Người xưa thường nói: ``Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu`` của người xưa và đã hiểu theo nghiã đen của từng chữ như sau: ``Vua xử chết, mà (bầy tôi) kháng cự là bất trung. Cha bảo chết, mà (con) còn luyến tiếc cuộc đời là bất hiếu, không xứng đáng là đại trượng phu, là nam tử hán``. Hai câu giáo điều này của Nho Giáo đã ngự trị ở Việt Nam cũng như Trung Hoa từ nhiều ngàn năm trước và bọn gian thần, nịnh thần đã luôn luôn dùng câu ``Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” để buộc tội những trung thần mà chúng không ưa nhưng dám can ngăn vua là bất trung.
Ngày nay vẫn còn một số người có quan niệm cổ hủ và đầu óc ngu dốt suy nghĩ như vậy. Cho nên họ đã cho rằng việc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, người đã được Hoàng Đế Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ Tướng, đã truất phế Hoàng Đế Bảo Đại là kẻ bất trung, là kẻ phản bội.
Trước khi bàn về vấn đề này, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải tìm hiểu rõ ràng quan niệm của Khổng Giáo về giáo dục con người.
Giáo dục con người theo quan niệm của Khổng Giáo là giáo dục toàn diện vì nếu không toàn diện, không thể nào trở thành một con người hoàn toàn để có thể xứng đáng là ĐẠI TRƯỢNG PHU, là NAM TỬ HÁN. Tuy nhiên sự giáo dục này vẫn nặng về ĐỨC DUC hơn TRÍ DUC và THỂ DUC vì thế mới có câu: “Tiên học LỄ, hậu học VĂN” và phải qua từng giai đoạn một: TU, TỀ, TRI và BÌNH. Có TU được THÂN mới có thể nói tới chuyện TỀ GIA. Có TỀ được GIA thì mới có thể nói tới chuyện TRI QUỐC. Và có TRI được QUỐC thì mới có thể nói tới chuyện BÌNH THIÊN HẠ. Vì thế người xưa mới có câu:``Tự Thiên Tử, dĩ chí ư thứ dân, giai dĩ Tu Thân vi bản`` (Từ Vua dến Dân, ai cũng phải lấy việc sửa mình (Tu Thân) làm gốc. Muốn TU THÂN, thì phải biết thế nào là NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ và TÍN và phải biết tuân giữ năm điều này. Mà trong năm điều này, thì điều NHÂN không những đứng đầu mà còn là nguồn gốc của các đức tính khác. Người đã có đức nhân, không thể bất nhân hay độc ác. Do đó một khi đã TU được THÂN, thì dĩ nhiên người ấy không những có TÀI mà còn có cả ĐỨC nữa. Như vậy, khi TỀ GIA, tức khi quản trị gia đình, khi làm cha tức làm chủ gia đình, người ấy không thể nào lại BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA, bắt con phải chết một cách vô cớ hay chỉ vì lỡ dại mà làm điều sằng bậy, mà phải tìm cách khuyên răn, dậy dỗ chứ không thể nhắm mắt, lấy quyền làm cha mà bắt con phải chết, cùng lắm là để cho luật pháp xét xử. Cũng vậy, khi một người đã ở vị trí TRI QUỐC, người lãnh đạo quốc gia, tức người đại diện cho cả nước cũng không thể ỷ thế là VUA hay TỔNG THỐNG hay ĐẢNG (như bọn Cộng Sản chủ trương), mà bắt bầy tôi phải chết một cách oan uổng, không được xét xử công minh.
Mặc dù quan niệm Vua là Thiên Tử, nhưng theo Khổng Tử, DÂN cũng là con TRƠI, chỉ khác là VUA là con TRƯỞNG mà thôi (Phàm nhân giai vân Thiên chi tử Thiên tử vi chi thủ nhĩ). Không những thế, DÂN mới là người đáng qúy nhất (Dân vi qúy, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh). Thực vậy, không có DÂN thì làm gì có nước ? Không có nước thì làm gì có vua ? Bởi vậy, dù là Thiên Tử, làm gì cũng phải theo ý trời. Thuận theo ý TRƠI thì SỐNG, nghịch ý TRƠI thì phải CHẾT (Thuận Thiên gỉa tồn, nghịch Thiên gỉa vong). Ngược lại, người làm CON cũnh như người là BẦY TÔI, nếu đã TU THÂN, tức đã hiểu thế nào là NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ và TÍN không lẽ không hiểu thế nào là TRUNG, là HIẾU ? Chẳng lẽ một người đã được giáo dục như vây mà lại hiểu TRUNG, chữ HIẾU ở đây là không được thay lòng đổi dạ, lúc nào cũng phải tuân theo một cách tuyệt đối dù ông vua ấy tốt xấu thế nào? Vua bảo chết là nhắm mắt chịu chết? Cha bảo chết là nhắm mắt tuân theo?
Hơn nữa PHU ở đây là PHU nào? và QUÂN ở đây là QUÂN nào?
Chữ PHU ở đây phải hiểu là cha HIỀN chứ không phải là những người cha độc ác, những người cha không biết Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là gi. Cũng như chữ QUÂN ỡ đây phải hiểu là MINH QUÂN, ANH QUÂN chứ không phải là HÔN QUÂN hay BẠO CHÚA . Bởi vậy chữ TRUNG, chữ HIẾU ở đây, chỉ áp dụng với những người cha hiền, những ông vua tài giỏi, đạo đức, nhân từ. Còn đối với những người cha không xứng đáng, những người cha độc ác, cũng như đối với những ông vua độc ác, tàn bạo, hoang dâm hay đối những đảng độc tài (như đảng Cộng Sản Việt Nam) chỉ làm hại dân, hại nước, cắt đất cho ngoại bang như bọn Cộng Sả Việt Nam, thì dù có cưỡng lại cũng không phải là bất trung, bất hiếu. Người con có hiếu, người bầy tôi trung có nhiệm vụ phải khuyên can hay phản đối, nếu không được thì bỏ đi, treo áo từ quan hoặc tích cực hơn, phế bỏ đi. Có như vậy mới là người con có hiếu (hiếu với gia đình), mới là người bầy tôi trung (trung với nước).
Thực vậy, giả thử, có người cha tàn ác, bắt mình phải chết một cách một cách phi lý, oan ức, mà minh chịu chết. Sau nay người cảm thấy mình có lỗi, hồi tâm lại thì mọi sự đã muộn nên ân hận và đau khổ, như vây sự chiụ chết của mình đâu phải là hiếu, mà là bất hiếu vì đã làm cho cha đau khổ. Trái lại, nếu mình bỏ đi, sau này người cha biếi lỗi mình trở về phụng dưỡng cha. Như vậy mình mới là người con có hiếu. Đối với người bầy tôi cũng vậy. Nếu gặp phải ông vua tàn ác, bạo ngược, mà cứ chiụ nhục, chiụ chết thì không những sự chết của mình chẳng có ích gì cho dân, cho nước, mà còn khuyến khích ông vua thêm tàn bạo, thì thử hỏi đến lúc đất nước nguy biến, còn đâu người tài giỏi để đứng ra lo việc triều chính, để bảo vệ giang sơn ? Chính vì không hiểu rõ được thế nào là TRUNG, là HIẾU, là QUÂN, là PHU nên nhiếu người đã không thể giải quyết được khi phải chọn một trong hai chữ TRUNG và HIẾU.
Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy có rất nhiều bầy tôi đã hiểu chữ TRUNG, chữ QUÂN một cách tích cực như vậy mà cụ Chu Văn An, cụ Nguyễn Trãi là những điển hình. Chính Đức Khổng Tử cũng đã từng hành xử như vậy. Chỉ có điều vì ngài chủ trương NHÂN TRI CHỦ NGHĨA, lại sống dưới chế quân chủ chuyên chế nên cách giải quyết của ngài để phế bỏ những ông vua tàn ác, bạo ngược không thể thuyết giảng công khai mà chỉ âm thầm nhưng vẫn không thiếu phần tích cực và dũng cảm đó là sự ra đi (treo áo từ quan) và tìm người khác xứng đáng hơn để phù trợ mà vẫn không mang tiếng là bất trung, là phản nghịch. Một khi những người tài giỏi đã bỏ ra đi hết thì chẳng sớm thì muộn, ông vua tàn ác bạo ngược kia cũng bị mất ngôi, mất nước Đọc chuyện Đức Khổng Tử bỏ nước Lỗ trong cuốn Ôn Cố Tri Tân, Tập 2 trang 657 của Mộng Bình Sơn, chúng ta thấy Ngài đã được vua nước Lỗ là Lỗ Định Công mời về và phong cho làm Tướng Quốc và ngài đã giúp cho vua nước Lỗ chỉnh đốn lại được kỷ cương trong nước khiến nước Lỗ mỗi ngày một cường thịnh. Nhưng khi ngài thấy Lỗ Định Công không còn xứng đáng là một vị vua nữa, và cũng không còn thể nào cải sửa được nữa vì đã bỏ mất điều Lễ nên ngài đã bỏ nước Lỗ ra đi dể sang nước Vệ rồi nước Tống để tìm minh chủ để phò trợ. Ai dám bảo Đức Khổng Tử, một người đã đề ra thuyết Nhân Trị Chủ Nghĩa, lấy Tan Cương Ngũ Thường làm giường cột, là bất trung?
Tóm lại, quan niệm của Đức Khổng Tử về Trung và Hiếu cũng như Quân, Sư và Phụ, lúc nào cũng phải dựa vào NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ và TÍN. Bởi vậy, không phải lúc nào cũng ``Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu``. Câu này sở dĩ được luôn luôn nói tới trong thời phong kiến bởi vì thời nào cũng vậy, hôn quân, bạo chúa, gian thần, nịnh thần thì nhiều mà minh quân, anh quân, trung thần thì ít, nên bọn gian thần, nịnh thần luôn luôn nêu câu này lên để hãm hại trung thần. Ngày nay, bọn Cộng Sản Trung Hoa và Việt Nam tuy bề ngoài thì đả phá chế độ quân chủ, phong kiến, nhưng cũng bấu víu vào hai chữ TRUNG và HIẾU của Khổng Tử để đàn áp dân chúng cũng như những người bất đồng chính kiến. Là bầt tôi trung, phaỉ hiểi là trung voi nước, Vua hay Tổng Thống chỉ là người đại diện. Nếu không xứng đáng, người bầy tôi trung, nói riêng, công dần tốt, nói chung, không những có quyền mà còn có bổn phận đứng lên tìm cách phế bỏ hay đạp đổ. Liệu bọn chúng Cộng Sản Việt Nam còn có thể tồn tại được đến bao gìơ nếu chúng không thay đổi cách cư xử đối với dân và cách phụng sự đối với đất nước? Người xưa thường nói: ``Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên gỉa vong. Thiên ở đây chính là lòng dân.
Vậy thì Hoàng Đế Bảo Đại có phải là một minh quân, anh quân không? Nếu không thì không thể nào kết tội TT Ngô Đình Diệm là kẻ bất trung hay là kẻ phản bội được bởi vì ông đã đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, của phe phái.
Lê Duy San