Tuesday 17 November 2015

Những lá bài tẩy lớn đã rời tay Việt Cộng. Gió đã đổi chiều

Chất xám đỏ, chảy về đâu bây giờ?

Đánh bài tam cúc, bộ bài gồm tướng sỹ tượng xe pháo mã tốt. Đó là cách nhìn về quân sự của người Á Đông.

Trong trường chính trị, phải kể thêm vài yếu tố khác như thiên thời, địa lợi, kinh tế, văn hóa...

0o0

Hai bài qua đã cho thấy Việt Cộng đã mất hai lợi thế lớn mà họ đã có vào năm 1945: 

- Khuôn mặt điệp báo của Hồ Quang đã quá rõ rệt, che hết phần huyền thoại của nhân vật Nguyễn Tất Thành

- Thời thế của phong trào cộng sản thế giới đã thay. Việt Cộng được ủng hộ võ khí và trợ thủ trong cuộc chiến với Tầu Cộng, chỉ vì vấn đề Biển Đông. Ngoại trừ một số chính khách tả phái Âu-Mỹ tính thậm thụt ca tụng Võ Nguyên Giáp, nhằm tỏ thái độ với phái hữu, nhưng sớm co vòi. Những hình ảnh tàn bạo, khủng bố, reo rắc kinh hoàng của Việt Cộng còn ghê rợ hơn hành động ISIS 100 lần, và không thua gì phát xít nhưng "lạt mềm buộc chặt", khéo léo hơn.

0o0

Bài này bàn về việc Việt Cộng đã mất con bài chủ thứ ba, là những người có học theo hay ủng hộ họ, và đã xây dựng đảng cộng sản Việt Nam.

0o0

Ngay từ nhân vật Nguyễn Tất Thành, hầu hết những cán bộ nồng cốt Việt Cộng lớp đầu tiên đều từ các vùng Thanh Nghệ Tĩnh, Nam Định, Thái Bình... Họ ít nhiều dính dấp tới thành phần chống Pháp hơn, và có thể nói là xa lạ với con đường Marxist Leninist.

Do đó dù sau khi được học tại Moscow trở về (Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...) ảnh hưởng của lớp người này đến quần chúng coi như không đáng kể, nhưng họ lại là cái nhân để đào tạo lớp thứ hai như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Đặng Thai Mai...(Phạm Văn Đồng coi như lớp trung gian). Những người cộng sản lớp thứ hai này được trui rèn ngay chính lò đấu tranh chống thực dân Pháp, nên rất được lòng dân chúng. 

Thời đại huy hoàng nhất của giới có học để ngả theo đường lối cộng sản là sau khi Nga cùng Tầu, Anh và Mỹ (Pháp de Gaulle coi như ăn ké) đánh thắng khối trục.

Giai đoạn đó, ai không theo cộng sản được coi như như kẻ không có tim.

Gần như nói không quá khi cho rằng đa số người "trí thức" trên thế giới đều theo tả, có nghĩa nghiêng về chủ nghĩa xã hội, chống phe hữu có nghĩa phát xít, tư bản, quân phiệt...

0o0

Sau năm 1949, khi Mao đánh thắng Tưởng, đối với rất nhiều người VN, coi như cuộc chiến chống thực dân Pháp (hình ảnh của Âu-Mỹ) đã chín để "dứt điểm". Vấn đề ý thức hệ chỉ loé trong đầu một vài người ý thức hiểm họa đỏ, và biết rằng người cộng sản đệ tam chỉ xử dụng lòng ái quốc trong giai đoạn tranh quyền mà thôi. Đại đa số người có học lúc đó, một là theo Tây vì quyền lợi, hai là chống Tây vì "yêu nước". Cơn sóng thời thế tràn bủa trên ý thức chính trị của đám đông.

Lợi dụng tình hình, Hồ Quang phối trí một nhân vật "trí thức" được nể phục và quí mến vì gia đình bị hy sinh vì Pháp, là Võ Nguyên Giáp ngoài Bắc, (Tố Hữu tại Huế Trần Văn Giầu trong Nam) , để tiêu diệt mọi thành phần trí thức, văn nghệ sỹ, lãnh đạo tôn giáo có tiềm năng chống Cộng.... Nhóm Tự Lựcăn Đoàn bị tế sống copi như đầu tiên.

0o0

Sau hiệp định Genève, số trí thức ở lại miền Bắc, hay ở lại nằm vùng, hoặc nghiêng trái tim về miền Bắc rất đông.

Miền Nam chỉ có một số trí thức có tinh thần chống cộng vì ý thức bộ mặt thật của cộng sản, hợp cùng những sinh viên, nghệ sỹ di cư, họ đã trở thành những cái gai nhọn trong mắt người cộng sản VN.

Hầu hết những nhân vật văn nghệ sỹ nổi danh trước 1945 đều ở lại.

0o0

Trong những năm 1954-1975, đại đa số những người trí thức này (chống đối chính quyền hay không) đều đã đóng góp mọi tài năng và sức lực cho miền Bắc. Họ ca tụng lãnh tụ và đóng vai bồi bút một cách tự nguyện, phấn khởi như đang lên cơn đồng thiếp, vì hai chữ ái quốc đã đành, vì hận thù Mỹ cũng có, nhưng cũng vì ảo giác lương tâm nhân loại, anh hùng văn hóa, hình ảnh của cái thiện tối cao, tinh thần Nguyễn Trãi..., tức mọi thứ bánh vẽ, hình tượng cần thiết để đánh, đánh đến cái cạp quần cũng thụp xuống mà đánh. Đánh Mỹ vì ai, cho ai có lợi là chuyện thừa, đánh xong ra sao cũng là chuyện rởm, đánh cái đã.

0o0

Sau 1975 và nhất là giờ đây, cơn hăng tiết đã xong.

Giới trí thức theo cộng và thân cộng cũ hiện nay tan thành nhiều mảnh, phần đông kéo dài cuộc sống gọi là "ăn hưu quá khứ".

Giới cán bộ lãnh đạo đảng CSVN không ai thuộc thành phần trí thức, dù có khoe bằng cấp dổm. Sang, Trọn, Hùng, Dũng cũng như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh... chỉ dùng đám trí thức và con cháu họ như đám quan hành chánh, viết sớ, làm phó thôi. Kiểu Vũ Đức Đam con Vũ Khoan (ngay cả Vũ Khoan cũng khổng hẳn thuộc thành phần trí thức).

Số "nhân đỏ" đi ngoại quốc thì ở lì và mất tích

0o0

Con bài sỹ cháy phỏng trên tay, và còn đang trở thành đối kháng với nhà nước theo Tầu Cộng!

Đinh Thế Dũng