Monday 20 April 2015

Trưng Cầu Dân Ý - Nguyễn Quý Đại

Nhìn lại lịch sử Việt Nam vào đời nhà Trần bị quân Nguyên xâm chiếm lần thứ 2. Đoàn quân giặc cưỡi ngựa bắn tên rất thiện chiến, trong khi quân số của Đại Việt thời bấy giờ không đông và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, đứng trước trình trạng Tổ quốc lâm nguy, sơn hà nguy biến. Thượng hoàng Trần Thánh Tông[i]  tổ chức Hội Nghị Diên Hồng tháng chạp năm 1284 để trưng cầu dân ý „nên hòa hay chiến?“. Nhờ một lòng đoàn kết chống lại quân giặc, quân dân Đại Việt (Việt Nam) chiến thắng đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi giữ vững nền độc lập cho dân tộc Việt.

Hội Nghị Diên Hồng cách đây 731 năm (1284-2015) được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay trưng cầu dân ý qua lá phiếu như nước Đức nhiều lần trưng cầu dân ý. Sau Đệ nhị thế chiến (1939-1945), Cộng Hoà Liên Bang Đức theo thể chế đa đảng, kinh tế phục hồi nhanh chóng, hiện nay giàu mạnh nhất Âu Châu, luôn tôn trọng dân chủ. Thành phố Munich thuộc tiểu bang Bayern từng tố chức Thế vận Hội mùa hè 1972 (Olympischen Sommerspiele 1972). Thế Vận Hội mùa đông 2018 một lần nửa Munich muốn tổ chức ở Garmish-Partenkircken cách Munich khoảng 80 km là vùng núi mùa đông nhiều tuyết, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thu hút nhiều du khách.

Chính quyền tổ chức trưng cầu dân ý qua lá phiếu „Ja hay Nein“. Kết quả hơn 50% không đồng ý tổ chức Olympic mùa đông, kinh phí tốn khoảng 1,3 tỷ tiền thuế của dân. Bởi vì lợi bất cập hại phải chặt cây, phá rừng làm môi trường thay đổi. Chính quyền phải bỏ ý định tổ chức Olympic. Năm 2018 sẽ tổ chức tại Pyeongchang Nam Hàn.

Vấn đề cấm hút thuốc ở các nơi công cộng, nhà hàng…hay tránh trường hợp kẹt xe xây thêm đường hầm trong phố đều được trưng cầu dân ý. Dân đồng ý thì chính quyền thực hiện. Tuy nhiên người dân phải tôn trọng luật pháp như trường hợp khu nhà mới trước đó mấy chục năm đã trồng nhiều cây cao để môi trường trong sạch, khi được phép xây nhà, những hàng cây đó không được chặt bỏ. Tránh trường hợp khi gió bảo sẽ làm đổ bức tường dài cả trăm mét vì những cây nghiêng chạm sát tường chủ nhà không được tự ý đốn cây này mà phải chụp hình trình trạng cây và tường, làm đơn gởi chính quyền điạ phương. Họ gởi chuyên viên đến giám sát thẩm định và cho người tới cưa cây, đất của mình mua nhưng tự ý đốn cây sẽ bị phạt.  
    
Mười ba năm trước chúng tôi lần đầu tiên đến thăm Hà Nội đất của „ Ngàn năm văn vật“, lúc đó dân số chưa đông, tôi yêu thích Hà Nội thanh lịch, nên thơ, có nhiều cây cổ thụ xanh tươi, đường phố rợp bóng mát dưới nắng hè gay gắt. Mới đây nhà cầm quyền Hà Nội ra lịnh chặt hàng loạt cây xanh, Hà Nôi mất cây xanh giống như cô gái đẹp trên người không có xiêm y trơ trẻn, loã lồ…không phù hợp với cái lịch sự, thanh tao văn hóa của Hà Nội mà đời cha ông phải hy sinh biết bao xương máu để có Hà Nôị hôm nay, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố khô cằn trơ trọi, môi trường đổi thay…

Thời chiến tranh Hà Nội một vài nơi bị ném bom, nhưng Hà Nội vẫn tồn tại với vẽ đẹp của lịch sử một ngàn năm. Xưa nay các thành phố trên thế giới nếu cây trong phố không phát triển thì phải đốn và trồng cây khác giữ môi trường. Nhưng trong những tháng qua nhà cầm quyền Hà Nội đã có quyết định đốn hàng loạt cả ngàn cây bên đường, Những đường cưa vào gốc, thân cây như cưa vào thân thể của người dân Hà Nội. Dân chúng cả ngàn người xuống đường biểu tình chống việc chặt cây xanh. Nhờ sự ý thức chung mọi người không sợ đàn áp cùng xuống đường biểu tình để nói lên nguyện vọng của mình, trước dư luận ồn ào trong và ngoài nước. Nhà cầm quyền Hà Nội ngưng dự án đó và lần đầu tiên cuộc biểu tình cả ngàn người không bị đàn áp.  

Nhìn lại 40 năm qua tại Việt Nam theo chủ trương „đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ“. Nhưng những việc trọng đại như khai thác bauxite ở Tây nguyên, cho thuê rừng đầu nguồn, vay tiền xây dự án nhà máy điện nguyên tử ở Bình Thuận, trong khi các quốc gia tiến bộ như Đức họ từ từ bỏ xử dụng nhà máy điện nguyên tử, phát triển dùng năng lượng mặt trời, xây quạt gió phát điện… Rất tiếc nhà cầm quyền VN không tôn trọng ý kiến của người dân mà xem họ như cỏ rác. Nếu có người phê bình cán bộ độc tài tham nhũng… thì bị nhà cầm quyền kết tội theo các điều như 79, 88, và 258 trong Bộ luật Hình sự là: "phản động, theo thế lực thù địch, phản quốc…". Nếu muốn đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ nhà cầm quyền phải  chân thật trong mọi mối quan hệ với mọi người và lắng nghe người dân phản ảnh quan điểm, để canh tân đất nước.

Người Việt ở hải ngoại với đời sống hội nhập ổn định, luôn hướng về quê hương Việt Nam mong ước nhân quyền và dân quyền nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng. Nhìn cảnh những người dân oan đi khiếu kiện, dầm sương dãi nắng vì mất đất mất nhà không được bồi thường đúng mức, kiện không được giải quyết! Hay những người vì lòng yêu nước chống ngoại xâm theo truyền thống tổ tiên từng bỏ xương máu bảo vệ bờ cõi, biểu tình chống Tàu xâm chiến biển đảo của Việt Nam mà nay bị đàn áp, bỏ tù. Người Việt ở hải ngoại dù xa quê hương ba bốn chục năm không thể làm ngơ! Họ  lên tiếng vì danh dự dân tộc, vì lương tâm con người, thể hiện sự đồng cảm và đồng hành với người trong nước cùng bảo vệ quê hương VN.

Đất nước muốn phát triển trình độ dân trí phải cao, biết bảo vệ môi trường sống, không thờ ơ với vận mệnh dân tộc. Chính quyền phải tôn trọng các quyền tự do của con người, tránh trường hợp đàn áp làm ngu dân, trở nên sợ hải như dưới thời thực dân,phong kiến mà Tản Đà từng than thở:

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho quân nó mới làm quan.

Nguyễn Quý Đại



[i] trích từ  Wikipedia
Trần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗; 12 tháng 10, 1240 - 3 tháng 7, 1290) là vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 cho đến khi qua đời.

Ngài là Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng Đại Việt trở nên hưng thịnh. Nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên không dám sang xâm lược nữa, tạo điều kiện phát triển quân đội hùng mạnh. Đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, Ngài thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng cùng với con trai là Nhân Tông hoàng đế lãnh đạo quân sĩ giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyên.

Ngài nổi tiếng là vị Hoàng đế có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều mà trước nay và sau này hầu như không có. Ngoài ra,  rất giỏi về thơ văn, cũng rất sùng Phật giáo, thường hay sáng tác thơ ca hoặc những bài đệ về thiền, một số tác phẩm như Di hậu lục ("Chép để lại cho đời sau"), Thiền tông liễu ngộ ("Bài ca giác ngộ Thiền tông"), Trần Thánh Tông thi tập ("Tập thơ Trần Thánh Tông"),...nhưng hầu hết đều đã thất lạc, chỉ còn lưu lại 6 bài thơ chép rải rác trong Việt âm thi tập và Đại Việt sử ký toàn thư.