Thân tặng TMC, người
bạn thời thơ ấu ở trường Nguyễn Bá Học (Nam Định) cũng là người hàng xóm ở
Phú Nhuận.
Đang lang thang ở Hàm Long đi tìm "Phố Quần" như lời anh dặn (đây là Phố 'Quần Ngựa', có nhắc đến trong tiểu thuyết Vũ trọng Phụng, nơi các Me Tây, và các Sĩ quan Pháp vui chơi, chứ không phải 'Quần Vợt' như những người tuổi trẻ sau này hiểu lầm).
Cảnh vật thay đổi quá nhiều khiến tôi kiếm mãi không ra, may lại thấy một chỗ cho thuê internet, vào check email thì mới thấy bạn TMC "bắt" về thăm quê Nam Định.
Chặc lưỡi một cái: "Ừ thì đi, có sao đâu, kẻo bạn mình lại trách".
Đang lang thang ở Hàm Long đi tìm "Phố Quần" như lời anh dặn (đây là Phố 'Quần Ngựa', có nhắc đến trong tiểu thuyết Vũ trọng Phụng, nơi các Me Tây, và các Sĩ quan Pháp vui chơi, chứ không phải 'Quần Vợt' như những người tuổi trẻ sau này hiểu lầm).
Cảnh vật thay đổi quá nhiều khiến tôi kiếm mãi không ra, may lại thấy một chỗ cho thuê internet, vào check email thì mới thấy bạn TMC "bắt" về thăm quê Nam Định.
Chặc lưỡi một cái: "Ừ thì đi, có sao đâu, kẻo bạn mình lại trách".
Tôi nhảy đại lên chỗ cuối cùng của chuyến xe Van 15
người, đâu dè phải ngồi ngay trên hai bánh sau, quãng đường dài 90 cây số,
"bàn tọa" chịu đựng suốt 3 giờ đồng hồ, xóc ơi là xóc!
Nhưng đau khổ một chút lại có cái hay, vì không thể nhắm mắt ngủ được nên có
thì giờ ôn lại chuyện cũ:Trên đường đi, thoáng hiện trong đầu tôi là một bài thơ cổ:
"Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu, tiếu đông phong"
(Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ vẩn vơ, vì ngày rời Nam Định lên đường di cư vào Nam, trong tim tôi cũng có một bóng hình nhưng ngày nay bóng hình đó đã quá xa, chẳng biết tìm ở đâu.
Những năm 1952, 1953 tôi xuôi ngược Hà Nội - Nam Định gần như mỗi tháng. Lúc đó ít khi đi bằng xe ô-tô vì Việt Minh đặt mìn mỗi ngày, thành ra phải dùng tầu thủy, cứ 10 chuyến tầu thì ít nhất cũng 2,3 chuyến người ta phải dùng sào tre để đẩy cái "bềnh bồng" khỏi chạm vào tầu.
"Bềnh bồng" thường là xác người bị Việt Minh ám sát, thủ tiêu bằng cách vứt xuống sông. Cái lạ nhất là mấy người chống sào, chỉ nhìn từ xa đã biết xác người trôi sông là nam hay nữ. Tôi nghe họ nói là xác nam nằm ngửa, còn xác nữ nằm xấp, cũng chẳng biết có đúng không ?
Ban đầu còn có hai hãng tầu thủy: "Trưng Vương" và "Giang Sơn", cạnh tranh đón khách, thay nhau xuống giá mãi. Cuối cùng "Giang Sơn" chơi đòn "độc": cho hành khách trên tầu đi "free" và còn được ăn cơm miễn phí. "Trưng Vương" chịu hết nổi, phá sản và bán hết tầu cho "Giang Sơn”. Hãng này trở thành độc quyền rồi tự động tăng giá gấp đôi.
Hai ông chủ hãng tầu dù "chơi" nhau hết mình nhưng đều “sợ” ... Việt Minh, và đều rất quân tử. Năm 1954, ông "Giang Sơn" trước khi lái tầu di cư vào Nam, đã về quê tìm cho bằng được "đối thủ" một thời, rủ đi cùng vào Sài gòn, và trên tầu đã rưng rưng nước mắt xin hỏi cưới con gái đối thủ thất thế cho con trai mình.
Chắc chắn chỉ có loại người không theo VẸM mới cao thượng như thế!
Nghe nói là ngày đám cưới, trước mặt quan viên hai họ, ông đã "dặn dò" con trai mình phải hết lòng"sợ vợ":
"Ít nhất cũng bằng tao sợ mẹ ...mày!"
Để chuộc lại lỗi xưa đã làm bạn đồng nghiệp phá sản.
Anh chàng sợ vợ này là một học sinh Chu văn An, vẫn
thường tham dự CVA Reunion, nhưng trong bài này tôi chưa thể tiết lộ. Vốn
là một người con hiếu thảo, luôn nghe theo lời "giáo huấn" của
bố nên anh rất hãnh diện về thành tích sợ vợ, chẳng ngại khoe ra:
"Nhưng để đợi xem ... bà xã có cho phép nói không đã!"
Nam Định trong tôi có rất nhiều kỷ niệm vì tuy sinh tại Hà Nội, tôi đã sống ở đó từ năm1948. Bà Ngoại tôi là một nhà buôn giầu có nhưng không có con trai, nên theo phong tục xưa, đã đứng ra cưới cho ông chồng thêm ba nàng hầu để có người ... "nối dõi tông đường".
Lo cho chồng xong, cụ cảm thấy cô đơn nên đã xin với mẹ tôi mang tôi về nuôi, để có cháu trai "thủ thỉ" và nhất là mong đến ngày cháu biết đọc sẽ đọc Truyện Tầu cho bà nghe.
"Nhưng để đợi xem ... bà xã có cho phép nói không đã!"
Nam Định trong tôi có rất nhiều kỷ niệm vì tuy sinh tại Hà Nội, tôi đã sống ở đó từ năm1948. Bà Ngoại tôi là một nhà buôn giầu có nhưng không có con trai, nên theo phong tục xưa, đã đứng ra cưới cho ông chồng thêm ba nàng hầu để có người ... "nối dõi tông đường".
Lo cho chồng xong, cụ cảm thấy cô đơn nên đã xin với mẹ tôi mang tôi về nuôi, để có cháu trai "thủ thỉ" và nhất là mong đến ngày cháu biết đọc sẽ đọc Truyện Tầu cho bà nghe.
Với ước vọng như thế, bà đã bỏ tiền thuê
Ông Giáo Quảng ở Trường Tiểu Học Nguyễn Bá Học về nhà để dậy tôi học
chữ Quốc Ngữ mỗi ngày.
"Cháu bà sáng dạ lắm"!
Bà Ngoại tôi thường hãnh diện khoe với mọi người khi thấy chỉ mất vài tháng là tôi đã đọc truyện "vanh vách" cho Bà nghe, dù chưa hề tới trường.
Nhưng Cụ Bà không hề biết là tôi còn "sáng dạ" hơn cụ nghĩ, vì Ông Giáo Quảng là một... "tay chơi"! Nên cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài tháng, học trò "ruột" của thầy mới chưa tới 5 tuổi mà đã tinh thông "thập bát ban võ nghệ" từ Tổ tôm, Chắn, Tài Bàn, Mạt Chược, sẵn sàng trong mọi "chiếu" bài, chiến đấu ngang ngửa với các ông Quan Phủ, Quan Đốc, ông Tây "đoan”, ông Chánh Sở Cẩm trên mọi chiến trường, khi bất cứ sòng nào "thiếu tay".
Hầu bài mấy ông này, thỉnh thoảng được nghe trộm các ông "bàn" về các món ăn chơi, loại chuyện mà Đức Khổng Phu Tử nghe thấy cũng phải quăng sách mà ... chạy trốn.
Nhưng thôi, để tôi kể chuyện về những nét độc đáo của Nam Định ngày nay cho các bạn nghe trước đã:
Phở Thìn:
Tôi đã đến Phở Thìn bên hông Chợ Rồng để ăn thử, vẫn còn rất ngon, nhưng cũng nên biết một chút lịch sử về Quán Phở này. Bà Cụ Thìn nếu còn sống thì năm nay chắc cũng đã trên một trăm tuổi. Bà nổi tiếng nhờ ngày Việt Minh kêu gọi "Toàn Quốc Kháng Chiến" năm 1946, bà nhất định không chịu đi đâu cả, cương quyết bám trụ và kêu gọi mọi người ở lại, rồi bà mở quán Phở. Lúc đầu hổ lốn đủ thứ thịt trâu, bò, heo, gà v...v... nên bà bầm cho nhão ra chứ không phải thịt bò thái mỏng như bây giờ.
Nhưng Phở Thìn chỉ "khởi sắc" vào năm 1952, khi cô Dậu, cô con gái cưng được xem là "Hoa Khôi Nam Định", bắt đầu ra quân. Và các văn nhân nghệ sĩ trong số có Thi Sĩ VHC, nhà thơ HD ... "dinh tê" về thành ngày nào cũng ra quán ngồi làm thơ!
Không hiểu sao Quán Phở Thìn tự nhiên biến thành Phở "giải rút"! Có lẽ vì mấy ngài thi sĩ này trong cơn say thuốc phiện, đã tưởng tượng ra chuyện là vào một buổi sáng đẹp trời, cô Dậu vì "vô ý" đã đánh rơi "giải rút quần" vào thùng nước phở, làm nước phở ngọt, thơm hẳn lên.
Tôi không tin chuyện này, vì nếu quan sát người chế biến bát phở, sẽ thấy họ phải dùng cả hai tay để trần bánh, sắp thịt, múc nước dùng. Nếu cô chủ rơi mất giải rút thì phải lấy tay giữ chặt lưng quần cho khỏi tụt, tay đâu mà làm phở để bán?
Khi còn bé, tôi có bệnh hay sợ vu vơ, nghe bà tôi kể chuyện vào năm đói Ất Dâu, có người đã lóc thịt người chết để làm giò lụa, nên mãi cho đến ngày nay, tôi cũng chưa bao giờ dám ăn giò lụa. Những năm nghe danh phở "giãi rút", tôi đâm ra sợ Phở. Nhưng lần này ăn lại thấy ngon, có lẽ "giải rút" của cô chủ luộc hơn mấy chục năm nay đã "hết mùi".
Bánh Gai Nam Định:
Nam Định nổi tiếng vì bánh gai là điều ai cũng công nhận. Nhưng nổi tiếng nhất là bánh gai "Mỹ Lợi".
Mỹ Lợi là tên của một ông Võ sĩ Quyền Anh Việt Nam đầu tiên đoạt giải Hội Chợ Đấu Xảo, khi đánh "knock-out" nhà vô địch "Kid" Dempsey của quân đội Pháp. Nhưng sau trận đấu này, bọn Tây Thuộc Địa ê mặt, tức quá đã bắt nhốt võ sĩ Mỹ Lợi, cắt gân tay, biến ông thành Nhà Vô Đich "què tay", ông đành phải "quy cố hương" về làm ... bánh gai và bánh gai Mỹ Lợi trở nên nổi tiếng khi ông phát ra những tờ "flyers" quảng cáo, mặt trước in:
"BÁNH GAI MỸ LỢI KHÔNG NGON ĐÂU, XIN MỜI QUÝ VỊ DÙNG THỬ"
Nhưng nếu lật mặt sau của tờ qủang cáo sẽ thấy giòng chữ:
"THẰNG NÀO SAU KHI ĂN MÀ CHÊ, ÔNG ĐÁNH BỎ MẸ" !!!
"Cháu bà sáng dạ lắm"!
Bà Ngoại tôi thường hãnh diện khoe với mọi người khi thấy chỉ mất vài tháng là tôi đã đọc truyện "vanh vách" cho Bà nghe, dù chưa hề tới trường.
Nhưng Cụ Bà không hề biết là tôi còn "sáng dạ" hơn cụ nghĩ, vì Ông Giáo Quảng là một... "tay chơi"! Nên cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài tháng, học trò "ruột" của thầy mới chưa tới 5 tuổi mà đã tinh thông "thập bát ban võ nghệ" từ Tổ tôm, Chắn, Tài Bàn, Mạt Chược, sẵn sàng trong mọi "chiếu" bài, chiến đấu ngang ngửa với các ông Quan Phủ, Quan Đốc, ông Tây "đoan”, ông Chánh Sở Cẩm trên mọi chiến trường, khi bất cứ sòng nào "thiếu tay".
Hầu bài mấy ông này, thỉnh thoảng được nghe trộm các ông "bàn" về các món ăn chơi, loại chuyện mà Đức Khổng Phu Tử nghe thấy cũng phải quăng sách mà ... chạy trốn.
Nhưng thôi, để tôi kể chuyện về những nét độc đáo của Nam Định ngày nay cho các bạn nghe trước đã:
Phở Thìn:
Tôi đã đến Phở Thìn bên hông Chợ Rồng để ăn thử, vẫn còn rất ngon, nhưng cũng nên biết một chút lịch sử về Quán Phở này. Bà Cụ Thìn nếu còn sống thì năm nay chắc cũng đã trên một trăm tuổi. Bà nổi tiếng nhờ ngày Việt Minh kêu gọi "Toàn Quốc Kháng Chiến" năm 1946, bà nhất định không chịu đi đâu cả, cương quyết bám trụ và kêu gọi mọi người ở lại, rồi bà mở quán Phở. Lúc đầu hổ lốn đủ thứ thịt trâu, bò, heo, gà v...v... nên bà bầm cho nhão ra chứ không phải thịt bò thái mỏng như bây giờ.
Nhưng Phở Thìn chỉ "khởi sắc" vào năm 1952, khi cô Dậu, cô con gái cưng được xem là "Hoa Khôi Nam Định", bắt đầu ra quân. Và các văn nhân nghệ sĩ trong số có Thi Sĩ VHC, nhà thơ HD ... "dinh tê" về thành ngày nào cũng ra quán ngồi làm thơ!
Không hiểu sao Quán Phở Thìn tự nhiên biến thành Phở "giải rút"! Có lẽ vì mấy ngài thi sĩ này trong cơn say thuốc phiện, đã tưởng tượng ra chuyện là vào một buổi sáng đẹp trời, cô Dậu vì "vô ý" đã đánh rơi "giải rút quần" vào thùng nước phở, làm nước phở ngọt, thơm hẳn lên.
Tôi không tin chuyện này, vì nếu quan sát người chế biến bát phở, sẽ thấy họ phải dùng cả hai tay để trần bánh, sắp thịt, múc nước dùng. Nếu cô chủ rơi mất giải rút thì phải lấy tay giữ chặt lưng quần cho khỏi tụt, tay đâu mà làm phở để bán?
Khi còn bé, tôi có bệnh hay sợ vu vơ, nghe bà tôi kể chuyện vào năm đói Ất Dâu, có người đã lóc thịt người chết để làm giò lụa, nên mãi cho đến ngày nay, tôi cũng chưa bao giờ dám ăn giò lụa. Những năm nghe danh phở "giãi rút", tôi đâm ra sợ Phở. Nhưng lần này ăn lại thấy ngon, có lẽ "giải rút" của cô chủ luộc hơn mấy chục năm nay đã "hết mùi".
Bánh Gai Nam Định:
Nam Định nổi tiếng vì bánh gai là điều ai cũng công nhận. Nhưng nổi tiếng nhất là bánh gai "Mỹ Lợi".
Mỹ Lợi là tên của một ông Võ sĩ Quyền Anh Việt Nam đầu tiên đoạt giải Hội Chợ Đấu Xảo, khi đánh "knock-out" nhà vô địch "Kid" Dempsey của quân đội Pháp. Nhưng sau trận đấu này, bọn Tây Thuộc Địa ê mặt, tức quá đã bắt nhốt võ sĩ Mỹ Lợi, cắt gân tay, biến ông thành Nhà Vô Đich "què tay", ông đành phải "quy cố hương" về làm ... bánh gai và bánh gai Mỹ Lợi trở nên nổi tiếng khi ông phát ra những tờ "flyers" quảng cáo, mặt trước in:
"BÁNH GAI MỸ LỢI KHÔNG NGON ĐÂU, XIN MỜI QUÝ VỊ DÙNG THỬ"
Nhưng nếu lật mặt sau của tờ qủang cáo sẽ thấy giòng chữ:
"THẰNG NÀO SAU KHI ĂN MÀ CHÊ, ÔNG ĐÁNH BỎ MẸ" !!!
Thế nhưng từ đó Bánh Gai Mỹ Lợi bán chạy như tôm tươi, có lẽ ông Mỹ Lợi vì bất mãn, tiếc nuối thời oanh liệt đấm đâu thắng đó, trở nên hơi "ngông", mà lại ăn khách.
Nhưng từ khi có tiền ông sinh ra nghiện thuốc phiện.
Người ta đồn rằng bí quyết của ông là trộn nước sái thuốc phiện vào bánh gai
khiến người ăn trở nên "ghiền". Cũng chẳng biết có đúng không?
Nhưng bánh gai phải ăn tại Nam Định thì mới ngon, loại "xuất khẩu" thì chẳng ra gì vì không được gói bằng lá gai mà bằng giấy plastic, trông chẳng khác gì cô gái mặc áo dài mà "quên" mặc quần.
Đường lên hồ "La két" ngày nay không thấy nhiều lá gai như khi xưa.
Cô Hàng Cà Phê:
Nhưng bánh gai phải ăn tại Nam Định thì mới ngon, loại "xuất khẩu" thì chẳng ra gì vì không được gói bằng lá gai mà bằng giấy plastic, trông chẳng khác gì cô gái mặc áo dài mà "quên" mặc quần.
Đường lên hồ "La két" ngày nay không thấy nhiều lá gai như khi xưa.
Cô Hàng Cà Phê:
"Ở Chợ Rồng, có hàng cà phê, có một
cô nàng be bé xinh xinh"!
Bài hát nổi tiếng của Canh Thân cũng được người Nam Định giải thích theo cách riêng cuả họ.
Theo dư luận ở Nam Định, Ở chợ "Rồng" chứ không phải "Ở chợ Dầu" như trong bản nhạc được in:
" Lúc trở về để kiếm cô nàng, cùng nàng chắp mối tình xưa, thì em đã rời nơi ấy. Để cho quán hàng lạnh lẽo..."
Mà vì trong tận bão năm Thìn 1952, cây bàng trước cưả Chợ Rồng bị trốc gốc, đã đè chết cô chủ. Nhưng tác giả không muốn cho kết thúc bi thảm quá nên cho cô ấy đi lấy chồng.
Mới đây, một người bạn ở bên Úc cho tôi biết đó chỉ là lời "tán nhảm" của mấy anh trồng “cây si”, lấy "râu ông nọ cắm cầm bà kia" hổ lốn cả hai bài hát "Cô hàng cà phê" và "Cô Hàng Nước" để đặt chuyện.
Nhưng dù sao bây giờ vẫn còn có người tin và có miếu thờ cô hàng cà phê.
Theo dư luận ở Nam Định, Ở chợ "Rồng" chứ không phải "Ở chợ Dầu" như trong bản nhạc được in:
" Lúc trở về để kiếm cô nàng, cùng nàng chắp mối tình xưa, thì em đã rời nơi ấy. Để cho quán hàng lạnh lẽo..."
Mà vì trong tận bão năm Thìn 1952, cây bàng trước cưả Chợ Rồng bị trốc gốc, đã đè chết cô chủ. Nhưng tác giả không muốn cho kết thúc bi thảm quá nên cho cô ấy đi lấy chồng.
Mới đây, một người bạn ở bên Úc cho tôi biết đó chỉ là lời "tán nhảm" của mấy anh trồng “cây si”, lấy "râu ông nọ cắm cầm bà kia" hổ lốn cả hai bài hát "Cô hàng cà phê" và "Cô Hàng Nước" để đặt chuyện.
Nhưng dù sao bây giờ vẫn còn có người tin và có miếu thờ cô hàng cà phê.
Thời thơ ấu ở Nam Định
Những năm tháng sống ở Nam Định đã để lại trong tôi rất
nhiều ấn tượng trái nghịch. Có một chút ảm đạm với không khí ghen tương, nghi
kỵ trong phim "Raise the Red
Lantern", (do
ông ngoại tôi có đến 3 nàng hầu thiếp mà tôi gọi là "Bà Cô", cả 3 bà
đều do Bà Cả đứng ra cưới cho ông chồng, nên sợ "Mẹ Cả" một phép),
cộng với một chút bệ rạc của những người nghiện ngập trong phim "Indochine".
Nhưng riêng tôi thì lại ở một vị trí đặc biệt: "Thiên Thượng Địa Hạ, Duy Ngã Độc Tôn"! Là "cháu cưng" nên chẳng bao giờ biết sợ ai vì được sự bảo bọc nuông chiều của Bà Ngoại. Tình thương dành cho tôi rất dễ hiểu, vì bà cả sau khi cưới vợ bé cho chồng, đã tự nguyện ..."tắt lưả lòng", theo hủ tục đa thê của các cụ thời xưa nên cả ba nàng hầu đều phải "lấy lòng" tôi, như muốn bắn tiếng chứng tỏ sự phục tùng "Mẹ Lớn".
Nhưng riêng tôi thì lại ở một vị trí đặc biệt: "Thiên Thượng Địa Hạ, Duy Ngã Độc Tôn"! Là "cháu cưng" nên chẳng bao giờ biết sợ ai vì được sự bảo bọc nuông chiều của Bà Ngoại. Tình thương dành cho tôi rất dễ hiểu, vì bà cả sau khi cưới vợ bé cho chồng, đã tự nguyện ..."tắt lưả lòng", theo hủ tục đa thê của các cụ thời xưa nên cả ba nàng hầu đều phải "lấy lòng" tôi, như muốn bắn tiếng chứng tỏ sự phục tùng "Mẹ Lớn".
Có lẽ tôi đã biết làm chính trị theo lối …"đu dây"
từ đó, chẳng muốn làm mất lòng bà nào !
Thực ra "Bà cô Út" cao cường hơn cả, dù chỉ bằng đúng tuổi của ông anh lớn của tôi! Bà này cực đẹp, như mọi người thường nói: “trông” rất giống Thúy Vân (dù là chỉ “thấy” Thúy Vân qua Truyện Kiều), dĩ nhiên được ông Ngoại cưng chiều nhất, nhưng lại không có con, trở thành "yếu thế" nên đã xin với Mẹ Lớn nhận tôi làm con.
"Để sau này em chết, có người bưng bát hương"! (bà cô Út nói với Bà Ngoại như thế).
Thực ra "Bà cô Út" cao cường hơn cả, dù chỉ bằng đúng tuổi của ông anh lớn của tôi! Bà này cực đẹp, như mọi người thường nói: “trông” rất giống Thúy Vân (dù là chỉ “thấy” Thúy Vân qua Truyện Kiều), dĩ nhiên được ông Ngoại cưng chiều nhất, nhưng lại không có con, trở thành "yếu thế" nên đã xin với Mẹ Lớn nhận tôi làm con.
"Để sau này em chết, có người bưng bát hương"! (bà cô Út nói với Bà Ngoại như thế).
Sự đồng ý của bà Ngoại làm tôi rất lúng túng
mỗi khi xưng hô, nhất là đối với các Chú, Cô (dù mấy người này chỉ lớn hơn
tôi vài tuổi) con của hai bà kế thất lớn.
Cuối cùng tôi cứ "mày, tao" bừa đi với
các người mà đúng ra mình phải gọi là Cô, Chú. Mãi tới hai chục năm
sau mới sửa được "đâu ra đó".
Không biết Bà Cô Út có phải vì đẹp và hay chữ nên rất đa cảm, thích đọc thơ văn và đặc biệt mê truyện "Hồng Lâu Mộng", tự ví mình với nhân vật Lâm Đại Ngọc trong truyện, nên "vận" vào người - như bà ngoại tôi giải thích - mà bà đã bị chó dại cắn chết. Vì tôi là "con" nên được phân công bưng bát nhang đi trước, dưới sự phản đối kịch liệt của hai "bà trẻ" còn lại, chỉ đến khi "Mẹ Cả" trừng mắt lên mới vì sợ mà chịu im.
Tôi còn nhớ, sau khi "mẹ" Út mất mỗi ngày đều phải lên "phòng thờ" trên lầu hai để thắp nhang. Phòng này rất tối, có ảnh của cả vài chục cụ "từ đời nảo, đời nào", cả hình chụp lẫn hình vẽ mà hình như mọi người đều chăm chăm đưa mắt nhìn tôi nên trông rất "dễ sợ"!
Không biết Bà Cô Út có phải vì đẹp và hay chữ nên rất đa cảm, thích đọc thơ văn và đặc biệt mê truyện "Hồng Lâu Mộng", tự ví mình với nhân vật Lâm Đại Ngọc trong truyện, nên "vận" vào người - như bà ngoại tôi giải thích - mà bà đã bị chó dại cắn chết. Vì tôi là "con" nên được phân công bưng bát nhang đi trước, dưới sự phản đối kịch liệt của hai "bà trẻ" còn lại, chỉ đến khi "Mẹ Cả" trừng mắt lên mới vì sợ mà chịu im.
Tôi còn nhớ, sau khi "mẹ" Út mất mỗi ngày đều phải lên "phòng thờ" trên lầu hai để thắp nhang. Phòng này rất tối, có ảnh của cả vài chục cụ "từ đời nảo, đời nào", cả hình chụp lẫn hình vẽ mà hình như mọi người đều chăm chăm đưa mắt nhìn tôi nên trông rất "dễ sợ"!
Cho đến một đêm, ông chú và một người làm
"thách thức" nếu tôi dám một mình lên phòng thờ, thì sẽ
"dạy" tôi cách "bóc lưỡi" chim sáo cho nó biết nói. Tuy rất
sợ, nhưng giải thưởng "hấp dẫn" quá khiến tôi sinh liều, cầm theo một con dao sắc, một mình leo lên phòng thờ trên
lầu hai.
Hai "bố" này đã rình sẵn từ trước với hai cây
nhang. Ngay khi thấy tôi bước vào, đút cây nhang vào miệng, hà hơi khiến
cây nhang sáng rực đỏ lòm trong miệng, trông chẳng khác gì hai con
qủy, làm thằng bé sợ quá hét lên rồi dùng dao chém loạn đả trước
khi bỏ chạy và té lăn xuống chân cầu thang.
Cũng may mà hai ông này đều lớn hơn tôi
nhiều, nên đỡ được phần lớn các nhát chém, dù máu chảy đầy
người. Bà ngoại tôi "sót" thằng cháu cưng lắm bèn sai anh Nhiếp (là
quản gia, anh này sau đi theo kháng chiến, lên tới Thượng
Tá) dùng "roi" cá sấu nọc mỗi ông ra phết cho vài chục
roi.
Ông Ngoại "sót" thằng … đích tôn là chú tôi
lắm, nhưng cũng không dám can thiệp, mà lại nhờ tôi nói với bà Ngoại
"nương tay" xin bớt cho ông chú 10 roi.
Sau này tôi mới nghiệm ra là dù các
Cụ có nhiều vợ, nhưng vẫn sợ bà vợ Cả, nhất là khi bà vợ Cả lại là "tay
hòm chià khoá". Nhưng điều
lạ nhất là Bà Ngoại luôn luôn "dạy" tôi:
"Lớn lên cháu không được "sợ vợ", giống như bà đây, luôn luôn "tuân phục" ông Ngoại, và muốn không sợ vợ thì tuyệt đối không được giao du với … con gái, không được cầm quần áo phụ nữ, kể cả chui qua dây phơi quần áo !
Có lẽ đây là lời giáo huấn duy nhất tôi không đồng ý, vì thấy Cụ Ông vẫn "nể" Cụ bà và cấm tôi giao du với con gái thì chơi với ai?
Ngay cả mấy Bà trẻ, mỗi khi rủ tôi sang chơi cũng phải mắt trước mắt sau thu dọn sạch quần áo, vì nếu để "Mẹ Lớn" thấy được là sẽ bị mắng!
Cuộc sống của tôi rất lạ, nhỏ tuổi nhất trong căn nhà có đến mấy chục người, nhưng lại chỉ toàn giao thiệp với người già. Vì là nhà buôn sỉ nên trong nhà có đến hơn 15 "gia nhân" trong đó có năm nữ gia nhân, sau này đều được bà ngoại tôi gả chồng tử tế. Bà Ngoại tôi kể cũng có lòng từ tâm, khi tuyệt đối cấm dùng chữ "người làm" hay "con ở" (là những chữ nôm na hay dùng thời bấy giờ). Và cũng trong căn nhà đó tự nhiên tôi "mất" tên! vì mọi người chỉ dùng chữ duy nhất để gọi là "cậu"
"Tốt nhất là đừng đụng đến "cậu"! Các gia nhân thường xì xào với nhau như thế.
Năm học đệ tứ, có lần tôi đã bị một giáo sư Việt văn trẻ tuổi mắng sối xả vì đã bật cười khi nghe thầy "lên án" lối sống "vô tích sự" của Tú Xương, nào là: "rượu sớm, trà trưa"; rồi: "cao lâu thường ăn quỵt, thổ đĩ rặt chơi lường"!
"Lớn lên cháu không được "sợ vợ", giống như bà đây, luôn luôn "tuân phục" ông Ngoại, và muốn không sợ vợ thì tuyệt đối không được giao du với … con gái, không được cầm quần áo phụ nữ, kể cả chui qua dây phơi quần áo !
Có lẽ đây là lời giáo huấn duy nhất tôi không đồng ý, vì thấy Cụ Ông vẫn "nể" Cụ bà và cấm tôi giao du với con gái thì chơi với ai?
Ngay cả mấy Bà trẻ, mỗi khi rủ tôi sang chơi cũng phải mắt trước mắt sau thu dọn sạch quần áo, vì nếu để "Mẹ Lớn" thấy được là sẽ bị mắng!
Cuộc sống của tôi rất lạ, nhỏ tuổi nhất trong căn nhà có đến mấy chục người, nhưng lại chỉ toàn giao thiệp với người già. Vì là nhà buôn sỉ nên trong nhà có đến hơn 15 "gia nhân" trong đó có năm nữ gia nhân, sau này đều được bà ngoại tôi gả chồng tử tế. Bà Ngoại tôi kể cũng có lòng từ tâm, khi tuyệt đối cấm dùng chữ "người làm" hay "con ở" (là những chữ nôm na hay dùng thời bấy giờ). Và cũng trong căn nhà đó tự nhiên tôi "mất" tên! vì mọi người chỉ dùng chữ duy nhất để gọi là "cậu"
"Tốt nhất là đừng đụng đến "cậu"! Các gia nhân thường xì xào với nhau như thế.
Năm học đệ tứ, có lần tôi đã bị một giáo sư Việt văn trẻ tuổi mắng sối xả vì đã bật cười khi nghe thầy "lên án" lối sống "vô tích sự" của Tú Xương, nào là: "rượu sớm, trà trưa"; rồi: "cao lâu thường ăn quỵt, thổ đĩ rặt chơi lường"!
Thực ra tôi bật cười chỉ vì vị giáo sư này chắc không
hề biết có những lối sống "tệ" hơn Tú Xương nhiều! Vì ít nhất là
Cụ Tú Xương cũng đã đỗ Tú Tài trong kỳ thi Hương rất khó, khi mà
cả nước chỉ lấy ra có 100 người, rồi "nhất Cử, tam Tú" và Cụ Tú
Xương cũng rất thương bà vợ "quanh năm buôn bán ở ven sông".
Lối sống "rựơu sớm, trà trưa" qủa thật chẳng ăn thua gì nếu so với các cụ không bao giờ uống rượu, mà chỉ "Hít-Tô-Phe" (vì rượu làm "rã thuốc” nhanh lắm). Thuốc đây là thuốc phiện, và "thời khoá biểu" của các cụ cũng khá "đơn giản":
Lối sống "rựơu sớm, trà trưa" qủa thật chẳng ăn thua gì nếu so với các cụ không bao giờ uống rượu, mà chỉ "Hít-Tô-Phe" (vì rượu làm "rã thuốc” nhanh lắm). Thuốc đây là thuốc phiện, và "thời khoá biểu" của các cụ cũng khá "đơn giản":
Mỗi buổi sáng thức dậy, chỉ cần chút bánh đậu xanh Rồng
vàng Bảo Hiên, nhấm nháp với Trà Mạn Sen, và trà phải pha thật đúng cách.
Nước sôi phải đun bằng đèn cồn cho đến khi "sủi
tăm" rồi mới "lược trà", trước khi đổ vào ấm mà nhất
định phải là ấm "gan gà".
"Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần".
"Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần".
Rồi san trà vào chén “Tống", trước khi đổ ra chén
“hột mít" để uống. Trông thủ tục còn cầu kỳ phức tạp hơn các bà mỗi
buổi sáng "dâng hương lễ Phật".
Ăn uống thì không cần nhiều, nhưng thứ gì cũng phải cực nóng, thành ra hễ gọi là phải "dâng" ngay cho các ngài.
Rồi cho có vẻ "văn nhân", các ngài đi một màn Vịnh Kiều với vài hội Tổ tôm:
"Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống trà Mạn hảo xem nôm Thúy Kiều"
Ăn uống thì không cần nhiều, nhưng thứ gì cũng phải cực nóng, thành ra hễ gọi là phải "dâng" ngay cho các ngài.
Rồi cho có vẻ "văn nhân", các ngài đi một màn Vịnh Kiều với vài hội Tổ tôm:
"Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống trà Mạn hảo xem nôm Thúy Kiều"
Nhưng tôi xem ra mấy “ngài” cũng không... hay chữ lắm, vì
ngài nào cũng chỉ biết bằng ấy câu, lập đi lập lại rồi tự khen thưởng lẫn nhau.
Có khi còn biết ít hơn bà ngoại tôi, dù bà chưa bao giờ đến trường,
chỉ nhờ tôi đọc cho bà nghe mỗi ngày mà nhớ.
Các ngài lại chúa là "dị đoan", trước khi nhập
hội, bao giờ cũng lẩm nhẩm "bói Kiều"!
"Lậy vua Từ Hải, lậy vãi Giác Duyên, Lậy Tiên Thúy Kiều, xin cho con "ù" một ván Thập Hồng, hoặc tệ nhất cũng Bạch thủ chi chi chì mó "
"Lậy vua Từ Hải, lậy vãi Giác Duyên, Lậy Tiên Thúy Kiều, xin cho con "ù" một ván Thập Hồng, hoặc tệ nhất cũng Bạch thủ chi chi chì mó "
Hoàn toàn không phải ăn thua vì tiền mà vì muốn chứng tỏ
mình "đánh cao".
Sau nhiều năm "trau dồi nghề nghiệp", tôi thành
một thằng bé rất lanh tay lẹ mắt, vưà ngủ gật vừa chia bài bằng hai tay mà
chẳng bao giờ nhầm lẫn, cộng thêm tự "sáng tác" được "card
trick". Ngồi cạnh ông nào muốn ông ấy được "thập hồng" thì còn
khó, chứ muốn cho ông ấy "bạch thủ" chì mó thì dễ như
chơi. Thành ra ông nào cũng chỉ muốn ngồi cạnh thằng bé để lấy hên!
Nhưng tôi rất "sợ" vì nhiều lúc hứng quá với các ván ù lớn, các ngài
lại vỗ vào đùi thằng bé cái "đét" vưà tỉnh ngủ, vưà đau tái cả người.
"Gần mực thì đen, gần “bàn…đèn” thì sáng"!
"Gần mực thì đen, gần “bàn…đèn” thì sáng"!
Gần mấy ông này lâu tôi cũng rất mau hiểu nhiều chuyện, khi nghe các ông tán với nhau về "tai hại" của thuốc phiện:
"Cái món này bổ ÂM mà hại... DƯƠNG"!
Ban đầu tôi cứ nghĩ đã "hại ... DƯƠNG" thì hút làm gì, nhưng chẳng mấy lúc tôi hiểu ra khi thấy mấy bà đang đánh mạt chược, khi nghe chồng nói thế thường đỏ mặt phàn nàn:
"Người gì mà đêm hôm cứ "dai" như ... điả
!?"
Quan trọng nhất là hai "cữ" hút mỗi ngày. Các cụ càng giầu càng chúa là khó tính. Hút không những để thỏa mãn cơn ghiền mà còn gần như là một "nghi thức" tôn giáo nhất là với những người giầu có, dùng "hồng phiến" (loại thuốc phiện hạng nhất).
Quan trọng nhất là hai "cữ" hút mỗi ngày. Các cụ càng giầu càng chúa là khó tính. Hút không những để thỏa mãn cơn ghiền mà còn gần như là một "nghi thức" tôn giáo nhất là với những người giầu có, dùng "hồng phiến" (loại thuốc phiện hạng nhất).
Các ông bận rộn bao nhiêu thì tôi cũng bận không kém do các ông rất thích tôi giúp chuẩn bị "bàn đèn". Vì là thú phong lưu nên các ông này cũng kén chọn lắm. Giống như người ghiền thuốc lá thích sưu tầm bật lửa đắt tiền hoặc lạ như Dunhill, Zippo ...thì “tẩu” thuốc phiện cũng vậy, các loại đắt tiền thường làm bằng ngọc Phí Thúy hay Mã Não, có trạm rồng phượng hoặc đề thơ rất công phu, nên phải có người biết cách săn sóc, nhẹ nhàng mỗi khi nạo sái hoặc "thông nòng". “Viên” thuốc phiện phải nhẹ tay, để khi "kéo" viên thuốc sẽ phồng lên và cháy đều hết.
Ngay sau khi ngọn đèn dầu lạc được bưng ra, vì
phòng hút hơi tối, để lại một quầng sáng trên trần nhà là tôi
bắt đầu thích thú quan sát mấy chú thạch thùng rục rịch "hành
quân" chung quanh vòng ánh sáng, và khi khói thuốc
bắt đầu được nhả lên thì thế nào cũng có vài chú rơi lộp độp vì
say khói thuốc.
Lúc còn nhỏ, tôi khá tinh nghịch,
rất thích bắt mấy chú thạch thùng say khói thuốc phiện, cắt đuôi để xem đuôi có
mọc lại không? và ngạc nhiên thích thú khi thấy
chiếc đuôi dù đã bị cắt rời ra mà vẫn ngọ nguậy.
Nạo sái thuốc phiện không phải là công việc dễ dàng như mọi người vẫn tưởng, vì không được mạnh tay, có thể làm hư hỏng những chiếc "dọc tẩu" quý hiếm, và sau khi thông nòng vẫn còn lại một lớp than rất mịn để điếu thuốc sau khỏi "lạc điệu".
Sinh hoạt của các đệ tử "Nàng Tiên Nâu" không hẳn đã yên lặng, trầm lắng như mọi người lầm tưởng. Nó chỉ yên lặng sau khi các "ngài" lơ mơ đủ cữ, đôi mắt mơ màng, miệng há hốc, thở khò khè. Còn khi đã "lai tỉnh", với một chút mặc cảm của những người "vô tích sự", các ngài cũng thích phát biểu lắm, đặc biệt là thích làm thơ. Có lẽ do ảnh hưởng chữ "đi mây, về gió", các thi sĩ “ghiền” rất hay đặt bút hiệu với chữ "VÂN" nào là Bằng Vân, Vân Hữu, Vân Lai và ...Vân Vân, đủ cả!
Tôi nhớ nhất là "Đại Thi Sĩ" Vân Hữu. Năm 23 tuổi ông này tình cờ trúng độc đắc sổ xố "Đông Dương" được một vạn đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Sau khi đi chu du "vòng quanh Thế Giới" (đó là lời ông ta khoe với mọi người), ông về lấy một bà vợ là Hoa Khôi Hàng Bạc, rồi dấn thân vào chốn "phong lưu"! Những lúc tỉnh táo giữa hai bữa hút ông thường hùng hồn phát biểu:
"Tôi đã đi chu du khắp 5 châu, 4 bể, qua cả Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật, thì thấy nơi này trồng rất nhiều cây "thẩu". Có lẽ nhờ thế mà Đức Phật đã trở thành Vĩ Nhân của nhân loại!
Nạo sái thuốc phiện không phải là công việc dễ dàng như mọi người vẫn tưởng, vì không được mạnh tay, có thể làm hư hỏng những chiếc "dọc tẩu" quý hiếm, và sau khi thông nòng vẫn còn lại một lớp than rất mịn để điếu thuốc sau khỏi "lạc điệu".
Sinh hoạt của các đệ tử "Nàng Tiên Nâu" không hẳn đã yên lặng, trầm lắng như mọi người lầm tưởng. Nó chỉ yên lặng sau khi các "ngài" lơ mơ đủ cữ, đôi mắt mơ màng, miệng há hốc, thở khò khè. Còn khi đã "lai tỉnh", với một chút mặc cảm của những người "vô tích sự", các ngài cũng thích phát biểu lắm, đặc biệt là thích làm thơ. Có lẽ do ảnh hưởng chữ "đi mây, về gió", các thi sĩ “ghiền” rất hay đặt bút hiệu với chữ "VÂN" nào là Bằng Vân, Vân Hữu, Vân Lai và ...Vân Vân, đủ cả!
Tôi nhớ nhất là "Đại Thi Sĩ" Vân Hữu. Năm 23 tuổi ông này tình cờ trúng độc đắc sổ xố "Đông Dương" được một vạn đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Sau khi đi chu du "vòng quanh Thế Giới" (đó là lời ông ta khoe với mọi người), ông về lấy một bà vợ là Hoa Khôi Hàng Bạc, rồi dấn thân vào chốn "phong lưu"! Những lúc tỉnh táo giữa hai bữa hút ông thường hùng hồn phát biểu:
"Tôi đã đi chu du khắp 5 châu, 4 bể, qua cả Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật, thì thấy nơi này trồng rất nhiều cây "thẩu". Có lẽ nhờ thế mà Đức Phật đã trở thành Vĩ Nhân của nhân loại!
Nhưng Phật Giáo không phù hợp với
người Việt, vì ..."thụ động" quá! không thể dùng đánh thắng
"thằng" Pháp được. Cái món này (thuốc phiện) sẽ giúp tôi tìm ra một
đối sách mới để hướng dẫn cách mạng Việt Nam, rồi sẽ trao đổi với các cụ
Phan Bôi Châu, Phan Chu Trinh và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để!"
Còn nữa:
"Bao nhiêu gia sản mà cha mẹ tôi tạo ra đều do một tay tôi "lên" kế hoạch"
Do hứng quá nên ông quên rằng nếu quả thực như vậy, thì ông đã biết lập kế hoạch từ trong bụng mẹ!
Công việc nạo sái, thông nòng không ngờ lại đưa uy tín tôi lên cao chót vót vì mỗi khi Bà Ngoại hoặc các "bà trẻ" có việc đi ra đường thì các ông phu xe xích lô xúm lại, tranh dành nhau:
"Để cháu rước bà đi". Và không bao giờ tính tiền.
Còn nữa:
"Bao nhiêu gia sản mà cha mẹ tôi tạo ra đều do một tay tôi "lên" kế hoạch"
Do hứng quá nên ông quên rằng nếu quả thực như vậy, thì ông đã biết lập kế hoạch từ trong bụng mẹ!
Công việc nạo sái, thông nòng không ngờ lại đưa uy tín tôi lên cao chót vót vì mỗi khi Bà Ngoại hoặc các "bà trẻ" có việc đi ra đường thì các ông phu xe xích lô xúm lại, tranh dành nhau:
"Để cháu rước bà đi". Và không bao giờ tính tiền.
Bà Ngoại tôi thích lắm:
"Cháu bà chắc có số làm quan, vì mới từng này tuổi đầu đã có uy, sai khiến được bao nhiêu người"!
Ông Vân Hữu thì xen vào lấy lòng:
"Cháu đã xem Tử Vi cho thằng bé, Mệnh có Riêu, Y lại được đủ bộ “Khoa, Quyền, Lộc”. Cụ sau này mát mặt nhớ đừng quên cháu nhé"
Bà ngọai tôi cứ khen ông là một thầy Tử Vi "có một, không hai"
Nhưng đó là ông ta chỉ võ vẽ, nói lấy được chứ thực ra có gì lạ đâu, cứ vài bữa là tôi lại mang sái thuốc phiện và mấy tấm giẻ thông nòng, mỗi lần cho một ông phu xe. Các ông này mang về gói ghém thành "sái nhì" rồi "sái ba" để hút, sau đó mấy cái giẻ lau lại đem nấu thành nước "Cam Lồ" dùng đỡ cơn ghiền.
"Cháu bà chắc có số làm quan, vì mới từng này tuổi đầu đã có uy, sai khiến được bao nhiêu người"!
Ông Vân Hữu thì xen vào lấy lòng:
"Cháu đã xem Tử Vi cho thằng bé, Mệnh có Riêu, Y lại được đủ bộ “Khoa, Quyền, Lộc”. Cụ sau này mát mặt nhớ đừng quên cháu nhé"
Bà ngọai tôi cứ khen ông là một thầy Tử Vi "có một, không hai"
Nhưng đó là ông ta chỉ võ vẽ, nói lấy được chứ thực ra có gì lạ đâu, cứ vài bữa là tôi lại mang sái thuốc phiện và mấy tấm giẻ thông nòng, mỗi lần cho một ông phu xe. Các ông này mang về gói ghém thành "sái nhì" rồi "sái ba" để hút, sau đó mấy cái giẻ lau lại đem nấu thành nước "Cam Lồ" dùng đỡ cơn ghiền.
Tuy nhiên thời thơ ấu của tôi không phải chỉ quanh quẩn bên
"bàn đèn". Là cháu cưng nên tôi chẳng phải làm gì, kể cả ... đến
trường. Quanh năm suốt tháng chỉ vui chơi và quan sát những ngưòi chung quanh
làm việc.
Bà ngoại tôi là một nhà buôn vưà sỉ vưà lẻ, "tất cả mọi thứ trên đời" như mọi người thường nói, nhưng chính yếu nhất là gạo, thuốc lào và trà, đều là những đồ rất nặng hoặc cần chế biến nên nhà có rất đông gia nhân.
Thuốc lào là thứ tiêu thụ nhiều nhất của người miền Bắc thời đó. Mỗi ngày ít nhất là có vài thuyền thuốc lào mộc được chở từ Ninh Bình tới, giao hàng trước, lấy tiền sau.
Bà ngoại tôi là một nhà buôn vưà sỉ vưà lẻ, "tất cả mọi thứ trên đời" như mọi người thường nói, nhưng chính yếu nhất là gạo, thuốc lào và trà, đều là những đồ rất nặng hoặc cần chế biến nên nhà có rất đông gia nhân.
Thuốc lào là thứ tiêu thụ nhiều nhất của người miền Bắc thời đó. Mỗi ngày ít nhất là có vài thuyền thuốc lào mộc được chở từ Ninh Bình tới, giao hàng trước, lấy tiền sau.
Mỗi nhà "sản xuất" sẽ có cách riêng để tạo hương
vị cho nhãn hiệu của mình. Hai khâu quan trọng nhất là "hồ" và
"sấy". Thường kỹ thuật "hồ" là một bí mật, chỉ có người nhà
làm trong phòng riêng, không cho gia nhân biết, họ chỉ sấy, đánh tơi và đóng
bánh sau khi đã hút thử, (phần này thì chỉ có bà dì tôi làm được) sẽ được phân
chia làm ba loại "CHUA", "ĐẦM" và "SÓC" tùy
theo ý thích của những "nhà con". Phần rời thì được mang ra bán
lẻ, khâu này cũng phức tạp và rất bận rộn vì được chia thành ba
loại gói: 2 đồng, 5 đồng và 10 đồng, giấy gói có kích thước khác nhau, loại
hình vuông, hình củ ấu và hình chữ nhật.
Chuyên viên "rọc giấy" đặt cả sấp giấy trên phản, rối dùng lưỡi cưa sẻ giấy qua kẽ của 2 cánh phản theo những kích thước khác nhau, tuỳ theo nhu cầu. Ông này "cưa" suốt ngày không nghỉ nên cánh tay rất to và được đặt biệt danh là "thằng giã giò". Nhưng cũng vì khoẻ quá nên ông "giã" luôn cô hầu gái mới 15 tuổi! và Bà ngoại tôi đành phải làm đám cưới cho hai người, khi thấy cô hầu gái "nôn oẹ", sau khi mắng cho một trận:
"Chúng mày chỉ giỏi làm cái trò mèo mả, gà đồng. Nếu chúng mày có thèm bánh rán, dầu cháo quẩy thì cũng phải cho người lớn biết mới phải "!
Rồi chu cấp tiền cho họ ra riêng. Ông "giã giò" sau đó bị Pháp bắt lính và nghe đâu chết ở Mặt Trận Điện Biên Phủ. Cô Hoa, người đàn bà "cao số" theo bà ngoại và tôi di cư vào Nam rồi lấy một ông Sĩ Quan, được một đứa con trai thì ông chồng cũng chết trận ở Cao Lãnh.
Chuyên viên "rọc giấy" đặt cả sấp giấy trên phản, rối dùng lưỡi cưa sẻ giấy qua kẽ của 2 cánh phản theo những kích thước khác nhau, tuỳ theo nhu cầu. Ông này "cưa" suốt ngày không nghỉ nên cánh tay rất to và được đặt biệt danh là "thằng giã giò". Nhưng cũng vì khoẻ quá nên ông "giã" luôn cô hầu gái mới 15 tuổi! và Bà ngoại tôi đành phải làm đám cưới cho hai người, khi thấy cô hầu gái "nôn oẹ", sau khi mắng cho một trận:
"Chúng mày chỉ giỏi làm cái trò mèo mả, gà đồng. Nếu chúng mày có thèm bánh rán, dầu cháo quẩy thì cũng phải cho người lớn biết mới phải "!
Rồi chu cấp tiền cho họ ra riêng. Ông "giã giò" sau đó bị Pháp bắt lính và nghe đâu chết ở Mặt Trận Điện Biên Phủ. Cô Hoa, người đàn bà "cao số" theo bà ngoại và tôi di cư vào Nam rồi lấy một ông Sĩ Quan, được một đứa con trai thì ông chồng cũng chết trận ở Cao Lãnh.
Người chồng thứ ba của cô là một đồng hương Nam Định, bộ đội
phục viên, "tương tư" cô từ lúc còn trẻ, gập lại nhau sau hơn 20 năm
đất nước chia cắt, tay này làm trưởng phòng thuế vụ, tính tình hiền lành, vưà
nể vợ vừa rất có của. Năm tôi ra Bắc chơi, hai vợ chồng đã đón tôi, nhắc lại
chuyện cũ rất lễ độ:
"Cậu sang Mỹ nhớ kể lại chuyện này cho gia đình ta nghe"!
Công việc bận rộn không kém là chế biến trà. Tôi rất thích quan sát cách "sao" trà, phân biệt kỹ thuật làm trà "Thiết Quan Âm", "Ô Long" rồi trà "Thái Đức" (nhiều người gọi đùa là "Thức...Đ.." vì thực ra chỉ là loại trà vụn rơi rớt lại, chẳng ra mùi vị gì cả). Sau này tôi không thích uống trà Lipton, chỉ vì liên tưởng tới trà Thái Đức.
Nhưng thú vị nhất là trà ƯỚP SEN. Muà hè sen chở tới đầy sân thơm ngát, tôi thích nhất là tách hột sen ra ăn sống, chỉ chừa cái nhân xanh hơi đắng, nhưng sau ăn mãi quen đi, đâm ra ghiền, và nghe mọi người nói đó là một "vị thuốc"... bổ dương rất tốt!
Việc tách nhụy sen thường được giao cho những người hầu gái. Thỉnh thoảng "cậu" dù còn bé tí cũng "lên mặt" khi thấy nàng nào vắng mặt:
"Cậu sang Mỹ nhớ kể lại chuyện này cho gia đình ta nghe"!
Công việc bận rộn không kém là chế biến trà. Tôi rất thích quan sát cách "sao" trà, phân biệt kỹ thuật làm trà "Thiết Quan Âm", "Ô Long" rồi trà "Thái Đức" (nhiều người gọi đùa là "Thức...Đ.." vì thực ra chỉ là loại trà vụn rơi rớt lại, chẳng ra mùi vị gì cả). Sau này tôi không thích uống trà Lipton, chỉ vì liên tưởng tới trà Thái Đức.
Nhưng thú vị nhất là trà ƯỚP SEN. Muà hè sen chở tới đầy sân thơm ngát, tôi thích nhất là tách hột sen ra ăn sống, chỉ chừa cái nhân xanh hơi đắng, nhưng sau ăn mãi quen đi, đâm ra ghiền, và nghe mọi người nói đó là một "vị thuốc"... bổ dương rất tốt!
Việc tách nhụy sen thường được giao cho những người hầu gái. Thỉnh thoảng "cậu" dù còn bé tí cũng "lên mặt" khi thấy nàng nào vắng mặt:
"Sao không ra gỡ nhụy sen" ?
Cô ta đỏ măt, lúng túng:
"Hôm nay Bà không cho cháu làm"
Tôi thắc mắc lắm, vì công việc nhiều thế mà tại sao Bà Ngoại
không cho cô ấy làm thì chỉ được trả lời cho qua chuyện:
"Tại hôm nay nó ... khó ở trong
người"!
Mãi về sau tôi mới hiểu ra là ngày nào con gái ...có kinh,
không được "đụng" vào sen, vì sợ trà "mất mùi".
Có lẽ trong đời sống dân gian Miền Bắc, hai loại cây có công dụng nhiều nhất là CHUỐI và SEN, vì ít thấy phần nào trong hai loại cây này bị bỏ phí. Chỉ tưởng tượng nếu cốm "Vòng" mà không gói bằng lá sen thì chắc cũng không thể tạo ra mùi vị tuyệt vời. Chuối và Sen vì thế đều đi vào văn, thơ, ca dao và không thể thiếu trên bàn thờ Phật.
Câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen ...........
Có lẽ trong đời sống dân gian Miền Bắc, hai loại cây có công dụng nhiều nhất là CHUỐI và SEN, vì ít thấy phần nào trong hai loại cây này bị bỏ phí. Chỉ tưởng tượng nếu cốm "Vòng" mà không gói bằng lá sen thì chắc cũng không thể tạo ra mùi vị tuyệt vời. Chuối và Sen vì thế đều đi vào văn, thơ, ca dao và không thể thiếu trên bàn thờ Phật.
Câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen ...........
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn"
Luôn luôn được nhắc đến trong những cuộc tranh luận sôi nổi của các đệ tử của nàng Phù Du. Ông nào cũng góp ý hăng say. Có ông đi xa hơn, tự nhận mình là người đã "gà" cho Phan Khôi trong cuộc "đấu khẩu" với Nguyễn văn Vĩnh! để sửa sang một chữ trong lời ca dao:
Ông ta cả quyết: Sen là "từ" bùn mà ra, chứ không gần gũi gì cả!
Luôn luôn được nhắc đến trong những cuộc tranh luận sôi nổi của các đệ tử của nàng Phù Du. Ông nào cũng góp ý hăng say. Có ông đi xa hơn, tự nhận mình là người đã "gà" cho Phan Khôi trong cuộc "đấu khẩu" với Nguyễn văn Vĩnh! để sửa sang một chữ trong lời ca dao:
Ông ta cả quyết: Sen là "từ" bùn mà ra, chứ không gần gũi gì cả!
Phải sửa lại cho đúng !
"Từ" bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn!
Tôi phục ông này lắm, cho đến khi nghe ông ta nói mãi rồi nói "lộn" là ông đã giúp Phan Khôi "mắng mỏ" ... Cụ Trương Vĩnh Ký (vì tên của 2 vị đều có chữ Vĩnh)
"Tôi là bạn học cùng lớp với "thằng" Trương Vĩnh Ký" !
Đúng là đi mây về gió, nếu nói thêm nữa, chắc là ông ta dám học chung lớp với Vua Minh Mạng.
Có ông còn "cả quyết" hai câu thơ:
"Nằm gắng vẫn không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ lúc buồn thôi" (1)
là từ một bài Đường Thi "trác tuyệt" của Thôi Hộ!
Tôi phục ông này lắm, cho đến khi nghe ông ta nói mãi rồi nói "lộn" là ông đã giúp Phan Khôi "mắng mỏ" ... Cụ Trương Vĩnh Ký (vì tên của 2 vị đều có chữ Vĩnh)
"Tôi là bạn học cùng lớp với "thằng" Trương Vĩnh Ký" !
Đúng là đi mây về gió, nếu nói thêm nữa, chắc là ông ta dám học chung lớp với Vua Minh Mạng.
Có ông còn "cả quyết" hai câu thơ:
"Nằm gắng vẫn không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ lúc buồn thôi" (1)
là từ một bài Đường Thi "trác tuyệt" của Thôi Hộ!
(Sở dĩ tôi hơi dài giòng ở đoạn này
vì tôi biết chắc trong những dòng chữ viết ra, 10 dòng thì có đến 7 dòng sai!
do kiến thức "Văn học Nghệ Thuật" tạp nhạp của một thằng bé 6,7 tuổi
đầu, đều được thu thập từ các vị "giáo sư" như thế, các bạn cứ việc
phê bình và sửa giúp.)
Ướp trà sen là cả một nghệ thuật, mà không thể thiếu cái bao tải để "ủ" trà. Nhưng khi sấy trà lại vất vả hơn nhiều, non lửa hay qúa lửa đều làm hỏng mẻ trà. Mua trà sen cũng phải tinh ý và đúng mùa. Vào những khi thiếu sen, các nhà buôn thường trộn thêm bông “sói” trông cho hấp dẫn, nhưng đối với người sành điệu, chẳng cần ngửi mà chỉ nhìn qua cũng biết.
Công việc bận rộn như thế, tất nhiên mang lại rất nhiều tiền, nên cứ khoảng 8 gìờ tối, sau khi đóng cửa hàng, hàng chục người lại phải ngồi dùng hồ để "dán" tiền có khi tới 1, 2 giờ sáng vì đồng tiền lúc đó làm bằng giấy, rất dễ mủn và rách.
Anh Nhiếp, người quản gia trưởng trông nom và đốc thúc tất cả các việc này. Có một điều lạ nhất cho tới nay tôi vẫn không hiểu được là Bà Ngoại tôi, dù chưa bao giờ được đi học nhưng công việc kế toán phức tạp như thế thì trong khi ông quản gia còn loay hoay dùng bàn tính gẩy lách tách suốt buổi, ghi ghi chép chép thì bà ngoại tôi chỉ "tính nhẩm" trong đầu mà kết quả đối chiếu vẫn trùng hợp. Thỉnh thoảng có sự khác biệt thì phần sai luôn luôn ở phiá người dùng bàn tính.
Có lần tôi hỏi bà lý do tại sao ngày xưa, con gái không được đi học thì bà trả lời:
"Các cụ sợ con gái biết chữ thì chỉ lo ... viết thư cho "trai" mà quên việc trau dồi Công, Dung, Ngôn, Hạnh"
Nhưng cũng vì thế mà cụ bà "nể" cụ ông ra mặt, vì dù sao cụ ông ngày xưa cũng là một người giỏi nhất Tổng, đã đỗ đến Tam Trường, sách chứa đầy nhà.
Với mặc cảm như thế, mẹ và Dì tôi đều được đi học đàng hoàng, và đến khi ông anh cả tôi đỗ Tú Tài Tây vào năm 1953 thì bà tôi mời hầu như cả tỉnh ăn mừng ba ngày ba đêm, ở cả Hà Nội lẫn Nam Định.
Kỷ niệm buồn cười nhất trong tôi là khi ông chú (con bà trẻ, do anh cả tôi kèm học) thi trượt "Xéc-ti-phi-ca", bà ngoại tôi đã yêu cầu anh cả tôi nọc ông chú ruột ra đánh 20 roi. Cụ giải thích:
"Tình là tình chú cháu, nhưng nghiã là nghiã thầy trò, đã vì nghiã thì phải quên tình"!
Ướp trà sen là cả một nghệ thuật, mà không thể thiếu cái bao tải để "ủ" trà. Nhưng khi sấy trà lại vất vả hơn nhiều, non lửa hay qúa lửa đều làm hỏng mẻ trà. Mua trà sen cũng phải tinh ý và đúng mùa. Vào những khi thiếu sen, các nhà buôn thường trộn thêm bông “sói” trông cho hấp dẫn, nhưng đối với người sành điệu, chẳng cần ngửi mà chỉ nhìn qua cũng biết.
Công việc bận rộn như thế, tất nhiên mang lại rất nhiều tiền, nên cứ khoảng 8 gìờ tối, sau khi đóng cửa hàng, hàng chục người lại phải ngồi dùng hồ để "dán" tiền có khi tới 1, 2 giờ sáng vì đồng tiền lúc đó làm bằng giấy, rất dễ mủn và rách.
Anh Nhiếp, người quản gia trưởng trông nom và đốc thúc tất cả các việc này. Có một điều lạ nhất cho tới nay tôi vẫn không hiểu được là Bà Ngoại tôi, dù chưa bao giờ được đi học nhưng công việc kế toán phức tạp như thế thì trong khi ông quản gia còn loay hoay dùng bàn tính gẩy lách tách suốt buổi, ghi ghi chép chép thì bà ngoại tôi chỉ "tính nhẩm" trong đầu mà kết quả đối chiếu vẫn trùng hợp. Thỉnh thoảng có sự khác biệt thì phần sai luôn luôn ở phiá người dùng bàn tính.
Có lần tôi hỏi bà lý do tại sao ngày xưa, con gái không được đi học thì bà trả lời:
"Các cụ sợ con gái biết chữ thì chỉ lo ... viết thư cho "trai" mà quên việc trau dồi Công, Dung, Ngôn, Hạnh"
Nhưng cũng vì thế mà cụ bà "nể" cụ ông ra mặt, vì dù sao cụ ông ngày xưa cũng là một người giỏi nhất Tổng, đã đỗ đến Tam Trường, sách chứa đầy nhà.
Với mặc cảm như thế, mẹ và Dì tôi đều được đi học đàng hoàng, và đến khi ông anh cả tôi đỗ Tú Tài Tây vào năm 1953 thì bà tôi mời hầu như cả tỉnh ăn mừng ba ngày ba đêm, ở cả Hà Nội lẫn Nam Định.
Kỷ niệm buồn cười nhất trong tôi là khi ông chú (con bà trẻ, do anh cả tôi kèm học) thi trượt "Xéc-ti-phi-ca", bà ngoại tôi đã yêu cầu anh cả tôi nọc ông chú ruột ra đánh 20 roi. Cụ giải thích:
"Tình là tình chú cháu, nhưng nghiã là nghiã thầy trò, đã vì nghiã thì phải quên tình"!
Sau này có dư luận xầm xì là sở dĩ bà cụ cho ông cháu đánh
đòn ông chú chỉ vì ông chú là con... bà nhỏ. Tôi không tin như vậy vì lúc
thường bà vẫn thương "cậu cả…con bà hai" lắm, vì: "dù sao nó cũng là người cúng giỗ tôi", và theo ông anh tôi kể lại, trước khi cho đánh đòn cậu cả,
bà còn mang cho ông chú này vài cái quần dài mặc thêm bên ngoài để ... khỏi đau
và dặn ông anh tôi:
"Cháu đánh nó nhè nhẹ thôi, dậy để "nó" biết sợ mà học hành cho nở mặt, nở mày dòng họ".
Theo tôi đoán thì cụ bà rất giỏi "chính trị", mượn ngọn roi này để thể hiện kế "Nhất tiễn hạ ...tam điêu" trong sách Tam Thập Lục Kế mà tôi đọc cho cụ nghe mỗi đêm và cụ rất đắc ý – “Tam Điêu” ở đây là 3 bà trẻ! -
Ông cụ chắc cũng không vui lắm, nhưng vì "nể" vợ, đành im lặng và thỉnh thoảng dùng thế "cách sơn đả ngưu" để đối phó!
Hậu qủa là mấy gia nhân lãnh đủ, anh chàng nào thuộc "phe" bà ngoại mà phạm lỗi thì sẽ bị chính cụ ra tay "trừng trị"!
Nhưng cũng chẳng ăn thua gì, vì họ đã có một "Đại ân nhân" là tôi. Thực ra với sức của cụ ông sau nhiều năm làm bạn thân thiết với Nàng Tiên Nâu, nếu có đánh đòn thì chẳng qua cũng như "phủi bụi", chỉ trừ khi nào cụ dùng roi "cá sấu".
Các gia nhân này khôn "dàn trời", mỗi khi thấy cụ hầm hầm định trừng phạt là cầu cứu "Cậu". Cậu chẳng nói chẳng rằng, một mặt dấu biến roi cá sấu, mặt khác mở cửa cho bị can "Tẩu vi thượng sách" rồi vờ vịt nói với cụ:
"Cháu sai nó đi mua thức ăn cho cháu rồi”
Lánh mặt một chút thì lại đến... cữ, cụ quên ngay và sức đâu mà đi tìm roi.
"Cháu đánh nó nhè nhẹ thôi, dậy để "nó" biết sợ mà học hành cho nở mặt, nở mày dòng họ".
Theo tôi đoán thì cụ bà rất giỏi "chính trị", mượn ngọn roi này để thể hiện kế "Nhất tiễn hạ ...tam điêu" trong sách Tam Thập Lục Kế mà tôi đọc cho cụ nghe mỗi đêm và cụ rất đắc ý – “Tam Điêu” ở đây là 3 bà trẻ! -
Ông cụ chắc cũng không vui lắm, nhưng vì "nể" vợ, đành im lặng và thỉnh thoảng dùng thế "cách sơn đả ngưu" để đối phó!
Hậu qủa là mấy gia nhân lãnh đủ, anh chàng nào thuộc "phe" bà ngoại mà phạm lỗi thì sẽ bị chính cụ ra tay "trừng trị"!
Nhưng cũng chẳng ăn thua gì, vì họ đã có một "Đại ân nhân" là tôi. Thực ra với sức của cụ ông sau nhiều năm làm bạn thân thiết với Nàng Tiên Nâu, nếu có đánh đòn thì chẳng qua cũng như "phủi bụi", chỉ trừ khi nào cụ dùng roi "cá sấu".
Các gia nhân này khôn "dàn trời", mỗi khi thấy cụ hầm hầm định trừng phạt là cầu cứu "Cậu". Cậu chẳng nói chẳng rằng, một mặt dấu biến roi cá sấu, mặt khác mở cửa cho bị can "Tẩu vi thượng sách" rồi vờ vịt nói với cụ:
"Cháu sai nó đi mua thức ăn cho cháu rồi”
Lánh mặt một chút thì lại đến... cữ, cụ quên ngay và sức đâu mà đi tìm roi.
Tôi bị ảnh hưởng truyện Thủy Hử, nên rất
thích bênh vực người cô thế, hơn thế nữa, họ đều là những người bạn
thân thiết nhất của tôi trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
Qua khỏi trận đói năm Ất Dậu 1945, nhà nào có tí "của ăn của để" cũng đều tính đến chuyện tích trữ một ít thóc gạo. Bà ngoại tôi để dành nguyên một phòng trên lầu hai làm kho thóc. Phòng này luôn khóa chặt, chính bà cụ giữ chià khoá. Thú vui của tôi là mỗi buổi sáng lấy chiếc chià khóa duy nhất này mở cửa kho thóc lừa mấy chú bồ câu nhà hàng xóm bay sang "ăn sáng" rồi đóng sầm cửa lại, tha hồ mà bắt, và món ăn "hàng ngày" của tôi là "Bồ Câu nhồi đậu xanh, hạt sen và nhân sâm hầm thuốc bắc".
Qua khỏi trận đói năm Ất Dậu 1945, nhà nào có tí "của ăn của để" cũng đều tính đến chuyện tích trữ một ít thóc gạo. Bà ngoại tôi để dành nguyên một phòng trên lầu hai làm kho thóc. Phòng này luôn khóa chặt, chính bà cụ giữ chià khoá. Thú vui của tôi là mỗi buổi sáng lấy chiếc chià khóa duy nhất này mở cửa kho thóc lừa mấy chú bồ câu nhà hàng xóm bay sang "ăn sáng" rồi đóng sầm cửa lại, tha hồ mà bắt, và món ăn "hàng ngày" của tôi là "Bồ Câu nhồi đậu xanh, hạt sen và nhân sâm hầm thuốc bắc".
(Mấy anh Cộng Sản nhà quê, trong cuốn Đại Thắng Muà
Xuân đã "phịa" ra là khi vào Dinh Độc
Lập, đã "chộp" được tấm thực đơn trên bàn giấy
của Tổng Thống Dương Văn Minh có món này, hí hửng dùng làm thành tích tố cáo sự xa xỉ của Tổng Thống
Ngụy! Các chú em đâu biết là "cậu" đây đã ăn món
này nhiều đến ... phát khiếp, cần gì phải giầu có!?)
Nhưng sự nghịch ngợm đã giúp tôi phát giác nhiều "kế hoạch" hay hơn, chẳng cần mở kho thóc cho mất công! chỉ trộn ít sái thuốc phiện hoặc ngâm thóc vào nước “Cam Lồ”, là mấy chú chim vô tội sẽ tự động trình diện "nhập ngũ" mỗi ngày, và nhà tôi tuy không có chuồng chim nhưng đã có thời gian "hút" gần hết chim bồ câu ở Nam Định, quét rửa cứt chim không cũng đủ mệt.
Chim sáo cũng vậy, tôi thích nhất là nếu biết cách "bóc lưỡi" là chim sáo sẽ biết nói. Nhưng quý nhất là loại chim "chân vàng, mỏ bạc", chứ loại chân “chì” thì "ngu" hơn, rất khó huấn luyện.
Nuôi sáo là một nghệ thuật. Phải chăm sóc thức ăn theo từng giai đoạn phát triển, châm nước uống, tiả lông và tắm cho chú mỗi ngày. Lồng đựng chim cũng là món ganh đua của những người nuôi chim, phải là "lồng son" thì mới ra vẻ sành điệu.
Chim sáo tương đối chậm quen lồng, ít nhất phải mất vài ba tháng mới không sổ lồng bay đi mất. Nhưng "tuyệt chiêu" ngâm thóc vào nước sái thuốc phiện thì chú nào muốn trốn đi đâu thì cũng phải "trở về mái nhà xưa".
Nhưng sự nghịch ngợm đã giúp tôi phát giác nhiều "kế hoạch" hay hơn, chẳng cần mở kho thóc cho mất công! chỉ trộn ít sái thuốc phiện hoặc ngâm thóc vào nước “Cam Lồ”, là mấy chú chim vô tội sẽ tự động trình diện "nhập ngũ" mỗi ngày, và nhà tôi tuy không có chuồng chim nhưng đã có thời gian "hút" gần hết chim bồ câu ở Nam Định, quét rửa cứt chim không cũng đủ mệt.
Chim sáo cũng vậy, tôi thích nhất là nếu biết cách "bóc lưỡi" là chim sáo sẽ biết nói. Nhưng quý nhất là loại chim "chân vàng, mỏ bạc", chứ loại chân “chì” thì "ngu" hơn, rất khó huấn luyện.
Nuôi sáo là một nghệ thuật. Phải chăm sóc thức ăn theo từng giai đoạn phát triển, châm nước uống, tiả lông và tắm cho chú mỗi ngày. Lồng đựng chim cũng là món ganh đua của những người nuôi chim, phải là "lồng son" thì mới ra vẻ sành điệu.
Chim sáo tương đối chậm quen lồng, ít nhất phải mất vài ba tháng mới không sổ lồng bay đi mất. Nhưng "tuyệt chiêu" ngâm thóc vào nước sái thuốc phiện thì chú nào muốn trốn đi đâu thì cũng phải "trở về mái nhà xưa".
Việc đời, cái gì cũng có hậu quả. Một ông gia nhân thân nhất
vì gần bằng tuổi tôi, muốn "lập công dâng Cậu", một buổi tối đã lén
nhét luôn một cục sái thuốc phiện vào miệng sáo. Sáng hôm sau chú sáo này chết
lăn quay và tôi đã làm đám ma chú rất trọng thể và buồn suốt mấy ngày.
Từ khi di cư vào Nam tôi không còn tìm thấy thú chơi chuột bạch. Thú vị nhất là quan sát chuột bạch "đánh vòng".
Những buổi trưa hè tôi thường theo người nhà ra hồ La-két để ngắm những nàng thôn nữ giặt chiếu, tưởng tượng cảnh "Tây Thi giặt lụa trên bến Trữ La", và bắt đầu thích nuôi chó vì con vật này khôn quá, biết giúp chủ giặt chiếu và bơi ra kéo chiếu về mỗi khi tấm chiếu cói trôi xa.
Từ khi di cư vào Nam tôi không còn tìm thấy thú chơi chuột bạch. Thú vị nhất là quan sát chuột bạch "đánh vòng".
Những buổi trưa hè tôi thường theo người nhà ra hồ La-két để ngắm những nàng thôn nữ giặt chiếu, tưởng tượng cảnh "Tây Thi giặt lụa trên bến Trữ La", và bắt đầu thích nuôi chó vì con vật này khôn quá, biết giúp chủ giặt chiếu và bơi ra kéo chiếu về mỗi khi tấm chiếu cói trôi xa.
Thời khoá biểu vui chơi của tôi suốt ngày "bận
rộn" như thế, nên việc đọc sách mỗi đêm cho bà ngoại nghe là một cực hình,
vì cứ cầm cuốn sách lên là mắt đã díu lại. Bà tôi cũng biết như thế, nên
cụ cũng ít khi thúc dục. Nhưng đặc biệt câu chuyện về Mạnh Thường Quân thì cứ
vài ngày cụ lại bắt tôi đọc lại cho nghe và cứ tấm tắc khen hay.
Lúc còn nhỏ đọc thì cứ đọc, nhưng tôi cũng chẳng hiểu hay ở
chỗ nào vì thấy nhân vật Mạnh Thường Quân giầu có và tốt bụng như thế mà cuối
cùng lại phải sống một cuộc đời nghèo khổ.
Nhà bà tôi lúc nào cũng đông bạn bè giống như trong truyện, chỉ khác là các bạn cũa Mạnh Thường Quân toàn là người Tầu (!) và chỉ thích ăn chứ không hút thuốc phiện còn quanh bàn đèn của ông tôi thì Tây, Ta, Tầu đủ cả. Và tai ông nào cũng "bẹp" vì nằm hút nhiều quá.
Một bà cụ rất thân với bà tôi vì là bạn từ thời con gái, có người con trai làm "Quan Hai" trong quân đội Pháp. Vào năm 1952, đây là một chức rất lớn. Có một lần Chợ Rồng bị cháy, tôi chạy sang xem xe chữa lửa, chẳng biết vô tình hay cố ý, một ông lính chữa lửa, ngứa mắt vì thấy thằng nhỏ làm vướng chân, nên cầm vòi rồng nhắm ngay tôi mà "xịt" khiến thằng bé lăn long lóc mấy vòng, xây sát đầy người, ôm đầu máu mếu máo trở về nhà thì gập lúc ông Quan Hai này đến chơi. Nghe tự sự, ông chẳng nói chẳng rằng chạy ngay sang chợ, bắt tất cả lính cứu hỏa đứng im trình diện, tát cho mỗi anh một cái rồi mới cho chữa lưả tiếp! Câu chuyện này truyền tụng khắp tỉnh, từ đó tôi mới thấy tầm nhìn xa của bà ngoại và biết được mình rất an toàn trong sự che chở của các "quan" Tây.
Một hôm ông Quan Hai này dẫn một người bạn học cũ đến nhà, giới thiệu với bà tôi xin cho làm quản gia, do hoàn cảnh gia đình sa sút. Anh Nhiếp là một thanh niên to lớn, có đôi mắt sáng và rất trí thức, mỗi khi nhà chỉ có hai người, tôi thấy họ tranh luận với nhau toàn bằng Tiếng Pháp mà tôi chỉ nhớ được có hai chữ là Voltaire và Montesquieu vì được lập đi lập lại nhiều lần.
Bà ngoại tôi dù hay trách: "Hai đứa này chỉ toàn nói chuyện "rạng đa"! Nhưng lại qúy anh Nhiếp lắm, vì anh ít nói với tất cả mọi người khác và làm việc rất đứng đắn, không bao giờ sai sót về tiền bạc.
Tôi phục anh Nhiếp sát đất vì nghe nói anh có võ "Hồng Mao", đã từng vì bênh bạn mà đánh mấy thằng Tây con nên mới bị đuổi học.
Nhà bà tôi lúc nào cũng đông bạn bè giống như trong truyện, chỉ khác là các bạn cũa Mạnh Thường Quân toàn là người Tầu (!) và chỉ thích ăn chứ không hút thuốc phiện còn quanh bàn đèn của ông tôi thì Tây, Ta, Tầu đủ cả. Và tai ông nào cũng "bẹp" vì nằm hút nhiều quá.
Một bà cụ rất thân với bà tôi vì là bạn từ thời con gái, có người con trai làm "Quan Hai" trong quân đội Pháp. Vào năm 1952, đây là một chức rất lớn. Có một lần Chợ Rồng bị cháy, tôi chạy sang xem xe chữa lửa, chẳng biết vô tình hay cố ý, một ông lính chữa lửa, ngứa mắt vì thấy thằng nhỏ làm vướng chân, nên cầm vòi rồng nhắm ngay tôi mà "xịt" khiến thằng bé lăn long lóc mấy vòng, xây sát đầy người, ôm đầu máu mếu máo trở về nhà thì gập lúc ông Quan Hai này đến chơi. Nghe tự sự, ông chẳng nói chẳng rằng chạy ngay sang chợ, bắt tất cả lính cứu hỏa đứng im trình diện, tát cho mỗi anh một cái rồi mới cho chữa lưả tiếp! Câu chuyện này truyền tụng khắp tỉnh, từ đó tôi mới thấy tầm nhìn xa của bà ngoại và biết được mình rất an toàn trong sự che chở của các "quan" Tây.
Một hôm ông Quan Hai này dẫn một người bạn học cũ đến nhà, giới thiệu với bà tôi xin cho làm quản gia, do hoàn cảnh gia đình sa sút. Anh Nhiếp là một thanh niên to lớn, có đôi mắt sáng và rất trí thức, mỗi khi nhà chỉ có hai người, tôi thấy họ tranh luận với nhau toàn bằng Tiếng Pháp mà tôi chỉ nhớ được có hai chữ là Voltaire và Montesquieu vì được lập đi lập lại nhiều lần.
Bà ngoại tôi dù hay trách: "Hai đứa này chỉ toàn nói chuyện "rạng đa"! Nhưng lại qúy anh Nhiếp lắm, vì anh ít nói với tất cả mọi người khác và làm việc rất đứng đắn, không bao giờ sai sót về tiền bạc.
Tôi phục anh Nhiếp sát đất vì nghe nói anh có võ "Hồng Mao", đã từng vì bênh bạn mà đánh mấy thằng Tây con nên mới bị đuổi học.
'Chánh Sở Cẩm' là người uy quyền ai cũng sợ, đi đâu cũng kè
kè súng lục và hai "đội xếp" cận vệ, nhưng ông ấy lại rất nể
(?) tôi (hay ít nhất lúc còn bé tôi đã nghĩ như thế), vì mỗi lần
tới nhà, ông đều mang cho tôi đồ chơi sản xuất từ "Mẫu
Quốc" và đòi hỏi gì ông cũng chiều. Chỉ vì hồi đó, võ vẽ đọc
"Chiếc Lư Đồng Mắt Cua" của Nguyễn Tuân, tôi học cách "pha"
chè sen rất điệu nghệ ! các ông ghiền thuốc phiện, sau khi "bắn khỉ"
thế nào cũng phải "hãm" với chè sen.
Nhưng ông "nể” tôi một thì ông sợ vợ mười. Marlène là một bà đầm "rau muống"! Tôi cũng không biết tên Việt của bà, nhưng bà ta rất thích và hãnh diện khi được gọi là cô "Bưởi", có lẽ vì bộ phận nào trên người cô cũng to! Da trắng như... “đầm”, là một người "ruột để ngoài da" và có cặp mắt lá răm rất "lẳng" (đó là tôi nghe người lớn nói thế chứ cũng chẳng hiểu "lẳng" là gì)
Tính tình cô Bưởi rất dễ chịu, thích cười lớn và nói năng chẳng nể ai. Cô đặc biệt qúy tôi, chuyên xưng là chị và gọi tôi là cậu em út.
Cô còn có tính rất lạ là chỉ thích "bẹo" bắp vế đàn ông, càng nhéo trên cao càng thích, nên các nam gia nhân sợ một phép. Có lần một anh chàng bưng trà nóng lên "dâng" cô, bị cô véo một cái đau điếng gần "vùng cấm địa". Anh này đau qúa làm đổ cả khay trà, bị phỏng nặng đến nỗi phải cuốn "sà rông" cả tháng, vì không mặc quần đùi được!
Chỉ có tôi và anh Nhiếp là không bị cô "véo". Có lẽ vì đùi tôi nhỏ quá, không hấp dẫn, còn anh Nhiếp thì ở địa vị quản gia nên không có cơ hội tiếp xúc, dù rằng cô luôn tìm cách gần anh Nhiếp và gọi "anh" xưng "em" ngọt sớt. Cô còn nhiều lần ngỏ ý nhờ anh dậy thêm tiếng Pháp và mấy lần nhờ tôi trao thư cho anh, nhưng anh luôn từ chối.
Ông chồng Tây thì ai cũng sợ nhưng không nể, vì sợ vợ quá! Tôi chỉ hiểu lờ mờ lý do khi nghe cô Bưởi nói với các bà về ông chồng mình trong lúc đánh chắn:
"Gớm, ngày thì hùng hùng, hổ hổ như thế chứ ban đêm thì ủ rũ như… gà cắt tiết!"
Tôi mừng lắm vì tưởng là có “đồng minh” khi thấy ông Tây cũng "sợ ma", đêm không dám ngủ một mình.
Một lần khác tôi nghe mấy bà kháo nhau về chuyện sao ông chồng Tây trông gầy quá thì một bà lên tiếng:
"Gớm, ngữ ấy thì ... Tây Đen cũng chạy, chứ Tây trắng chịu gì nổi, không lao lực chết đã là may rồi."
Anh Nhiếp hơn tôi cả chục tuổi, tôi thường gọi anh ấy là anh xưng em nhưng theo thói quen xưa, anh ta lại gọi tôi là Cậu xưng Cháu.
Những ngày hè nóng bức, tôi với anh lên sân thượng ngủ, anh dậy tôi đủ thứ từ Thiên văn tới Lịch Sử, kể chuyện các Hiệp sĩ Nhật Bản, có thể phi thân, leo tường vào nhà giết kẻ thù dễ dàng, nhất là dậy cách "thôi miên". Lúc đầu cứ ngồi tập trung vào một tấm giấy trắng chính giữa dán một vòng tròn đen kích thước bằng một đồng xu, nhìn cả giờ mà không được chớp mắt.
Qua giai đoạn 2 là đấu "nhỡn lực", hai người ngồi đối diện nhìn nhau chăm chăm, thằng nào chớp mắt trước là thua!
Tôi đã thấy anh Nhiếp làm cho mấy người hàng xóm "ngủ" thật, nhưng không hiểu sao những lần đấu “nhỡn lực” với tôi anh đều chịu thua. Lúc còn bé hãnh diện lắm, nhưng lớn lên một chút thì hiểu ra đó là anh cố tình để dùng tôi vào những việc khác.
Cho đến một ngày, anh "biến mất", lúc còn nhỏ tôi rất thích anh nhưng rồi quên đi. Cho đến đêm giao thừa năm 1953, trong khi Chánh Sở Cẩm đang lơ mơ say thuốc ở nhà Ông Ngoại thì tôi nhận được mảnh giấy của anh Nhiếp:
"Cậu nói với ông Cẩm xin tha cho cháu", hoá ra anh đang bị giam ở Trại Giam Nam Định vì tội "đặc công".
Tôi xin ông Tây này tha cho anh. Y trả lời:
"Thằng này nguy hiểm lắm, tha sao được"
Còn nhỏ, tôi cũng không biết gì nên vưà khóc vừa nói:
"Mày không tha anh tao, tao "ĐÉ..." pha trà cho mày nữa" !
Tất cả mọi người sợ xanh mặt ôm chặt lấy tôi và xin lỗi ông Tây rối rít "cháu còn nhỏ dại!"
Nhưng không ngờ tay này cười cười:
Nhưng ông "nể” tôi một thì ông sợ vợ mười. Marlène là một bà đầm "rau muống"! Tôi cũng không biết tên Việt của bà, nhưng bà ta rất thích và hãnh diện khi được gọi là cô "Bưởi", có lẽ vì bộ phận nào trên người cô cũng to! Da trắng như... “đầm”, là một người "ruột để ngoài da" và có cặp mắt lá răm rất "lẳng" (đó là tôi nghe người lớn nói thế chứ cũng chẳng hiểu "lẳng" là gì)
Tính tình cô Bưởi rất dễ chịu, thích cười lớn và nói năng chẳng nể ai. Cô đặc biệt qúy tôi, chuyên xưng là chị và gọi tôi là cậu em út.
Cô còn có tính rất lạ là chỉ thích "bẹo" bắp vế đàn ông, càng nhéo trên cao càng thích, nên các nam gia nhân sợ một phép. Có lần một anh chàng bưng trà nóng lên "dâng" cô, bị cô véo một cái đau điếng gần "vùng cấm địa". Anh này đau qúa làm đổ cả khay trà, bị phỏng nặng đến nỗi phải cuốn "sà rông" cả tháng, vì không mặc quần đùi được!
Chỉ có tôi và anh Nhiếp là không bị cô "véo". Có lẽ vì đùi tôi nhỏ quá, không hấp dẫn, còn anh Nhiếp thì ở địa vị quản gia nên không có cơ hội tiếp xúc, dù rằng cô luôn tìm cách gần anh Nhiếp và gọi "anh" xưng "em" ngọt sớt. Cô còn nhiều lần ngỏ ý nhờ anh dậy thêm tiếng Pháp và mấy lần nhờ tôi trao thư cho anh, nhưng anh luôn từ chối.
Ông chồng Tây thì ai cũng sợ nhưng không nể, vì sợ vợ quá! Tôi chỉ hiểu lờ mờ lý do khi nghe cô Bưởi nói với các bà về ông chồng mình trong lúc đánh chắn:
"Gớm, ngày thì hùng hùng, hổ hổ như thế chứ ban đêm thì ủ rũ như… gà cắt tiết!"
Tôi mừng lắm vì tưởng là có “đồng minh” khi thấy ông Tây cũng "sợ ma", đêm không dám ngủ một mình.
Một lần khác tôi nghe mấy bà kháo nhau về chuyện sao ông chồng Tây trông gầy quá thì một bà lên tiếng:
"Gớm, ngữ ấy thì ... Tây Đen cũng chạy, chứ Tây trắng chịu gì nổi, không lao lực chết đã là may rồi."
Anh Nhiếp hơn tôi cả chục tuổi, tôi thường gọi anh ấy là anh xưng em nhưng theo thói quen xưa, anh ta lại gọi tôi là Cậu xưng Cháu.
Những ngày hè nóng bức, tôi với anh lên sân thượng ngủ, anh dậy tôi đủ thứ từ Thiên văn tới Lịch Sử, kể chuyện các Hiệp sĩ Nhật Bản, có thể phi thân, leo tường vào nhà giết kẻ thù dễ dàng, nhất là dậy cách "thôi miên". Lúc đầu cứ ngồi tập trung vào một tấm giấy trắng chính giữa dán một vòng tròn đen kích thước bằng một đồng xu, nhìn cả giờ mà không được chớp mắt.
Qua giai đoạn 2 là đấu "nhỡn lực", hai người ngồi đối diện nhìn nhau chăm chăm, thằng nào chớp mắt trước là thua!
Tôi đã thấy anh Nhiếp làm cho mấy người hàng xóm "ngủ" thật, nhưng không hiểu sao những lần đấu “nhỡn lực” với tôi anh đều chịu thua. Lúc còn bé hãnh diện lắm, nhưng lớn lên một chút thì hiểu ra đó là anh cố tình để dùng tôi vào những việc khác.
Cho đến một ngày, anh "biến mất", lúc còn nhỏ tôi rất thích anh nhưng rồi quên đi. Cho đến đêm giao thừa năm 1953, trong khi Chánh Sở Cẩm đang lơ mơ say thuốc ở nhà Ông Ngoại thì tôi nhận được mảnh giấy của anh Nhiếp:
"Cậu nói với ông Cẩm xin tha cho cháu", hoá ra anh đang bị giam ở Trại Giam Nam Định vì tội "đặc công".
Tôi xin ông Tây này tha cho anh. Y trả lời:
"Thằng này nguy hiểm lắm, tha sao được"
Còn nhỏ, tôi cũng không biết gì nên vưà khóc vừa nói:
"Mày không tha anh tao, tao "ĐÉ..." pha trà cho mày nữa" !
Tất cả mọi người sợ xanh mặt ôm chặt lấy tôi và xin lỗi ông Tây rối rít "cháu còn nhỏ dại!"
Nhưng không ngờ tay này cười cười:
"Tao tha cho nó nhưng mày phải
tiếp tục pha trà cho tao"
"Đắc ... co"!
Sau này tôi mới hiểu là anh Nhiếp muốn nhờ tôi đánh tiếng cho cô Bưởi can thiệp chứ lời nói của tôi nào có ăn thua gì. Cuối cùng anh Nhiếp được tha và biến mất một lần nữa.
Năm 1975, anh Nhiếp vào Sài gòn tìm tôi! Tôi rất ngỡ ngàng nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngờ vì lúc đó anh đã mang lon Thượng Tá. Còn ngờ ngợ nhưng anh lại nhận ra tôi, vẫn xưng với tôi là "Cậu Cậu, Cháu Cháu" và:
"Cậu cứ gọi Cháu là thằng Nhiếp ... Việt Cộng"!
Anh ta tỏ ra rất vui mừng khi biết cả nhà tôi đã thoát sang Mỹ, chỉ bùi ngùi khi thấy tôi mình tôi còn ..."kẹt" lại.
"Cháu nói thật, bằng mọi cách cậu phải đi đi"
Và cho biết anh chưa bao giờ vào Đảng vì "họ" tàn ác lắm !
Thế mới biết tình người Nam Định.
Anh mất năm 1992, anh em tôi đóng góp được 1.200 USD (một số tiền rất lớn đối với gia đình anh) gửi cho bà vợ để làm đám ma.
"Đắc ... co"!
Sau này tôi mới hiểu là anh Nhiếp muốn nhờ tôi đánh tiếng cho cô Bưởi can thiệp chứ lời nói của tôi nào có ăn thua gì. Cuối cùng anh Nhiếp được tha và biến mất một lần nữa.
Năm 1975, anh Nhiếp vào Sài gòn tìm tôi! Tôi rất ngỡ ngàng nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngờ vì lúc đó anh đã mang lon Thượng Tá. Còn ngờ ngợ nhưng anh lại nhận ra tôi, vẫn xưng với tôi là "Cậu Cậu, Cháu Cháu" và:
"Cậu cứ gọi Cháu là thằng Nhiếp ... Việt Cộng"!
Anh ta tỏ ra rất vui mừng khi biết cả nhà tôi đã thoát sang Mỹ, chỉ bùi ngùi khi thấy tôi mình tôi còn ..."kẹt" lại.
"Cháu nói thật, bằng mọi cách cậu phải đi đi"
Và cho biết anh chưa bao giờ vào Đảng vì "họ" tàn ác lắm !
Thế mới biết tình người Nam Định.
Anh mất năm 1992, anh em tôi đóng góp được 1.200 USD (một số tiền rất lớn đối với gia đình anh) gửi cho bà vợ để làm đám ma.
Chuyện tình buồn
"Hai con bé đó thật khác nhau như nước với lửa"!
Đó là lời kết luận của bà tôi khi đem so sánh Cô "Bưởi" (tức là bà đầm rau muống Marlène) với cô Nguyệt Biều.
Trong cuộc sống nghèo nàn của đa số người dân Nam Định, gầy guộc vì thiếu ăn, khuôn mặt núc ních phấn son, với đôi mông đồ sộ và bộ ngực "nuôi được cả nước" của cô "Bưởi" trở thành biểu tượng của "vinh hoa phú qúy". Đó là chưa kể lối nói chuyện chẳng biết sợ ai của cô "Me Tây"!
"Hai con bé đó thật khác nhau như nước với lửa"!
Đó là lời kết luận của bà tôi khi đem so sánh Cô "Bưởi" (tức là bà đầm rau muống Marlène) với cô Nguyệt Biều.
Trong cuộc sống nghèo nàn của đa số người dân Nam Định, gầy guộc vì thiếu ăn, khuôn mặt núc ních phấn son, với đôi mông đồ sộ và bộ ngực "nuôi được cả nước" của cô "Bưởi" trở thành biểu tượng của "vinh hoa phú qúy". Đó là chưa kể lối nói chuyện chẳng biết sợ ai của cô "Me Tây"!
Cô Bưởi có thói "đãng trí" rất lạ. Không ai biết
vì vô tình hay cố ý, thỉnh thoảng trong chiếu bài, cô lại kéo cặp quần nhìn sâu
vào bên trong! Nếu có ai thắc mắc, cô sẽ "vui lòng" giải thích:
"Không nhớ hôm nay tôi có mặc quần lót hay không?" !
Bên cạnh đó là vẻ đẹp qúy phái và lối nói chuyện dịu dàng, tế nhị, luôn quan tâm đến người khác của cô Nguyệt Biều làm ai cũng yêu mến.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảnh tượng mỗi buổi sáng vừa thức dậy, tôi phải "tiểu tiện" vào cái bát ăn cơm và cô đã bịt mũi, ngửa cổ uống hết một mạch, để tránh bị "hậu sản" vì lúc đó cô có bầu được ba tháng.
Cô Nguyệt Biều chỉ hơn tôi mười hai, mười ba tuổi, nhưng lại làm cho tôi rất "mơ hồ" trong cách xưng hô. Cô thường gọi bà ngoại tôi là "bà" xưng "cháu".
Bà ngoại tôi, lịch sự và khéo léo, luôn luôn gọi cô là "Bà Chánh" (do cô Nguyệt Biều là vợ của Quan Tây Chánh sở Kiểm lâm) dù là cô chỉ bằng tuổi cô út con bà hai.
"Không nhớ hôm nay tôi có mặc quần lót hay không?" !
Bên cạnh đó là vẻ đẹp qúy phái và lối nói chuyện dịu dàng, tế nhị, luôn quan tâm đến người khác của cô Nguyệt Biều làm ai cũng yêu mến.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảnh tượng mỗi buổi sáng vừa thức dậy, tôi phải "tiểu tiện" vào cái bát ăn cơm và cô đã bịt mũi, ngửa cổ uống hết một mạch, để tránh bị "hậu sản" vì lúc đó cô có bầu được ba tháng.
Cô Nguyệt Biều chỉ hơn tôi mười hai, mười ba tuổi, nhưng lại làm cho tôi rất "mơ hồ" trong cách xưng hô. Cô thường gọi bà ngoại tôi là "bà" xưng "cháu".
Bà ngoại tôi, lịch sự và khéo léo, luôn luôn gọi cô là "Bà Chánh" (do cô Nguyệt Biều là vợ của Quan Tây Chánh sở Kiểm lâm) dù là cô chỉ bằng tuổi cô út con bà hai.
Theo lẽ, tôi phải gọi cô Nguyệt Biều là "cô" xưng
"cháu", nhưng cô chỉ thích tôi gọi bằng "chị" xưng
"em", và suýt nữa cô lại là "mẹ vợ" của tôi!
Dù bề ngoài hiền hậu như thế, cô Nguyệt Biều luôn luôn là đề tài tranh luận của mọi người. Đã có một thời người dân Nam Định gọi cô một cách trìu mến là "Cô Đốc" vì năm 1953 một dịch đau mắt đã quét qua Nam Định đúng vào thời điểm cô Nguyệt Biều đang cho con gái đầu lòng là bé Sophie bú, do bị căng sữa nên mỗi buổi sáng cô phải nặn ra để "đổ" đi..
Dù bề ngoài hiền hậu như thế, cô Nguyệt Biều luôn luôn là đề tài tranh luận của mọi người. Đã có một thời người dân Nam Định gọi cô một cách trìu mến là "Cô Đốc" vì năm 1953 một dịch đau mắt đã quét qua Nam Định đúng vào thời điểm cô Nguyệt Biều đang cho con gái đầu lòng là bé Sophie bú, do bị căng sữa nên mỗi buổi sáng cô phải nặn ra để "đổ" đi..
Bà ngoại tôi chẵng biết nghe ai mách hoặc vì sợ 'phí của
giời' nên đã dùng sữa đó để nhỏ mắt cho mấy người trong nhà, thế
mà mọi người lại hết bệnh. Tiếng đồn lan mau đến nỗi, mỗi buổi sáng,
cả đoàn người bị dịch đau mắt xếp hàng trước cửa
chờ đợi để được nhỏ một giọt sữa vào mắt, ai cũng hân hoan vì
chỉ mấy hôm sau là mắt hết sưng đỏ.
Ông Đốc "thật sự" trong tỉnh thì lại bị đau mắt nặng nhất! Nhưng là người theo Tây học, ông nhất định không tin phương pháp này, mãi sau chịu không nổi ông đành phải tìm đến, nhưng vì sợ "quan trên trông xuống người ta trông vào" nên mỗi ngày ông luôn đến sớm nhất để xin những giọt sữa đầu tiên! Qủa nhiên chỉ vài ngày mắt ông khỏi hẳn! nhưng lại xuất hiện một vết sướt trên má, trông giống như vết mèo cào mà người ta đồn là bà vợ đã ra tay trừng trị vì ... "ghen".
Ông Đốc "thật sự" trong tỉnh thì lại bị đau mắt nặng nhất! Nhưng là người theo Tây học, ông nhất định không tin phương pháp này, mãi sau chịu không nổi ông đành phải tìm đến, nhưng vì sợ "quan trên trông xuống người ta trông vào" nên mỗi ngày ông luôn đến sớm nhất để xin những giọt sữa đầu tiên! Qủa nhiên chỉ vài ngày mắt ông khỏi hẳn! nhưng lại xuất hiện một vết sướt trên má, trông giống như vết mèo cào mà người ta đồn là bà vợ đã ra tay trừng trị vì ... "ghen".
Ông Đốc cải chính: "vết sướt là do tôi vô ý khi cạo
râu". Nhưng không thuyết phục được ai, vì mọi người đều biết mặt ông vốn nhẵn
nhụi, không hề có một sợi râu nào!
Có lẽ tin đồn 'bị vợ đánh ghen' này là do cô Bưởi tung ra, vì sau đó thấy cô hậm hực tuyên bố:
"Chỉ tiếc rằng tôi không có con, nếu không tôi đã có đủ sữa để chữa bệnh cho... "toàn cõi" Đông Dương"!
Thái độ yên lặng và nụ cười nhẹ nhàng phảng phất trên khuôn mặt đẹp nhưng hơi buồn của cô Nguyệt Biều càng làm mọi người thắc mắc, kể cả cái tên cô vì "ngoài mình đâu có chữ …Biều"
Một lần bà ngọai tôi đã cho biết nguyên do:
"Con bé ấy, chỉ vì theo Tây học mà hỏng"! Gia đình gốc Bắc, ông cố theo cụ Phan Đình Phùng chống Pháp nên từ quan về ở ẩn tại làng Nguyệt Biều nơi cô chào đời. Cô được học hành đến nơi đến chốn, nhưng lại nhiễm tư tưởng phóng khoáng của Tây phương và các sách báo “Văn Hoá Ngày Nay”, “Tự Lực Văn Đoàn”, kêu gọi "giải phóng phụ nữ", “Tự do luyến ái”...
Trong một lần đi cắm trại, gập một ông kỹ sư Lâm Nghiệp phải lòng cô, về xin cưới hẳn hoi, nhưng gia đình cô nhất định không chấp nhận cho con gái lấy ... Tây, cô đành khăn gói theo người yêu về Nam Định, không một người thân và ông chồng thường hay công tác kiểm lâm trên mạn ngược, nên gửi cô cho bà ngoại tôi săn sóc.
Bà ngoại tôi hơi cổ kính nên không mấy tán thành cuộc hôn nhân này, nhưng cụ nói gì thì nói, đây là cặp vợ chồng mà tôi quý mến nhất vì tính tình phóng khoáng, hoà đồng với mọi người chứ không "hách xì xằng" như những ông Tây khác, và đặc biệt từ khi em bé Sophie ra đời thì tự dưng tôi không còn hứng thú chơi chim sáo, xem chuột bạch đánh vòng hay dẫn chó đi tắm sông nữa, vì xem "con đầm con" da trắng bóc như búp-bê, bú sữa, tắm rửa hay thay tã... vui và "lạ" hơn!
Cho đến một lần tôi nghe cô Nguyệt Biều nói với bà tôi:
"Sau này xin bà cho hai đứa nó lấy nhau, vì phong tục ở quê con, đứa con trai nào nhìn thấy con gái tắm truồng là phải ...cưới"!
Hai vợ chồng Ông Chánh Kiểm Lâm này là một ân nhân của tôi, vì trong những ngày cuối cùng của cuộc di cư, họ đã mang hai bà cháu tôi cùng với cô người làm lên sân bay Gia Lâm để vào Nam, trước khi họ về Pháp định cư. Cụ ông nhất định không đi vì còn đến mấy… bà, nhưng có lẽ quan trọng hơn là vì sợ vào trong đó không có "thuốc" mà hút.
Tôi và Sophie vẫn giữ liên lạc thư từ và tình cảm trong sáng suốt hơn mười năm, chỉ hơi khó khăn một chút vì "bất đồng" ngôn ngữ! Nhưng dù sao tiếng Việt của Sophie cũng khá hơn tiếng Tây của tôi! Năm 18 tuổi cô vừa có ý định về Việt Nam thăm tôi thì chết trong một tai nạn giao thông. Cho đến bây giờ mỗi khi nghĩ đến Sophie tôi vẫn còn buồn.
Nguyệt Biều (là cô, chị, hay... mẹ vợ hụt của tôi?) mất sau đó vài năm, đến lúc nghe tin xấu, gia đình cô mới tha thứ cho người con gái "lãng mạn" và sang tận Marseille dự đám tang.
Có lẽ tin đồn 'bị vợ đánh ghen' này là do cô Bưởi tung ra, vì sau đó thấy cô hậm hực tuyên bố:
"Chỉ tiếc rằng tôi không có con, nếu không tôi đã có đủ sữa để chữa bệnh cho... "toàn cõi" Đông Dương"!
Thái độ yên lặng và nụ cười nhẹ nhàng phảng phất trên khuôn mặt đẹp nhưng hơi buồn của cô Nguyệt Biều càng làm mọi người thắc mắc, kể cả cái tên cô vì "ngoài mình đâu có chữ …Biều"
Một lần bà ngọai tôi đã cho biết nguyên do:
"Con bé ấy, chỉ vì theo Tây học mà hỏng"! Gia đình gốc Bắc, ông cố theo cụ Phan Đình Phùng chống Pháp nên từ quan về ở ẩn tại làng Nguyệt Biều nơi cô chào đời. Cô được học hành đến nơi đến chốn, nhưng lại nhiễm tư tưởng phóng khoáng của Tây phương và các sách báo “Văn Hoá Ngày Nay”, “Tự Lực Văn Đoàn”, kêu gọi "giải phóng phụ nữ", “Tự do luyến ái”...
Trong một lần đi cắm trại, gập một ông kỹ sư Lâm Nghiệp phải lòng cô, về xin cưới hẳn hoi, nhưng gia đình cô nhất định không chấp nhận cho con gái lấy ... Tây, cô đành khăn gói theo người yêu về Nam Định, không một người thân và ông chồng thường hay công tác kiểm lâm trên mạn ngược, nên gửi cô cho bà ngoại tôi săn sóc.
Bà ngoại tôi hơi cổ kính nên không mấy tán thành cuộc hôn nhân này, nhưng cụ nói gì thì nói, đây là cặp vợ chồng mà tôi quý mến nhất vì tính tình phóng khoáng, hoà đồng với mọi người chứ không "hách xì xằng" như những ông Tây khác, và đặc biệt từ khi em bé Sophie ra đời thì tự dưng tôi không còn hứng thú chơi chim sáo, xem chuột bạch đánh vòng hay dẫn chó đi tắm sông nữa, vì xem "con đầm con" da trắng bóc như búp-bê, bú sữa, tắm rửa hay thay tã... vui và "lạ" hơn!
Cho đến một lần tôi nghe cô Nguyệt Biều nói với bà tôi:
"Sau này xin bà cho hai đứa nó lấy nhau, vì phong tục ở quê con, đứa con trai nào nhìn thấy con gái tắm truồng là phải ...cưới"!
Hai vợ chồng Ông Chánh Kiểm Lâm này là một ân nhân của tôi, vì trong những ngày cuối cùng của cuộc di cư, họ đã mang hai bà cháu tôi cùng với cô người làm lên sân bay Gia Lâm để vào Nam, trước khi họ về Pháp định cư. Cụ ông nhất định không đi vì còn đến mấy… bà, nhưng có lẽ quan trọng hơn là vì sợ vào trong đó không có "thuốc" mà hút.
Tôi và Sophie vẫn giữ liên lạc thư từ và tình cảm trong sáng suốt hơn mười năm, chỉ hơi khó khăn một chút vì "bất đồng" ngôn ngữ! Nhưng dù sao tiếng Việt của Sophie cũng khá hơn tiếng Tây của tôi! Năm 18 tuổi cô vừa có ý định về Việt Nam thăm tôi thì chết trong một tai nạn giao thông. Cho đến bây giờ mỗi khi nghĩ đến Sophie tôi vẫn còn buồn.
Nguyệt Biều (là cô, chị, hay... mẹ vợ hụt của tôi?) mất sau đó vài năm, đến lúc nghe tin xấu, gia đình cô mới tha thứ cho người con gái "lãng mạn" và sang tận Marseille dự đám tang.
***
Ở lứa tuổi "nhi nhĩ thuận", tôi thường bỏ bữa ăn trưa, mỗi ngày ra thư viện ngồi một tiếng đánh máy vớ vẩn mấy dòng chữ này. Nhìn qua khung cửa sổ bên kia đường là một căn nhà đang xây cất dở dang nhưng vẫn còn giữ lại một bức tường cũ. Những công nhân ra vào rồi biến mất sau bức tường chợt gợi nhớ lại những hình ảnh quá khứ.
Hoá ra mình bắt đầu già rồi!
Ở lứa tuổi "nhi nhĩ thuận", tôi thường bỏ bữa ăn trưa, mỗi ngày ra thư viện ngồi một tiếng đánh máy vớ vẩn mấy dòng chữ này. Nhìn qua khung cửa sổ bên kia đường là một căn nhà đang xây cất dở dang nhưng vẫn còn giữ lại một bức tường cũ. Những công nhân ra vào rồi biến mất sau bức tường chợt gợi nhớ lại những hình ảnh quá khứ.
Hoá ra mình bắt đầu già rồi!
nghiêm hữu hùng
(1) Thơ Hàn Mạc Tử