Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ như không thể. Dùng đấy mà tỏ ra không dùng. Gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi. Thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực lượng đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. (TÔN TỬ)
- CHIÊU “THANH ĐÔNG KÍCH TÂY” LÀ CHIÊU GÌ VẬY?
Nghĩa đen của nó là “Reo hò phiá Đông, nhưng lại đánh vào mặt phiá Tây”. Ở chính trị, nói một đằng làm một nẽo tất cần thiết. Muốn thực hành điều nầy, nhưng lại giả làm điều kia, như thế gọi là thanh đông kích tây.
Chiêu nầy là chiêu dùng bất ngờ để chiến thắng đối thủ, chiêu nầy nhằm chuyển mục tiêu để lừa đối phương khiến cho đối thủ sơ ý, lừa lúc bất ý, bất ngờ tấn công kẻ không chuẩn bị. Phương pháp thực hiện độc chiêu nầy, gồm có những bước như sau:
- Chế tạo tin đồn.
- Làm rối tai mắt địch.
- Mê hoặc ý chí của địch.
- Nghi binh.
- Làm yếu lực lượng phòng vệ của địch.
Chiêu “Thanh đông kích tây”, cái nguyên tắc tối cao của chính trị & quân sự lấy “BÍ MẬT” làm chủ động. Dù trên chiến trường, chính trường và ngay cả thương truờng cũng đều phải giữ bí mật tuyệt đối, mới nắm được thế chủ động. Để lộ cơ mưu là hỏng tất cả kế sách.
Thanh đông kích tây là đưa ra một mục tiêu giả để che dấu cho ý đồ thực. Trong Thế chiến II, tướng Mac Arthur đã nhiều lần áp dụng chiêu “Thanh đông kích tây” với Nhật. Trong chiến dịch chiếm lại những hòn đảo tại Thái Bình Dương. Ông thường cho lực lượng lớn vây một hòn đảo để cho Nhật lầm tưởng ông sẽ đánh chiếm đảo đó, nhưng ông lại cho một lực lượng tương đối nhỏ tấn công một hòn đảo khác.
Chiêu “thanh đông kích tây” cũng gần giống như chiêu “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Sương”. Nó có ý nghĩa, giữa lúc hai bên đang đấu tranh, mỗi bên đều ra sức che giấu mục tiêu thật của mình, rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Điển tích nầy lấy từ chuyện Lưu Bang sau khi thoát khỏi nanh vuốt của Hạng Vũ, chạy vào Tứ Xuyên. Trương Lương cho đốt rụi đường sạn đạo để phòng ngừa Hạng Võ truy kích. Đến khi Hàn Tín làm tướng súy cho Lưu Bang, chỉnh đốn quân ngũ sửa soạn phản công. Hàn Tín cho một đạo quân đi tu sửa đường sạn đạo cố ý lừa Hạng Vũ. Tình báo của Hạng Vũ chỉ lo dòm ngó cái đường sạn đạo bao giờ sửa xong mà thôi. Trong khi đó, Hàn Tín xuất lĩnh đạo quân đi bằng con đường khác đến đánh úp Hạng Vũ, làm Hạng Vũ trở tay không kịp.
[2] VỀ MẶT CHÍNH TRỊ:
Năm 1952, Nga tổ chức thao diễn quân sự mời các đại biểu Tây Phuơng đến dự, Nga cho trình bày loại oanh tạc cơ khổng lồ BISON, lúc đó Nga chỉ có 9 chiếc, nhưng cho là giả tới 50 chiếc và dùng gián điệp phao tin là sang năm 1954, Nga sẽ có tới 500 chiếc. Hoa Kỳ hoảng sợ, Quốc hội bàn cãi đả kích chính phủ và vội cho cấp tốc sản xuất loại oanh tạc cơ khổng lồ là B52 ngày nay. Biết Mỹ dính đòn, Nga bỏ sản xuất Bison và dồn tiền vào nghiên cứu hoả tiển không gian. Kết quả là Nga đã đưa Đại tá Yuri Alekseievich Gagarin được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.
Tóm lại, đây là chiêu “Đánh lừa chiến lược” (Zhanlue zhali). Chiêu nầy rất giống với quan điểm chiến lược “Đánh lừa đối phương” (bing yi zha li) của Tôn Tử.
- TẬP CẬN BÌNH & “GIẤC MƠ CHỆT”:
Trên thực tế, “GIẤC MƠ CHỆT” của Tập Cận Bình là muốn làm sống lại tham vọng chủ nghiã “BÀNH TRƯỚNG & BÁ QUYỀN” của Mao Trạch Đông. Khi còn sinh tiền, Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố: “Nếu phải hy sinh 500 triệu dân Trung Hoa để thống trị cả thế giới thì Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện.” Lộ đồ “Hán hoá” thế giới, chiếm lĩnh kinh tế, thống nhất “ĐẠI TRUNG QUỐC” cho đến khi hoàn tất. Mao Trạch Đông còn trích dẫn rằng: “Vùng Vladivostok, Khabarovsk và bán đảo Kamchatka thuộc chủ quyền của Trung Hoa bị Nga Hoàng thôn tính theo thỏa ước AIGUN năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860. Nhưng, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ thừa nhận 2 thỏa ước nói trên.
Mao Trạch Đông còn tuyên bố trong cuộc họp của BCT/ Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSTQ vào tháng 8/1965 rằng: “Chúng ta phải giành cho bằng được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả MNVN, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore…một vùng như Đông Nam Á Châu rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…rất xứng đáng với sự tốn kém để chiếm lấy.”
Vì vậy, TC đã xua quân đánh LX ngày 2/3/1969 dọc theo biên giới Trung – Xô. Trong vòng 5 ngày đầu của cuộc chiến, TC đã xua 260 triệu dân xuống đường biểu tình chống LX tại nhiều nơi. Điện Kremlin không thể ngờ đồng chí Bắc Kinh đã gian xảo tới mức đó! Sự thật, trên thế giới chưa có người lãnh đạo một nước nào về mặt chính trị đã lật ngược chính sách liên minh, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những tên lãnh đạo Bắc Kinh.
Lộ đồ “HÁN HOÁ” để thống trị cả thế giới, đã được Mao Trạch Đông đã vạch ra hai mục tiêu ưu tiên chiến lược rất rõ ràng:
[1] ƯU TIÊN 1: TÁI CHIẾM VÙNG VLADIVOSTOK – KHABAROVSK – KAMCHATKA:
- VÙNG VLADIVOSTOK:
Thành phố Vladivostok nằm ở Viễn Đông của Nga. Thành phố tọa lạc ở cực nam Bán đảo Muravyov-Amursky, rộng khoảng 30 km và dài 12 km. Các thổ dân của lãnh thổ mà Vladivostok hiện nay là thiểu số UDEGE và một dân tộc thiểu số là TAZ. Khu vực đã là một phần của nhiều quốc gia, chẳng hạn như Mohe, Balhae, Goguryeo, Tấn, triều đại nhà Nguyên (Trung Hoa) trước khi Nga mua lại toàn bộ tỉnh Hàng Hải và đảo SAKHALIN bởi Hiệp ước Bắc Kinh (1860) với nhà Thanh, vừa bị mất vì chiến tranh nha phiến với Anh nên không thể bảo vệ được khu vực.
Bờ biển Thái Bình Dương gần Vladivostok đã được giải quyết chủ yếu là người Tàu và Mãn Châu, ngư dân làng chài trên bờ. Chiến tranh Manza 1868, nổ lực của Nga là trục xuất công nhân Tàu ra khỏi lãnh thổ do Trung Hoa kiểm soát. Năm 1903, Nga đã bắt đầu xây dựng các tuyến đường sắt xuyên Siberia, kết nối Vladivostok tới Moscow với chiều dài là 9.302 km (đường chim bay 6.430 km). Hệ thống tuyến đường sắt nầy hoàn thành năm 1905.
Chính phủ Nga hiện đang sở hữu 614 triệu ha đất vùng Viễn Đông (99,5%), một phần trong số nầy sẽ được phận phối lại cho các công dân Nga, mỗi đầu người được cấp 1 ha đất miễn phí. Bộ trưởng Phát triển Viễn Đông Alexander Galushka hy vọng sẽ có thể “Thúc đẩy xu hướng di cư của dân Nga đến vùng Viễn Đông”. Mặc dù giàu có về tài nguyên, vùng Viễn Đông của của Nga xưa nay có mật độ dân cư rất thưa thớt và kém phát triển. Vùng định cư mới này có tổng diện tích khoảng 6.200.000 km2, nhưng chỉ có chưa đến 6,3 triệu người Nga sinh sống, với mật độ khoảng 1 người / km2. Trong số 6,3 triệu người đó, gần 75% tập trung ở các thành phố.
- VÙNG KHABAROVSK:
Vùng Khabarovsk nằm ở vùng Viễn Đông Nga, bao gồm đồng bằng hạ lưu sông Amur, cũng như các khu vực đồi núi rộng lớn dọc theo đường bờ biển OKHOTSK, một bộ phận của Thái Bình Dương. Trung tâm hành chính của vùng là thành phố Khabarovsk. Theo kiểm tra năm 2010, vùng có 1.343.869 cư dân, sống trên diện tích tổng cộng 788.600 km2.
- BÁN ĐẢO KAMCHATKA:
Bán đảo Kamchatka là một bán đảo dài khoảng 1.250 km ở miền Viễn Đông nước Nga, với diện tích khoảng 472.300 km2. Nó nằm giữa Thái Bình Dương về phiá đông và biển Okhotsk về phiá tây. Ngoài khơi bán đảo nầy về phía Thái Bình Dương là Rãnh Kuril-Kamchatka với độ sâu nhất là 10.500 mét.
Bán đảo Kamchatka là một phần lãnh thổ của nước Nga. Phần lớn trong số 402.500 dân là người Nga và dân tộc thiểu số nhiều nhất là người Koryak. Phần lớn phiá Bắc của đảo là quận tự trị Koryakia, ở đó có khoảng 13.000 người Koryak sinh sống. Chính vì vậy mà hồ Kurilski được thừa nhận là nơi sinh đẻ lớn nhất của cá hồi tại đại lục Á-Âu.
Tóm lại, vùng Liên bang Viễn Đông là vùng liên bang lớn nhất trong 8 vùng liên bang của Nga với diện tích 7.460.900 km2 (lớn gần bằng 2/3 diện tích Đại Lục) với mật độ dân số chỉ có khoảng 6 triệu người Nga sinh sống. Đối diện dọc đường bên kia biên giới có tới hơn 200 tới 300 triệu người Hoa sinh sống. Ông Sergi Pushkarev, phụ trách Cơ quan Di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk) cay đắng nói: “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ có đủ khả năng tràn ngập toàn vùng nầy trong 2 giờ mà chúng ta không thể quay lại thời bức màn sắt để ngăn chận họ.”
[2] ƯU TIÊN 2: GIÀNH CHO BẰNG ĐƯỢC CHÂU Á – TBD:
Quần đảo Hoàng Sa, hải quân TC đã chiếm trọn hồi năm 1974. Năm 1988, TC lại chiếm một số đảo trên quần đảo trường Sa. Còn về Biển Đông với tham vọng bành trướng, bá quyền Bắc Kinh đã giành hết diện tích hình cái lưỡi bò chạy dài xuống tới Mã Lai & Indonesia. Đường “LƯỠI BÒ” hay đường chữ U đều là tên gọi khác nhau mà các chuyên gia trên thế giới dùng để chỉ yêu sách phi lý của Bắc Kinh đối với 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ biển của các quốc gia ven Biển Đông: Việt Nam – Philippines – Malaysia – Indonesia – Brunei. Đường yêu sách ngang ngược nầy khởi đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Quốc tiếp tục sử dụng, bỏ bớt đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ còn 9 đoạn.
Bắc Kinh đã đưa tàu chiến vào thềm lục địa của VN, khống chế và đụng chìm nhiều tàu đánh cá của ngư dân VN, bắt cóc người đòi tiền chuộc, cướp hải sản, ngư cụ như bọn cướp biển Somalia. Họ giành khai thác tất cả tài nguyên khoáng sản, hải sản ở vùng biển nầy. Bắc Kinh đã đưa tàu hải quân hăm dọa buộc các công ty khai thác dầu khí hợp tác với VN phải rút lui…
Theo The Associated Press cho biết: “Ngày 28/2/2015, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nêu lên lo ngại về các hoạt động phi pháp bồi đấp ở Biển Đông có thể làm tăng căng thẳng hơn giữa TC và các nước láng giềng về các đảo tranh chấp.”
Ngày 1/4/2015, Tư Lệnh lực lượng TBD của Mỹ, Đô đốc Harry Harris Jr, khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Châu Á – TBD của Mỹ đang đi đúng hướng vì các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo của TC, liệu Bắc Kinh thực sự muốn hợp tác hay có ý định đối đầu với các cường quốc khác trong khu vực. Trước đó ngày 31/3/2015, The Wall Street tường thuật trong một buổi phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của TC tại quần đảo Trường Sa, Đô đốc Harry Harris Jr nói: “Bắc Kinh đang xây dựng một “Vạn lý Trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp”.
- CHIÊU “NHẤT ĐIỂM LUỠNG DIỆN” CỦA TẬP CẬN BÌNH:
Tôn Tử nói rằng: “Không có lợi không động binh, không được gì không dùng, mỗi hành động quân sự phải giành cho được một lợi ích. Nên dùng lực tối thiểu giành được lợi tối đa. Phải tạo cho mình cái thế “BẤT BẠI” trước đã, rồi mới tính tới chuyện chiến thắng.”
Đấy là lý do tại sao Bắc Kinh chọn Biển Đông & Hoa Đông chỉ là “lưỡng diện”. Tập Cận Bình áp dụng chiến thuật “THANH ĐÔNG KÍCH TÂY” , hò hét ở Biển Đông làm như chiến tranh sắp xảy ở Biển Đông để đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Hoa Đông thì Bắc Kinh không dám đụng tới người khổng lồ Nhật Bản. Việc xây dựng “Vạn lý trường thành” trên Biển Đông chỉ một mục đích gây căng thẳng khu vực để hù dọa, bắt nạt, chèn ép Việt Nam và Philippines: “ĐỘNG NÃO CHỨ KHÔNG ĐỘNG LỰC”. Bắc Kinh thừa biết rằng: Sớm hay muộn, “TÒA ÁN TRỌNG TÀI” (PCA) tại The Hague, Hà Lan sẽ ra phán quyết coi “đường lưỡi bò” của bọn Tàu Phù tự biên, tự diễn là vô giá trị. Nếu như bọn lãnh đạo Bắc Kinh không tuân thủ phán quyết nầy, danh tiếng của Bắc Kinh trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trung Cộng tự đặt mình sống ngoài vòng luật pháp quốc tế như bọn Hải tặc Somalia. Bắc Kinh không thể tiếp tục ngang ngược cho rằng: “Đường 9 đoạn” của họ là “phù hợp” với Công ước quốc tế của LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Một mình Trung Cộng không thể chống lại cả thế giới bằng thái độ hung hăng xấc láo được.
Biển Đông sẽ là khúc xương khó nuốt, vì sao? Tập Cận Bình không phải là không thấy những khó khăn cực kỳ nghiêm trọng nếu muốn làm bá chủ Châu Á – TBD nói chung và Biển Đông nói riêng:
[1] YẾU TỐ HOA KỲ:
Với tầm nhìn của chiến lược gia của Mỹ trong Ngũ Giác Đài, Trung Cộng chẳng là cái thá gì gì cả. Hệ thống tuyên truyền của Mỹ không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự ghê gớm của TC. Đó chỉ là sức mạnh ảo làm cho các quốc trên thế giới và đặc biệt là Châu Á-TBD chạy đua vũ trang. Mỹ có dịp phá kỷ lục về khối lượng xuất cảng vũ khí bán ra:
- Năm 2011: 66,3 tỷ USD, trong các nước nhập cảng vũ khí Mỹ nhiều nhất phải kể Saudi Arabia, Tiểu vương Arap, Oman và Qatar với giá trị tương đương là 33,4 tỷ USD để chống lại nguy cơ bùng nổ cuộc xung đột giữa các chế độ quân chủ Arab và Cộng hoà Hồi giáo Iran.
- Năm 2012: Con số kỷ lục Mỹ bán ra 69,1 tỷ USD, trong đó một thoả thuận khổng lồ trị giá lên đến 29 tỷ USD bán 84 chiếc chiến đấu cơ F-15 của Boeing cho Saudi Arabia.
- Năm 2013: Mỹ bán ra 30 tỷ USD cho Ấn, Úc, Nhật, Hàn…
- Năm 2014: Mỹ bán hơn 34,2 tỷ USD vũ khí cho đồng minh. Theo công bố của Jane’s Defence Weekly, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng của các nước Châu Á-TBD đã đạt tới 28% trong năm 2014, tổng chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới khoảng 474 tỷ USD.
[2] MỸ MUỐN NHẬT BẢN TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG:
WASHINGTON sẽ hoan nghênh Tokyo mở rộng tuần tra trên không phận Biển Đông, đối trọng với việc Bắc Kinh đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền tại khu vực này. Theo Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Đệ Thất Hạm Đội, tại Biển Đông, đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Cộng vượt trội so với những quốc gia láng giềng. Ông cho rằng, hoạt động của các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ở khu vực này sẽ có ý nghĩa thiết thực trong tương lai.
Bình luận trên cho thấy sự ủng hộ từ Ngũ Giác Đài đối với nổ lực của Thủ tướng Zhinzo Abe trong việc tăng cường vai trò quân sự ở khu vực. Điều nầy là rất quan trọng bởi Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán thoả thuận an ninh song phuơng mới, dự kiến trao cho Tokyo vai trò lớn hơn trong liên minh. Ngày 25/3/2015, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ đã gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Nakatani tại Tokyo để thúc giục Nhật Bản mở rộng tuần tra qua Biển Đông. Đô đốc Yin Zhou của TC lấy quyền gì cho rằng Nhật Bản phải kiềm chế tham vọng hải quân và tránh chỉ trích Bắc Kinh gây hấn tại các vùng biển quốc tế như Biển Đông?
[3] CHÍNH SÁCH “HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG” CỦA ẤN ĐỘ:
Đầu tháng 3/2015, nhân chuyến thăm New Delhi, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã đề nghị Hải quân Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Biển Đông khi ông bày tỏ lo ngại cuả Mỹ về việc TC ồ ạt cải tạo đất và xây đảo nhân tạo tại các bãi đá ở quần đảo Trường Sa.
Giáo sư Mohan Malik – Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á – TBD, Mỹ – nhận xét rằng: “Ấn Độ đang ngày càng khẳng định mình có quyền lợi chính đáng liên quan đến tự do hàng hải và khai thác tài nguyên tại Biển Đông. Trong bối cảnh hiện nay, nếu Bắc Kinh xem Ấn Độ Dương quan trọng đối với phát triển kinh tế và an ninh thế nào thì New Delhi cũng xem Biển Đông thiết yếu như thế. Việc Ấn Độ tăng cường hiện diện tại Biển Đông có vai trò đối trọng đối với Bắc Kinh và hỗ trợ các nước nhỏ hơn. Một khi Ấn Độ đã không xem Ấn Độ Dương là ao nhà của riêng mình, thì TC cũng không được xem Biển Đông là của riêng họ”.
[4] THẾ TRẬN 4 MŨI GIÁP CÔNG: “MỸ-NHẬT-ẤN-AUSTRALIA”:
Nếu gây chiến tranh trên Biển Đông & Hoa Đông. TC dựa vào sức mạnh gì để giành chiến thắng trước 4 mũi giáp công: “Mỹ-Nhật-Ấn-Australia”? Dựa vào tàu sân bay Liêu Ninh dõm để chọi với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ? Trong chiến lược xoay trục về Châu Á-TBD, Hoa Kỳ cho biết sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân về khu vực nầy. Vai trò chính yếu là BTL/ Thái Bình Dương với hai Hạm đội 7 và 3 cùng với những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực. Số HKMH sẽ được tăng cường lên thành 6 chiếc.
BTL Thái Bình Dương có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với Mỹ, gồm có: Mỹ-Philippines (1951), Mỹ-Australia+New Zealand (1952), Mỹ-Nam Hàn (1954), Mỹ-Nhật Bản (1960) và nhiệm vụ bảo vệ Đài Loan.
BTL/TBD của Mỹ có hai Hạm đội: Hạm đội 7 và Hạm đội 3. Lực lượng căn bản của 2 hạm đội nầy là:
- 120 chiến hạm đủ loại.
- 700 phi cơ các loại.
- 120.000 nhân sự HQ & TQLC.
Trường hợp gia tăng HKMH lên thành 6 chiếc thì số lượng các đơn vị vũ khí cũng tăng theo. Nhưng, sức mạnh thật sự là những vũ khí vô cùng hiện đại của Mỹ, đủ sức biến cả Đại Lục trở thành “THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ”. Ngoài ra, Mỹ sẽ triển khai 4 chiếc tàu tuần duyên hiện đại nhất thuộc loại tàu tác chiến ven bờ LCS (Littoral Combat Ship) tại Singapore từ nay cho đến đầu năm 2018. Điều nầy khẳng định quyết tâm xoay trục của Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Nếu như chiến tranh ở Biển Đông bùng nổ, với lực lượng nầy, Mỹ & Ấn Độ đủ sức cô lập và phong tỏa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương, vì đó là tuyến đường vận chuyển huyết mạch, chuyên chở dầu khí, khoáng sản, quặng mỏ từ Trung Đông, Phi Châu…về Hoa Lục. Rõ ràng, con rồng giấy Trung Cộng đang bị liên minh “Mỹ-Nhật-Ấn-Australia” trói tay chân…
[5] EU CÓ NHIỀU LỢI ÍCH Ở BIỂN ĐÔNG:
Trong cuộc “Hội Thảo Quốc Tế về Biển Đông” tại Bỉ vào tháng 3/2015, Giáo sư luật Erik Franck, thành viên của “TOÀ TRỌNG TÀI THUỜNG TRỰC” (PCA) nói: “Mục đích là để làm rõ “LUẬT QUỐC TẾ” và các đường viền của các quốc gia có tranh chấp. Xác định được những hạn chế mà luật pháp ép buộc các bên liên quan phải chấp nhận vì tất cả các bên đều tham gia “CÔNG ƯỚC” năm 1982, nghĩa là tất cả các bên đều chấp nhận khuôn khổ luật pháp nầy, vì thế việc làm rõ khuôn khổ luật pháp này theo tôi là rất quan trọng,” ông nói. “EU ngày càng có nhiều lợi ích tại khu vực, cụ thể như có rất nhiều hàng hóa được chuyển vận qua khu vực nầy và hoàn toàn có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Châu Âu trong tương lai.” Giáo sư Frank cho rằng, với vị thế một nước nhỏ trong cuộc tranh chấp không cân sức với Trung Cộng thì sự lựa chọn về luật pháp ở đây là vô cùng quan trọng.
Tóm lại, Biển Đông chỉ là chiến trường của cuộc chiến tranh cân não: “ĐỘNG NÃO KHÔNG ĐỘNG LỰC”. Tập Cận Bình sẽ không bao giờ dám hành động phiêu lưu quân sự ở Biển Đông. Bắc Kinh càng hung hăng, ngang ngược, xấc láo ở Biển Đông càng bị quốc tế cô lập, nhìn phía nào cũng thấy kẻ thù.
- VÙNG VIỄN ĐÔNG CHÍNH LÀ “ĐIỂM CHIẾN LƯỢC” CỦA BẮC KINH:
Hiện nay, mức độ ô nhiễm môi trường của Trung Cộng đang ở tình trạng hết thuốc chữa, đáng báo động đỏ, đặc biệt là vấn đề chất lượng nước uống và không khí ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Phát biểu tại buổi họp báo ngày 4/6/2014, Thứ trưởng Bộ Bảo Vệ Môi Trường TC Li Ganjie nhận định, nhìn chung môi trường đã cải thiện, tuy chất lượng nước được đánh giá là không khả quan, chất lượng không khí ở nhiều thành phố vẫn còn ở mức nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2013, khoảng 9% lượng nước, trong 10 lưu vực sông của TC được xếp ở cấp độ V, mức độ tồi tệ nhất. Trong gần 5.000 khu vực nước ngầm được theo dõi, hơn 60% là có chất lượng kém hoặc rất kém.
Đối với nước ngoài khơi, chỉ 18,6% lượng nước đạt tiêu chuẩn cấp độ IV. Chất lượng nước ở Biển Hoa Đông là 4 trong 7 vịnh lớn nhất của TC cũng ở mức rất kém. Xinhua dẫn lời ông Li cho hay, ô nhiễm và suy thoái đất đai khiến diện tích trồng trọt ở nhiều địa phương ngày càng giảm. Gần 300 triệu hecta đất, tương đương 30,7% diện tích đất TC đang bị xói mòn.
Ô nhiễm không khí là chủ đề được quan tâm trong thời gian gần đây tại TC. Chỉ 3 trong số 74 thành phố được theo dõi có chất lượng không khí đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2013.
Hồi tháng hai, tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên được xếp vào nhóm báo động vàng, mức độ cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 4 bậc. Ô nhiễm không khí và khói bụi dày đặc ở nhiều thành phố khiến các trường học phải hủy lớp học ngoài trời, thậm chí đóng cửa, các phương tiện giao thông phải hạn chế đi lại.
Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ hạt bụi phân tử PM 2.5 trong không khí ở mức 300 sẽ được coi là rất nguy hiểm. Trong khi đó, nồng độ PM 2.5 được ghi nhận ở Bắc Kinh vào tuần trước đã lên đến 500. Một vài người ngoại quốc tại TC do không chịu nổi không khí ô nhiễm, đã phải đeo bộ lọc khí trên vai mỗi lần đạp xe ra thành phố Thành Đô. Tại tỉnh Tứ Xuyên, anh phải chế lại bộ làm sạch không khí thành dạng gọn nhẹ để sử dụng.
Các toà nhà lớn gần như biến mất dưới làn khói bụi và sương mù dày đặc ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, khi tình trạng ô nhiễm không khí vẫn ở mức báo động. sương mù che khuất tháp Bắc Kinh, khiến nơi nầy biến thành hình dạng như những chiếc đĩa bay trên không trung. Trong khi đó, toà nhà của báo People’s Daily dường như biến mất hoàn toàn dưới lớp khói bụi dày đặc.
Ô nhiễm môi trường của TC đang khiến nhiều sông rạch đổi sang màu đỏ, đen hay xanh nâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống ở người dân. Con sông Jianhe chảy qua Lạc Dương tỉnh Hà Nam chuyển sang màu đỏ như máu. Nước ở một con sông thuộc thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, phiá đông TC, hồi cuối tháng 7 bất ngờ chuyển sang màu đỏ như máu mà không rõ nguyên nhân. Cá chết trôi nổi lềnh trên mặt nước hồ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Đây là một trong nguồn nước bị ảnh hưởng bởi tảo xanh.
Trong vòng 20 năm qua, đã có khoảng gần 28.000 dòng sông biến mất khỏi bản đồ Trung Quốc. Tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt, khai thác tài nguyên quá mức và vấn nạn môi trường được xác định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Các chuyên gia môi trường cho rằng, đây chính là hệ lụy của quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng, việc khai thác tài nguyên quá mức và thiếu sự tư vấn từ cộng đồng.
Tình trạng biến mất của nhiều dòng sông và nguồn nước cùng với vấn nạn “LÀNG UNG THƯ” do ô nhiễm môi truờng đang gia tăng tại TC đã khiến Chính phủ nước này buộc phải vào cuộc quyết liệt hơn nhằm ngăn chận những tác động tiêu cực từ việc khai thác kinh tế và phát triển công nghiệp. Công trình như đập Tam Hiệp là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của nhiều dòng sông. Thực trạng này sẽ gây ra việc thiếu hụt nguồn nước trầm trọng tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới này. Hiện nay, 400 trong số 600 thành phố cuả TC bị thiếu nước, trong số có 30 thành phố trực thuộc trung ương. Dân chúng phải lấy nước bẩn từ các dòng sông ô nhiễm để sinh hoạt…
Tại phiá Bắc, tình trạng khô hạn và hạn hán kéo dài cũng khiến cho các mạch nước ngầm đang bị khai thác quá mức. Theo báo cáo của LHQ, Trung Cộng là một trong 13 quốc gia thiếu hụt tài nguyên trầm trọng nhất thế giới. Bắc Kinh muốn tìm một “KHÔNG GIAN SINH TỒN MỚI” để giải quyết vấn đề nhân mãn và nạn ô nhiễm môi trường sống hết thuốc chữa để chủng tộc Tàu Khựa còn tồn tại, Tập Cận Bình chỉ có một cách là phải tái chiếm lại vùng Viễn Đông bao la (diện tích bằng 2/3 Đại Lục) để di dân đến đó sinh sống. Đây sẽ là một cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Lục với ít nhất 1/3 dân số về vùng đất mới.
- ĐÁNH CHIẾM VÙNG VIỄN ĐÔNG DỄ HƠN LÀ BIỂN ĐÔNG:
Các chiến lược gia TC đều thừa biết rằng “mặt mạnh” và “mặt yếu” của QĐNDTQ (PLA). Mặt mạnh của PLA là “LỤC QUÂN” và mặt yếu là “HẢI & KHÔNG QUÂN”. Trên thực tế, Bắc Kinh không thể sử dụng sức mạnh cơ bắp của bộ binh đổ bộ đánh chiếm Đài loan, Senkaku và các quốc gia vùng Đông Nam Á. Vì vậy, Tập Cận Bình dùng chiêu “Thanh Đông kích Tây” chỉ dám gây hấn chứ không dám gây chiến ở Biển Đông để bảo toàn lực luợng, dốc hết toàn lực dành cho điểm chiến lược đó là vùng Viễn Đông của Nga, đất rộng bao la mà thưa dân. Bắc Kinh sẽ sử dụng ưu thế bộ binh với chiến thuật cổ điển “BIỂN NGƯỜI” nổi tiếng của tướng Lâm Bưu ở mặt trận Triều Tiên trước đây.
Bắc Kinh tái chiếm vùng Viễn Đông của Nga sẽ dễ dàng như trở bàn tay vì Nga đang bị thế giới cô lập do sai lầm chiến lược của Putin là cưỡng chiếm Crimea và can thiệp vào Ukraina. Tập Cận Bình thừa biết rằng, đối đầu trực diện với Mỹ và đồng minh Nhật – Ấn – Australia – các quốc gia vùng ĐNÁ tại Biển Đông, Trung Cộng sẽ lâm vào thế “MÃNH HỔ NAN ĐỊCH QUẦN HỒ”, huống hồ gì Trung Cộng chỉ là con hổ giấy! Bắc Kinh phải biết tự luợng sức mình…
Theo Le Figaro có bài viết: “Bắc Kinh phục hồi chủ nghĩa Mao”. Trên thực tế, Tập Cận Bình muốn làm sống lại tham vọng chủ nghĩa “Đại Hán” của Mao: “Nếu phải hy sinh 500 triệu dân Trung Hoa để thống trị cả thế giới thì Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện.”
Tóm lại, Bắc Kinh rất sợ gây chiến ở Biển Đông & Hoa Đông rất bất lợi là đem chiến tranh vào Đại Lục, sẽ kích động dân Tàu nổi loạn lật đổ chế độ độc tài toàn trị. Nước Tàu sẽ hỗn loạn dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại, nếu Bắc Kinh đưa quân PLA làm một cuộc viễn chinh, đánh Nga để chiếm lại phần lãnh thổ trên 7.000.000 km2 của vùng Viễn Đông Vladivostok, Khabarovsk và bán đảo Kamchatka. ĐCSTQ sẽ có chính nghĩa để đoàn kết dân Hoa Lục.
- NHẬN ĐỊNH LIÊN MINH NGA – HOA:
Trong bối cảnh nước Nga đang bị áp lực nặng nề bởi nhiều lệnh trừng phạt từ Mỹ & Phương Tây do việc cưỡng chiếm Crimea và can thiệp vào Ukraina. Mối quan hệ giữa Nga – Hoa đang được Putin đưa lên hàng đầu. Putin đang đẩy nước Nga dần vào quỹ đạo của Trung Cộng. Sự kiện nầy, tờ Moslovsky Komsomolets số ra ngày 15/1/2014 đặt câu hỏi với Điện Kremlin: “Ai là kẻ địch hung ác nhất? Trong bối cảnh đối kháng toàn cầu trong tương lai? Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là Trung Cộng?”
Để trả lời câu hỏi nầy, nhà hoạt động chính trị Vladislav Inozemtsev cho rằng: “…liên minh với Trung Cộng chẳng khác nào tự đóng cửa, chứ không phải là mở rộng cánh cửa hướng ra thế giới, bất kể ở phương Tây hay ở phương Đông. Ngược lại, liên minh với Mỹ và Nhật Bản sẽ thành hình liên minh “Bắc Thái Bình Dương”, về thực lực và năng lực đều có thể so sánh với Nato. Nga sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển khu vực phiá Đông (Viễn Đông), kiểm soát hành lang vận tải phiá Bắc, tăng cường hợp tác với Khu mậu dịch tự do với Mỹ.
Trên tạp chí “CÁC VẤN ĐỀ VIỄN ĐÔNG” số 1-2002, có bài bình luận về quan điểm “TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ SỐ MỘT CỦA NGA” của A. Sharavin – Giám đốc Viện Nghiên cứu phân tách Chính trị & Quân sự Nga – ông là người cổ súy 03 thuyết “TRUNG CỘNG ĐE DỌA”:
[1] LÃNH THỔ CŨ TRỞ VỀ TQ: Đây là quan điểm phổ biến ở Nga: “Trung Quốc luôn có dã tâm lãnh thổ”. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17 & 18.
[2] BÀNH TRƯỚNG DÂN SỐ DƯ THỪA: Nguyên Thủ tướng Nga là Egor Gaida nói: “Tại vùng tiếp giáp 2 nước, mật độ dân TQ gấp 100 lần Nga. Tổng số dân TQ cao gấp 8 lần dân Nga. Sự suy thoái của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là “miếng mồi nguy hiểm”. Ông Tsyganok, Giám đốc Trung Tâm Dự báo Quân sự, cho rằng: “Trung Quốc luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ
tiến hành bành trướng kiểu “bò dần”. Một cuộc thăm dò dân ý vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói: “Sau 10 năm nữa, di dân TQ sẽ chiếm với tỷ lệ 60%”.
[3] TRANH CƯỚP NGUYÊN VẬT LIỆU: A. Sharavin nói: “TQ thiếu tài nguyên, sau 20 năm nữa sẽ không còn sức để duy trì nền kinh tế phát triển. Sau khi đã dùng hết các biện pháp hoà bình, TQ sẽ dùng vũ lực xâm lược và cướp nước Nga giàu tài nguyên. Công ty RAND của Mỹ đưa ra cảnh báo : “Trước năm 2020, chiến tranh Nga – Hoa không thể tránh khỏi”. Đài truyền hình Nga ở Viễn Đông còn dựng phim về đề tài nầy để cảnh báo Điện Kremlin.
Trước đây, Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev, ngày 9/8/2014 cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng người nhập cư Trung Quốc thâm mhập khu vực Viễn Đông giàu tài nguyên của Nga, đồng thời khẳng định Nga sẽ làm hết sức mình để tránh nguy cơ khu vực này rơi vào tay người nước ngoài (Trung Cộng).
- KẾT LUẬN:
Theo nhà phân tích chính trị nổi tiếng Alexander Paly cho rằng, trên cơ sở kinh nghiệm từ sự kiện Nga sáp nhập Crimea, Trung Cộng có khả năng bộc lộ tham vọng to lớn đối với lãnh thổ của Liên bang Nga và đến một lúc nào đó họ sẽ đặt ra trước Nga những vấn đề lịch sử, bởi vì theo Điều ước Nerchinsk năm 1689 giữa Nga & Trung Quốc về vấn đề biên giới và thương mại, cả miền Viễn Đông là của Trung Quốc! Vào thế kỷ 19, TQ đã miễn cưỡng nhượng lại cho Nga quyền kiểm soát miền Viễn Đông và Siberia.
Theo trang Web Global Politician, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đều đã công khai khẳng định rằng, các Thành phố Vladivostok và Khabarovsk là của Trung Quốc. Hơn nữa, một số nhà sử học TQ còn quả quyết biên giới Nga – Hoa hiện nay là không đúng và Nga đã “đánh cắp” miền Viễn Đông bằng vũ lực.
Theo báo The Kiev Times còn khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã quyết định chuẩn bị chiến lược tái chiếm lãnh thổ miền Viễn Đông dưới hình thức bảo vệ công dân của mình sinh sống trên lãnh thổ đó, giống như kịch bản Nga đã làm đối với Crimea. Còn
Tổng thống Putin cũng là con cáo già chính trị, những cái bắt tay thân mật, nụ cười cởi mở với Tập Cận Bình, cả hai đều dùng chiêu: “Tiếu lý tàng đao” (trong nụ cười giấu con dao sắc) lập mưu hạ thủ thanh toán lẫn nhau.
Ngày 04/3/2015, trang Sputnik dẫn thông báo của Quân Khu miền Đông Nga cho biết: Một trong những trọng tâm của cuộc tập trận bắn đạn thật là việc khai hỏa hàng loạt pháo phản lực, hệ thống chống tăng hiện đại như: pháo tự hành, hỏa lực phóng giàn Grad, hệ thống tên lửa Uragan, hệ thống tên lửa chống tăng tự hành cải tiến Shturm, hệ thống chống tăng Konkurs…được huy động vào cuộc tập trận pháo binh quy mô cực lớn vùng Viễn Đông.
Ngày 1/4/2015, trong khuôn khổ các cuộc tập trận quy mô chiến lược được tổ chức tại các vùng lãnh thổ Primorye, Khabarovsk, Transbaikal và Kamchatka, các bài tập thực hành đã được thực hiện về kiểm soát trên không – Phát ngôn viên Quân khu miền Đông của Nga – Đại tá Alexander Gordeyev cho biết. Phi công và phi hành đoàn của các chiến đấu cơ Su-35, Su-30 và Su-27 đã thực hiện các hoạt động tác chiến không đối không và tiến hành các vụ phóng tên lửa dẫn đường xuống các mục tiêu…
Đại tá Gordeyev cho biết thêm: “Các cuộc tập trận dự kiến tổ chức tại căn cứ quân sự Telemba vào tháng 4 tới gồm: 400 binh sĩ và hơn 150 đơn vị vũ khí hạng nặng gồm: hệ thống tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích phản lực. Từ đầu năm 2015 tới nay, BQP Nga đã tiến hành ít nhất 4.000 cuộc tập trận trên khắp cả nước”. Có phải TT Putin đã cảnh báo đồng chí Tập Cận Bình tráo trở lật lọng, hãy từ bỏ tham vọng thôn tính vùng Viễn Đông bao la, giàu có tài nguyên của Nga?…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ