Địa chất Sài Gòn bao gồm hai tầng trầm tích Pleistocen, và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc, và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành. Địa hình Sài Gòn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn thể huyện Hóc Môn, và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét .
Suốt thời Pháp thuộc, các Nhà quy hoạch Pháp đều loại bỏ hướng phát triển Sài Gòn về phía Đông, Nam hoặc Tây Nam là các vùng đất trũng thấp, làm nền móng rất tốn kém. Sài Gòn thời cũ sở dĩ không ngập úng là nhờ có các vùng đất trũng thấp này hứng nước. Hướng phát triển tự nhiên của Sài Gòn được xác định là hướng Bắc cao ráo
Tuy vậy, trước yêu cầu mở rộng Sài Gòn, bán đảo Thủ Thiêm nằm sát bên hông Sài Gòn luôn được nhắm tới. Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngay vào giữa những năm 1950 đã dồn sức vào việc xây dựng tuyến đường có lẽ vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó. Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa dài 30km. Qua đó người ta đã xác định hướng phát triển chính của thành phố là lên phía Bắc, đất đai cao ráo và mở ra miền Đông Nam Phần đầy tiềm năng công nghiệp. Ý định này đã được sự tán đồng của nhóm quy hoạch đô thị quốc tế Doxiadis.
Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹ thuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch, và nghiên cứu về đô thị quy mô, và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện. Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics (Hy Lạp) lập năm 1965, và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện. Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. Các đồ án quy hoạch nêu trên mặc dù nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ về kiến trúc, khí hậu, đất đai mà còn cả nhu cầu giao thông giữa các khu vực và kinh tế/tài chính nữa. Các hồ sơ quy hoạch thường kết thúc với phần đưa ra giải pháp khai triển, tài chính dự án và cả đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như luôn kèm theo thiết kế chi tiết một dự án thí điểm.
Quy hoạch chính yếu vẫn theo nguyên tắc được thuyết trình là . “.....Đà phát triển trong quá khứ, từ thành phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế hoạch phát triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế hoạch thực tế nào nhắm hướng dẫn sự phát triển Thủ đô Sài Gòn cũng phải nhận thức ra những yếu tố nầy........”
– Trích "Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972" .
Rồi cuối cùng, sau 1975, với những đầu óc xuất chúng của Tiến sĩ Thủy lợi dỏm, hướng phát triển Sài Gòn về phía Nam, khu vùng trũng và đầm lầy, đi ngược lại với vị trí địa lý của vùng đất này, mà người Pháp, Mỹ, cùng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã loại bỏ quy hoạch đô thị rồi .
Trong báo cáo quy hoạch phát triển Saigon 2020- 2025 xác định hướng Nam, tiến ra biển đông nêu rõ: " ... Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Sài Gòn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng Đông, và hướng Nam ra biển. Theo Quyết định của Chính Phủ, Sài Gòn được phát triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển. Cụ thể, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha); bốn trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển. Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam. Việc hình thành cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện đại, cảng biển và kinh doanh vận tải biển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Sài Gòn về phía Nam tiến ra Biển Đông....... "
Rõ ràng, từ hướng phát triển trọng yếu của Sài Gòn là Bắc-Tây Bắc-Đông Bắc từ thời Pháp_Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành hướng phát triển phụ.
Đổi lại những Phú Mỹ Hưng hào nhoáng, những cao ốc "oành chán" dọc theo đường về Nhà Bè .... thì bây giờ Sài Gòn không ngập mới là chuyện lạ đấy .
(FB Thuần Ngô)