Friday 21 March 2014

Cái gọi là TAM SA - Vũ Hạ



Đời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Công Nguyên, Sun Wu (Tôn Vũ, còn gọi là Tôn Tử), chiến thuật gia kì tài của Tàu, đưa ra một lí luận quân sự rất hay mà con cháu không chịu học – hoặc ngu quá, không hiểu – là “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng !”

Ngày nay, chính quyền Trung Cộng ngang nhiên ỷ lớn hiếp bé, bằng võ lực lấn chiếm 2 quần đảo của ta là Hoàng Sa và Trường Sa ; họ sáp nhập với Trung Sa của họ để thành lập cái gọi là TAM SA.
Đấy chính là điềm báo những tổn thất nặng nề mà họ sắp phải gánh chịu !
Vì tuy đã nhiều lần thảm bại tại Việt Nam – đất nước nhỏ bé nhưng bất khuất, kiên cường – họ đã chẳng rút tỉa được bài học nào nên sẽ tiếp tục chuốc lấy đau thương (lần trước là trận chiến vào đầu năm 1979).
Không chịu học có lẽ vì tự ái dân tộc cao quá – “Trung Hoa” mà lại ! – xem những dân tộc khác chỉ là “man di mọi rợ”, như Việt Nam chẳng hạn, chẳng có gì… đáng để học. Và vì không học mà chỉ thích dạy nên họ mới đặt cho cái tên TAM SA đầy bất trắc nầy trên đất đảo Việt.
“SA” theo tiếng của họ là “cát”, là “lụa”… ; nhưng nghĩa của “SA” trong tiếng Việt lại là “rơi”, “rụng”, “rớt”… ; như “sa sẩy”, “sa sút”, “sa lầy”, như “sa chân lỡ bước”, “sa cơ thất thế” chẳng hạn. Thành thử TAM SA có nghĩa là “3 hạt cát” hoặc “3 vạt lụa” của họ lại mang nghĩa, trong tiếng ta, là “3 lần rơi rụng”, có nghĩa là thảm bại đến 3 lần, tả tơi manh giáp.
TAM, tiếng Hán là số 3 ; số 3 theo Việt âm là “ba” ; và âm “ba” nầy trong từ Hán-Việt lại có nghĩa là “sóng”, như “phong ba” là “sóng gió” (!!!).
Vậy, diễn Nôm : TAM SA có điềm báo là SÓNG VỒ đến 3 lần đấy. Liệu hồn !
Vũ Hạ