Năm
2011, khán giả tại Nhật đã được xem phim “The Last Samurai” (Taiheiyou
no kiseki: Fokkusu to yobareta otoko: Kỳ tích của Thái Bình Dương, người đàn
ông được gọi là Fox) của đạo diễn Hirayama Hideyuki (khác với phim cũng
cùng tên do tài tử Tom Cruise đóng vai chính). Phim kể lại câu chuyện của một tướng
Nhật Bản tên Sakae Oba đã chiến đấu tại Saipan từ năm 1944, khi nghe tin Nhật đầu
hàng vào tháng 9/1945 ông tướng này đã trốn vào rừng, tiếp tục chỉ huy 47 người
lính và một nhóm người dân địa
phương, liên tiếp mở các cuộc tấn công du kích khiến lính Mỹ vô cùng khiếp sợ
và đặt cho ông biệt danh "The Fox".
Không biết đạo diễn Hirayama Hideyuki đã lấy hình ảnh của nhân vật nào mà dựng
thành phim? tuy nhiên đã có một điểm vài tương đồng với một nhân vật vừa tạ thế
tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 1 năm 2014 vừa qua, người được báo chí Nhật Bản mệnh danh là “chiến binh cuối cùng của
thế chiến thứ hai”, và cũng là người được một website của Trung Quốc tên “ifeng” (鳳凰網), luôn luôn
hằn học chỉ trích Nhật Bản đã nhận định: “Ông
là một quân nhân đích thực” và “cả thế
giới phải học hỏi tinh thần của người chiến binh này”. Ông là người thế nào
và đã sống ra sao? Xin mời đọc tiếp.
Tháng 12/1942 lúc đang làm việc tại Thượng Hải, thì tròn 20 tuổi, đến tuổi động viên nên “ông đi vào quân đội, mà lòng…. thì chưa hề yêu ai”. Kinh qua nhiều trường lớp huấn luyện quân sự, tháng 12/1944, với cấp bậc thiếu úy, nói được tiếng Anh và tiếng Tàu, ông được cử đến Phi Luật Tân nhận công tác tình báo, truy tìm những tin tức của “địch”. Khi trình diện đơn vị mới, trước hàng quân, trung tướng Yokoyama Shizuo, tư lệnh sư đoàn 8 thuộc quân đoàn thứ 14 đã ra khẩu lệnh: “Không được tự sát cho dù oanh liệt đến đâu. 3 năm hay 5 năm, chắc chắn sẽ có quân tiếp viện, dù chỉ còn 1 người gặm cùi dừa để sống, vẫn phải cố gắng chiến đấu. Ta nói lại một lần nữa: không chấp nhận các ngươi tự sát dù oanh liệt”. Tại đây, ông đã được bộ chỉ huy cung cấp tất cả những tin tình báo của đối phương và kế hoạch chiến đấu với lực lượng Hoa Kỳ ngay cả trong trường hợp Nhật Bản bị chiếm đóng.
Ngày 31 tháng 12/1944, ông được điều đến đảo Luwang. Trong lúc đang chuẩn bị cho một kế hoạch chiến đấu trường kỳ thì có lệnh phải rút một phần lực lượng để tăng cường cho chiến trường khác, ngày 28/2/1945, lực lượng còn lại của ông bị dồn vào ngõ bí
, vì sự truy kích của một đại đội Hoa Kỳ mới đổ bộ
lên đảo cộng thêm hỏa lực của những chiến hạm Hoa Kỳ khiến ông và đồng ngũ đã
phải lẩn trốn vào rừng, tiếp tục du kích chiến để chờ đoàn quân tiếp viện trở lại
theo kế hoạch.
Chiến đấu và Sinh tồn
Chiến đấu và Sinh tồn
Đến tháng 8/1945 dù quân Nhật đã thảm bại nặng nề trên khắp
các chiến trường, nhưng vẫn chưa có lệnh tan hàng, ông và 3 binh sĩ dưới quyền
là Akatsu Yuichi, Shimada Shoichi, Kozuka Kinshichi vẫn tiếp tục mở các cuộc đột
kích vào căn cứ radar Mỹ đặt trên đảo vì nghĩ rằng: Phi bị Mỹ chiếm đóng và
chính phủ Phi đương thời chỉ là bù nhìn của Mỹ. Nếu tính lại thì số lần đột kích
lên đến hơn 100.
Vũ khí của các ông dùng là loại súng trường kiểu 99, kiểu 38 và lưỡi lê… đạn dược thì lấy thuốc súng từ đạn của chiếc máy bay bị bắn rớt rồi chế lại thành đạn cho vũ khí của mình. Với một radio transistor, nhờ theo các khóa huấn luyện kỹ thuật, các ông đã sửa lại thành máy nhận tin sóng ngắn có thể nghe được tin tức các đài phát thanh thế giới, rồi dùng ăng ten dây cáp đánh cắp được từ căn cứ Mỹ để tiếp tục nhiệm vụ tình báo, nghe ngóng tin tức bên ngoài hoặc….. tìm cách liên lạc với quân tiếp viện mà mấy ông vẫn nghĩ là còn ở đâu đó.
Vũ khí của các ông dùng là loại súng trường kiểu 99, kiểu 38 và lưỡi lê… đạn dược thì lấy thuốc súng từ đạn của chiếc máy bay bị bắn rớt rồi chế lại thành đạn cho vũ khí của mình. Với một radio transistor, nhờ theo các khóa huấn luyện kỹ thuật, các ông đã sửa lại thành máy nhận tin sóng ngắn có thể nghe được tin tức các đài phát thanh thế giới, rồi dùng ăng ten dây cáp đánh cắp được từ căn cứ Mỹ để tiếp tục nhiệm vụ tình báo, nghe ngóng tin tức bên ngoài hoặc….. tìm cách liên lạc với quân tiếp viện mà mấy ông vẫn nghĩ là còn ở đâu đó.
Để sinh tồn, cả 3 đã tự mở những cuộc tấn công vào làng, vào căn cứ Mỹ để “cướp lương thực”, săn bắn thú hoang lấy thịt phơi khô, ăn dừa để sống….
Sau vài năm chiến đấu, Akatsu đã ra hàng vào tháng 6/1950 (cũng có tin trong một cuộc đụng độ Akatsu bị thương bất tỉnh được quân Mỹ cứu sống), Shimada chết vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, còn Kozuka thì chết vào ngày 19 tháng 10 năm 1972 trong các cuộc giao tranh với lực lượng Phi. Khi thấy xác Kozuka, chính phủ Phi đã liên lạc với chính phủ Nhật. Bộ Y Tế Nhật cùng với gia đình ông Kozuka đến “hiện trường” để nhận mặt, chị ruột của ông Onoda cũng có mặt để kêu gọi Onoda ra hàng, nhưng ông này vẫn biệt vô âm tín.
Kozuka
Phát hiện
Nhờ việc binh nhất Akatsu hàng phục vào năm 1950 và trở về Nhật năm 1951 mà chính phủ Nhật biết là vẫn còn 3 người còn trốn trong rừng, từ năm 1954 trở đi, Nhật đã dùng nhiều hình thức như trực thăng kêu gọi, rải truyền đơn, tổ chức các nhóm tìm kiếm, nhưng không có kết quả. Nghĩ là ông không nắm vững tình hình bên ngoài nên những toán tìm kiếm đã cố tình để lại trong rừng những báo chí Nhật có đăng tin tức của Nhật Bản như tin Hoàng Thái Tử đương thời lấy vợ (bây giờ là Thiên Hoàng Akihito) (1959), Tokyo tổ chức Olympic (1964), Nhật Bản đã có Shinkansen (1964) v.v…. để ông “mở mắt”. Đến ngày 20/2/1974, Suzuki Norio, một lãng tử trẻ thuộc “thế hệ không biết chiến tranh” , vì yêu cái tính bi hùng của những người lính bị lãng quên đã vào rừng tìm kiếm, phát giác rồi tiếp xúc được với ông. Suzuki đã nói rất rõ về tình trạng bên ngoài và khuyên ông ra đầu thú, Onoda cho biết là đã nhặt và đọc được những tài liệu của ai đó để lại trong rừng và biết Nhật có nhiều thay đổi nhưng từ chối ra hàng vì chưa có lệnh.
Lúc Suzuki gặp gỡ ông Onoda trong rừng
Suzuki đã mang tin này về Nhật Bản và ngày 9/3/1974, thiếu tá Taniguchi Yoshimi, người trực tiếp chỉ huy ông đã đến Luwang. Gần khu rừng mà Onoda đang ẩn náu, thiếu tá Taniguchi dùng loa kêu gọi Onoda ra trình diện. Phải chờ một ngày sau (10/3) thì thiếu úy Onoda, trong bộ quân phục bạc màu nhưng rất chỉnh tề được ghép bằng nhiều mảnh mới chịu xuất hiện. Sau khi ông báo cáo tình trạng của đài Radar Mỹ trên đảo sau nhiều năm thu thập, thiếu tá Taniguchi đọc quân lệnh chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu của nhóm do đại tướng Yamashita Tomoyuki ban hành vào thời chiến.
Với tâm trạng sẵn sàng chịu tử hình vì đã giết và làm bị thương trên 30 người gồm dân Phi, lính Mỹ, ông đã chính thức… “từ bỏ vũ khí”. Buổi lễ tiếp nhận đầu hàng tại một căn cứ Phi đã diễn ra vô cùng trang trọng dưới sự chứng kiến của Tổng Thống Marcos Phi Luật Tân.
Trình diện và trao vũ khí đầu hàng
Về lại cố hương
Ngày 12/3/1974, ông trở lại Nhật, câu nói đầu tiên của ông là: chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Đài truyền hình NHK trực tiếp chuyện ông trở về trong suốt 66 phút, đã có 45.4 % dân chúng theo dõi sự kiện này, một trong những kỷ lục rất cao từ trước tới nay.
Trong cuộc họp báo, ông đã trình bày lý do không ra hàng là vì chưa có lệnh tan
hàng, và ông rất buồn vì sự hy sinh của 2 đồng đội. Một nhà báo đặt câu hỏi:
-
“nếu
không gặp được ông trong rừng thì ông sẽ làm gì sau đó?
Ông trả lời:
-
“Tôi vẫn
tiếp tục nhiệm vụ của một người lính. Năm nay tôi đã 51, tôi nghĩ là sẽ sống
cho đến 60 rồi mở một cuộc tấn công cuối cùng vào căn cứ radar Mỹ và sẽ chết ở
đó”.
Ông được chính phủ Nhật tặng 1 triệu yen và rất nhiều tiền tặng
từ những người Nhật để “làm lại cuộc đời”, lúc đầu ông không nhận nhưng sau đó
thì phải nhận và đã cống hiến tất cả số tiền cho đền tử sĩ Yasuguni. Cũng có dự
định sắp xếp để ông gặp Thiên Hoàng Hirohito, nhưng ông từ chối vì: “tự tôi quyết định việc trốn trong rừng nên
tôi nghĩ ngài sẽ không có điều gì để nói với tôi cả”. Một trong việc mà ông
làm đầu tiên khi về nước là đến viếng mộ của hai đồng đội Shimada, Kozuka.
Gầy dựng cuộc đời
Gầy dựng cuộc đời
Khác với Yokoi Shoichi, sau 28 năm trốn tránh trong rừng núi Guam, trở lại Nhật hai năm trước (1972) đã nhanh chóng hội nhập đời sống mới, ông Onoda thì cảm thấy ngộp với sự chật hẹp, không thênh thang như trong…. rừng, chưa quen với cuộc sống quá đầy đủ tiện nghi, thỉnh thoảng phát sợ khi nghe tiếng trực thăng của giới truyền thông mà cứ nghĩ là trực thăng địch. Tháng 4.1975, ông đã cùng người vợ mới cưới sang Ba Tây lập nghiệp chung với người anh trai trong một trại nuôi bò có diện tích lớn hơn phi trường Narita.
Năm 1980, ông đã bị shock khi nghe tin tại Nhật xảy ra một vụ giết bố mẹ mà thủ phạm là một học sinh trẻ bị ở lại lớp, đưa ông đến suy nghĩ “Các trẻ em đã làm mất chính mình trong một Nhật Bản giàu mạnh”, ông trở lại Nhật và quyết định “sẽ phải làm một việc gì hữu ích với quãng đời còn lại.
Năm 1984 ông thành lập “tư thục thiên nhiên Onoda” nằm trong núi thuộc tỉnh Fukushima, dùng kinh nghiệm sống của mình trong suốt 29 năm trong rừng dạy cho các học sinh trẻ tinh thần trân quí thiên nhiên. Hãy nghe “đệ tử” thuộc lứa tuổi 15 hay 16 tâm sự: “Ông bắt chúng tôi đi chân không trong suốt mấy ngày trời, lúc đầu thì đau, nhưng vài ngày thì không còn cảm thấy” hay “bình thường thì ông rất hiền nhưng ông rất khó khi dạy chúng tôi cách dùng lửa”.
Có thể tóm gọn châm ngôn sống của ông là: “Vấn đề quan trọng là khả năng, nghĩa là phải hiểu rõ: biết mình có cái gì và không có cái gì, rồi hành động trong tinh thần trách nhiệm”.
Ông vẫn đi đi về về giữa Ba Tây và Nhật Bản để vừa làm việc vừa thực hiện ý nguyện của mình.
Onoda lúc trở lại đảo Luwang
Những giai thoại
-
Trước khi lên đường, mẹ ông đã trao một đoản kiếm
ngắn và dặn dò: nếu sợ sa vào tay giặc, bằng
đoản kiếm này, trong những giây phút cuối cùng con hãy xử sự sao cho xứng đáng.
Tuy nhiên, ông đã không phải dùng đoản kiếm này để tự xử và đã trả lại cho “khổ
chủ” 29 năm sau đó.
-
Trong cuộc chạm súng với cảnh sát Phi vào tháng
12/1972, đồng đội Kozuka đã bị bắn trúng vai khiến khẩu súng trường rơi xuống đất,
sau đó lại bị bồi thêm mấy phát vào ngực, Onoda nhặt súng của Kozuka bắn trả 5
phát, dùng súng của mình bắn thêm 4 phát mở đường máu định mang Kozuka theo. Ông
lay mạnh nhưng mắt Kozuka đã trắng dã và máu phun ra từ miệng, ông đành ngậm
ngùi bỏ Kozuka ở lại chỉ đem theo được khẩu súng của đồng đội, sau đó khẩu súng
này đã được trao lại cho gia đình Kozuka khi ông ra hàng. Chứng kiến trước mắt
cái chết của đồng đội, Onoda nổi điên nhất quyết “trả thù”, vò xé nát tờ truyền
đơn của Bộ Y Tế Nhật Bản kêu gọi ông ra hàng mà ông nhặt được, giữ trong người
từ năm 1959. Lễ truy điệu ông Kozuka đã được cử hành tại Hachioji vào tháng 11
năm 1972.
-
Tại đảo Luwang, nơi ông lẩn trốn, nhà cầm quyền
tại đó đã quyết định xây dựng “con đường mang tên ông” để chiêu mời khách du lịch,
khi được Ông Furanton, nhân viên phụ trách du lịch thông báo ý định này, ông rất
vui vẻ và giúp đỡ tài chánh để hoàn thành con đường, nhiều năm sau đó ông vẫn đều
đều gửi tặng cho trẻ em trong các ngôi làng trên đảo piano, dụng cụ học sinh.
-
Ông
không ra hàng vì nghĩ rằng những lời kêu gọi hàng phục chỉ là một sự lừa dối để
kết thúc chiến tranh, sản phẩm
tuyên truyền của quân “chiếm đóng”, chính quyền ở Nhật chỉ là chính quyền bù nhìn của
Mỹ, còn chính phủ lưu vong Nhật Bản thì bản doanh đặt ở Mãn Châu đang chuẩn bị
tái chiếm những vùng đất bị mất. Từ đảo Luwang, khi nhìn thấy
các máy bay quân sự của Mỹ bay đến mặt trận Triều Tiên, ông tin là chính phủ lưu vong đã
bắt đầu phản kích, và khi nhìn thấy
máy bay quân sự của Mỹ bay đến chiến trường Việt Nam từ căn cứ quân sự Mỹ ở
Philippines, ông tưởng là Mỹ đang tấn công Nhật Bản. Những điều này trùng
hợp với kế hoạch mà ông đã được học và
nghe tại căn cứ Futamata hay tại các chiến trường.
Được biết, Luwang là một hòn đảo nằm gần “cửa” ra vào hải cảng Phi Luật Tân, từ hòn đảo này có thể quan sát sự di chuyển của các quân hạm, máy bay của lực lượng Hoa Kỳ.
-
Tuy nhiên cũng có một số
nhỏ báo chí đã nêu ra nghi vấn: ông biết hay không biết Nhật đã đầu hàng? Trong
số người nghi ngờ có nhà văn Tsuda Shin, trong quyển “3 tháng trời với anh hùng
ảo tưởng-thiếu úy Onoda” đã chỉ trích và nêu giả thuyết: ông không dám ra đầu
thú vì sợ bị dân làng trả thù, vì đã “lỡ” giết và làm bị thương nhiều người. Cũng
vì một vài nghi ngờ “nho nhỏ” đó, đã là một lý do khiến ông bỏ Nhật sang Phi
sinh sống tháng 4/1975.
-
Thú vui duy nhất của các ông
là nghe trực tiếp truyền thanh chương trình đua ngựa tại Nhật và hay “cá độ” với
đồng đội của ông là Kozuka là ngựa nào về nhất.
-
V.v….
Vĩnh biệt ông
Bà Onuki Kazuko em vợ của ông kể lại: Vì viêm phổi nặng, đầu tháng 1 năm nay, anh cảm thấy trong người khó chịu, gia đình đã đưa anh vào bệnh viện. Vài ngày sau đó, hình như biết trước ngày đã gần kề, anh ra hiệu bằng ánh mắt muốn gặp mọi người thân. Hỏi, anh chỉ trả lời bằng cách gật đầu hay lắc đầu. Nhưng khi nghe nói là có giới báo chí muốn thu tin, mắt anh bỗng sáng lên như muốn ngồi dậy trở về nhà. Tôi nghĩ là anh sẽ nói rất chi tiết lúc anh còn chiến đấu trong rừng nhưng anh sẽ không nói gì về cá nhân anh vì con người anh là như vậy, nghiêm khắc với chính mình và không bao giờ thổ lộ những gì bất mãn.
Và “người chiến binh cuối cùng” của một dân tộc: “phải anh hùng lắm thì mới là người Nhật được”* đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16 tháng 1 năm nay, hưởng thọ 91 tuổi để lại hậu thế bao niềm kính phục.
Kính chúc hương hồn ông bình yên an nghỉ ngàn đời nơi cõi ấy.
Vũ Đăng
Khuê
Tháng 2/2014
-------
*Trích trong
bài viết: “Nhật Hoa trong năm Giáp Ngọ” của tác giả Võ Thành Văn đăng trong số
báo Việt Báo Xuân Giáp Ngọ.
Trên lãnh thổ ấy, diện tích có thể canh tác
chỉ được 12%, tại ba bình nguyên lớn, lại chia cắt bởi núi rừng và nhiều con
sông ngắn, ít thuận lợi cho vận chuyển. Là một quần đảo, nước Nhật thật ra chỉ
có một số ốc đảo khả dĩ sống được giữa núi và nước. Mà sống khá chật vật vì thiếu
tài nguyên thiên nhiên. Giữa các ốc đảo và biển cả, dân Nhật phải dùng thuyền
bè và tự nhiên phải giỏi về nghề nước.
Được trời cho mảnh đất hẩm hiu này, họ tin rằng
phải là siêu nhân thì mới tồn tại được. Dân Tầu có thể cho rằng mình là cái rốn
của vũ trụ, là trung tâm văn hóa của thế giới. Hay dân Mỹ thường nghĩ là ai ai
cũng muốn thành người Mỹ. Dân Nhật lại nói ngược: phải anh hùng lắm thì mới là người Nhật được.