Bánh vẽ chưa vào miệng ăn
Đồng bào đói, khổ nhăn răng nhiều đời
Hồ Quang & Mao thắng ván đầu
Bây giờ Mỹ & Nhật ván sau lợi phần
Chỉ còn cộng sản Việt Nam
Cùng bầy gian giảo lạc quan sâu giòi
Miếng tham mù mắt con người
Nhân ung thối cấy quả tươi nằm chờ
Thuốc lác đòi chữa ung thư
Tàn nhang nước thải đòi trừ sơ gan
Dối gian tham nhũng bạo tàn
Một bầy sâu bọ giòi đang chuyên quyền
TPP tưởng thuốc tiên
Việt Cộng xúm xít sướng rên cả bầy
Đứa khôn tìm chạy ra ngoài
Đứa ngu hy vọng phen nầy làm vua
Mào đầu một ngựa (Ngọ) hai thành (Thanh)
Xáp trận rồi mới tan tành ngựa xe
Muốn cho lũ cướp hả hê
Rượu, quyền, thịt, gái ê hề đem cho
Miếng tham nhử thói dâm ô
Cạnh tranh quyền lực mưu đồ mãi tăng
Khi nào răng cắn mẻ răng
Lợi đau bật máu đến phần rách môi
Gì độc hơn tứ đổ tường
Ác làm chính trị trăm đường đều nguy
Bên Tầu Tập đả Trạch Dân
Bên đây chờ sẽ dính phần máu me
Đinh Thế Dũng
Lý Lương Dân (Danlambao) - Vào ngày thứ ba (ngày 6/10/2015) tại Atlanta Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) đã hoàn tất giai đoạn đàm phán, các quốc gia thành viên có 1 năm để hoàn tất việc sửa đổi luật lề của nước mình theo chuẩn mực định hướng của hiệp định.
Đối với người VN Ta, có lẽ cứ nghe thấy cái từ xuyên Thái Bình Dương là đã thấy sướng tỉnh tình tinh rồi, bởi từ lâu Chúng ta vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai là Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc khắp năm Châu mà thực tế vẫn chưa thấy có nước nào tôn trọng nước Chúng ta cả, thậm chí ngay đến nước nhược tiểu đàn em CPC còn khinh miệt Chúng ta không ra gì (dẫn chứng thì nhiều nhưng cụ thể và mới nhất là vừa tháng trước họ đã thẳng thừng trục xuất 1 ngàn người việt nam về nước đó thôi).
Vậy thì bằng việc vừa mới kí kết hiệp định kể trên Chúng ta đã nhận được một cơ hội vô cùng lớn lao chưa từng có rồi.
Từ nay Chúng ta rõ ràng đã có những đối tác làm ăn bình đẳng ở tít xa tận bên kia TBD mà lại là cường quốc số 1 thế giới nữa. Từ nay mọi thứ hàng hóa mà Chúng ta sản xuất ra đều có thể đem chào bán trên 1 thị trường rộng lớn lên đến 40% toàn thị trường thế giới mà không lo vấp phải bất cứ hàng rào thuế quan nào như trước đây nữa, các công xưởng ở Ta sẽ tha hồ mở rộng, thu hút thật nhiều lao động, sản xuất ra thật nhiều hàng hóa để đáp ứng cho một thị trường rộng lớn được ưu đãi xóa bỏ hàng rào thuế quan chưa từng có và thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ làm giàu cho quê hương xứ sở, rõ ràng nói về lợi thế là hơn hẳn các nước quanh ta, cơ hội để Việt Nam trở thành RỒNG đã được mở ra, và RỒNG Việt Nam sẽ được tung hoành trên bầu trời xuyên Thái Bình Dương. Các nước quanh Ta như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore,... đã không có được những lợi thế như Ta rồi.
Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại rằng đôi khi NÓI VẬY NHƯNG CHƯA CHẮC ĐÃ LÀ VẬY. Kĩ thuật 3D ngày nay có thể tạo ra những chiếc bánh khiến Ta trông thấy cứ tưởng là bánh thật, nhưng đụng tay vào rồi thì mới biết đó chỉ là bánh giả thôi. Cho nên cần hiểu sự việc 1 cách thấu đáo hơn để thấy là sự thật không đơn giản như Ta tưởng.
Từ trước đến nay mặt hàng xuất khẩu chủ lực quan trọng và lớn nhất của Ta vẫn là hàng May mặc thôi. Chúng ta vẫn thường đi mua nguyên phụ liệu giá rẻ của người anh em 4 tốt đem về cắt và may thành quần thành áo rồi đem bán, trong số thu về từ việc bán hàng của Chúng ta thì có đến 70% là giá trị nguyên phụ liệu mà trước đó Chúng ta đã phải chi ra, cho nên thực chất phần giá trị mà Chúng ta đã tạo ra cũng chả đáng là bao. Tới đây nếu muốn bán được hàng cho các nước trong khối (TPP) thì số nguyên phụ liệu chiếm 70% kể trên chúng ta sẽ không được mua của người anh em bốn tốt nữa, mà theo qui định bắt buộc phải mua của các nước trong nội khối, như thế thì lợi thế nguyên phụ liệu giá rẻ liệu có còn?
Các mặt hàng xuất khẩu khác thì sao? Dầu thô đang gặp hạn về giá, tới đây nếu giá dầu thế giới tiếp tục xuống đến dưới 30 USD thì các mỏ của Ta chắc sẽ phải đóng cửa; hải sản thì tiêu chuẩn căn bản là phải sạch, không dư lượng thuốc kháng sinh, liệu Chúng ta có sẵn sàng đáp ứng? Điện thoại các loại, điện tử, máy tính và linh kiện ư - đó không phải là thế mạnh của VN.
Xem ra chỉ có rất ít các mặt hàng của Ta là có thể tiếp tục phát huy tối đa lợi thế, đó là Gạo, Cafe, Gỗ, sản phẩm Gỗ và các mặt hàng thủ công mĩ nghệ mà thôi.
Trong khi đó thì có rất nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm của ta, nơi thu hút nhiều triệu lao động lại đang có nguy cơ thảm bại ngay trên sân nhà bởi hầu hết các sản phẩm này đều có giá cao hơn nhiều so giá sản phẩm cùng loại của các Bên đối tác.
Thế thì xem ra RỒNG Việt Nam vẫn chưa thể bay. Cơ hội thì đúng là đã mở ra rồi đó, phía trước bây giờ là bầu trời đấy nhưng Chúng ta lại chưa tạo ra được phương tiện để cất cánh.
Tại sao lại ra nông lỗi này??? Có phải tại Dân ta dốt nát quá hay tại "đảng ta" đã dẫn lối sai đường mà để cho sau hơn 70 năm xây dựng XHCN với hơn 20 năm gọi là "đổi mới" mở cửa. Với khoảng thời gian ấy các nước có xuất phát điểm giống như Ta ví dụ như Hàn Quốc người ta đã xây dựng được 1 nền kinh tế mạnh, trong khi Chúng ta thì lại đã nhọc công xây dựng 1 nền kinh tế không giống ai. Trong khi cả thế giới người ta xây dựng nền kinh tế thị trường tự do thì duy nhất Việt Nam ta lại đi xây dựng nền kinh tế thị trường có đuôi XHCN (Trong Dân gian vẫn gọi XHCN là xuống hố cả nút).
Vì cái đuôi XHCN mà đảng CSVN áp đặt cho nên những thứ mà Việt Nam tạo ra cũng rất chi là khác người:
Trước tiên phải kể đến việc tạo ra 1 lượng Tư bản lớn đi cùng với rất nhiều Doanh nhân thành đạt trở thành những nhà tư sản giàu có rất giàu có, nhưng Tư bản của ta lại là Tư bản Rừng rú, các nhà tư sản của ta đều là những chuyên gia móc ngoặc. Họ giàu lên nhanh chóng nhờ biết buôn cơ chế, biết làm sân sau cho những nhóm lợi ích. Họ làm giàu từ việc tước đoạt đất đai của nông dân hoặc từ việc cướp được hầm mỏ tài nguyên của đất nước để khai thác và bán vội theo kiểu đổ đi. Họ giàu nhanh vì đã biến được của cải của người khác thành của riêng mình chứ không phải từ sự sáng tạo để làm ra sản phẩm làm tăng giá trị thặng dư cho xã hội. Vậy thì loại doanh nhân này liệu có thể bước ra sân chơi lớn với luật chơi công khai bình đẳng và sòng phẳng???
Tiếp theo là đã tạo ra 1 loạt các đại công ty, doanh nghiệp lớn nhưng đại bộ phận lại đi kinh doanh theo kiểu chụp zựt. Ví dụ: TCT điện thì chuyên ngành kinh doanh điện nhưng lại đi kinh doanh cả điện thoại, nhà đất, khu nghỉ dưỡng,...; TCT Dầu khí quốc gia thì chuyên ngành kinh doanh khai thác dầu và khí đốt nhưng lại đi kinh doanh cả bất động sản và mở ngân hàng riêng; nhiều ngân hàng với chuyên ngành kinh doanh tiền tệ lại đi kinh doanh cả sân gôn, du lịch, nghỉ dưỡng, thậm chí cả chăn nuôi Bò,... kết quả là phá sản hàng loạt.
Không ai trong chúng ta không biết TCT dầu khí quốc gia và TCT điện lực đều là những đơn vị kinh doanh thua lỗ nặng, số nợ khó đòi còn găm ở các ngân hàng là cực lớn. Nhưng do được Chính phủ ban cho thế độc quyền nên họ đã có thể đè đầu bóp cổ Dân ra bắt trả nợ thay để họ tồn tại và vẫn sống khỏe. Tương lai những doanh nghiệp này vẫn sẽ tồn tại dài dài và là nghiệp chướng ngăn cản sự phát triển của các doanh nghiệp khác bởi đơn cử nếu như giá xăng cứ tăng đều thì làm sao các doanh nghiệp khác đặc biệt các doanh nghiệp vận tải có thể giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh cho được (các lĩnh vực khác như Điện, Đường, tín dụng,... cũng trong tình trạng tương tự).
Không ai trong chúng ta không biết TCT dầu khí quốc gia và TCT điện lực đều là những đơn vị kinh doanh thua lỗ nặng, số nợ khó đòi còn găm ở các ngân hàng là cực lớn. Nhưng do được Chính phủ ban cho thế độc quyền nên họ đã có thể đè đầu bóp cổ Dân ra bắt trả nợ thay để họ tồn tại và vẫn sống khỏe. Tương lai những doanh nghiệp này vẫn sẽ tồn tại dài dài và là nghiệp chướng ngăn cản sự phát triển của các doanh nghiệp khác bởi đơn cử nếu như giá xăng cứ tăng đều thì làm sao các doanh nghiệp khác đặc biệt các doanh nghiệp vận tải có thể giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh cho được (các lĩnh vực khác như Điện, Đường, tín dụng,... cũng trong tình trạng tương tự).
Với việc tham gia làm thành viên của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, dường như nó mở ra một chiến trường đầy cam go khốc liệt dành cho các DN kinh doanh nhỏ và chưa đủ lớn đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm từ chăn nuôi? Muốn biết được điều này chúng ta hãy thử làm 1 phép so sánh về năng lực xem sao thì sẽ biết:
1- Nếu như ở bên Úc người ta chăn nuôi Bò thịt hoàn toàn theo mô hình trang trại với qui mô hàng vạn con mỗi cơ sở thì ở Ta việc này vẫn đang phổ biến diễn ra theo mô hình Hộ cá thể với qui mô từ một vài đến dưới 100 con. Cũng có 1 số doanh nghiệp trang trại có chăn nuôi Bò nhưng qui mô cũng không hơn qui mô hộ gia đình được bao nhiêu.
2- Nếu như ở nước Úc người ta chỉ chăn nuôi giống bò thịt có thể cho lượng thịt lên đến 500 kg mỗi con với chất lượng cao phù hợp mọi tiêu chuẩn thì ở ta phổ biến vẫn đang nuôi giống Bò chỉ có thể cho lượng thịt khoảng trên dưới 100 kg với chất lượng không cao so tiêu chuẩn Quốc tế
3- Các đối tác người ta nuôi heo hoàn toàn theo mô hình trang trại tập trung với qui mô lên đến nhiều vạn con mỗi cơ sở thì ở Ta ngoài mô hình trang trại với qui mô từ vài trăm đến dưới 5 ngàn con trở xuống thì mô hình nuôi heo theo hộ gia đình với qui mô một vài con mối hộ vẫn còn là phổ biến. Mà những ai đã tham gia chăn nuôi chuyên ngành thì đều biết việc nuôi heo bắt buộc phải tuân theo một qui trình nghiêm ngặt mới mong đề phòng được dịch bệnh và đảm bảo nâng cao được năng suất chất lượng của vật nuôi. Trên cơ sở đó mới bàn được đến việc giảm giá thành, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và đây cũng chính là nâng cao năng lực sự cạnh tranh. Ấy vậy thì với mô hình chăn nuôi kiểu chắp vá manh mún như ở Ta thì rõ ràng là thất thế so với các Đối tác rồi.
(Ghi chú: Các mô hình chăn nuôi các vật nuôi khác cũng trong tình trạng tương tự, trong phạm vi bài viết này không thể liệt kê ra hết được)
4- Xem ra sẽ chỉ còn 1 vài doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi mà cụ thể là các công ty sản xuất sữa là có thể lò dò bước lên sàn đấu tập so găng. Tuy nhiên trước khi bước chân đến khu vực sàn đấu thì quí vị cũng nên nhìn nhận rõ đối phương để biết mình biết ta: Các công ty sữa ở bên New Zealand người ta tự nuôi hàng vạn con bò là có thật. Việc chăm sóc đàn bò theo qui trình khoa học tiên tiến là có thật; còn ở Việt Nam các công ty sữa tuy có quảng cáo tự nuôi hàng ngàn con Bò sữa nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn là đi thu mua sữa theo kiểu ép giá từ các hộ nuôi nhỏ lẻ trong Dân, như vậy liệu có đảm bảo vệ sinh tuyệt đối theo tiêu chuẩn xuất khẩu? Tới đây dưới áp lực của cạnh tranh mà các doanh nghiệp lại tăng cường ép giá thêm nữa thì coi chừng lợi bất cập hại, các hộ chăn nuôi đổ bao công sức và vốn liếng mà không thu được vốn thì e là người ta cũng giải tán thôi.
Thật là đắng lòng khi nhìn lại toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP. Bây giờ nếu liệt kê ra thì còn nhiều nhưng tất cả đều trong tình trạng tương tự, cho nên chỉ bấy nhiêu cũng là quá đủ để Chúng ta cay đắng nhận ra rằng sau hơn 70 năm tin tưởng đi theo sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của CSVN thì giờ đây chúng ta đang đến bên bờ vực của sự khủng hoảng nghiêm trọng với nguy cơ phá sản toàn diện.
1/ Các doanh nghiệp yếu kém không phải diện sân sau của các nhóm lợi ích và không được thế độc quyền sẽ buộc phải phá sản, hàng triệu lao động sẽ mất việc để bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Họ sẽ làm gì để sống đây? Nếu không kéo nhau lên thành phố để buôn thúng bán bưng hay là một số tham gia vào các băng nhóm xã hội đen chuyên đi cướp giết hiếp?!.
2/ Nhà cầm quyền CS tiếp tục nắm giữ chặt 1 số lĩnh vực độc quyền như Điện - Xăng Dầu - Giao Thông - Ngân Hàng để mặc sức đè đầu cưỡi cổ bóp hầu móc ví Nhân dân.
3/ Các mặt hàng có thể xuất khẩu trao đổi với đối tác vẫn sẽ chỉ loanh quang ở mấy mặt hàng có giá trị thấp như may mặc, Thủ công mĩ nghệ, Gạo, Sức lao động phổ thông. Và cay đắng nhất có lẽ vẫn là việc tiếp tục xuất khẩu 1 số lượng không nhỏ phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm cô dâu để Họ gửi tiền về thỏa mãn cho nhu cầu chi tiêu trong nước.
4/ Sẽ có rất nhiều mặt hàng chất lượng tiêu chuẩn quốc tế được nhập về để bán trên thị trường nội địa với giá từ rất rẻ đến siêu rẻ, nhưng mà sự thật, thật đau lòng vì Dân ta không sẵn tiền để mua cho nhà mình.
Không lẽ hình ảnh những đứa trẻ hàng ngày rủ nhau ra đường ăn "bánh ngó" sẽ là hình ảnh xã hội Việt Nam trong nay mai sao???
Câu hỏi được đặt ra cấp bách ngay trong lúc này là: Thay đổi hay Xuống Hố Cả Nút đây??? .
Thực tế sinh động đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chứng tỏ con đường xây dựng XHCN là con đường đưa chúng ta Xuống Hố Cả Nút;
Tại thời điểm hiện tại thì TPP đúng là cánh cửa lớn đã mở ra bầu trời bao la choViệt Nam phát triển. Nhưng để Rồng Việt Nam có thể bay thì duy nhất chỉ có 1 cách là Việt Nam phải thay đổi.
Và nút thắt cần được mở ra ngay bây giờ là đảng CSVN phải thức tỉnh, lập tức thay đổi chính mình cho phù hợp xu thế của thời đại trước khi quá muộn. Chớ để nhân dân uất ức buộc phải vùng lên chôn vùi nghiệp chướng./.
(Bài viết này hoàn toàn chỉ là nêu lên những dự cảm và mơ ước của cá nhân chứ không phải ý kiến áp đặt cho bất kỳ ai hay chủ thể khách quan nào).
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015
Người Việt đang chia rẽ vì TPP
Nam Nguyên
Dư luận báo chí tuần này đã có những ngày đầy phấn khởi với việc đàm phán TPP kết thúc. Nhưng khi dư âm các cuộc họp báo ở Atlanta Hoa Kỳ đã lắng xuống, cũng là úc báo chí Việt Nam chuyển tải những bất đồng sâu sắc, nếu không nói là chia rẽ về việc nhà nước hầu như chấp nhận mọi điều kiện, để được tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nếu như các giới chức chính phủ đánh giá tích cực về việc Việt Nam sẽ tăng Tổng sản phẩm nội địa GDP thêm hàng chục tỷ USD kể từ 2020, thì báo Thế giới Tiếp thị ngày 7/10/2015 đưa lên mạng bài viết với tựa bài mang tính vừa hài hước vừa mỉa mai “Đón TPP: Vui sao nước mắt lại trào”. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì đây cũng là một câu trong một bài nhạc đỏ phổ biến sau ngày 30/4/75 ở miền Nam Việt Nam.
Chúng tôi xin trích một đoạn nhiều ý nghĩa trong bài viết trên Thế giới Tiếp thị:
“Với hơn 54 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, theo con số mới nhất của tổng cục Thống kê, sinh kế của nhiều người sẽ được cải thiện khi TPP mở ra cánh cửa xuất khẩu rất lớn của một thị trường chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Dệt may chẳng hạn, hiện có đến hơn 6.000 doanh nghiệp, với lực lượng lao động lên đến hơn 2,5 triệu người. Những con số xuất khẩu hàng chục tỉ USD đang làm rất nhiều người loá mắt, nhất là trong ngành dệt may, da giày, nông sản.
Đằng sau những con số tỉ đô đó là phần nhập khẩu đã ăn gần như trọn. Phần doanh nghiệp Việt Nam được hưởng chỉ là những đồng tiền gia công ít ỏi. Phần lời, theo một chuyên gia của ngành dệt may, chủ yếu ăn vào những đồng lương ít ỏi của công nhân, vì “nếu trả lương sòng phẳng thì làm giỏi lắm thì chỉ có huề vốn”.
Tác giả bài viết trên Thế giới Tiếp thị phê phán chính sách của Nhà nước là chậm chạp, trong khi áp lực của các FTA (Thỏa thuận thương mại tự do) thì đang đè nặng. Tờ báo mô tả điều gọi là sự hối hả của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI đổ vào Việt Nam, còn các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân, đang chật vật trước một nền kinh tế khó khăn, đối mặt với các vấn đề thuế phí bên trên, lương tối thiểu bên dưới.
Bài báo cũng so sánh hai hình ảnh tương phản, các nước thành viên khác trong TPP thì cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ các nhà sản xuất của họ. Còn Việt Nam thì chú ý tới lợi ích xuất khẩu, đến doanh nghiệp nhà nước, đến công đoàn. Tác giả bài báo cũng mô tả về điều gọi là, khối doanh nghiệp dân doanh có vẻ bị lãng quên.
Ở kết đoạn kết, tác giả bài báo trên Thế giới Tiếp thị điện tử thể hiện cách mô tả đầy cảm xúc, hiếm thấy trên các bài viết về kinh tế: “Những màu hồng đang đang ngự trị như tám năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Và rồi, theo thời gian, sắc hồng nhạt phai để lộ ra những khoảng đen và sắc xám. Và giọt nước mắt mừng vui trào ra trong khoảnh khắc ‘chiến thắng’ của TPP, biết đâu lại là dòng nước mắt tuôn rơi tủi hổ khi một lần nữa để cơ hội vụt bay, còn lại vô vàn thách thức.”
Bài viết trên Thế giới Tiếp thị được ghi nhận như là một điển hình của khuynh hướng hoài nghi về những lợi ích khi Việt Nam tham gia TPP. Tác giả bài báo không đề cập tới một khía cạnh đáng chú ý liên quan tới cải cách thể chế chính trị mà Việt Nam cam kết, trong các chương liên quan đến quyền cơ bản của người lao động, nói rộng ra là tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội. Hoặc cam kết về tính công khai minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng giữa Doanh nghiệp nhà nước và các thành phần doanh nghiệp khác.
Phải nhìn nhận khuynh hướng hoài nghi về tăng xuất khẩu dệt may một cách kỳ diệu trong TPP là rất có cơ sở. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ chịu thuế nhập khẩu trung bình khoảng 17%. Khi TPP có hiệu lực mức thuế này có thể giảm tới 0%, nhưng điều kiện để được hưởng miễn thuế quan thì hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Nhật Bản hay các nước TPP khác phải đáp ứng điều kiện khó nuốt đó là nguyên tắc tính từ sợi. Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải được sản xuất từ sợi và vải tại Việt Nam hoặc nội khối TPP. Theo thông tin chính thức thì TPP dành cho Việt Nam cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực. Thông tin chưa nói rõ thời gian chuyển tiếp là bao lâu và với tỷ lệ sợi và vải sản xuất bên ngoài TPP là bao nhiêu.
Về vấn đề liên quan, TS Lê Đăng Doanh khi trả lời RFA đã nhận định:
SB: “Việc TPP yêu cầu có hàm lượng sợi trong TPP khoảng 70%, tôi không rõ là Việt Nam có thỏa thuận được điều kiện nào thuận lợi hơn hay không. Nhưng với tình hình như vậy thì tôi nghĩ nó cũng có cái lý của nó, đó là TPP muốn Việt Nam xuất khẩu hàng do Việt Nam sản xuất chứ không phải xuất khẩu hộ hàng của Trung Quốc. Vì vậy Việt Nam đang cố gắng nâng cao hàm lượng nội địa, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài và đấy là những thách thức, nhưng thách thức đó nếu được xử lý tốt thì có thể trở thành những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam”
Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 24,5 tỷ USD nhưng chủ yếu là may gia công với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc ít nhất 70%. Phần còn lại là từ Hàn Quốc, Đài Loan hay một số quốc gia khác mà chủ đơn hàng chỉ định nhà cung cấp.
Trước đây trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM loại trừ khả năng Việt Nam nhập bông từ Mỹ về để kéo sợi và dệt vải vì giá thành sẽ rất cao. Tuy rằng cũng có thể nhập bông từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia về để kéo sợi và dệt vải tại Việt Nam nhưng đó mới chỉ là một vế. Việt Nam chưa thể trong một sớm một chiều có đủ các nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt vải, nhuộm và hoàn tất cho khối lượng xuất khẩu lớn lao của mình. Ông Diệp Thành Kiệt nhận định rằng, Nếu danh mục thiếu hụt tạm thời các bên thỏa thuận là 5 năm, thì trong kịch bản lạc quan, trong thời gian ấy có thể khá đủ để ngành dệt may tìm những nhà đầu tư hoặc tự đầu tư để có thể bù đắp được 70% sự thiếu hụt. Còn trong kịch bản thứ hai, mọi việc tiến hành chậm trễ thì chỉ có thể đáp ứng 30% vải phục vụ cho yêu cầu TPP. Ông Diệp Thành Kiệt tiếp lời:
SB: “ Đáp ứng những kịch bản như thế nào thì nó còn tùy thuộc nhiều yếu tố mà không phải chỉ giải quyết riêng vấn đề sợi; mà còn phải giải quyết được khâu dệt vải và khâu nhuộm. Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì hiện nay với vải nội địa khâu nhuộm cũng chỉ đáp ứng 80%. Rõ ràng đây là một bài toán về mặt vĩ mô, cân đối giữa năng lực của kéo sợi, năng lực dệt vải và năng lực nhuộm, khá hóc búa cho các nhà điều hành ở tầm vĩ mô của ngành dệt may Việt Nam.”
Trong số những bài báo quan ngại về điều gọi là “lợi thì có lợi nhưng răng không còn” sau khi TPP có hiệu lực, dự kiến năm 2018, trang mạng Xã Luận. com có bài đặt tựa cũng đặc biệt không kém. Đó là “lo tảng đá làm trĩu cánh chim đại bàng.” Trang thông tin điện tử này đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành và tờ báo đã lời ông để đặt tựa cho bài viết.
Ông Bùi Kiến Thành là một chuyên gia Việt Kiều có uy tín hiện sống và làm việc trong lĩnh vực tài chính ở Hà Nội. Ông Thành bày tỏ lo ngại sâu xa về hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh của Việt Nam, cũng như thủ tục hành chính nhiêu khê sẽ giống như tảng đá làm trĩu cánh con đại bang. Ông nói, nền kinh tế Việt Nam dù có phát triển nhưng vẫn như vận động viên thiếu dinh dưỡng, đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm. Trong TPP Việt Nam là đối tác của những nước tư bản hàng đầu, thậm chí có những luật chơi của họ mình còn chưa được biết, chưa được học.
Ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng, khi áp dụng TPP doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ chết ngay trên sân nhà, vì hàng hóa ngoại nhập tràn vào mà các doanh nghiệp nội địa không có khả năng cạnh tranh.
Ông Bùi Kiến Thành cũng kết luận một cách đầy lo ngại trên trang điện tử Xã Luận. com, TPP là cơ hội cực kỳ quan trọng của Việt Nam, nhưng phải có nội lực thì mới làm được. Việt Nam vào TPP thì phải thay đổi tư duy rõ ràng. Ông Thành nhấn mạnh Việt Nam khi đã hội nhập sâu thì không có cách để quay lại khi thấy mình yếu thế.
Nhiều chuyên gia cả trong ngoài chính phủ đều kêu gọi Việt Nam đổi mới lần thứ hai một cách tích cực, và phải cải cách đồng bộ kinh tế lẫn chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững.