Wednesday 23 March 2016

Nửa Thế Kỷ, Đi Tìm Cô Giáo Lớp Tư - Vũ Trung Hiền

Niên khoá 1953-1954, tôi học lớp năm, trường tiểu học Trung Linh (khu vực Bùi Chu Phát Dịêm). Xếp lớn trường tiểu học công lập này, ông hiệu trưởng Hoàng Quốc Rương, là bạn anh cả tôi, khi ấy đang dạy trường Hồ Ngọc Cẩn của linh mục Trần Đức Huynh.

Thấy mỗi khi gặp ông hiệu trưởng, anh tôi "anh anh tôi tôi" với ông ta, tôi cho rằng ông ngang hàng với anh, và tôi là em của anh, nên tôi thản nhiên gọi ông hiệu trưởng của mình là "anh", xưng "em"! Học sinh xưng hô như thế với ông hiệu trưởng, cách đây 50 năm, quả là một sự phạm thượng nghiêm trọng. Anh cả tôi cảnh cáo tôi, căn dặn tôi không được gọi ông hiệu trưởng như vậy nữa, mà phải gọi bằng "thầy" cho phải phép.

 giáo lớp năm của tôi,  Huệ, là một nữ thiên thần! Cuối năm,  phê vào thông tín bạ của tôi mấy chữ "Chăm, Ngoan, Thông Minh". Đây là vinh dự đầu tiên trong cuộc đời đi học của tôi.

Hơn nửa thế kỷ sống trên đời này, tôi nhận lãnh nhiều chỉ trích, chê bai hơn là những lời khen. Rốt cuộc, chỉ có mẹ tôi, bố tôi, và một số thầy  giáo đã ban cho tôi những lời khen ngợi, khuyến khích. Mỗi khi ngã lòng, nghi ngờ về mình, tôi nhớ lại những lời khen đó, để có được sức mạnh tinh thần, thêm tự tin, vững bước tiến tới.  giáo lớp  của tôi ở trường tiểu học Dương Đông, Phú Quốc,  Tuyến, là một trong những nhà giáo mà tôi biết ơn, và ghi nhớ suốt đời đó.
                                                                     ***
Tháng 8, 1954, từ Hà nội, gia đình tôi di cư vào Nam.Sau hơn một tháng tạm trú ở trường Pétrus Ký, chúng tôi dọn về 31 cư xá Eyriaud des Vergnes, góc đường Trương Minh Giảng và Trương Tấn Bửu. Bố tôi làm công chức ở số 27 Richaud (về sau là đường Phan Đình Phùng), nên được mua trả góp căn nhà này của Gia Cư Liêm Giá Cuộc.

Căn nhà khoảng 5mX10m, ờng gạch bloc xây vội vàng, mái lợp fibro-cement. Nhà nhỏ như thế, nhưng ngoài bố mẹ tôi, còn chứa bảy anh chị em chúng tôi và một người chị con ông bác tôi! Mười nhân mạng chen chúc trong khoảng không gian ơng đương cái ga-ra ba xe trên xứ Mỹ!

Vài tháng sau, thấy chật chội quá, bố mẹ tôi phải thuê thợ làm một gác xép để bốn anh tôi có chỗ học và ngủ. Lúc ấy, cả nhà tôi, chỉ có mỗi bố tôi đi làm. Anh cả tôi đã đưa gia đình về Vĩnh Long dạy học. Ông anh thứ nhì, trung úy Vũ Đức Nghiêm, sau đám cưới, tháng 7, 1954, nấn ná ở lại thêm mấy ngày nữa, bị đơn vị trưởng báo cáo đào ngũ, nên đang thi hành lệnh phạt mấy chục "củ" ở An Ninh Quân Đội, đường Mạc Thiên Tích, gần nhà thương Hồng Bàng. Anh thứ ba của tôi, trung úy Vũ Đức Chỉnh, bị trọng thương ở mặt trận Quảng Nam, đang nằm điều trị tại quân y viện Chi Lăng, trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (về sau quân y viện này trở thành Tổng Nha Trung Tiểu Học, Nha  Thục, và Nha Khảo Thí, kế bên trường Trưng Vương). Ổn định xong chỗ ăn ở, mẹ tôi sai ông anh thứ  đưa tôi đi xin vào học trường Trương Minh Giảng, cách nhà khoảng 300 m. Từ nhà đến trường, chúng tôi phải điqua một bãi tha ma hoang phế, rải rác những bụi cây mắc cỡ bên cạnh mấy nấm mộ bia nghiêng ngả.

Trường chỉ có năm lớp. Tôi được vào lớp . Ông hiệu trưởng Nguyễn Văn Ưu khoảng 50 tuổi, tóc muối tiêu cắt ngắn, miệng lúc nào cũng ngậm chiếc ống vố. Vài năm sau, ông ứng cử dân biểu, lấy dấu hiệu là chiếc ống vố. Tôi không nhớ đã học lớp  ở đây với thầy  nào, vì chỉ mới học được mấy tuần, tôi được nghỉ học để chuẩn bị ra Phú Quốc, ở với anh chị Vũ Đức Nghiêm.

Anh tôi đã mãn lệnh phạt, và được/bị thuyên chuyển ra tiểu khu biệt lập Phú Quốc. Là con út, tôi được mẹ tôi yêu thương, cưng chiều nhất nhà. Đi đâu, mẹ tôi cũng cho tôi đi theo. Vậy mà có lần, vừa di cư được vài tháng, mẹ tôi lẻn đi thăm anh chị cả tôi ở Vĩnh Long lúc tờ mờ sáng. Sáng thức dậy, không thấy mẹ đâu, tôi gào khóc đòi mẹ, ai dỗ cũng không nín. Bố tôi phải bỏ một buổi làm, dẫn tôi ra bến xe, xuống Vĩnh Long gặp me.

Như vậy đủ biết tôi quyến luyến mẹ như thế nào. Nhưng lúc ấy, có lẽ vì hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, bố mẹ tôi phải gửi chị Bạch Cúc, người chị kế tôi xuống Vĩnh Long để anh chị cả tôi nuôi cho ăn học. Và tôi, được gửi ra Phú Quốc, giao cho anh chị Vũ Đức Nghiêm nuôi dạy.Anh tôi không về Saigon đón tôi được, nên nhờ thiếu úy Nguyễn Kim Sơn, nhân chuyến về phép, đưa tôi ra.

Sáng sớm hôm ấy, mẹ tôi chuẩn bị vài bộ quần áo cho tôi, cùng mấy cuốn vở và cây bút ngòi lá tre. Tất cả dồn vào trong một túi vải có quai đeo trên vai. Mẹ tôi bịn rịn, nước mắt lưng tròng, nhét vào tay tôi mấy chục bạc lẻ, khẽ nói: "Mẹ cho con ăn quà".

Ở nhà, rất ít khi mẹ cho chúng tôi tiền ăn quà vặt. Bà thường hay nói "No cơm tẻ, vỏ vẻ mọi sự ", để bắt chúng tôi ăn cơm nhà cho no bữa, ra đường thấy quà vặt, không thèm nữa. Bữa nay, bà cho tôi tiền tiêu vặt, thật là chuyện lạ. Riêng tôi, nôn nao với chuyến đi xa lần đầu tiên trong đời chẳng có mẹ bên cạnh, tôi không khóc lóc đòi ở lại, mà thản nhiên chào mẹ, theo thiếu úy Sơn bước ra đường.

Thiếu úy Sơn là một người đàn ông cao và gầy. Ông đưa tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất bằng taxi. Tới phi trường, hãy còn sớm, ông ngồi ở ghế dài hút thuốc, bảo tôi muốn dạo chơi, thì đi loanh quanh một lát, đừng chạy đâu xa. Tôi lang thang qua một bar bán rượu và nước ngọt. Người bồi thắt nơ đứng sau quầy; lác đác bên trong có vài người Pháp đang ngồi. Tôi mạnh dạn bước vào quán, leo lên chiếc ghế cao, không có lưng dựa, và bảo người bồi lấy cho mình chai crème soda nằm trên kệ sát ờng. Chai nước ngọt này, lúc còn ở nhà với bố mẹ, tôi chỉ mới thấy trên xe đậu đỏ bánh lọc của ông Tầu bên kia đường, chứ chưa bao giờ có dịp uống thử. Nay rủng rỉnh mấy chục bạc trong túi, tôi làm sang gọi uống, không cần hỏi giá tiền chai nước ngọt. Mùi vị thơm ngon của chất nước mầu vàng đậm, cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ. Nhưng đến lúc trả tiền, tôi mới biết mình dại dột! Chai crème soda đã ngốn mất gần một nửa số tiền mẹ cho tôi. Đây là bài học đầu tiên tôi ghi nhớ về cái tật hay hứng bất tử của mình.

Chiếc máy bay hai cánh quạt chở chúng tôi giống y như chiếc phi cơ đã đưa gia đình tôi từ Hà nội vào Saigon mấy tháng trước đó. Về sau, tôi biết đó là chiếc C-47. Sau hơn một giờ bay, phi cơ hạ cánh xuống phi trường Dương Đông. Phi trường chẳng có gì ngoài vài dãy nhà nhỏ. Điều gợi trí tò mò của tôi là chiếc phao vải gắn trên ngọn một cây cột. Tôi hỏi, và anh tôi giải thích chiếc phao đó cho phi công biết gió thổi chiều nào, để họ hạ cánh dễ dàng hơn. Anh Nghiêm lái xe Jeep chở chúng tôi về tiểu khu, ở Dương Đông. Trên đường, xe chạy ngang cây cầu nhỏ bắc ngang con sông. Tôi reo lên thích thú khi nhìn nước sông mầu xanh đậm. Tôi hỏi, và anh tôi giải thích mầu nước sông xanh như thế, vì chỗ ấy giáp biển. Tôi nôn nao mong được thấy biển, vì từ khi mới sanh, tôi chưa biết biển như thế nào.

Anh chị tôi ở trong một gian nhà gạch mái ngói cũ kỹ. Gian nhà ở ngoài cùng. Bên cạnh chúng tôi là nhà hai trung úy Phạm Quốc Thuần và Huỳnh Văn Sang (về sau, ông Thuần lên trung ớng,  lệnh sư đoàn 5 và Chỉ Huy Trưởng Trường Sĩ Quan Thủ Đức).

Buổi chiều, anh chị Nghiêm dẫn tôi ra biển. Từ nhà, chúng tôi vượt qua vài lớp rào kẽm gai, đi ngang khu đồi cát rải rác mấy nấm mộ, qua căn nhà nhỏ của Thiếu úy Sơn, bên ngoài tiểu khu, là đã thấy biển xanh bên dưới. Bãi biển Dương Đông, bốn mươi tám năm trước, sạch vô cùng! Cát mịn xen lẫn vô số vỏ ốc đủ mầu nhỏ hơn móng tay út của tôi. Bên trái và bên phải tôi, xa xa, những tảng đá nhô lên bên trên mặt biển. Nước biển trong và ấm áp. Gió biển thơm, mát rượi. Lần đầu tiên được thấy biển, được ngâm mình trong nước biển, tôi thích thú lắm, cứ muốn ở chơi mãi. Tôi nhặt những vỏ sò, để dành đem tặng bạn bè ở Saigon.

Anh chị Nghiêm cho tôi ngủ trên chiếc giường sắt kê sát cửa sổ. Cửa không có chấn song. Bên ngoài cửa sổ là một hàng hiên đã cũ lắm. Từ cửa sổ, tôi có thể nhìn thấy những lớp kẽm gai, và xa hơn, lác đác mấy nếp nhà tiêu điều, bụi bặm. Buổi tối, cửa sổ đóng lại. Tôi nằm trằn trọc, nghe tiếng cắc kè kêu não nuột, nước mắt trào ra vì nhớ mẹ, lâu lắm mới ngủ được.
                                                   ***
Sáng hôm sau, anh Nghiêm đưa tôi đến trường xin học. Trên đường, anh ghé mua cho tôi ổ bánh mì kẹp phô-ma. Anh không dẫn tôi vào văn phòng hiệu trưởng, nhưng đến thẳng lớp , giao tôi cho  giáo.

 giáo tôi tên là Tuyến. Tôi không biết  họ gì, tên lót là gì. Tôi chỉ nhớ  khoảng 20 tuổi, nhỏ nhắn, mái tóc dài, và đôi mắt tròn to, dịu dàng.

Trường tiểu học Dương Đông nằm trên ngọn đồi nhỏ. Mấy căn phòng mái tôn, đất nện, dùng làm lớp học được dựng trên nền đắp cao hơn sân trường. giáo dẫn tôi vào lớp, cho tôi ngồi bàn đầu. Ở đây, bàn ghế, bảng đen đều cũ kỹ. Lớp tôi có khoảng ba mươi học sinh, hầu hết đều lớn con hơn tôi. Trong lúc tất cả các bạn đều nói giọng miền Nam, tôi là đứa Bắc kỳ duy nhất trong lớp. Sau buổi học đầu tiên còn bỡ ngỡ, tôi bắt đầu dạn dĩ, giơ tay trả lời mỗi khi  giáo hỏi. Chẳng biết có phải vì trình độ học sinh ngoài đảo thấp hơn trong đất liền không, hay vì lý do nào, mà phần lớn những câu  giáohỏi, câu nào các bạn không biết, tôi đều trả lời được hết. Chính tả, hầu như tôi không có lỗi nào. Bài học thuộc lòng, tôi chỉ đọc vài lần là thuộc. Môn toán pháp,  vừa viết xong đề lên bảng đen, tôi đã biết cách giải.  giáo chú ý đặc biệt đến tôi, cho tôi lên Bảng Danh Dự đều đều. Có lẽ đây là thời kỳ huy hoàng nhất trong cuộc đời đi học của tôi. Từ đó trở về sau, tuy tôi có xuất sắc một vài môn, trong một vài lớp, nhưng không bao giờ tôi còn được hưởng niềm vinh dự lớn lao như thời gian ở trường tiểu học Dương Đông, trên đảo Phú Quốc.

Nguyễn Văn Trắng là người bạn to con, ngồi bên cạnh tôi. Anh lớn hơn tôi vài ba tuổi. Trắng là con trai một ông thượng sĩ trong tiểu khu. Mẹ anh bán xôi ở chợ. Thỉnh thoảng, anh đem xôi bắp, hoặc xôi mầu vàng rắc muối đậu, gói trong bánh tráng mềm, cho tôi ăn. Thường thường, làm bài xong, trong lúc chờ  giáo chấm điểm, tôi không bao giờ gấp vở lại, nhưng luôn luôn để nhích cuốn vở sang bên cạnh, để Trắng muốn xem, tha hồ xem thoải mái.Cuối niên học đó, tôi được lãnh phần thưởng, và được lên lớp ba, sau khi về Saigon chơi trong mấy tháng hè. Lúc trở lại Phú Quốc, tôi mua một hộp nhãn vở làm quà cho Trắng và các bạn, vì ở ngoài đảo, nhãn vở rất đắt.

Vào niên học, tôi vẫn ngồi bên cạnh Trắng. Đôi lúc tan học, anh rủ tôi về nhà. Nhà anh bằng gỗ, làm giống kiểu nhà sàn của người Miên, phải bước vài bậc thang mới lên tới sàn nhà. Nhưng tôi không bao giờ dám ở chơi lâu, vì về đến nhà, tôi còn phải làm bài, và học thêm tiếng Pháp, anh chị Nghiêm dạy tôi, theo cuốn sách vỡ lòng bố tôi gửi ra.

Tôi không có bạn chơi đùa, vì chỗ tôi ở giống như một thứ cư xá sĩ quan; rất yên tĩnh, và biệt lập với khu gia đình binh sĩ. Ở khu vực binh sĩ ở, sinh hoạt chộn rộn hơn, nhất là những khi chiếc xe GMC chở lính hành quân trong rừng về. Tôi thấy các binh sĩ chia nhau những con khỉ, và heo rừng họ săn được trong chuyến hành quân. Những bếp lửa được nhóm lên ngay sân trại. Họ nấu nướng, ăn nhậu tưng bừng cho đến khuya.

Ngoài anh Trắng, người bạn hàng xóm duy nhất của tôi là  em gái Trung úy Sang.  ta tên là Lan, hay Lang, tôi không dám chắc. Nhưng có điều chắc chắn là  bạn và tôi đã cãi nhau kịch liệt, khi  ta bảo tên  ta là hoa lan, viết tên  ta phải thêm "g", trong lúc tôi nhất định cho rằng chỉ khoai lang mới có "g" thôi. Một lần khác, tôi bực mình khi  Lan nhận xét "cái tiếng Bắc kỳ mày nói, sao nghe kỳ cục quá!" Tuy vậy, mỗi khi có đồ ăn,  Lan hay đem ra chia cho tôi. Có lần,  cầm một miếng sầu riêng chín mùi, đưa cho tôi. Lúc ấy, tôi chưa biết ăn sầu riêng, nên từ chối, và còn nói "Mày ăn cái gì thối quá vậy?"

Thời gian gần một năm tôi ở Phú Quốc trôi đi êm đềm trong tình thương của anh chị tôi, tình bạn thân thiết của anh Trắng và  Lan hàng xóm, cùng sự chăm sóc đặc biệt của  giáo Tuyến (Niên khóa sau, lên lớp ba, tôi tiếp tục học với  mấy tháng nữa). Anh chị Nghiêm kèm thêm cho tôi tiếng Pháp và những bài tập ở nhà. Anh tôi dạy tôi cách xem đồng hồ, và tôi coi anh như cuốn Bách Khoa Tự Điển, cái gì không biết, tôi đều hỏi anh. Lúc đó, tôi đâu bao giờ nghĩ anh chỉ mới có 25 tuổi!

Anh tôi có một người "tà-lọt" tên Sắc. Sắc là một binh sĩ địa phương được "biệt phái" như một thứ "cần vụ", giúp việc cho sĩ quan. Công việc của anh "tà-lọt" này là đi chợ, nấu ăn, làm việc nhà cho trung úy Nghiêm; đặc biệt những lúc chị Nghiêm không có mặt ngoài đảo. Sắc ngoài hai mươi tuổi, có vợ. Anh ta thường cho vợ đến làm các việc vặt vãnh đó, trong lúc anh ngồi chơi. Không có việc gì làm, Sắc nghĩ ra chuyện nghịch ngợm cho qua thì giờ. Một hôm, anh chị tôi đi đâu vắng; ở nhà chỉ có tôi và Sắc. Sắc lừa cho tôi vào căn bếp phía sau nhà, rồi chạy ra, đóng chặt cửa lại, gài chốt bên ngoài, nhốt tôi trong đó. Trong khi tôi đập cửa, đòi ra, Sắc ở bên ngoài cười khoái trá, nói vọng vào:
"Đời mày lúa rồi, con ơi!"
Tôi bị một phen hoảng sợ. Một lúc lâu sau, Sắc mới mở cửa cho tôi ra. Chờ anh Nghiêm về, tôi mách lại. Anh tôi gọi Sắc đến, rầy la, và cấm không cho hắn tái diễn cái trò ấy nữa.

Kỷ niệm đặc biệt tôi còn nhớ với  giáo Tuyến, trước ngày tôi rời đảo làmột buổi chiều, tôi đang ở trong lớp thì lên cơn chóng mặt, và nôn thốc tháo, ngay tại chỗ ngồi. Biết tôi bệnh,  lấy dầu cù là xoa cho tôi, xếp vở vào cặp, cho tôi về, và còn đi với tôi một quãng, cho đến khi tôi gần vào tới vòng rào tiểu khu,  mới trở về lớp.
                                                ***

Mấy mươi năm trôi qua, tôi vẫn giữ hình ảnh  giáo Tuyến với mái tóc dài đôi mắt to, và giọng nói miền Nam dịu dàng. 

Mười năm trước, tôi gặp anh Võ, một anh bạn quê ở Phú Quốc. Anh nguyên là phi công C-130, sang Mỹ từ 1975. Tôi mừng rỡ, hỏi thăm anh về Dương Đông, về An Thới, về ngôi chợ nhỏ ở bên kia cây cầu nước xanh biếc... Anh nói, thuở nhỏ, cũng học trường tiểu học Dương Đông, tuy không học với Tuyến, nhưng biết chắc chắn  còn ở trường lúc anh đang học. Lớn lên, xong trung học, anh gia nhập Không Quân ngay, nên từ đó ít về lại đảo. Anh cho biết  giáo tôi có thể đã sang Mỹ, vì gia đình  có một vựa nước mắm nổi tiếng ở đảo. Sau 75, đại gia đình này đã vượt biên. Anh bạn còn nói gia đình anh cũng có họ xa gần với một thành viên của gia đình  Tuyến. Từ đó, cứ mỗi lần gặp anh bạn, tôi đều hỏi thăm anh, xem người bà con anh có liên lạc được với gia đình  không. Suốt mười năm, tôi cứ hỏi, và câu trả lời vẫn là chưa liên lạc được!
                                                     ***
Ngày 8 tháng 3, 2003, tôi đáp máy bay của Hàng Không Quốc Gia VN ra Phú Quốc.

Đã đúng 48 năm, kể từ lần đầu tiên tôi đến đảo!Lúc ấy, tôi chỉ là một đứa bé gầy ốm, tâm hồn trong trắng. Bây giờ, bước xuống phi trường là một người đang đi vào mùa Thu cuộc đời, tim óc đã dạn dày khổ ải.

Em Tín, người hướng dẫn, đón tôi bằng chiếc van 7 chỗ của Saigon Tours.Xe đưa tôi về khách sạn, bên bờ biển. Trên đường, tôi cố tìm lại một dấu vết quen thuộc ngày nào, nhưng không thể. Phú Quốc đã thay đổi nhiều quá! Từ số dân khoảng 1 ngàn người năm 1955, hiện nay đang có khoảng 100 ngàn người sinh sống trên đảo.

Sau khi nghỉ ngơi và dùng bữa trưa, chúng tôi lên xe, và được Tín đưa đi xuyên khu rừng nguyên sinh, phía Bắc đảo, thăm đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Gành Dầu. Từ bờ biển cực Bắc đảo, chúng tôi có thể nhìn thấy một phần đất nước Kam pu chia, cách đó một vùng biển nhỏ. Sáng hôm sau, tôi nhờ Tín đưa tôi ra khu bãi biển, nơi anh chị Nghiêm cho tôi đi tắm hồi xưa. Khu vực này ở phía Bắc, chỉ cách khách sạn nơi tôi ở khoảng 1 km. Tôi nhận ra Dinh Cậu, nơi thờ một vị thần của đảo. Bên tay trái Dinh, về phía biển, mấy mỏm đá chồng lên nhau giống như miệng một con cá sấu, vẫn còn đó. Từ bãi biển nhìn sang bên phải, bên trái, tôi định ra được vị trí những mỏm đá, nơi anh tôi hay dùng mũi dao, cạy những con hào, ăn sống với muối chanh.

Bãi cát mịn đầy vỏ sò ngày nào không còn được tinh sạch như xưa. Một đường rãnh nhỏ, dường như chứa nước thải, từ trên bờ cao rỉ dần xuống bãi biển. Vỏ bao nylon, rác rến các loại vứt bừa bãi bên bờ cỏ. Trên đồi cát hoang vu thuở nào tôi đã đi qua, nhà cửa, khách sạn, và một số cơ sở chính quyền đã mọc lên, thay thế những lùm cây, bụi cỏ.Từ chỗ tôi đứng nhìn xuống phiá Nam, rải rác mấy khu nghỉ mát nằm lẫn trong hàng cây cao, cạnh những gốc dừa. Trước đây, chỗ đó hoàn toàn là bãi biển trống không.

Tôi nhờ Tín đưa đến trường tiểu học Dương Đông. Vào văn phòng, tôi được hiệu phó Phùng Nhật Vũ tiếp. Anh Vũ là một nhà giáo chưa đến 40 tuổi. Cácgiáo viên tôi gặp hôm ấy, đa số cũng chỉ trên dưới 30. Tôi tự giới thiệu là học sinh của trường cách đây gần 50 năm, và nhờ họ cho biết tin tức  giáoTuyến của tôi. Thật khó cho những giáo viên trẻ này, vì họ cũng mới vào nghề trên dưới mười năm thôi.

Tôi được vào thăm một lớp học. Các cháu học sinh trật tự, lễ phép, ăn mặc sạch sẽ. Tôi cho các cháu biết, tôi đã học ở trường tiểu học Dương Đông, cách đây gần 50 năm. Tôi thoáng thấy một vài cháu lắc đầu, le lưỡi. Nhìn những khuôn mặt hồn nhiên thơ ngây đó, tôi bồi hồi nhớ lại mình thuở nào. Tôi được biết ngôi trường tiểu học hiện nay, xây dựng bên cạnh đình thần Dương Đông, cách đây khoảng 30 năm, là trường mới. Còn ngôi trường tôi học thuở xưa, hiện nay không còn nữa. Một trường mẫu giáo đã được xây lên tại chỗ đó rồi. Anh hiệu phó Vũ và các giáo viên hỏi nhau, nhưng không ai có thể cho tôi biết chi tiết nào về  giáo tôi cả. Hơi thất vọng, tôi đề nghị anh Vũ cho tôi tặng nhà trường một số tiền, để trồng một cây, hoặc một khóm hoa ởng nhớ  giáo lớp  của tôi. Anh lấy cuốn sổ lưu niệm cho tôi viết vào mấy dòng cảm ởng, và cũng là một cách ghi nhận món quà cuả tôi.Rời trường tiểu học, chúng tôi đi xuống bãi biển phía Nam đảo. Tôi đã từng ghé qua nhiều bãi biển, nhưng phải nói bãi biển này và bãi biển Cam Ranh là hai bãi đẹp nhất, sạch nhất. Chắc chắn, Waikiki của Hawaii không thể so sánh được.

Biển xanh ngắt. Sóng nhẹ. Buổi sáng nắng ấm. Tôi ở trần, dạo trên bãi biển, gặp một trung niên đang mua ốc. Đây là lọai ốc rất lạ, miếng mày trên miệng ốc dày, mầu xanh có vân, trông y như một viên đá qúy. Một giờ sau, tắm biển xong, trở về chỗ mắc võng, tôi gặp lại người đàn ông ban nãy. Anh đang ngồi thưởng thức món ốc luộc với ba người bạn, sát bên chỗ tôi nằm. Thấy tôi tỏ ý thích miếng mày ốc, anh mời tôi qua bàn ngồi chơi, và cho tôi một ít. Nhìn hình xâm lạ trên ngực tôi, các anh tò mò hỏi lai lịch. Chỉ trong vòng năm mười phút, chúng tôi coi như quen biết nhau, vì cùng ra trường trước 1975, và đã có thời gian phục vụ trong chính quyền VNCH.

Hai anh Ngô Văn Đắc và Nguyễn Phước Huệ tốt nghiệp QGHC Khóa 17; anh Trần Minh Sang, Công Chánh Khóa 11, và anh Lê Văn Tòng, Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp. Các anh mời tôi ly rượu nếp than, và chúng tôi nói chuyện về gia đình, công việc hiện nay. Các anh là những người bạn thân, lâu lâu gặp nhau một lần. Khi tôi cho các anh biết tôi ra Phú Quốc chơi, thăm lại nơi tôi đã sống hồi 1955, và tìm kiếm  giáo cũ, nhưng không thành công, chợt có tiếng một anh lớn tuổi ngồi gần đó:
-Tôi biết  giáo anh.

Tôi nhìn lại. Anh này ngoài năm mươi, dáng vẻ phong trần, khắc khổ.Được biết, anh tên là Danh, người địa phương. Trước đây, anh Danh cũng học trường tiểu học Dương Đông. Lớn lên, anh làm giáo viên. Nay anh đã về hưu, và kiếm thêm thu nhập bằng nghề chạy xe ôm. Thì ra, anh là một trong những người đã đưa bốn anh bạn mới của tôi ra bãi biển chơi.

Tôi gọi em Tín, người hướng dẫn du lịch, để anh Ba Danh chỉ chỗ hỏi thăm  giáo của tôi. Buổi chiều, về lại Dương Đông, sau khi dừng xe hỏi thăm vài chỗ, Tín đưa tôi đến trước một căn nhà sàn thấp ở khu vực xa chợ. Một bà cụ già ra mở cửa. Khi nghe chúng tôi hỏi thăm về  giáo Tuyến, bà cụ lắc đầu, nói không có ở đây , và chỉ cho chúng tôi sang một căn nhà gần đó. Căn nhà này nằm dưới một gốc cây xoài khổng lồ, gian bên trong kê hai bàn bi-da cho thuê. Một phụ nữ ốm yếu, khoảng gần thất tuần, bước ra tiếp chúng tôi với thái độ rất e dè. Tôi xưng tên, và cho bà biết mục đích. Tôi cũng ngờ ngợ, không biết đây có phải là  giáo của mình chăng, nên đã nghĩ ra hai câu để thử bà.

Trước hết, tôi hỏi bà có dạy lớp  năm 1955 không. Bà cho biết, năm 1955, bà mới ra trường, ông hiệu trưởng xếp cho bà dạy lớp năm. Tôi hỏi tiếp câu thứ nhì, mà tôi biết chắc chắn, chỉ có  giáo tôi mới trả lời được. Tôi hỏi bà có biết thiếu tá TVĐ và trung úy Vũ Đức Nghiêm không. Bà lắc đầu, và tôi biết chắc chắn, bà không phải là  Tuyến rồi. Khi tôi nhắc lại lời anh Võ, rằng  giáo Tuyến là con gái của ông bà chủ hãng nước mắm NP, người phụ nữ nói ngay: "Tôi mới là con gái của ông bà chủ NP".

Bà cho tôi biết, bà là  giáo Lê Anh Tuyết, và  Tuyến là đồng nghiệp của bà. Thì ra, anh bạn Võ của tôi nhớ lộn tên hai  giáo Tuyết và Tuyến. Bà cụ già ở căn nhà sàn cũng nghe lộn Tuyến thành ra Tuyết, nên mới chỉ cho tôi sang nhà bên kia.

Thực ra, căn nhà sàn đó chính là nơi  giáo Tuyến của tôi đã cư ngụ năm 1955. Bà cụ già là vợ của một người anh họ đã qua đời của  Tuyến.  giáo Lê Anh Tuyết cho tôi biết  Tuyến hiện đang sống ở Saigon, và thỉnh thoảng đi Saigon,  cũng ghé thăm  giáo tôi. Khi tôi ngỏ ý xin địa chỉ,  hơi ngần ngại. Biết  lo lắng, tôi vội nói, tôi xin để địa chỉ và số điện thọai của tôi ở Saigon, rồi khi thuận tiện, xin  báo cho  Tuyến biết. Lúc tôi đứng dậy từ giã, chắc  đã hiểu được lòng thành của tôi, nên bảo tôi ngồi chờ một lát, để  sang bên nhà người bà con  Tuyến, lấy địa chỉ cho tôi.  đi một lát, trở về, và cho tôi số điện thọai , cùng địa chỉ  Tuyến.
                                                   ***

Sáng hôm sau, từ phi trường Phú Quốc, tôi gọi điện thọai cho  giáo Tuyến, hẹn gặp  ngay buổi chiều hôm đó.

Khi chạy xe Honda vào tới nhà , trong con hẻm khu Bàn Cờ, thấy môt bà cụ nhỏ nhắn, tóc bạc, trong bộ bà ba lụa trắng ra mở cửa, tôi biết ngay là .

Trong gần hai tiếng đồng hồ sau đó, thầy trò chúng tôi ôn lại những đoạn đời đã qua.  chỉ mơ hồ nhớ đã từng có đứa học trò duy nhất nói giọng Bắc. nhớ rất kỹ trung úy Vũ Đức Nghiêm và thiếu tá TVĐ.  nhớ có lần được anh Nghiêm cho đi nhờ xe Jeep. Đặc biệt, thiếu tá TVĐ, là người, trong một thời gian, đã theo đuổi  rất sát. Thuở ấy, chúa đảo là trung tá Nguyễn Ngọc Lễ (về sau lên trung ớng); thiếu tá TVĐ là người có quyền thế thứ nhì trên đảo. Ong tìm mọi cách để chinh phục người đẹp (lúc đó,  giáo tôi mới ngoài hai mươi), nhưng không thành công. Tôi hỏi vì sao  không bằng lòng, cho biết khi ấy ba  đã qua đời,  có bổn phận nuôi mẹ và hai em, nên không thể bước chân vào một cuộc phiêu lưu với một người lớn hơn  nhiều tuổi, và đã có gia đình.

Thiếu tá TVĐ, sau đó, lấy một thiếu nữ vốn là học trò của  Tuyến. Rồi ông rời đảo, lên cấp bậc đại tá, làm giám đốc trung tâm cải huấn. Khi anh Vũ Đức Nghiêm đi tù VC, anh ở chung trại với đại tá Đ., lúc đó đã già yếu, bị mù, điếc, và sắp qua đời. Anh Nghiêm đến bệnh xá thăm nhà văn Duy Lam và gặp đại tá Đ. ở đó. Vì ông không nghe và không thấy được, anh Nghiêm phải viết vào lòng bàn tay ông. Anh tự giới thiệu, và ông nhớ là anh đã từng làm việc dưới quyền ông. Ông nói với anh Nghiêm, bạn học của ông là tổng thống Mitterand của Pháp sẽ can thiệp cho ông về, và trong chính phủ mới, ông sẽ là tổng trưởng quốc phòng. Khi anh Nghiêm từ giã, đại tá Đ. còn dặn anh bằng tiếng Pháp: "It ne faut pas se courber devant les communistes!" (Không được cúi đầu trước cộng sản!) Đại tá Đ. chết trong tù, ở trại Xuân Phước, tính đến nay đã hơn 20 năm.

 giáo tôi xác nhận, dù theo đuổi  ráo riết, ông Đ. không bao giờ dùng quyền thế để ép buộc . Sau khi ông Đ. rời khỏi đảo, một số giới chức an ninh VNCH ở đảo Phú Quốc, có thể vì theo đuổi, chọc ghẹo  không được, đã tìm cách hãm hại . Họ bắt một số người tình nghi VC, ép những người này phải khai  có liên hệ với VC, để có cớ bắt giam . Để trốn tránh sự xách nhiễu của những kẻ mưu hại mình, năm 1962,  Tuyến xin đổi về Saigon, và đã dạy học ở trường tiểu học Bàn Cờ thêm hai mươi sáu năm nữa, cho đến lúc về hưu.  hiện sống với người em gái. Hằng ngày,  ngồi thiền và tụng kinh Phật. 

Tôi được biết  bắt đầu ăn chay trường từ 1962, năm thân mẫu  qua đời. Khi nghe tôi hỏi  lập gia đình năm nào,  cười, cho biết những năm còn trẻ,  không nghĩ đến chuyện đó, vì phải lo cho mẹ và hai em. Những năm sau đó, mẹ qua đời, thì lo cho hai em. Sau 75, em trai , trung úy Nguyễn Kim Quang, khóa 23 Thủ Ðức, ði tù CS. Trong 7 năm anh Quang ở trong tù,  vất vả thăm nuôi em, đâu còn thì giờ nghĩ đến bản thân mình nữa.  
                                                       ***
Trước ngày rời VN, tôi chở vợ tôi đến thăm . Nhìn  và vợ tôi thân mật nắm tay nhau trò chuyện, lòng tôi tràn ngập niềm vui khó tả. Tôi phóng lớn tấm ảnh chụp chung với , ghi lên lời đề tặng thân kính, lồng trong khung đem lại tặng . Biếu  chút hiện kim,  nhất định không nhận.  chỉ nhận mấy chai dầu xanh, cho tôi vui lòng.

Chai nước mắm Phú Quốc nguyên chất  cho, tôi để trên bàn ăn, thỉnh thoảng rắc một vài giọt lên chén cơm nóng.Buổi tối, giờ ăn cơm, nhìn chai nước mắm Phú Quốc, tôi nhớ đến  giáo Tuyến của tôi. Mỗi ngày. 

Vũ Trung Hiền