HUY PHƯƠNG/SBTN
Vào những ngày cuối năm 2010, Hội HO Cứu trợ Thương Phế Binh Bộ QP/VNCH có nhận được thư của một quả phụ gởi từ Việt Nam
. Bà tên là Chu Thị Quyền, quả phụ cố thiếu tá Nguyễn Viết Thông. Thiếu Tá Thông thuộc ngành Quân Cụ, đã phục vụ qua các đơn vị: Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Liên Ðoàn 333 Yểm trợ trực tiếp và Sư Ðoàn 25 BB. Bà quả phụ Nguyễn Viết Thông cho biết tin tức về một hầm chôn tập thể tại Bình Dương vào những ngày cuối tháng tháng 4-1975, trong đó có chồng bà. Thiếu tá Thông bị Cộng Sản bắn tại quận Lái Thiêu Gò Vấp trong khi đang di chuyển với một hạ sĩ quan tài xế, ông bị thương nặng ở bụng và đưa đưa vào ẩn náu trong ngôi nhà của một bà cụ trong vùng
Trong khi người tài xế bỏ chạy, bà cụ này đã đưa Thiếu tá Thông vào bệnh viện và ông đã qua đời tại đây. Vì không biết thân nhân là ai, bệnh viện đã giao xác thiếu tá Thông lại cho bà cụ, bà cụ cũng không thể đưa về nhà, nên đã đã đưa xác ra để tại đầu cầu, gần chợ Lái Thiêu. Khi Cộng Sản chiếm Bình Dương, rất nhiều anh em quân nhân QLVNCH bị giết, mấy ngày sau con số lên đến hơn ba chục người, sau đó những người dân tại đây đã đem xác những người này chôn vào chung một hố tập thể trong một vùng đất trũng gần đó. Ðịa điểm là xã Ðông Hoà.
Mấy ngày sau, người tài xế đã cho bà Thông biết tin tức của chồng, bà lần theo dấu vết, biết được nơi chôn tập thể này, nhưng lúc ấy, hầm mới chôn xong, người ta đã đổ lên đấy mười xe đất, không có cách gì để tìm lại xác chồng. Với gia cảnh mười đứa con, trong cảnh loạn lạc, mất chồng, bà Chu Thị Quyền không biết làm gì hơn là nán lóng chờ đợi. Sau bốn năm, rồi mười, mười lăm năm, bà đã nhiều lần xin chính quyền địa phương cải táng, nhưng trong ba mươi bảy người trong mộ, chỉ có một mình bà là thân nhân, chính quyền không thể để cho bà làm công việc ấy.
Mãi đến 19 năm sau (1994) bà và các con bà mới được phép cải táng nấm mồ tập thể này, vì ngoài bà ra, lâu nay không có ai là thân nhân của những người đã chết lui tới liên lạc với chính quyền sở tại. Tất cả chi phí lo liệu đều do bà quả phụ Chu Thị Quyền và các con đảm trách. Việc khai quật nấm mồ tập thể kéo dài từ ngày 5 đến 8 tháng 5-1994, mỗi ngày sử dụng liên tục 10 nhân công. Những nhân công này phải khai quật một vùng đất mỗi bề 8 mét chiều rộng và đào sâu 4 mét. Gia đình bà Nguyễn Viết Thông đã coi sóc việc khai quật ngôi mộ và cho biết bà đã đốc thúc các công nhân đào tìm rất kỹ
Khi đào nấm mồ tập thể lên, người ta tìm được 36 hộp sọ, trong đó có một hộp sọ đã vỡ nát, còn xương cốt thì qua thời gian đã lẫn lộn, và áo quần đã bị tiêu huỷ. Dân chúng quanh vùng rất mừng khi hầm chôn tập thể được khai quật, nhiều người thường đi câu cá tại đây cho biết vào buổi chập choạng cho biết họ bị nhiều người mặc quân phục ra đuổi không cho họ câu cá ở đây. Kiểm điểm số giấy tờ căn cước và thẻ bài quân nhân, người ta đếm được danh tánh của 16 người. Một số căn cước khác qua thời gian 19 năm đã vữa nát không đọc được tên. Những người khác khi chết, đã bị dân chúng ta lục giấy tờ, tiền bạc vứt trên đầu cầu Lái Thiêu, nay đã không còn.
Ngày bị bắn, tất cả giấy tờ của Thiếu Tá Thông, bà cụ có lòng tốt đem ông vào nhà thương, vì sợ hãi đã đem nạp hết cho chính quyền từ 19 năm về trước. Bà quả phụ Chu Thị Quyền chỉ nhận biết được đầu lâu của chồng qua bộ răng của ông.
Việc cải táng hoàn thành, nhưng theo lời khuyên của cha xứ sở tại, vì Thiếu Tá Thông chỉ còn lại duy nhất một hộp sọ, nên bà Chung Thị Quyền dành phải thiêu chung với bộ xương của 36 người khác và đem về chôn tại một khoảng đất trong nhà thờ xứ Hà Nội tại Gò Vấp. Bà Chu Thị Quyền nói với chúng tôi rằng: “Trước kia, các anh ấy đã nằm chung với nhau, thì nay thiêu ra tro bụi, chúng tôi cũng xin để các anh chung với nhau”. Bà và các con là gia đình duy nhất lui tới đọc kinh, nhang khói cho nấm mồ tập thể này.
Bà không có phương tiện để truy tìm và thông báo cho gia đình 16 nạn nhân xấu số đã tìm được giấy tờ, trong khi đây là một nấm mộ tập thể của quân đội chế độ cũ, chính quyền hiện nay đã không quan tâm giúp gì trong việc thông báo đến gia đình những người đã mất. Bà đã cất giữ những tài liệu và tên tuổi này, nhờ chuyển đến Hội HO Cứu trợ TPB-QP/VNCH để xin giúp đỡ.
Tuy hầm mộ tập thể đã chôn 37 người, nhưng số giấy tờ bà quả phụ của Thiếu tá Nguyễn Viết Thông thu thập được chỉ có 16 người, có quân nhân chỉ có thẻ bài, có người chỉ có căn cước.
Theo dân chúng trong vùng, những người khác khi xác nằm tại đầu cầu Lái Thiêu (gần chợ) đã bị lục giấy tờ và tiền bạc, và nhiều quân nhân như Thiếu Tá Nguyễn viết Thông không đeo thẻ bài. Mặc dù có nhiều tin tức về nấm mồ tập thể, nhưng vì hoàn cảnh neo đơn của bà quả phụ Chu Thị Quyền, bà không có phương tiện để thông báo và đi tìm gia đình của những người đã được chôn chung với chồng bà, bà có đến một vài địa chỉ ở Saigon, Chợ Lớn nhưng hàng xóm cho biết những gia đình này đã đi Mỹ. Mãi đến hôm nay, 12 năm sau bà mới thông báo ra hải ngoại và nhờ chúng tôi loan báo để may ra gia đình nào có con, chồng mất tích vào ngày 30 tháng 4-1975 có thể tìm lại được nắm xương tàn của thân nhân mình.
Trong niềm đau xót chung, trước hoàn cảnh mất mát của một nhiều gia đình, chúng tôi xin trân trọng ghi lại tên tuổi và những chi tiết về số danh tánh đã tìm được trong nấm mồ tập thể tại Bình Dương gồm 16 người ở trên. Hiện nay nắm xương tàn của 16 quân nhân có tên ghi trên đây cùng 20 vị vô danh khác đã dược gia đình bà quả phụ Nguyễn Viết Thông đem thiêu và để chung vào một quan tài, chôn trong phạm vi của nhà thờ xứ Hà Nội tại Gò Vấp, Saigon-. Gia đình Bà quả phụ Nguyễn Viết Thông theo đạo Công Giáo, bà vẫn thường thăm viếng và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn cựu Thiếu tá Thông cùng 36 linh hồn anh em mà hài cốt đã được hoả thiêu và chôn cất tử tế tại đây.
Chúng tôi, đã liên lạc với bà quả phụ Nguyễn Viết Thông tại Saigon để tìm thêm chi tiết và tài liệu, hầu trình bày đầy đủ với bạn đọc danh tính và những chi tiết về nấm mồ tập thể chôn 37 chiến hữu cuả chúng ta vào 32 năm trước tại Bình Dương.
Chúng tôi hy vọng sau sự loan báo này, nhiều gia đình sẽ được biết tin thân nhân của mình sau 32 năm biệt tin. Bà quả phụ Nguyễn Viết Thông, nhũ danh Chu Thị Quyền sẵn lòng hướng dẫn gia đình của những người mất tích đến nơi chôn cất hay cho các gia đình này biết những chi tiết khác. Mặc dầu trong mồ chôn tập thể có thi thể của chồng, bà Chu Thị Quyền, trong một hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, đã cùng gia đình hết lòng lo khai quật ngôi mồ, thiêu hài cốt và chôn cất và thăm viếng, cầu nguyện.
Xin đồng hương và thân nhân có thể liên lạc, thăm hỏi hay giúp đỡ bà quả phụ có Thiếu Tá Nguyễn Viết Thông, nhũ danh Chu Thị Quyền điện thoại: 011-848-8948013 địa chỉ: 1008 Tổ 59- đường Lê Ðức Thọ. Phường 13, quận Gò Vấp, Saigon.
Chúng tôi xin thành thật cám ơn Hội HO Cứu trợ TPB- QP VNCH tại California đã cấp thời giúp đỡ cho bà Chu Thị Quyền một món tiền tạm thời là $200. Chúng tôi cũng xin cám ơn bà Quyền đã tín nhiệm giao cho chúng tôi những tài liệu cần thiết để gởi đến bạn đọc Người Việt để hy vọng tìm ra thân nhân của những nắm xương tàn xiêu lạc này. Qua cuộc nói chuyện bằng điện thoại của chúng tôi với bà Quyền, bà cho biết cho đến nay bà mới yên tâm vì các xương cốt tử sĩ đã được chôn cất tử tế, và tin tức đã được phổ biến đến đồng hương, hy vọng trong đó có nhiều gia đình tử sĩ.
Chúng tôi xin thành thật chia buồn với gia đình các chiến hữu đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, và xin ơn trên phù hộ cho gia đình các tử sĩ sớm biết được tin tức này. Gia đình các tử sĩ nếu cần tin tức, xin liên lạc thẳng với bà Quả Phụ Nguyễn Viết Thông ở địa chỉ ở cuối bài.
Đã có bốn thân nhân tìm lại được danh tánh và xương cốt của cha, con, em mình. Các thân nhân này ở Hoa Kỳ đã điện thoại ngay về Việt Nam và nhờ người nhà đến liên lạc với bà quả phụ Thiếu tá Nguyễn Viết Thông nhũ danh Chu Thị Quyền là người đã tìm thấy ngôi mộ tập thể này, thiêu hài cốt và chôn cất các tử sĩ.
Bảy gia đình này gồm thân nhân của:
- Ông Trần Văn Quá, nguyên trung sĩ thuộc Sư Ðoàn 5 Bộ Binh.
- Ông Nguyễn Minh Niên, nguyên thiếu uý Quân Y Bình Dương., độc thân, hiện nay có – - Ông Nguyễn Bá Long, sinh tại Huế, thuộc binh chủng thiết giáp. , độc thân, hiện có anh - Ông Trần Văn Trai, độc thân, ở Huế.
- Ông Đào Vĩnh Nghiệp ở Saigon.
- Ông Huỳnh Quang Tiên, quân nhân ở Saigon.
- Ông Nguyễn Hồng Cường, quân nhân.
Nhiều đồng bào hải ngoại đã điện thoại hỏi thăm tin tức về hầm mộ tập thể và chia buồn với bà Chu Thị Quyền ở Gò Vấp Saigon.
Tuy vậy cho đến nay có 9 hài cốt chưa có thân nhân đến nhận:
1. NGUYỄN VĂN RỰC, sinh ngày 29/10/50 tại Gia Ðịnh, con của ông Nguyễn Văn khương và bà Phạm Thị Hai, địa chỉ: Long Phú, Long An
2. VĨNH NGUYÊN, sinh năm 1939 tại Hà Tĩnh, con ông Bửu Ngô và bà Nguyễn thị Quyên, ở số 33 Lê Thánh Tôn, Nha Trang.
3. SI CUN TAC , sinh năm 1944 Tại Hải Ninh, số quân 64/190.3279, con ông Sy A Ly, và bà Lenh Sy.
4. LƯU CẦU, sinh năm 1948 tại Saigon, cấp bậc binh 2 ÐPQ, số quân: 48/835.377, con ông Lưu Lai và bà Du Thang Nui .
5. NGUYỄN VĂN THƯƠNG, sinh năm 1957 tại Gia Ðịnh, số quân: 77/114.335, con ông Nguyễn Văn Giao và bà Hồ thị Loan ,
6. NGUYỄN VĂN QUÝ, chỉ có thẻ bài, số quân:73/120.860.
7. PHẠM VĂN MỸ, số quân 71/150.515.
8. NGUYỄN TẤN CƯỜNG, số quân:75/135.929
9. HUỲNH TẤN CƯỜNG, số quân: 74/122.142
Ðịa chỉ liên lạc: Bà Chu Thị Quyền điện thoại: 011-848-8948013
địa chỉ: 1008 Tổ 59- đường Lê Ðức Thọ. Phường 13, quận Gò Vấp, Saigon