặc học với sự phê bình về Nho học

Mặc học do Mặc Tử sáng lập, ông là người phê bình học thuyết của Khổng Tử một cách gay gắt, từ quan niệm về đạo đức đến vấn đề xã hội. Đối với Nho học, Mặc Tử chống quan niệm về “Nhân”, phê phán về  “Lễ”, chê bai “Nhạc”,  phê bình thuyết “Thiên mệnh”, bài bác thuyết “Chính Danh”.

Những cánh hoa thời giông bão

Ngô-an (Danlambao) - Ngàn sau, Thầy cô dạy sử sẽ nói gì với thế hệ mai sau khi giảng về trang sử Việt Nam một thời giông bão? Một thời mà con người bị giam cầm chỉ vì lòng yêu nước, một thời mà người ta bị gông cùm chỉ vì yêu quá dân mình. Lịch sử sẽ xót xa khi viết về những phụ nữ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình trong các trại tù chỉ vì họ đã yêu đất nước theo cách riêng của họ. Những cánh hoa ấy đã tả tơi trong cơn cuồng phong của chế độ chỉ vì họ muốn được tưới mát quê hương bằng tình yêu của một người con Việt. Quê hương ơi, từ lúc nào yêu đất nước, yêu con người, chống ngoại xâm là một cái tội?...

Nhớ Đỗ Thị Minh Hạnh

Thoảng trong gió tiếng thu sầu da diết,
Như gọi tên Người con gái Việt Nam.
Đỗ Thị Minh Hạnh bị cộng sản bắt giam,
(Cùng Mai Thị Dung tù nhân Tôn Giáo).

Thối quá đảng ơi!

Nguyên Anh (Danlambao) - Chính quyền tỉnh Nghệ An đã bắt dân ký cam kết không được chống đảng, cụ thể bắt các hộ gia đình phải ký cam kết không để người thân tham gia các hoạt động sau: 

Chống Đảng, chống chính quyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo.
- Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái quy định.” 

Chân dung nhà cách mạng... nhớn, Đỗ Mười!

Bảo Giang (Danlambao) - Bài viết này đã được đăng trên báo in ở Hải Ngoại cách đây trên 10 năm. Nay nhân bài viết của Đặng chí Hùng về Đỗ Mười, tôi gởi lại cho Dân Làm Báo để giới thiệu với bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc có đôi ba dòng về lý lịch thật của Đỗ Mười. 

Bài viết được viết theo lời kể của người dân làng Đông Phù, tục gọi là làng Nhót, thuộc Thanh Trì, Hà Đông, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Trọng Ba - GS đại học Khoa Học Sài Gòn trước 1975. GS Nguyễn Trọng Ba nhỏ hơn Đỗ Mười khoảng hai hoặc ba tuổi, người làng Nhót, cùng quê với Đỗ Mười. Hiên sống ở hải ngoại. Giáo Sư là con của một vị tiên chỉ trong làng, Cụ là một trong những người đã bỏ công sức và tiền của ra để mở lớp học xóa nạn mù chữ cho các trẻ em con nhà nghèo khó ở trong làng. Nguyễn Cống, là một trong những đứa trẻ đã học ở lớp học này được mấy năm.