- Số Phận Của Các Thuyền Nhân Khi Về Việt Nam ► Tường An
- Những Mảnh Hồn Đau Đứng Dưới Trời! ► ĐVC/ BH
- Lần Vượt Biên Sau Cùng 23/06/1980 ► Nguyễn Văn Phảy
- Schiff Der Hoffnung - Con Tàu Hy Vọng ► Lý Thanh Trực
- Nghe Kể Chuyện Vượt Biển , Vượt Biên ► Bùi Văn Phú
- Hành Trình Tìm Tự Do : « Vược Ngục » ► Dương Phục
- Chuyến Đi Định Mệnh Của Tàu Trường Xuân Phạm Ngọc Luỹ
- Trên Đường Biên Giới ( Với Lý Tống ) Vũ Uyên Giang
- Ly Tong’s Long Trek To Freedom Anthony Paul
- Cuộc Trường Chinh Tìm Tự Do Của Lý Tống Anthony Paul
- Vượt Biên Đường Bộ Huyên Chương Quý
- Vượt Biên Đường Bộ Từ VN Qua Thái Lan Lê Tấn Lý
- Hồi Ký Vượt Biên (6) : Chuyến Vượt Biên Cuối Cùng Vĩnh Khanh
- Hồi Ký Vượt Biên (5) : Chuyến Vượt Biên Thứ 09 Vĩnh Khanh
- Hồi Ký Vượt Biên (4) : Chuyến Vượt Biên Thứ 04 Vĩnh Khanh
- Hồi Ký Vượt Biên (3) : Chuyến Vượt Biên Thứ 03 Vĩnh Khanh
- Hồi Ký Vượt Biên (2) : Chuyến Vượt Biên Thứ 02 Vĩnh Khanh
- Cuộc Phiêu Lưu 20 Năm Vượt TBD Đến Mỹ Thanh Trúc
- Nhà Giường Hồng Kông NguyễnThuyềnNhân
- Hành Trình Biển Đông Giao Chỉ, SJ
- Hồi Ký Vượt Biên (1) : Chuyến Vượt Biên Thứ 01 Vĩnh Khanh
- Truyện Đau Lòng Trong Tháng Tư Đen Nguyễn Đạt Thịnh
- Tượng Đài Thuyền Nhân Dựng Lên Tại Kuku Ngọc Lan / NV
- Người Đàn Bà Trên Tàu HQ 502 Phan Lạc Tiếp
- Thảm Kịch Biển Đông Vũ Duy Thái
- Cái Chết Của Người Lính Nguyễn Thanh Hoài
- Giấc Mơ Của Biển NguyễnThịMỹHạnh
- Cánh Bèo Biển Cả Văn Qui
- Bà Bảy Vượt Biên Ngọc Đẹp
- Truyện Cổ Tích Viết Lại Nguyễn Hoàng
- SOS / Au Secours / Xin Cứu Tôi Dạ Châu
- Những Cánh Chim Không Mỏi Tony Dương
- Trên Đường Tìm Tự Do Nguyễn Hữu Bào
- Lời Nguyền Dưới Trăng Song Quân
- Bỏ Nước Ra Đi Diễm Kiều
- Không Biết Mình Còn Sống Trần Đông Thành
- Quảng Đời Trong Các Trại Tỵ Nạn Thuyền Nhân Phương Anh, RFA
- Thảm Cảnh TN Trong Các Trại Tỵ Nạn HK Phương Anh, RFA
- Bí Mật Của Một Câu Kinh Phật Phạm Thành Châu
- Công Tử Vượt Biên Lê Như Đức
- Đôi Mắt Phượng, Truyện Đau Lòng Tháng Tư Đen Nguyễn Đạt Thịnh
- Mắt Thuyền & Hành Trình Biển Đông NguyễnXuânTườngVy
- Cưỡng Bức Hồi Hương THV
- Từ Con Tàu Mayflower Đến Chiếc Ghe Tỵ Nạn (2) Giao Chỉ SJ
- Từ Con Tàu Mayflower Đến Chiếc Ghe Tỵ Nạn (1) Giao Chỉ SJ
- 29 Năm, Hoàn Tất Một Hành Trình Ngọc Lan
- Ba Về Khi Má Vừa Ra Đi ! Chiêm Minh Nhựt
- Tiếng Gào Trong Đêm NguyễnThịNgọcNhung
- Hồi Ức 1 TN : 10 Năm Vẫn Mơ, 20 Năm Còn Nhớ Ngọc Lan
- Những Chuyện Vượt Biển Đông Trần Đỗ Cung
- Lần Cuối Cùng Vượt Biên Dương Hoài Nam
- Vượt Biển Một Mình NguyễnTrầnDiệuHương
- Đời Tỵ Nạn Sân Khấu Khu B Hoàng Long Hải
- Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại (4) Nguyễn Tường Tâm
- Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại (3) Nguyễn Tường Tâm
- Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại (2) Nguyễn Tường Tâm
- Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại [1] Nguyễn Tường Tâm
- Lòng Nhân Ái Tâm Hồng
- Những Chuyện Hãi Hùng Của Thuyền Nhân Biệt Hải (Chuyển Ngữ)
- Bức Hoạ Bên Đời Nguyễn Thanh Trúc
- Vượt Biển Bằng Bè Giao Chỉ SJ
- Chắc Má Tao Mừng Lắm ... Võ Đại Tôn
- Tưởng Niệm Hương Hồn Các Nạn Nhân Trang Yến Vy
- Thuyền Nhân Vượt Biển Phương Anh, RFA
- Thư Gởi Cho Đám Mây Xa Nguyễn Mộng Giác
- Thảm Cảnh Vượt Biên Trên Biển Đông Nguyễn Hà Tịnh
- Sống Sót Trên Biển Đông Huy Nguyên
- Những Số Phận Trên Tàu VN Thương Tín M Ngọc Phan
- Ngư Ông Vớt Xác Người Vượt Biển NguyễnVĩnhLongHồ
- Người Ở Lại Biển Đông Hoàng Quân Trí Nô
- Người Con Gái Không « Nịt Ngực » Amy Phương
- Chứng Nhân Của 1 Dân Tộc Yêu Chuộng Tự Do Nguyễn Thanh Phong
- CSVN Đánh Chìm Tàu Chi Mai Để Cướp Của ThuyềnTrưởngTàuCSG92
- Thuỷ Táng Biển Đông NguyễnThịHồngNhung
- Một Chuyến Vượt Biển Nguyễn Hà Tịnh
- Ơn Đời Biển Rộng Nguyễn Sĩ Minh
- Tâm Tình Tri Ân Đinh Xuân Minh
- Những Con Bò Sữa Việt Kiều Vô Danh
- Hậu Chuyện Của Những Thuyền Nhân Pushan Nhóm 96 Pushan
- Hành Trình Biển Đông : Đợi Bình Minh Bùi Xuân Cảnh
- Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông : Chờ Rác Biển Nguyễn Tiến Đức
- Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông : Vượt Thoát PhạmKim&ĐặngPhúcHoà
- Viết Cho Tôn Nữ Bạch Mai Vũ Hiến
- Blue Ridge (LCC19) Thiên Thần Áo Xanh Lý Tuyết Lê
- Thảm Sát Trên Đảo Trường Sa NguyễnNhânChứng
- Nỗi Khổ Của Một Thuyền Nhân Thy Vũ Thảo Uyên
- Nhật Ký Vượt Biên Lê Minh
- Giải Thoát Khỏi Địa Ngục Pulau Bidong Trần Hoành
- Những Kỷ Niệm Pulau Bidong Lâm Vi
- Hải Đảo Buồn Lâu Bi Đát Võ Kỳ Ðiền
- Đôi Bông Tai Nguyên Sương
- Đèo Cả Vắt Mẹ Địu Con Vượt Chết Mặc Đông
- Cuộc Vượt Biển Kinh Hoàng Của 1 GĐ 10 Con Nguyễn Đức Quỳnh
- Hồ Sơ Đen Của CSVN : Những Con Bò Sữa TN Michel Tauriac
- Chuyến Vượt Biên Đương Sơn
- Chuyến Vượt Biên Đẫm Máu Mai Phúc
- Cảm Ơn Những Ai Đã Cứu Giúp Tôi Mai Phúc
- Các Kiện Hàng Người Khổng Lồ Rỉ Sét DiễnĐàn BiểnĐông
Trở Về Từ Cõi Chết
Internet 2014/04/13
Tháng Tư.
Thêm một lần trong cuộc đời, ký ức về ngày tháng định mệnh của đất nước, của dân tộc, của từng người Việt Nam lại quay về trong tâm tưởng.
Những thuyền nhân VN năm xưa- đã ra đi hay còn ở lại- đều quay quắt nhớ chuyến đi của mình. Đi có nghĩa chấp nhận tù đày, gian lao, mất mát, chia ly, chấp nhận cả cái chết.
Ba tôi cũng từng là một thuyền nhân. Học tập cải tạo về, hết thời gian quản chế, ba tôi đi buôn đường dài, cứ đi đi về về nên chúng tôi quen
với sự vắng mặt của ba. Cho đến một hôm, thật bất ngờ, người quen cho biết đã nhìn thấy ba tôi trả lời phỏng vấn trên TV, sau khi ông bị bắt
trong chuyến vượt biên không thành. Đó là chuyến tàu khủng khiếp nổi tiếng cả nước thời bấy giờ với lời đồn đãi rằng thuyền nhân đã “ăn thịt xác chết”.
Đây là trích đoạn nhật ký của ba tôi về chuyến hải hành ghê rợn đó
Ngày thứ ba (9/ 4)
…Tôi ra đi cùng đứa cháu gọi bằng cậu- tên Thắng, một vị sư thân thiết với gia đình cùng cô cháu gái gọi sư bằng chú. Ghe thậm chí không có chỗ nằm, lẽ ra chỉ đủ chỗ cho 60 người mà đón đến hơn 140 người- trong đó có mười mấy đứa trẻ. Do một sự vô ý của bọn chủ, đến hôm nay, ngày thứ ba, ghe đã không còn nước uống.
Tai họa! 5 giờ chiều, hầm máy có tiếng lộc cộc rất lớn rồi ghe khựng lại. Đám chủ tàu lao xuống hầm nhưng cả tiếng sau cũng không sửa được. Cả bọn leo lên tuyên bố mai sửa tiếp, giờ mệt rồi.
6 giờ chiều, một tàu đánh cá mang cờ Mã Lai tiến tới, đến gần cách 50 m thì ngừng lại. Các ngư dân mình trần quấn xà rông đứng
quan sát chúng tôi. Mọi người đứng cả lên nhao nhao ra dấu xin nước uống. Họ ném xuống biển 6 can nước. Vài thanh niên nhảy xuống vớt, số
khác cố bơi đến tàu bị họ chĩa súng hăm dọa không cho tới gần. Rồi họ đi. Tôi nhìn theo tàu họ sáng đèn trên mặt nước nhỏ dần, nhỏ dần rồi mất hẳn. Lòng tuyệt vọng!
Trên ghe hỗn loạn giành giật nhau 6 can nước ngọt. Tôi nằm một mình, miệng khô khốc.
Ngày thứ tư
Sáng sớm cả bọn dồn xuống hầm máy để sửa. Cuối cùng chúng chửi nhau:
- Lột dên rồi! ĐM. thằng nào châm nước biển vô máy?
- Nó chứ ai. ĐM thợ máy cái gì mà hổng biết lỗ châm dầu…
Rồi tiếng đấm đá chửi bới văng tục ầm ĩ trong buồng máy.
Chốc sau thằng thợ máy lên nằm cạnh tôi, nói:
- Dầu châm máy đựng trong ấm nhôm, không biết ai lấy múc nước biển rồi để lại chỗ cũ, tới giờ châm dầu lấy châm mà không ngờ…
Nạn nhân đầu tiên là cháu bé sơ sinh. Bé chết từ chiều qua nhưng mẹ cứ ôm riết xác con trong lòng, khóc than tức tưởi, ai giằng ra cũng không
được, phải chờ lúc cô ấy kiệt sức ngủ mê đi mới đem bé đi thủy táng. Bé là người may mắn có được nghi thức tiễn đưa vong linh: tụng kinh và ném nhang xuống biển.
Ngày thứ năm
Một anh đưa sáng kiến: mọi người trên ghe chia nhóm để chưng cất nước biển thành nước ngọt theo kiểu nấu rượu, đun bằng quần áo nhúng dầu gasoil…Tôi được nhóm phân công lấy nước biển. Trong đêm tối tôi nhảy xuống biển, kẹp lấy bánh lái, nhúng can nhựa xuống lấy nước cho Thắng chaú tôi kéo lên. Không thể tả cái lạnh của nước biển ban đêm, lên tới nơi tay chân run lẩy bẩy, ngồi ôm bếp lửa mà lửa táp sém da cũng không biết. Cuối ca, chia nhau được mỗi người 1 nắp bình toong nước, đó là hớp nước cuối cùng vì sáng ra, 2 nhóm kia tranh giành nhau quyền chưng cất, cãi cọ đánh nhau rồi quăng hết cả xuống biển. Thế là hết!
Ngày thứ sáu
Sáng nay có 2 người chết: 1 là cậu trai đã phóng xuống biển đầu tiên vớt can nước lên nhưng bị mọi người giật mất, cậu đã khóc bù lu bù loa. Giờ thì cậu phải chết khát.
Ghe trôi dạt vô định trong biển trời mênh mông sóng nước. Ban ngày nóng, mọi người nằm im lìm mê mệt nhưng ban đêm tỉnh giấc khóc than ai oán, tiếng gào khóc kêu trời gọi đất thảm thiết.
Nửa khuya có tiếng thét thất thanh ở cuối ghe:
- Ai cứu dùm em tôi!! Trời ơi! Trời ơi!
Âm thanh thảng thốt ghê rợn rơi tõm vào đêm tối bịt bùng. Tiếng khóc nghẹn ngào của người chị mất em ai oán suốt đêm trường. Gần sáng, tôi
biết người rơi xuống biển đêm qua là cậu thanh niên đẹp trai cao lớn, suốt ngày cậu nằm dựa vào người một cô con gái nhỏ, khóc hù hụ:
- Chị ơi, em khát! Nước! Nước!
Người chị vuốt tóc em, dỗ dành như với em bé lên ba:
- Em đừng khóc, đừng khóc nữa, chị xin nước cho em nè. Bà con cô bác làm ơn làm ơn cho em tôi chút nước. Tôi lạy bà con cô bác!
NGhe ai mách bảo, cô chị đi xin nước tiểu cho thằng em uống. Nó uống ừng ực. Tôi nhìn mà đau xót, tôi biết cậu ta sẽ chết vì chất độc acid
Uric trong nước tiểu sẽ làm tiêu chảy mất nước, chết sớm hơn. Nhưng cậu ta không chết vì khát. Đêm qua, cô chị dìu em lên mạn ghe đi tiêu, một cơn sóng lớn đánh nghiêng ghe làm cậu em rơi xuống biển, cô chị nhỏ bé yếu ớt kiệt sức không thể nào níu giữ nổi.
Tôi rời cabin đến nằm cạnh sư, nỗi buồn bã tuyệt vọng tràn ngập.
Buổi trưa mặt trời như chảo lửa thiêu đốt. Tôi và nhiều người phải nhảyxuống biển ngâm mình, tay níu mấy cái vỏ xe hơi treo bên hông ghe. Tối đến, mặt trời lặn mới leo lên. Tôi nằm nhìn lên trời, mắt tôi đã nhòe nhoẹt, nhìn 2 mặt trăng chồng so le lên nhau. Một người nằm cạnh thấy tôi lạnh không ngủ được đã kéo tấm nilon lót lưng đắp cho tôi. Hơi ấm của tấm nilon hay hơi ấm tình người giúp tôi ngủ thiếp đi qua đêm dài
Ngày thứ 7
Sáng nay cả ghe ồn ào: có đến 5, 6 người chết từ đêm qua. Bọn chủ tàu cứ 4 tên lôi 1 xác người đặt lên be hất xuống biển. Thật xót xa cho cuộc đời đi tìm tự do cơm áo!
Không có từ nào diễn tả được cái khát cháy họng lúc này. Người tôi đã yếu, muốn ngồi dậy không được. Sư phải dìu tôi ra mũi ghe để tiểu tiện. Dưới biển một đàn cá heo đang đùa giỡn vô tình…
Đến trưa tôi mê đi. Sư vạch mắt tôi, gọi dậy:
-Cậu dậy đi đừng ngủ nữa. Thấy trong người thế nào?
Cuống họng tôi khô khốc không nói ra tiếng. Sư nhét vào miệng tôi 1 lát sâm. Người đàn bà bên cạnh an ủi:
- Anh đừng lo, chắc sẽ có tàu đến cứu. Tôi đi lần này là lần thứ 5 rồi, lần nào cũng có tàu kéo về.
Tôi giờ chỉ muốn về đất liền, muốn được tiếp tục sống, tàu Thái không cứu thì công an VN cũng mừng
Ngày thứ 8
Đêm đến, thấy phía bên phải có ánh sáng hắt lên trời, còn phía trái có chiếc tàu đèn sáng rực đang chạy về hướng bắc. Ông Trung tá cầm đèn pin đánh morse cầu cứu. Mọi người tẩm dầu vào quần áo đốt lên làm hiệu.
Nhưng vô vọng. Tôi thấy máu trong tôi đang cạn dần, khô kiệt, cứ nhắm mắt là rơi vào cơn mê sảng. 8 ngày qua tôi chỉ sống bằng 1 hớp nước
chưng cất từ nước biển.
Ngày thứ 9 ( 15/ 4)- Lễ Phật đản
Không có 1 chiếc tàu nào đi qua, chiếc ghe khốn khổ trôi dật dờ giữa mênh mông sóng biển. Tôi lúc tỉnh lúc mê, sư cứ vạch mắt tôi xem chừng sợ tôi ra đi.
Sau 75, nhà nước không cho tu, nhà sư bị đuổi ra khỏi chùa ôm bát đi lang thang. Chị hai tôi thường đưa các vị sư ấy về nhà làm trai tăng. Riêng vị sư này có vườn ở Thốt Nốt nên về vườn lập cốc.
Đứa cháu gái của sư có cha vượt biên đã định cư ở Mỹ, nó đòi đi qua bên ấy với cha. Có nó cùng đi thì khi đến đảo, sư cũng sẽ được bảo lãnh
cùng. Sư nguyện nếu chuyến đi này không tới, sư cũng sẽ không trở về…
Nửa đêm có đám mưa to, cả ghe náo loạn, la hét giành giật nhau những tấm nilon hứng nước. Chỉ vài phút cơn mưa rào đi qua khỏi, nhưng mọi
người như được sống lại. Con xin cúi lạy tạ ơn đấng Thế tôn
Ngày thứ 10
Nắng thiêu đốt nhưng chẳng ai còn đủ sức leo xuống biển ngâm mình nữa. Vả lại, dưới nước, hàng vạn con rắn biển khoang đen khoang vàng nổi dập dờn từng đám quanh ghe. Thắng lấy đoạn dây cột quần áo nhúng xuống biển rồi vắt nước lên người tôi giảm sức nóng.
Xế chiều, nghe mọi người reo hò “ Tàu, tàu”, tôi ngồi dậy thấy có chiếc tàu sơn màu trắng bạc, ống khói sơn đỏ đang chạy đến. Cách ghe 300m, nó dừng lại. Một số thanh niên ôm can nhảy xuống biển bơi đến tàu, nhưng được nửa đường thì chiếc tàu quay đầu bỏ đi. Lại tuyệt vọng.
Đêm im ắng, không ai còn hơi sức khóc than. Tất cả nằm rũ ra nhìn Thần Chết lựa chọn từng người. Tôi cũng đang chờ đợi bị dẫn đi.
Ngày thứ 11
Lại reo hò “ Tàu . Tàu kìa!”
Chiếc tàu Thái Lan chạy đến lượn quanh rồi áp sát mạn ghe. 5, 6 tên Thái nhảy vọt qua, tay lăm lăm cây búa. Bắt đầu cuộc lục soát. Chúng giật phăng túi xách, đổ hết ra, mò mẫm thân thể từng người, giật nữ trang của các bà, ai tháo nhẫn chậm chạp chúng giơ búa hăm chặt tay.
Chúng dồn những người đã cướp xong vào 1 góc, 1 tên bỏ hết nữ trang cướp được vào túi vải, xóc xóc xem nặng nhẹ, cười đểu cáng.
Đến buồng máy, chúng phát hiện cô gái trẻ, chúng lôi cô đứng lên xé toạc quần áo, cô gái vùng vẫy, nước mắt đầm đìa. Thằng cướp giơ cao búa đập bồm bộp vào thành ghe hăm dọa. Mấy người đàn bà cố an ủi động viên cô gái khổ đau bấn loạn: “ Cứ nghĩ mình đi đẻ đi con”.
Tôi quay mặt đi bụm chặt 2 tai, vẫn nghe tiếng cười bỉ ổi của bọn ác thú. Xong chuyện, chúng nhảy trở lại tàu vọt đi.
Tôi lại mê đi không biết bao lâu, trong mơ màng nghe tiếng bọn chủ tàu la lối:
- Xuống hết dưới ghe, xuống, xuống!
Bọn chúng thường giành chỗ tốt nhất trên cabin cho vợ con mình, sao bữa nay lại đổi chỗ?
Tôi căm ghét bọn chúng hèn nhát trước bọn cướp biển, giờ lại giở thói ức hiếp mọi người. Tôi bướng bỉnh nằm yên, thế là 2 thằng nhấc bổng tôi lên quăng thẳng xuống biển. Tôi lội trở lại ghe, níu được cái vỏ xe treo bên mạn, nhưng không đủ sức leo lên, đôi tay rã rời. Từ trưa đến tận chiều mới có người đi tiểu trông thấy tôi và kéo lên. Tôi nằm lăn ra sàn ghe và mê đi không còn biết gì nữa cả.
Ngày thứ 12
Đang trong cơn mê, bỗng nghe văng vẳng tiếng chửi bới la lối:
- Đập đầu thằng sư này đi. ĐM. vượt biên còn dẫn gái theo. Con bé này chết rồi ném xuống biển!
Cô gái mới chết là cháu gọi sư bằng chú. Sư đã giành giật xác đứa cháu không cho ném xuống biển vì tin rằng cháu mình chỉ hôn mê thôi, có 1ngụm nước sẽ tỉnh lại.
Ngày thứ 13
Ai đó hất tôi qua một bên để lôi xác chết dưới lưng tôi ra: “ Thằng này chết rồi”. Thì ra cả đêm tôi nằm mê trên 1 xác chết mà không biết.
Tên chủ tàu dựng tôi dậy: “ Thằng này chưa tát!”
Chúng bắt tôi tát nước dưới đáy ghe ra. Tôi cứ múc đổ, múc đổ trong cơn dật dờ nửa mê nửa tỉnh, đầu cứ chực chúi gục xuống. Tát nước xong tôi nằm lăn ra sàn ghe, mê đi giữa mùi dầu gasoil trộn lẫn phân, nước tiểu thành một mùi xú uế nồng nặc
Lúc đầu, ngày nào cũng có 5, 6 người chết. Giờ thì có ngày 10 người.
Đó là do sự tàn ác man rợ của bọn chủ ghe. Ngay từ ngày thứ 5, thứ 6, bọn chúng đã cướp đoạt hết lương thực và nước uống mang theo của mọi người. Không ai dám chống lại chúng cả.
Đêm đến, sư lắc gọi: “ Cậu dậy đi với tôi đi”.
Tôi tỉnh giấc. Sư rủ tôi cùng trầm mình. Cháu gái của sư chết, sư quá đau khổ và nghĩ mình không còn mặt mũi nào quay về gặp chị dâu, nên rủ
tôi tìm đến cái chết. Nhưng tôi im lặng. Tôi nghĩ trước sau gì mình cũng chết trên chiếc ghe này. Tôi biết bơi thì khó mà chết đuối ngay
được. Tôi sợ nỗi cô đơn lạnh lẽo một mình giữa đêm tối cùng biển cả mênh mông, người tôi sẽ tê cóng, từ từ chìm dần xuống đáy đại dương thăm thẳm đầy bóng tối lạnh lẽo. Chết trong nỗi sợ hãi kinh hoàng như thế thì không thể… Tôi lại mê đi trong giấc mơ tối tăm ấy, cho đến khi nghe tiếng la:
- Có ông sư tự tử kìa
Tôi vùng ngồi dậy, cố bò lần ra đuôi ghe nhìn xuống. Tôi thấy đầu và một cánh tay của sư giơ lên khỏi mặt nước cách ghe gần 100m. Thắng –
cháu tôi đang cố sức bơi về phía sư, tới gần, nó ném mạnh cái can cho sư rồi bơi quay trở lại ghe. Cuối cùng nó cũng bơi kịp, tôi với tay kéo nó
lên. Hai cậu cháu ngóng nhìn lại, thấy đầu sư nhấp nhô vài cái trên biển rồi mất hút. Tôi khóc tức tưởi. Vĩnh biệt sư…
Ngày thứ 14
Gần trưa, bỗng có đoàn tàu đánh cá Thái Lan cả chục chiếc mở nhạc vang trời chạy đến. Chúng chạy vòng vòng ghe chúng tôi như đèn kéo quân. Rồi từng chiếc cập vào đổ cho chúng tôi những thau nước đá. Ghe hỗn loạn, chen lấn giành giật nhau. Tôi ngao ngán, sợ bị dẫm đạp, tôi bò vào buồng máy nằm. Một tên Thái cao to cầm cờ lê vào tháo con heo dầu máy RAY 6, loay hoay không tháo được, tôi cầm lấy cờ lê tháo cho nó. Nó nhìn tôi rồi kêu 1 tên mang vào cho tôi bẹ nước đá.
Từng chiếc tàu Thái cập mạn ghe đưa từng nhóm 7, 8 người sang tàu chúng. Tôi ngồi nhìn sang thấy họ đem cháo và nước mắm ra cho ăn. Thấy ông Trung tá nằm dài, cô vợ bé trẻ tuổi nâng đầu y dậy đổ từng muỗng nước. Bỗng ông ta giật giật chân mấy cái rồi nằm yên, ngoẹo đầu sang bên. Tên thuyền trưởng Thái Lan nhìn sang thấy tôi ngồi một mình bèn bảo 1 thủy thủ bắt tấm ván dìu tôi qua cho tôi ăn vài miếng bánh qui, uống chút nước đá.
Buổi chiều tất cả bị đưa trở lại ghe, chỉ còn 9, 10 cô gái bị bắt ở lại.
Khốn khổ các cô gái dốt nát, không biết gì về địa lý, cứ luôn miệng xin xỏ: "Sanh- ga- bo! Hồng Công!!".
Mấy thằng Thái Lan lặp lại y như vậy rồi cười ngặt nghẽo. Mấy cô này là vợ hoặc bồ của tụi chủ tàu, được cho ăn uống đầy đủ từ việc trấn lột của mọi người, nên trông tươi mát phởn phơ lắm. Âu là quả báo nhãn tiền! Mười mấy chiếc tàu Thái thả neo ra phía xa, bật đèn sáng choang, mở nhạc Thái eo éo vang trời. Một lễ hội hoa đăng sa đọa.
Sáng ra, 1 chiếc tàu cập vào trả lại các cô gái tả tơi tan nát như những cái giẻ rách. Các cô cúi gầm mặt bước lên ghe.
Ngày thứ 15
Ghe được kéo đi suốt 1 ngày. Chúng vừa kéo vừa nới dây ra xa dần, đến khi chỉ còn là 1 đốm nhỏ trên biển. Hai chiếc tàu Thái chạy cặp 2 bên
ghe, chiếc chạy bên trái có thằng Thái liệng sang chỗ tôi 1 gói thuốc lá, nó chỉ tay vào chiếc chạy bên phải, nói tiêng Việt: Nó vô mánh! Nó vô mánh!
Tôi nhìn sang phải thì thấy đúng là chiếc tàu cướp biển (mang số 6 vẽ theo hình rắn hổ mang) đã trấn lột ghe chúng tôi. ( Sau này tôi lại gặp chiếc tàu này lần nữa trên bến Ninh Kiều, khi nó bị Việt Nam bắt).
Khoảng 5, 6 giờ chiều, ghe đang chạy bỗng khựng lại. Bọn chủ tàu la lên: “ Nó cắt dây rồi” . Nhìn về phía xa thấy 1 hòn đảo nhỏ
Ngày thứ 16
Tôi thức giấc lúc rạng sáng, ngạc nhiên thấy lù lù trước mặt một hòn đảo xanh ngắt bóng cây. ( Sau này tôi biết đó là đảo Hòn Chuối) Đảo im
vắng đáng sợ không một bóng người. Trên ghe lặng ngắt bầu không khí nặng nề.
Bỗng tiếng súng nổ giòn. Một chiếc ghe lố nhố bộ đội từ đảo phóng nhanh ra. Thôi rồi. Tôi ném hết giấy tờ trong người xuống biển.
Toán bộ đội nhảy lên ghe, lăm lăm súng. Ghe được kéo vô đảo. Từng người phải cởi áo, họ dùng áo đó trói chặt 2 tay chúng tôi ra sau lưng. Lên bờ tôi đi không vững ngã dập mặt xuống đổ máu mũi. Cả đoàn người 2 tay bị trói, nằm phơi nắng trên triền đá từ sáng sớm đến tận trưa. Phiến đá dưới lưng nóng như vĩ lò nướng chín tấm lưng trần, tôi cố chõi cánh tay ưỡn lưng lên cho đỡ nóng. Mặt trời như hàng ngàn mũi kim đâm vào mắt đau đớn. Tôi chỉ mong họ cho tôi 1 phát đạn vào đầu kết thúc nỗi nhục hình này.
Có tiếng la lối bằng giọng Bắc: “ Ai cho chúng mày đem cháo xuống cho chúng nó ”
Tiếng năn nỉ:
- Cho họ ăn đi thủ trưởng ơi. Họ đói khát nhiều ngày rồi
- Tao nói không là không! Phải canh giữ không cho thằng nào trốn thoát. Bọn này là bọn theo chân đế quốc, có ngày chúng về chúng giết mày đấy.
Tôi nhìn thấy tên chúa đảo mang quân hàm thượng sĩ đến giật phăng soong cháo trên tay người bộ đội, ném mạnh xuống nền đá.
Cháo văng tung tóe. Hai ba người gần đó cố trườn đến gần lè lưỡi liếm cháo đổ.
Tôi chua xót. Chúng tôi, những bộ xương khô quắt đi không vững thì chạy trốn đi đâu được giữa hòn đảo hoang vắng giữa biển khơi
thế này. Những con người mất nước, sốt cao đến kiệt quệ mà còn bị bỏ đói phơi nắng cho đến chết. Lòng hận thù cộng với nỗi sợ hãi bởi tội ác của chính mình khiến cho người ta nhẫn tâm đến không còn chút nhân tính.
Tôi lại mê đi, văng vẳng tiếng ai đó ở gần:
- Thủ trưởng ơi phơi nắng vậy chắc họ chết hết.
Ai đó đá vào hông tôi:
- Cho lên trên kia!
Tôi gom sức tàn trườn ngửa người bằng 2 chân lên đầu dốc. Chỉ vài mét mà tưởng như cả chục cây số, trườn từng tấc đất một, lên đỉnh dốc tôi buông mình rơi xuống 1 hốc đá có bóng cây rồi ngất đi không biết gì nữa.
Tôi tỉnh dậy khi ai đó bón cho tôi vài muỗng nước mát lạnh. Hai người bộ đội rảo quanh đá vào các thân người nằm trên triền đá.
“ Thằng này chết rồi! Người kia chết rồi! Đây, chết rồi! ”….
Thắng trẻ khỏe nên họ sai nó lôi các xác chết ra biển. Cháu tôi bảo đã mang đi 7 cái xác trong buổi sáng hôm đó. Họ thưởng cho nó 1 ca nước, nhờ vậy Thắng đã cứu tôi sống dậy.
Ngày thứ 17
Giữa trưa tàu Công an Minh Hải từ đất liền ra tiếp nhận chúng tôi và kéo ghe vào.
Đến cửa sông ông Đốc, 1 đoàn ghe của ngư dân tháp tùng chúng tôi vào đến chợ Ngọc Hiển. Họ reo hò, chào đón không phải vì chúng tôi bị bắt mà vì chúng tôi là những người sống sót trở về. (Sau này tôi biết dư luận đồn đãi ghe chúng tôi trôi dạt trên biển đói khát phải ăn thịt xác chết).
Ghe vào đến chợ thì một rừng người kéo ra bờ sông xem đám dân vượt biên…ăn thịt người. Một trận mưa bánh mì, xôi, bánh ú bánh tét, nước uống, tiền …ném vào ghe chúng tôi. Lại giành giật náo loạn trên ghe.
Quái lạ! Đã không còn phải sợ đói nữa, sao họ cứ lao vào giành giật…?? Hội chứng sợ đói khát này tôi đã đọc trong tác phẩm "Từ bỏ thế giới vàng" của Jack London thì phải. Tưởng rằng chuyện chỉ có trong tưởng tượng hay tiểu thuyết.
Tên chúa đảo Hòn Chuối lăm lăm súng, đứng trên nóc cabin tàu Minh Hải la hét không cho dân chúng ném thức ăn vào ghe của chúng tôi. Bà con liền quay sang ném đá vào hắn như mưa:
- Người ta đói khát tao cho họ ăn đó. ĐM. thằng bắc kỳ khốn nạn. Mày ngon mày bước lên đây là chết con đĩ mẹ mày nghen con !!
(Về sau tôi biết rằng người dân ở đây đã nghe biết chuyện chúa đảo Hòn Chuối phơi nắng dân vượt biên tới chết)
Thằng chúa đảo vô nhân lủi nhanh vào buồng máy.
Các nhân viên y tế đến chăm sóc từng người chúng tôi, những người yếu được đưa ngay vào bệnh viện. Tôi xin ghi khắc vào tim tri ân tấm lòng của người dân Cà Mau đối với chuyến trở về của chúng tôi. Thừa lúc lộn xộn, bọn chủ tàu bỏ trốn hết. Bọn chúng biết số phận chúng sẽ thế nào. Khi chúng tôi được đưa về tập trung ở một bãi đất trống, làm thủ tục kê khai, người dân lại đốt đuốc đi xem “ đám vượt biên ăn thịt người”. Họ mang theo thức ăn nước uống tiền bạc ném vào đám chúng tôi. Lại lao vào cấu xé gào thét giành giật náo loạn như những kẻ điên.
Ngày thứ 18
Chúng tôi- 60 người bị đưa vào trại giam Cây Gừa, 80 người khác cùng chuyến đi đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả .