Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Hãng tin Reuter vừa loan báo (*) Hoa Kỳ đã cho hai chiếc máy bay ném bom B-52 bay ngang đảo nhân tạo do Trung Cộng xây trái phép tại Trường Sa. Chiếc B-52 bay không chiến đấu cơ hộ tống, cố tình để hệ thống báo hiệu phòng không (radar) của Trung Cộng trên đảo nhân tạo phát hiện ra. Trung Cộng đã cảnh cáo nhưng chiếc B-52 vẫn tiếp tục lượn vòng quanh đảo và các vùng phụ cận như dự tính bất chấp sự cảnh cáo của Trung Cộng.
Hành động này cho thấy chính phủ Obama muốn gởi đến một thông điệp chiến lược quân sự ngắn gọn đến Tập Cận Bình là các căn cứ quân sự tạm bợ của Trung Cộng trên các đảo tự xây một cách trái phép tại vùng biển Trường Sa sẽ chỉ làm mồi hay mục tiêu oanh tạc không đường né tránh cho không lực Hoa Kỳ mà thôi.
Khác với tháng trước, Hoa Kỳ loan báo ầm ĩ thách thức Trung Cộng trước thế giới khi ra lệnh cho chiến hạm USS Lassen một mình lẻ loi xông thẳng trường Sa, cách đảo nhân tạo do Trung Cộng trú phòng chỉ 12 hải lý, lần này Hoa Kỳ không được loan báo trước.
Theo giới chuyên viên quân sự góp ý, Hoa Kỳ không muốn Trung Cộng chuẩn bị trước tâm lý để đối phó như lần trước. Giới báo chí thì lại cho là Hoa Kỳ hành động bất ngờ như thế để muốn chứng tỏ lời tuyên bố đưa máy bay tiêm kích có gắn hỏa tiển Không đối Hải, Không đối Không của Trung Cộng vào tháng trước cũng chỉ là... "bla bla bla" mà thôi vì trong suốt thời gian chiếc B-52 này bay lượn vòng quanh đảo nhân tạo không có hộ tống, không có chiếc phản lực cơ tiêm kích nào của Trung Cộng vọt lên phản ứng cản đầu hay bám theo gì cả!
Còn quá sớm để tranh luận thực hư chủ đích của Obama trong lần này nhưng có một điều không ai có thể chối cãi là Hoa Kỳ đều đã thách thức tham vọng bá chiếm biển Đông của Trung Cộng cả từ trên không lẫn trên biển.
B-52 TRÊN VÙNG TRỜI BIỂN ĐÔNG
Như Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã báo động, nguy cơ về xung đột tại Biển Đông có thể xẩy ra vì hai lý do. Thứ nhất phía Trung Cộng (TC) vẫn tiếp tục xây dựng các bãi đá ngầm san hô thành đảo nhân tạo - vi phạm Luật Quốc Tế về Biển và gây nguy hại cho môi trường Thái Bình Dương. Tuy TC nói không sử dụng các đảo nhân tạo này làm căn cứ quân sự và không ngăn cản các đường hàng không và hàng hải quôc tế qua Biển Đông, nhưng các hình ảnh chụp cho thấy có nhiều nghi vấn.
Ngoài ra, chiếc Khu Trục Hạm USS Lassen khi vẫn còn trong vùng biển quốc tế tại đảo Subi thuộc Trường Sa, và hai máy bay B-50 của Mỹ khi bay cách các đảo 15 dặm trong không phận quốc tế đều nhận được tín hiệu cảnh cáo từ phía TC, nhưng hai chiếc B-52 này vẫn bay đúng lộ trình, và USS Lassen vẫn hoàn thành xong hải vụ.
Điểm thứ nhì là Đô Đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris đã tuyên bố khi đến thăm Hoa Lục rằng hải và không quân Hoa Kỳ vẫn thực hiện các cuộc thám sát và tuần tra thường lệ trên Biển Đông cũng như trên các vùng biển quốc tế khác, và Mỹ sẽ vẫn giữ quyền lưu thông trên các vùng biển quốc tế này. Tình hình Biển Đông đã bước sang một giai đoạn căng thẳng mới, theo NHK và Kyodo của Nhật, Thủ Tướng Abe đã kêu gọi các nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến Biển Đông.
Theo VOA, TT Obama sẽ đi phó hội với Asean và họp thượng đỉnh Châu Á, và sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận một cách chính thức hay bán chính thức, trong hội nghị hay bên lề cuộc họp với các nhà lãnh đạo Á Châu. Indonesia cũng lên tiếng có thể đưa TC ra tòa án quốc tế về tranh chấp lãnh hải, nhất là về hải đảo Natana. Nhật lên tiếng cảnh giác tầu TC đến gần đảo đang tranh chấp Điếu Ngư. CSVN chưa bao giờ liên tiếp tuyên bố chủ quyền của họ với hai quần đảo Hòang Sa (HS) và Trường Sa (TS) như vậy để bác bỏ luận điệu của Tập Cận Bình rằng HS và TS là lãnh thổ của TC từ đời xưa.
Theo VOA, cuộc họp song phương giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và TT Mã Anh Cửu của Đài Loan đã thất bại. Người dân Đài Loan đã trả lời ông Tập Cận Bình rằng họ muốn làm người dân Đài Loan có tự do dân chủ hơn là làm người Tầu tại Hoa Lục, và nếu Hoa Lục muốn sát nhập vài Đài Loan thì hoan nghênh. Một quốc gia đàn em và trước kia vẫn nằm trong quỹ đạo của TC là CSVN sẽ ký kết với Phillipines về hợp tác giữa hai nước về cả kinh tế lẫn hàng hải liên quan đến Biển Đông.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã chính thức chuyển trục về Thái Bình Dương mà trọng tâm là Biển Đông để bảo vệ các quyền lợi của mình và các nước có lưu thông qua khu vực này; và vô hình chung sẽ trở thành đối thủ của TC. Tuy nhiên việc Nhật Bản đã thành quân đội thoát thai từ Cục Phòng Vệ để có khả năng can thiệp tại quốc ngoại với sự yêm trợ của Hoa Kỳ từ phía sau, đã du TC vào thế phải lưỡng đầu thọ địch.
Sau khi đưa Khu Trục Hạm USS Lassen vào sâu trong vùng 12 hải lý tại đảo Subi của TS vào cuối tháng 10; trong hai đêm 8 và 9 tháng 11 vừa qua, hai máy bay chiến lược B-50s của Hoa Kỳ đã bay thám sát thường lệ trên Biển Đông. Đây là một phi vụ đặc biệt xuất phát từ đảo Guam. Theo VOA và một chuyên viên về tình báo điện tử cho biết, hai chiếc B-50 này là loại B-52s chiến lược tối tân nhất thường vẫn bay song đôi với nhau trong mọi phi vụ, được hộ tống bởi các phi tuần chiến đấu cơ F-18 và được tiếp tế nhiên liệu trên không bởi các máy bay lớn loại KC.
Hai chiếc B-52s đã bay từ Guam tới đảo Hải Nam và quặt xuống HS và sau đó là TS. Một chiếc B-50s là phi cơ mẹ bay trên độ cao 60 ngàn bộ và chiếc kia là phi cơ con nhử mồi (decoy) bay thấp hơn trên cao độ 40 ngàn bộ. Chiếc decoy này được trang bị với các máy móc tối tân nhất mà Mỹ hiện có về điện tử, có nhiệm vụ bay gần các quần đảo Hải Nam, HS và TS, và có tác động làm cho tất cả các hệ thống radar và các hệ thống điện tử khác trên các hải đảo này phải khởi động, và từ đó thu thập được hết các dữ kiện cần thiết. Chiếc decoy này cũng có nhiệm vụ bảo vệ chiếc phi cơ mẹ bay bên trên.
Được biết TC đã và đang xây cất bất hợp pháp trên 7 đảo đá ngầm và san hô tại TS bao gồm đảo Subi, Mischief (Vành Khăn), Gaven, Fiery Cross, Charteron, Johnson South và Ms Kennan. Hoa Kỳ vừa phái USS Lassen theo một hải trình vào đảo Subi, và hai B-52s trong một phi vụ đặc biệt trên Biển Đông – đó chính là hai tín hiệu quan trọng mà Mỹ muốn gửi đến Hoa Lục.
Phạm Gia Đại
U.S. bombers flew near Chinese-built island in South China Sea - Pentagon
WASHINGTON, Nov 12 (Reuters) - Two U.S. B-52 strategic bombers flew near artificial Chinese-built islands in the South China Sea this week and were contacted by Chinese ground controllers but continued their mission undeterred, the Pentagon said on Thursday.
The latest U.S. patrol in the disputed South China Sea occurred in advance of President Barack Obama's visit to the region next week to attend Asia-Pacific summits where he is expected to reassert Washington's commitment to freedom of navigation and overflight in the area.
In the latest mission, on the night of Nov. 8 and 9, the bombers flew "in the area" of the Spratly Islands but did not come within the 12-nautical-mile zones that China claims as territory around islands it has built in the chain, said Commander Bill Urban, a Pentagon spokesman.
"The B-52s were on a routine mission in the SCS (South China Sea)," taking off from and returning to Guam, Urban said.
Chinese ground controllers contacted the bombers but the aircraft continued their mission unabated, Urban said.
"We conduct B-52 flights in international air space in that part of the world all the time," Pentagon spokesman Peter Cook told a news briefing on Thursday.
In Beijing, asked about the case, Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei said China respected all countries exercising freedom of navigation and overflight in the South China Sea in line with international law.
"We resolutely oppose any country, in the name of freedom of navigation and overflight, harming and violating international law, harming China's sovereignty and security interests," he added.
Last month, a U.S. warship challenged territorial limits around one of China's man-made islands in the Spratly archipelago with a so-called freedom-of-navigation patrol, the most significant U.S. challenge yet to territorial limits China claims around its new islands.
China reacted angrily to the patrol.
White House spokesman Josh Earnest said he did not know whether the South China Sea would be on the formal agenda at any of the three Asia summits Obama is to attend but added it would be "on the minds and lips" of the gathered world leaders.
Obama's first stop will be Manila, for the Asia-Pacific Economic Cooperation forum summit, at which Chinese President Xi Jinping will also be present. The U.S. president will then go to Kuala Lumpur for ASEAN and East Asia summits.
"We are quite concerned about protecting freedom of navigation, the free flow of commerce in the South China Sea," Earnest told reporters.
"And we're going to continue to encourage all parties, big and small, to resolve their differences diplomatically and to not try to use their comparative size and strength to intimidate their neighbors."
Chinese spokesman Hong said the South China Sea should not be a subject for discussion at the East Asia Summit.
"The East Asia Summit and relevant meetings focus on regional cooperation and development," he said. "They are not an appropriate place for discussing the South China Sea issue."
In an apparent show of U.S. resolve, Obama will take part in what the White House called "an event that showcases U.S. maritime security assistance to the Philippines". U.S. officials did not elaborate.
But in September, Navy Admiral Harry Harris, head of the U.S. Pacific Command, visited the National Coast Watch Center, a facility at the Philippines coast guard headquarters that Washington has helped Manila build, to better monitor developments in the South China Sea.
(Additional reporting by Matt Spetalnick, and Ben Blanchard and Megha Rajagopalan in Beijing; Editing by Ken Wills and Clarence Fernandez)
Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền
13.11.2015
Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho hay 2 máy bay B-52 đã bay gần những hòn đảo trong vùng Biển Đông hồi đầu tuần này, và đã nhận được lời cảnh báo của các kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc. Đây là sự kiện mới nhất cho thấy Washington thách thức những khẳng định chủ quyền ngày càng nhiều của Bắc Kinh ở đó.
Các oanh tạc cơ, xuất phát và quay trở về một căn cứ không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam, đã tiến hành một “phi vụ thường lệ trong không phận quốc tế ở vùng lân cận quần đảo Trường Sa” vào ngày 8 và 9 tháng 11, theo tuyên bố hôm thứ Năm của Tư lệnh Bill Urban, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài.
Ông Urban cho biết các máy bay đã “nhận được 2 lời cảnh báo từ một kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc, mặc dù không hề lại gần khu vực bên trong 15 hải lý của bất cứ hòn đảo này. Cả hai máy bay tiếp tục phi vụ mà không xảy ra sự cố nào, và lúc nào cũng hoạt động đầy đủ theo đúng luật quốc tế”.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Peter Cook cũng xác nhận phi vụ, mà ông nói là không có gì bất thường. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Cook nói: “Tôi biết chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện các phi vụ của B-52 trong không phận quốc tế ở vùng đó”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói Bắc Kinh phản đối “hành động gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do hàng hải và bay trên không phận”.
Quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường điều họ gọi là các hoạt động “tự do hàng hải” thường lệ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những khẳng định chủ quyền đối kháng với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Trong một hành động táo bạo nhất từ trước đến giờ, chiến hạm USS Larsen của Hoa Kỳ hồi tháng trước đã đi vào khu vực 11 kilomet cách Bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã khởi động một dự án xây dựng ồ ạt hồi năm ngoái để biến những bãi đá ngầm thành những hòn đảo có thể xây các phi đạo và các cơ sở khác.
Dự án xây đảo nhân tạo đã gây phẫn nộ từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở đó một phần để đòi chủ quyền khu vực. Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo.
Căng thẳng biển đảo dự kiến sẽ là một chủ đề chính vào tuần tới khi Tổng thống Barack Obama đến vùng này để họp với các nhà lãnh đạo khu vực tại 2 hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương.
Tuy vẫn nói là Washington không có lập trường chính thức về những tranh chấp lãnh thổ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường xuyên đả kích những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã phát triển các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với nhiều nước đòi chủ quyền đối kháng với Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông
13.11.2015
Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự do hàng hải và tự do bay trên không phận Biển Đông, bất chấp những bản tin tường thuật rằng các kiểm soát viên Trung Quốc đã cảnh cáo các máy bay Mỹ bay trên vùng không phận Biển Đông hồi trong tuần.
Bản tin của ABC dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói rằng Trung Quốc chống đối các chuyến bay chỉ viện cớ bảo vệ tự do lưu thông trên biển và trên không, nhưng nhằm các mục đích chiến lược, qua đó ám chỉ rằng Bắc Kinh coi các chuyến bay của máy bay thả bom B-52 của Mỹ hôm Chủ nhật và thứ Hai tuần này, là một cái cớ để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nói chuyện với các nhà báo tại cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Sáu, ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc “cực lực chống đối các vụ vi phạm luật quốc tế, xâm phạm chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do qua lại trên biển và trên không”.
Người phát ngôn của Ngũ Giác Đài Bill Urban hôm thứ Năm xác nhận là hai máy bay B-52 đã thực hiện các phi vụ ‘thường lệ’ trên không phận quốc tế gần quần đảo Trường Sa, và đã nhận lời cảnh cáo của các kiểm soát viên Trung Quốc trên bộ.
Vấn đề Biển Đông, theo bản tin ABC, được dự kiến sẽ tiếp tục gây chú ý trong suốt thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có mặt ở Châu Á để tham gia Diễn đàn APEC tại Philippines và sau đó tại các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ở Malaysia.
Trong một bài báo về những bất đồng quan điểm giữa Washington và Bắc Kinh liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, một giới chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế. Giới chức này khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi về liệu việc Mỹ điều một tàu chiến vào vùng biển trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây tại quần đảo Trường Sa chỉ xảy ra một lần thôi hay không.
Việc chính phủ của Tổng thống Obama đã cân nhắc và trì hoãn lâu trước khi điều tàu vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo tân tạo của Trung Quốc, cho thấy sự thận trọng của phía Mỹ, không muốn khiêu khích Bắc Kinh, nhưng mặt khác, theo tác giả bài báo, hành động này là một sự thừa nhận rằng ‘chính sách của Mỹ đã thất bại’. Lập luận này cho rằng lý do là bởi vì Trung Quốc đã xây dựng thành công các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này trên các vùng trước đây là những bãi cạn. Trên thực tế, các công trình xây dựng của Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng và tạo ra những cơ sở giúp nới rộng phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài báo nhấn mạnh rằng cuộc tranh chấp tại Trường Sa không thực sự là tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc mà là giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Mục tiêu của Trung Quốc trong ngắn hạn không phải là ngăn chặn hải quân Hoa Kỳ qua lại trên Biển Đông, mà là tìm cách thay đổi cách hành xử của các nước láng giềng đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh – trong đó có Việt Nam và Philippines - để buộc các nước này phải từ bỏ lập trường của họ và các tuyên bố chủ quyền Biển Đông.
Theo ABC News, The National Interest.