Cứ vào những tháng cuối năm, trẻ con mong đợi mau tới Tết để được nhiều thứ mà ngày thường không có trong đó có quần áo mới . Mà chính nhờ vậy mà ngày Tết khoát lên mình một màu sắc mới đặc sắc hơn ngày thường .
Điều này, ở nhà quê, nhứt là ngày xưa, nổi bât hơn ở thành phố lớn .
Mà sắm quần áo mới, không riêng gì trẻ con, mà cả người lớn nữa . Nhưng ở các xứ Âu Mỹ, người Việt Nam sắm Tết cho gia đình vào dịp Noel và Tết dương lịch nên qua Tết Việt Nam, họ bình thảng hơn . Chỉ lo đi chợ làm mâm cổ cúng Ông Bà vào 3 Ngày Tết .
Nhắc lại ngày Tết mua sắm quần áo mới, nhơn đây, tưởng cũng nên nhắc lại một thứ áo mà ngày nay đang chiếm thị trường, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các tủ kiếng của những cửa hàng lớn, chi phối tâm trí, sự chọn lựa của nữ giới, với giá cả có khi vô cùng mắc, mắc hơn cả nhiều bộ y phục lớn, tuy vật liệu chỉ nắm gọn trong lòng bàn tay. Còn một điều nữa, thân chủ của nó lại ít ai biết về nó một cách rỏ ràng, như những đặc tính của nó, sự lợi hại của nó cho người mặc, …mà chỉ biết theo sở thích, giá cả và sau cùng chỉ nhớ tên tuổi của nó mà thôi .
Có đúng như vậy không ?
Với những tên gọi…
Tên gọi Việt Nam rất đơn giản : « áo nịch-ngực » ! Nếu có ai bảo gọi như vậy « không chính xác », cũng không sao . Không chết thằng Tây, con Đầm nào . Bởi không phải đó là sản phẩm do Ông Bà của người người Vìệt Nam chế tạo ra . Của Tây mà.
Người Việt Nam xài, thấy thích và các bà, các cô đều đua nhau xài . Thấy nó như một phần của da thịt mình nên không ai còn thắc mắc tên gọi của nó . Trước kia, ngưòi ta gọi « sú-chen », « cọt-xê » theo cách phiên âm pháp-việt . Mà chỉ có các bà, các cô tân thời xài, chớ các bà già trầu đâu bao giờ rớ tới nên không thèm lý giải tới tên gọi món phụ tùng này .
Thật ra, chiếc áo « nịt-ngực » có nhiều tên gọi khác nhau theo thời gian và quá trình cải tiến y phục phụ nữ .
Thật ra, chiếc áo « nịt-ngực » có nhiều tên gọi khác nhau theo thời gian và quá trình cải tiến y phục phụ nữ .
Căn cứ theo vai trò của nó là bảo vệ vùng ngực của phụ nữ mà có nhiều tên gọi được đề nghị . Như « apodesme », « strophium », « mastodeton », « sangles », « mamillar », « brassière », « bandeaux », « corsets » và « corsellets »,…
Những tên gọi khác nhau này xuất hiện theo từng thời kỳ mà thứ phụ tùng này có nhiệm vụ phục vụ . Khi phải ôm theo vóc dáng, khi phải làm cho bộ ngực đẫy đà, lúc phải tạo sự dễ dàng cho những động tác vai khi tập thể dục, nhưng cũng phải nghĩ tới những thuận lợi lúc ái ân hoặc bảo vệ nhơn phẩm phụ nữ, …
Những tên gọi khác nhau này xuất hiện theo từng thời kỳ mà thứ phụ tùng này có nhiệm vụ phục vụ . Khi phải ôm theo vóc dáng, khi phải làm cho bộ ngực đẫy đà, lúc phải tạo sự dễ dàng cho những động tác vai khi tập thể dục, nhưng cũng phải nghĩ tới những thuận lợi lúc ái ân hoặc bảo vệ nhơn phẩm phụ nữ, …
Nhưng quan trọng hàng đầu là phải giử sự thoải mái cho người mặc ngoài vai trò, trong quan hệ giữa y phục và cơ thể, biến cơ thể tự nhiên thành cơ thể « văn hóa » phản ánh nét « văn minh phụ nữ » thời đại !
Một chút về từ nguyên và lịch sử
Thứ phụ tùng này của phụ nữ đã xuất hiện từ xa xưa nên, cũng như nhiều thứ khác có tuổi thọ cao, có lịch sử của nó .
Cứ theo từ điển lịch sử tiếng pháp của Alain Rey, ấn phẩm xuất bản năm 1999, thì tên gọi sơ khởi chiếc « áo nịch-ngực » năm 1899 được đổi lại vào năm 1904 là « maintien-gorge » . Từ ngữ « gorge » (cổ họng), dùng một cách văn chương, tế nhị, chỉ bộ ngực phụ nữ . Từ « brassière » biến thành « bra » hảy còn dùng ở Huê kỳ cho tới giữa năm 1930 và 1935 .
Vào thời Thái cổ và qua Trung cổ, phụ nữ hi-lạp mặc chiếc áo dài bằng vãi gai nhiều lớp để che dấu bớt nhơn dạng phụ nữ . Để làm giảm bớt đường nét phụ nữ, người ta làm cho bộ ngực và bộ mông lép xuống, người phụ nữ mặc áo apodesme, một loại áo như dây nịch quấn ngang dưới ngực . Apodesme mặc hai cách: hoặc mặc ngoài áo dài, hoặc mặc thẳng vào người dưới lớp áo dài .
Cứ theo từ điển lịch sử tiếng pháp của Alain Rey, ấn phẩm xuất bản năm 1999, thì tên gọi sơ khởi chiếc « áo nịch-ngực » năm 1899 được đổi lại vào năm 1904 là « maintien-gorge » . Từ ngữ « gorge » (cổ họng), dùng một cách văn chương, tế nhị, chỉ bộ ngực phụ nữ . Từ « brassière » biến thành « bra » hảy còn dùng ở Huê kỳ cho tới giữa năm 1930 và 1935 .
Vào thời Thái cổ và qua Trung cổ, phụ nữ hi-lạp mặc chiếc áo dài bằng vãi gai nhiều lớp để che dấu bớt nhơn dạng phụ nữ . Để làm giảm bớt đường nét phụ nữ, người ta làm cho bộ ngực và bộ mông lép xuống, người phụ nữ mặc áo apodesme, một loại áo như dây nịch quấn ngang dưới ngực . Apodesme mặc hai cách: hoặc mặc ngoài áo dài, hoặc mặc thẳng vào người dưới lớp áo dài .
Các cô gái mặc thứ áo mastodeton là một cái băng vải mỏng quấn ngang ngực để ngăn bộ ngực nẩy nở làm cho ai cũng trông thấy dễ dàng, biến người con gái trở thành một dạng « lại đực » (nửa nam, nửa nữ) và đó chính là thị hiếu về vẻ đẹp phụ nữ của người hi-lạp xưa . Nhiều cô gái có bộ ngực phát triển quá đà, các y sĩ giải phẫu đề nghị cắt bỏ bớt vài kí-lô mỡ để giảm bớt bề thế vĩ đại của bộ ngực .
Cùng thời, phụ nữ la-mã cũng mặc áo dài, và dưới áo dài, cũng lớp áo lót như phụ nữ hi-lạp . Cặp mông được bó gọn trong lớp y phục có tên là taenia hay fascia, cùng công dụng như mastodeton . Ai có thân mình phát triển vượt mức sẽ được siết chặt trong lớp mamilliaire bằng da .
Lúc bấy giờ, đồ lót phụ nữ La-Mã giống như bikini hoặc bộ quần cụt với áo nịch-ngực dính liền của ngày nay .
Năm 2008, một ê-kiếp nhà khảo cổ học người Áo khai quật được nhiều đồ lót phụ nữ của thế kỷ XIV và đầu XV . Trong số đó, có những thứ kiểu cách hoàn toàn giống như y phục phụ nữ đang lưu hành ngày nay .
Áo nịt-ngực phụ nữ lần đầu tiên được đem tham dự triển lãm toàn cầu ở Paris năm 1889 dưới tên gọi « Bien-être » (Thoải-mái) mà ngày nay là « soutien-gorge » . Đó là chiếc áo ngực cắt đôi làm hai vòng quấn ngang ngực, khá dễ chịu cho người mặc . Nhưng dần dần, nó được cải tiến . Cho đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nó khá hoàn chỉnh, đạt được tiêu chuẩn tiện nghi và vệ sinh . Qua năm 1913, áo nịch-ngực được sửa lại thành hai mảnh tách bạch, mỗi mảnh giống như cái túi ôm riêng từng cái vú, với dây mang vào ngực .
Nhưng trước đó, khi nhìn thấy chiếc áo nịt-ngực phụ nữ, nhà văn và tư tưởng Jean-Jacques Rousseau không chịu nổi vì cảm thương người phụ nữ nên đã phê phán « …nó cắt thân thể người phụ nữ làm đôi chẳng khác gì con ông vò vẽ » .
Áo nịt-ngực phụ nữ phát triển, chiếm thị trường chỉ từ năm 1920 . Thật vậy vì quan niệm về cái đẹp ở thân thể người phụ nữ đã thay đổi . Người ta lấy chử S làm mẫu mực . Ngực phụ nữ phải nhô ra phía trước, đùi và mông phải đẩy ra phía sau . Nét thẩm mỹ này chấm dứt quan niệm ngực và mông phụ nũ phải giữ cho khiêm tốn tối đa nên từ đây áo nịt-ngực may bằng lụa, bằng musseline hoặc batiste, tức các loại hàng mỏng và mềm mại .
Áo nịt-ngực phụ nữ phát triển, chiếm thị trường chỉ từ năm 1920 . Thật vậy vì quan niệm về cái đẹp ở thân thể người phụ nữ đã thay đổi . Người ta lấy chử S làm mẫu mực . Ngực phụ nữ phải nhô ra phía trước, đùi và mông phải đẩy ra phía sau . Nét thẩm mỹ này chấm dứt quan niệm ngực và mông phụ nũ phải giữ cho khiêm tốn tối đa nên từ đây áo nịt-ngực may bằng lụa, bằng musseline hoặc batiste, tức các loại hàng mỏng và mềm mại .
Qua năm 1930, áo nịt ngực bắt đầu xuất hiện với khối lượng lớn tạo thành qưầy hàng riêng cho trang phục phụ nữ nhưng giá hảy còn đắc và kén vóc dáng người mặc .
Bước tiến dài đưa áo nịt-ngực tới với đông đảo các bà các cô do ba anh em nhà Warner ở Huê kỳ thực hiện bằng loại hàng co giãn, áp sát vào ngực người mặc, thay thế dây mang trước giờ là vải nay bằng thứ co giãn nữa .
Sau Đệ II Thế chiến, thêm bước tiến nữa . Áo may bằng nylon với hai cái « gối » độn vào làm cho bộ ngực được nâng cao lên . Năm 1943, Howard Hugues sáng tạo ra kiểu áo không cần dây mang vào vai mà vẫn bám chắc vào ngực và đưa bộ ngực nhô thẳng ra trước nhọn hoắc . Tới những năm 1960, nhà Playtex tung ra thị trường loại áo ngực đầu tiên không sườn sắt .
Năm 1970, cuộc cách mạng tình dục đánh dấu thêm một khúc quanh mới cho quá trình cải tiến chiếc áo nịt-ngực . Người ta đem chiếc áo nịt-ngực đốt nơi công cộng và đới hỏi nó phải linh động, tiện nghi và không hàm ý về gợi dục .
Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật về vải sợi, chiếc áo nịt-ngực được thực hiện với sự kết hợp hai đặc tính : tính linh động và tính hấp dẫn .
Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật về vải sợi, chiếc áo nịt-ngực được thực hiện với sự kết hợp hai đặc tính : tính linh động và tính hấp dẫn .
Không biết nên gọi bằng tiếng việt « Soutien-gorge » là áo « Nịt-ngực » hay áo « Nâng-ngực » cho đúng?
Trong tiếng pháp, chữ « soutien » có nghĩa là « nâng » và chữ « gorge » có nghĩa văn chương là cái « vú »!
Phụ nữ nên được giải phóng
Đúng vậy! Nhưng hoàn toàn không mang ý nghĩa của cộng sản như « Phụ nữ Giải phóng », « Hội Phụ nữ Giải phóng »…
Những người phụ nữ đòi «Giải phóng » nói rõ hơn khi đưa ra yêu sách, đó không phải là nhằm giải phóng thân phận hay địa vị xã hội của người phụ nữ, mà là « Giải phóng bộ ngực » phụ nữ . Chính xác hơn : « Giải phóng cặp vú phụ nữ ». Trong ý nghĩa vừa xã hội, vừa y học.
Một số các bà, các cô cho rằng mang áo nịt-ngực thấy không thoải mái chút nào mà còn vô ích nếu muốn giữ cho bộ ngực không chảy xệ . Một cuộc xét nghiệm khoa học trên 330 phụ nữ ở Đại học Besançon (Pháp) do Gìáo sư Jean-Denis Rouillon và các cộng sự viên của ông theo đuổi suốt 15 năm dài, công bố kết quả, xác nhận sự ích lợi ở việc không mặc áo nịt-ngực : hai cái vú tự nâng cao lên 7mm/năm và thêm rắn chắc hơn, những đường nứt hay gân xanh cũng từ từ biến mất, không bị đau lưng, .. .
Ông giải thích tiếp « Với sự hỗ trợ của áo nịch-ngực, phần cơ nâng đỡ vòng 1 sẽ không phải hoạt động nhiều và nhanh chóng bị thoái hóa » .
Một số phụ nữ tham gia nghiên cứu tại trường Đại học Besançon cho biết việc ngưng sử dụng áo nịt-ngực giúp họ giảm chứng đau lưng .
Riêng phụ nữ tranh đấu nữ quyền hô hào không nên mặc áo nịt-ngực vì nó là dụng cụ kìm kẹp và gây đau đớn cho thân thể người phụ nữ . Họ đòi đi dạo để ngực trần . Tại sao đàn ông để ngực trần được ? Những nguời yêu sách điều này đang trở thành phong trào toàn cầu ; Nam-Bắc Mỹ, Âu châu và Á châu . Đó là không tính tới tổ chức Femen ở Âu châu, tròi lạnh mùa đông, vẫn thhản nhiên thoát y tranh đấu bảo vệ nữ quyền cho phụ nữ hồi giáo, chống lại trùm khăn .
Ngoài ra, một số tổ chức tôn giáo và chánh trị cũng ngăn cấm mặc áo nịt-ngực . Năm 2009, ở Somalie, lực lượng võ trang hồi giáo Shebab đánh bằng roi nơi công cộng những phụ nữ mặc áo nịt-ngực .
Ngoài ra, một số tổ chức tôn giáo và chánh trị cũng ngăn cấm mặc áo nịt-ngực . Năm 2009, ở Somalie, lực lượng võ trang hồi giáo Shebab đánh bằng roi nơi công cộng những phụ nữ mặc áo nịt-ngực .
Nhưng nếu có cái áo nịt-ngực thật sự thông minh, biết rõ ý của chủ nhơn muốn gì thì có nên mặc không ?
Nhà Ravijour của Nhựt bổn vừa đưa ra thị trường chiếc « Áo Ngực thử thách tình yêu » . Tên gọi như vậy vì áo tự cởi chỉ khi người mặc muốn « yêu » . Người khác muốn « yêu » người mặc áo mà chủ nhơn chiếc áo không đồng ý thì áo bảo vệ bộ ngực chủ nhơn tới cùng . Mọi làm ẩu đều thất bại .
Ravijour cho biết hãng đã hợp tác với các chuyên gia hàng đầu của Nhựt để tạo ra ” True Love Tester ” – Đại diện nhà Ravijour giải thích “ Đây là một loại áo ngực mang tính cách mạng dành cho phụ nữ, tôn vinh cảm xúc của họ ” .
Cơ chế hoạt động của chiếc áo không quá phức tạp: một thiết bị đặc biệt đi kèm (giống như vòng đeo tay thông minh của Fitbit) sẽ đo nhịp tim của người mặc. Dữ liệu về nhịp tim sẽ được truyền liên tục qua đường Bluetooth tới một chiếc điện thoại di động. Thiết bị này sau đó sẽ phân tích, xử lý dữ liệu bằng một ứng dụng đặc biệt, dựa trên tin học để đoán định cảm xúc người mặc. Nếu người mặc thật sự « phải lòng » đối tượng thì ứng dụng sẽ ra lệnh từ xa cho chiếc áo tự động cởi ra để đón nhận sự « yêu đương » .
Một món quà tuyệt vời cho dịp Tết này hay vào dịp Lễ Tình yêu sắp tới?
© Nguyễn Thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt