Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8-1-1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ. Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà “Brief history of time” là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua. Ông kể…
Người ta thường hỏi rằng tôi có tâm trạng như thế nào khi sống với căn bệnh teo cơ ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Chẳng có gì nhiều để trả lời. Tôi cố sống như bình thường, không nghĩ về tình trạng bệnh tật và quên đi những rào cản mà căn bệnh đưa đến.
Tôi thật sự bị choáng khi biết rằng mình mắc phải chứng bệnh liên quan đến tế bào thần kinh vận động. Hồi nhỏ, thể lực tôi đã không được khỏe. Tôi không thể chơi tốt các môn thể thao, còn chữ viết thì lúc nào cũng làm thầy cô khó chịu. Tuy nhiên, những điều này đã thay đổi khi tôi vào Đại học Oxford. Tôi tham gia vào trò chèo thuyền và thậm chí còn thi đấu ở các giải liên trường. Năm thứ ba đại học, tôi bắt đầu nhận thấy đầu mình hay bị choáng. Tôi gần như không thể kiểm soát sự vận động của mình, bởi thế có khi tự nhiên tôi ngã. Năm sau, bố đưa tôi đi chẩn đoán, vài ngày sau lần sinh nhật thứ 21 của tôi. Hai tuần liên tiếp tại một bệnh viện, tôi trải qua nhiều cuộc xét nghiệm. Người ta lấy cơ từ tay, gắn điện cực vào người và chích một thứ chất lỏng vào cột sống tôi. Bác sĩ chẳng nói rõ cho tôi biết mình mắc bệnh gì. Tuy nhiên, tôi đoán rằng tình trạng bệnh tật mình rất xấu và họ không thể làm gì để chữa trị, trừ việc cho tôi vài viên vitamin.
Khi linh cảm mình mắc phải chứng bệnh vô phương cứu chữa, tôi có cảm giác như mình đang chết lần mòn. Làm thế nào chuyện như thế lại xảy ra và tại sao tôi không thể thoát khỏi nó? Nỗi buồn ám ảnh như bóng ma, cho tới một hôm, khi tôi thấy một cậu bé đang hấp hối vì bệnh bạch cầu, nằm đối diện giường tôi. Đó là cảnh tượng thật đáng thương. Rõ ràng, có nhiều người khác còn kém may mắn hơn mình. Dù sao, căn bệnh ALS không làm cho tôi đau đớn nhiều. Từ đó về sau, cứ mỗi lần tư tưởng bi quan xuất hiện thì lập tức tôi nghĩ đến cậu bé đó. Ít lâu sau, bác sĩ cho tôi xuất viện và nói rằng cứ tiếp tục nghiên cứu những đề tài về vũ trụ còn dang dở. Tôi tiến triển chậm trên con đường nghiên cứu vì thiếu nền tảng toán học…
Giấc mơ về cuộc đời tôi lúc còn trẻ rất mơ hồ. Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, tôi cảm thấy không hứng thú với cuộc sống. Dường như chẳng có gì đáng để làm. Rồi sau khi xuất viện, tôi thấy như mình sắp bị hành hình. Bỗng nhiên lúc đó tôi nhận ra rằng có rất nhiều điều đáng để thực hiện nếu bản án tử hình của tôi được hoãn lại. Như thế, dù sao, tôi cũng làm được gì đó cho cuộc sống trước khi mình chết. Cảm giác ham sống tràn ngập tim tôi và công trình nghiên cứu bắt đầu tiến triển nhanh hơn. Tôi càng cảm thấy ham sống khi đính hôn với cô gái mà tôi đã gặp vào thời điểm căn bệnh được phát hiện. Cuộc đính hôn với Jane Wilde làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi nộp đơn gia nhập hội đồng nghiên cứu thuộc Đại học Caius (Cambridge). Thật ngạc nhiên, đơn xin của tôi được chấp thuận.
Tôi chọn vật lý lý thuyết vì ngành này phù hợp với tình trạng bệnh tật của mình. Các đề tài của tôi ngày càng gây tiếng vang và đó cũng là lúc bệnh tình mỗi lúc mỗi xấu. Sau khi lập gia đình, chúng tôi rất vất vả trong việc tìm nhà ổn định chỗ ở vì lý do tài chính. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của bố mẹ tôi, chúng tôi cũng mua được một căn hộ. Trước năm 1974, tôi vẫn còn tự ăn uống được và có thể lên xuống giường mà không cần ai giúp đỡ. Tuy nhiên, càng về sau, chứng teo cơ ngày càng phát triển mạnh. Cái nhìn về tương lai tôi lại nhuốm màu đen. Tuy nhiên, Jane đã an ủi tôi rất nhiều. Cô ấy là nguồn động viên cho tôi sinh lực sống. Tôi lại nhỏm dậy và lao hết mình vào các công trình nghiên cứu. Những đêm buồn bã đã trở thành những đêm tràn ngập các con số và bài toán. Công việc của Jane bận rộn nhiều hơn khi chúng tôi có con. Cuối cùng, gia đình tôi phải nhờ sự giúp đỡ của các sinh viên. Chúng tôi cung cấp cho họ chỗ trọ và họ giúp tôi làm việc nhà. Năm 1980, gia đình tôi thuê một số y tá tư, đến giúp việc một hay hai giờ vào buổi sáng và buổi chiều. 5 năm sau, tôi bị bệnh phổi và phải chịu ca phẫu thuật thông khí quản. Sau đó, tôi buộc phải chịu sự chăm sóc 24/24 vì không thể tự làm bất cứ chuyện gì, kể cả việc bước lên giường.
Trước ca phẫu thuật thông khí quản, tôi bắt đầu gặp trở ngại với việc phát âm. Chỉ có những người rất thân và gần gũi mới hiểu được tôi nói gì. Dù sao, tôi cũng còn giao tiếp được. Tôi soạn tài liệu khoa học bằng cách đọc cho một cô thư ký viết lại. Tôi diễn giảng thông qua một “thông dịch viên” và người đó đọc lại các câu nói của tôi với giọng rõ ràng hơn. Sau ca phẫu thuật, tôi không thể nói được nữa. Phương pháp giao tiếp và truyền đạt duy nhất trong thời gian này là tôi “đánh vần” từng từ, bằng cách nhướng chân mày khi thư ký chỉ đúng vào mẫu tự trên tấm bảng chữ cái. Thật khó có thể giao tiếp bằng lối này và càng khó khăn bội phần khi muốn viết tài liệu khoa học. Tôi không thể không nghĩ đến đám mây đen che phủ cuộc đời mình. Định mệnh cay độc dường như không chịu buông tha tôi.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần định mệnh giáng một cú đấm đau điếng xuống đời tôi, thần may mắn lại giang tay giúp đỡ. Một chuyên gia về máy tính tên Walt Woltosz đã gửi cho tôi chương trình máy tính gọi là Equalizer, cho phép tôi chọn từ trên màn hình bằng cách nhấn nhẹ vào cái nút cầm ở tay. Chương trình này cũng được điều khiển bằng một cái nút khác, hoạt động khi cảm nhận sự chuyển động của chân mày hay cái gật đầu. Khi thiết dựng xong những gì cần nói, tôi có thể gửi câu hay cụm từ này sang một máy phân tích âm điệu. Thoạt đầu, tôi chỉ có thể điều khiển chương trình Equalizer trên một cái máy tính để bàn.
Sau này, David Mason – chuyên gia về kỹ thuật thông tin thuộc hãng Cambridge Adaptive Communication – đã gắn một máy tính xách tay và bộ phân tích âm điệu vào ngay cái xe lăn của tôi. Việc này đem lại tiện lợi và tôi có thể giao tiếp dễ dàng hơn trước nhiều. Tôi có thể “nói” đến 15 từ trong một phút. Tôi có thể “nói” hoặc “viết” bằng bộ thiết bị trên rồi lưu vào đĩa mềm để có thể in ra giấy. Tôi đã viết sách bằng cách này. Tôi rất hài lòng với thiết bị phân tích âm điệu của hãng Speech Plus, chỉ duy có điểm là nó làm cho tôi nói bằng giọng Mỹ chứ không phải giọng Anh! (Người vợ thứ hai Elaine của Hawking là vợ cũ của David Mason)…
Tôi đã mắc một chứng bệnh khiến tế bào thần kinh vận động không làm việc, trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, căn bệnh đã không thể ngăn tôi được chuyện có một gia đình hạnh phúc và không thể cản trở tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học một cách thành công. Tôi cảm ơn vợ tôi, các con tôi và rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Điều đó cho tôi thấy rằng người ta không nên từ bỏ hy vọng quá sớm. Định mệnh có thể bước sang lối đi khác, sáng sủa hơn, khi chúng ta không vội vã bi quan trước những rào cản cuộc đời.
…
Để hình dung cuộc đời ngoạn mục của một người phi thường hơn cả phi thường như Hawking, xin xem lại kiệt tác điện ảnh “The Theory of Everything” với diễn xuất xuất sắc của tài tử Eddie Redmayne.
Tôi thật sự bị choáng khi biết rằng mình mắc phải chứng bệnh liên quan đến tế bào thần kinh vận động. Hồi nhỏ, thể lực tôi đã không được khỏe. Tôi không thể chơi tốt các môn thể thao, còn chữ viết thì lúc nào cũng làm thầy cô khó chịu. Tuy nhiên, những điều này đã thay đổi khi tôi vào Đại học Oxford. Tôi tham gia vào trò chèo thuyền và thậm chí còn thi đấu ở các giải liên trường. Năm thứ ba đại học, tôi bắt đầu nhận thấy đầu mình hay bị choáng. Tôi gần như không thể kiểm soát sự vận động của mình, bởi thế có khi tự nhiên tôi ngã. Năm sau, bố đưa tôi đi chẩn đoán, vài ngày sau lần sinh nhật thứ 21 của tôi. Hai tuần liên tiếp tại một bệnh viện, tôi trải qua nhiều cuộc xét nghiệm. Người ta lấy cơ từ tay, gắn điện cực vào người và chích một thứ chất lỏng vào cột sống tôi. Bác sĩ chẳng nói rõ cho tôi biết mình mắc bệnh gì. Tuy nhiên, tôi đoán rằng tình trạng bệnh tật mình rất xấu và họ không thể làm gì để chữa trị, trừ việc cho tôi vài viên vitamin.
Khi linh cảm mình mắc phải chứng bệnh vô phương cứu chữa, tôi có cảm giác như mình đang chết lần mòn. Làm thế nào chuyện như thế lại xảy ra và tại sao tôi không thể thoát khỏi nó? Nỗi buồn ám ảnh như bóng ma, cho tới một hôm, khi tôi thấy một cậu bé đang hấp hối vì bệnh bạch cầu, nằm đối diện giường tôi. Đó là cảnh tượng thật đáng thương. Rõ ràng, có nhiều người khác còn kém may mắn hơn mình. Dù sao, căn bệnh ALS không làm cho tôi đau đớn nhiều. Từ đó về sau, cứ mỗi lần tư tưởng bi quan xuất hiện thì lập tức tôi nghĩ đến cậu bé đó. Ít lâu sau, bác sĩ cho tôi xuất viện và nói rằng cứ tiếp tục nghiên cứu những đề tài về vũ trụ còn dang dở. Tôi tiến triển chậm trên con đường nghiên cứu vì thiếu nền tảng toán học…
Giấc mơ về cuộc đời tôi lúc còn trẻ rất mơ hồ. Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, tôi cảm thấy không hứng thú với cuộc sống. Dường như chẳng có gì đáng để làm. Rồi sau khi xuất viện, tôi thấy như mình sắp bị hành hình. Bỗng nhiên lúc đó tôi nhận ra rằng có rất nhiều điều đáng để thực hiện nếu bản án tử hình của tôi được hoãn lại. Như thế, dù sao, tôi cũng làm được gì đó cho cuộc sống trước khi mình chết. Cảm giác ham sống tràn ngập tim tôi và công trình nghiên cứu bắt đầu tiến triển nhanh hơn. Tôi càng cảm thấy ham sống khi đính hôn với cô gái mà tôi đã gặp vào thời điểm căn bệnh được phát hiện. Cuộc đính hôn với Jane Wilde làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi nộp đơn gia nhập hội đồng nghiên cứu thuộc Đại học Caius (Cambridge). Thật ngạc nhiên, đơn xin của tôi được chấp thuận.
Tôi chọn vật lý lý thuyết vì ngành này phù hợp với tình trạng bệnh tật của mình. Các đề tài của tôi ngày càng gây tiếng vang và đó cũng là lúc bệnh tình mỗi lúc mỗi xấu. Sau khi lập gia đình, chúng tôi rất vất vả trong việc tìm nhà ổn định chỗ ở vì lý do tài chính. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của bố mẹ tôi, chúng tôi cũng mua được một căn hộ. Trước năm 1974, tôi vẫn còn tự ăn uống được và có thể lên xuống giường mà không cần ai giúp đỡ. Tuy nhiên, càng về sau, chứng teo cơ ngày càng phát triển mạnh. Cái nhìn về tương lai tôi lại nhuốm màu đen. Tuy nhiên, Jane đã an ủi tôi rất nhiều. Cô ấy là nguồn động viên cho tôi sinh lực sống. Tôi lại nhỏm dậy và lao hết mình vào các công trình nghiên cứu. Những đêm buồn bã đã trở thành những đêm tràn ngập các con số và bài toán. Công việc của Jane bận rộn nhiều hơn khi chúng tôi có con. Cuối cùng, gia đình tôi phải nhờ sự giúp đỡ của các sinh viên. Chúng tôi cung cấp cho họ chỗ trọ và họ giúp tôi làm việc nhà. Năm 1980, gia đình tôi thuê một số y tá tư, đến giúp việc một hay hai giờ vào buổi sáng và buổi chiều. 5 năm sau, tôi bị bệnh phổi và phải chịu ca phẫu thuật thông khí quản. Sau đó, tôi buộc phải chịu sự chăm sóc 24/24 vì không thể tự làm bất cứ chuyện gì, kể cả việc bước lên giường.
Trước ca phẫu thuật thông khí quản, tôi bắt đầu gặp trở ngại với việc phát âm. Chỉ có những người rất thân và gần gũi mới hiểu được tôi nói gì. Dù sao, tôi cũng còn giao tiếp được. Tôi soạn tài liệu khoa học bằng cách đọc cho một cô thư ký viết lại. Tôi diễn giảng thông qua một “thông dịch viên” và người đó đọc lại các câu nói của tôi với giọng rõ ràng hơn. Sau ca phẫu thuật, tôi không thể nói được nữa. Phương pháp giao tiếp và truyền đạt duy nhất trong thời gian này là tôi “đánh vần” từng từ, bằng cách nhướng chân mày khi thư ký chỉ đúng vào mẫu tự trên tấm bảng chữ cái. Thật khó có thể giao tiếp bằng lối này và càng khó khăn bội phần khi muốn viết tài liệu khoa học. Tôi không thể không nghĩ đến đám mây đen che phủ cuộc đời mình. Định mệnh cay độc dường như không chịu buông tha tôi.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần định mệnh giáng một cú đấm đau điếng xuống đời tôi, thần may mắn lại giang tay giúp đỡ. Một chuyên gia về máy tính tên Walt Woltosz đã gửi cho tôi chương trình máy tính gọi là Equalizer, cho phép tôi chọn từ trên màn hình bằng cách nhấn nhẹ vào cái nút cầm ở tay. Chương trình này cũng được điều khiển bằng một cái nút khác, hoạt động khi cảm nhận sự chuyển động của chân mày hay cái gật đầu. Khi thiết dựng xong những gì cần nói, tôi có thể gửi câu hay cụm từ này sang một máy phân tích âm điệu. Thoạt đầu, tôi chỉ có thể điều khiển chương trình Equalizer trên một cái máy tính để bàn.
Sau này, David Mason – chuyên gia về kỹ thuật thông tin thuộc hãng Cambridge Adaptive Communication – đã gắn một máy tính xách tay và bộ phân tích âm điệu vào ngay cái xe lăn của tôi. Việc này đem lại tiện lợi và tôi có thể giao tiếp dễ dàng hơn trước nhiều. Tôi có thể “nói” đến 15 từ trong một phút. Tôi có thể “nói” hoặc “viết” bằng bộ thiết bị trên rồi lưu vào đĩa mềm để có thể in ra giấy. Tôi đã viết sách bằng cách này. Tôi rất hài lòng với thiết bị phân tích âm điệu của hãng Speech Plus, chỉ duy có điểm là nó làm cho tôi nói bằng giọng Mỹ chứ không phải giọng Anh! (Người vợ thứ hai Elaine của Hawking là vợ cũ của David Mason)…
Tôi đã mắc một chứng bệnh khiến tế bào thần kinh vận động không làm việc, trong suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, căn bệnh đã không thể ngăn tôi được chuyện có một gia đình hạnh phúc và không thể cản trở tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học một cách thành công. Tôi cảm ơn vợ tôi, các con tôi và rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Điều đó cho tôi thấy rằng người ta không nên từ bỏ hy vọng quá sớm. Định mệnh có thể bước sang lối đi khác, sáng sủa hơn, khi chúng ta không vội vã bi quan trước những rào cản cuộc đời.
…
Để hình dung cuộc đời ngoạn mục của một người phi thường hơn cả phi thường như Hawking, xin xem lại kiệt tác điện ảnh “The Theory of Everything” với diễn xuất xuất sắc của tài tử Eddie Redmayne.
Nguồn: FB Mạnh Kim
Chuyện tình đầy cảm động của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking
Ra đi ở tuổi 76, nhà vật lý học thiên tài Stephen Hawking để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu đồ sộ và một chuyện tình đã đi vào lòng người qua bộ phim "The Theory of Everything".
Cách đây vài tiếng, thông tin "ông hoàng Vật lý" Stephen Hawking qua đời, hưởng thọ 76 tuổi đã được toàn bộ các mặt báo đưa tin và bày tỏ sự tri ân tới huyền thoại của giới khoa học gia thế kỷ 21.
Ông nổi tiếng với hai đại công trình nghiên cứu là "Lược sử thời gian" và "Học thuyết vạn vật" - tới mức nhiều người đã không ngần ngại coi ông là Einstein của thế kỷ 21.
Không chỉ được ghi nhận bởi những đóng góp vĩ đại về mặt khoa học, ông còn được thế giới ngưỡng mộ bởi hai thứ khác.
Một là ý chí và nghị lực phi thường đã giúp Hawking vượt qua bệnh tật để tiếp tục sống và theo đuổi đam mê nghiên cứu và hai, chính là câu chuyện tình cảm động giữa ông và người vợ Jane Wilde.
Câu chuyện cảm động này đã trở thành hình mẫu cho bộ phim "The Theory of Everything" từng lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả trên thế giới.
Ở tuổi 22, Stephen Hawking mắc phải căn bệnh nghiệt ngã ASL, một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên.
Ông đón nhận tin tử thần ngay sau sinh nhật 21 của mình, và căn bệnh tai ác diễn biến nhanh tới mức các bác sĩ cho rằng ông sẽ không thể sống quá 25 tuổi.
Bệnh tật ập tới vào thời điểm ông còn quá trẻ, còn quá nhiều thứ để làm, nguồn độc lực để giúp ông bước tiếp rốt cục lại đến từmột người mà chính bản thân ông cũng không thể ngờ tới - Jane Wilde, cô nữ sinh cùng trường đam mê văn chương và vô cùng tôn sùng Thiên Chúa.
Ảnh cưới của Stephen Hawking và cô nữ sinh Jane Wilde vào năm 1965.
Cảm phục trước tài năng và xót thương cho căn bệnh của Hawking, cô đã hứa hẹn sẽ chăm sóc ông "vào ngày nắng cũng nhưngày mưa, lúc mạnh khỏe cũng như khi bệnh tật".
"Jane Wilde và tình yêu thương không điều kiện của cô ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó đã cho tôi nguồn sức mạnh để tiếp tục sống".
Nhờ có Jane Wildes, Hawking đã vượt qua trầm cảm và tiếp tục các công trình nghiên cứu của mình. Vào năm 1965, với nàngJane Wilde sát cánh, Hawking đã công bố luận án tiến sĩ của mình và được Cambridge vinh danh.
Tác phẩm của ông đã tạo ra một sự ngưỡng mộ thuần khiết với khoa học gia toàn thế giới, nhất là những người làm việc và nghiên cứu trong ngành Vũ trụ học, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp của Hawking.
Ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ, Hawking đã làm được thêm hai việc lớn trong cuộc đời người đàn ông gần như ngay lập tức: một công việc tốt và một người vợ hiền. Ông kết hôn với Jane Wilde tỏng một hôn lễ vui vẻ và đầm ấm năm 1965.
Stephen Hawking cùng vợ Jane Wilde và con trai Tim, ảnh chụp sau khi ông nhận bằng danh dự từ Đại học Cambridge.
Trong những năm tiếp theo đó, Stephen Hawking và vợ tiếp tục cuộc sống gia đình viên mãn và có với nhau tới 3 mặt con. Bệnh tật dường như đã được đẩy lùi khi Stephen Hawking nhẹ nhàng bước qua sinh nhật lần thứ 25.
Đã có những lúc, cuộc hôn nhân của hai người gặp phải những trục trặc - thiên tài Vật lý thì cũng có những vấn đề như người bình thường.
Đó là khi Jane trót có những phút ngã lòng trước Jonathan Hellyer Jones, một nhạc công nhà thờ, đồng thời cũng là một người bạn của gia đình Hawking.
Sự quan tâm gần gũi của người đàn ông này đã khiến Jane có những giây phút ngã lòng, và thay vì tức giận, Stephen Hawking hiểu và tôn trọng những gánh nặng mà người vợ của mình gặp phải khi phải gánh nặng trên vai những gì mà ông không thể san sẻ với vai trò một người cha, người chồng.
May mắn thay, tới những phút cuối cùng, Jane vẫn là một người phụ nữ chung thủy, bà đã quyết định chọn người chồng 20năm gắn bó và tiếp tục duy trì một tình bạn trong sáng với người bạn nhạc công, không hơn, không kém.
Trải qua nhiều biến cố, Hawking và Wilde đã có với nhau 3 người con và một cuộc sống gia đình viên mãn.
Stephen Hawking chăm chú chơi cờ vua với con trai Tim.
Đã có những lúc bệnh tình của Stephen Hawking chuyển xấu tới mức các bác sĩ đã đề nghị Jane ngưng các thiết bị trợ sinh đểông có thể ra đi bớt đau đớn.
Thế nhưng, với tình yêu mãnh liệt của một người vợ, Jane Wilde đã kiên quyết yêu cầu các bác sĩ tiếp tục cứu chữa chồng mình và kết quả, như ai cũng đã thấy, Stephen Hawking đã có một cuộc đời dài tới 76 năm hạnh phúc bên vợ và các con - chẳng còn điều gì để hối hận.
Tuy nhiên, thử thách gia đình lại một lần nữa xảy ra khi chính bản thân Stephen Hawking cũng nảy sinh tình cảm với một y tá thân cận tên Elaine Mason.
Mọi chuyện tiến triển quá nhanh, khiến ông rời bỏ gia đình và vợ con vào năm 1990 để dọn tới sống cùng Manson, để rồi tới năm 1995 thì hai người ly dị, kết thúc 30 năm chung sống bên nhau.
Người ta nói rằng, những ai yêu nhau thật lòng rồi sẽ lại về với nhau. Chỉ sau một thời gian ngắn, Stephen Hawking đã nhận ra mình chẳng thể yêu ai nhiều hơn Jane Wilde.
Vào năm 2006, ông lại về với Jane Wilde và các con, chấm dứt cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc với Elaine Manson.
Từ đó, Stephen Hawking và Jane Wilde lại càng yêu thương nhau nhiều hơn, để rồi ông được sống 12 năm cuối đời trong vòng tay của người vợ yêu thương hết mực cùng ba người con nay đều đã khôn lớn, trưởng thành.
Một trong những hình ảnh đẹp giữa Stephen Hawking và vợ Jane Wilde.
Chuyện tình đẹp như mơ mà cũng không kém phần truân chuyên của hai người đã trở thành kịch bản của bộ phim "The theory of everything", ra mắt vào năm 2014. Bộ phim đã khiến nhiều người thêm tin vào tình yêu đích thực sẽ vượt qua và chiến thắng tất cả.
Stephen Hawking qua đời vào ngày 14/3/2018, kết thúc một cuộc đời dài đầy biến động, và tất cả những gì người ta sẽ mãi nhớvề Hawking có lẽ sẽ là câu chuyện tình yêu với Jane Wilde, bên cạnh những công trình nghiên cứu khoa học của ông.
Chuyện về con gái nuôi người Việt của nhà bác học Stephen Hawking
Qua đời ở tuổi 76, nhà khoa học vĩ đại người Anh, Stephen Hawking đã khiến nhiều người tiếc thương. Cuộc đời của ông là một tấm gương về nghị lực và lòng yêu đời. Ít ai biết rằng, Stephen Hawking đã từng nhận một cô bé mồ côi người Việt Nam làm con nuôi tại làng trẻ em SOS.
Cuộc gặp gỡ ngọt ngào
Vào năm 1989, cha mẹ của cô bé Nguyễn Thị Thu Nhàn đã qua đời sau một vụ lật thuyền. Được biết, Nhàn là con thứ 2 trong gia đình có 4 người con. Em được đưa về làng trẻ em SOS Hà Nội.
Tại đây, những đứa trẻ đều được lập hồ sơ để gửi về trụ sở của SOS ở Vienna, Áo. Những hồ sơ này sẽ được chuyển tới ngẫu nhiên những gia đình muốn nhận con nuôi trên toàn thế giới. Và cô bé Nguyễn Thị Thu Nhàn đã ngẫu nhiên trở thành con gái nuôi của nhà bác học nổi tiếng Stephen Hawking.
Sau khi được nhận nuôi, Thu Nhàn thường xuyên viết thư liên lạc với bố mẹ nuôi của mình. Vào năm 1997, Stephen đã bí mật sang Việt Nam thăm con gái cùng với người vợ của mình, bà Elaine Mason.
Lần đầu tiên, sau nhiều năm chỉ trao đổi qua những bức thư đầy yêu thương, cô bé Thu Nhàn cuối cùng cũng được gặp gỡ cha mẹ nuôi ngoài đời. Trong suốt quãng thời gian chỉ vẻn vẹn có 3 ngày, Stephen luôn quan tâm đến cô con gái nuôi của mình và Nhàn cũng thường xuyên tự nấu những món ăn ngon cho người bố nuôi.
Cả gia đình cũng thường xuyên đi dạo phố cùng nhau. Dù đôi tay bị biến dạng vì liệt nhưng ông vẫn luôn nắm chặt lấy tay con gái nuôi.
Trước khi rời Việt Nam, Stephen đã mua tặng cho con gái nuôi một bộ áo dài vì ông tin khi Thu Nhàn khoác lên tà áo dài truyền thống sẽ vô cùng xinh đẹp. Hiện nay, món quà này đã trở thành vật kỷ niệm mà Thu Nhàn trân trọng nhất.
Có lần, Stephen Hawking từng nói rằng nhận Thu Nhàn làm con nuôi là điều ngẫu nhiên, nhưng ông hạnh phúc vì điều ngẫu nhiên này khiến cô không khỏi xúc động.
Những ký ức không thể quên
Vào tháng 7/2000, Nhàn được qua Anh sống cùng với cha nuôi của mình trong khoảng thời gian 1 tháng. Stephen đã quyết định nghỉ phép chỉ để chào đón cô con gái nuôi từ xa xôi đến thăm mình.
Ông không bao giờ để Thu Nhàn cảm thấy lạ lẫm trong gia đình mình ở Anh. Mỗi buổi sáng, Nhàn luôn cùng ăn sáng với Stephen và gia đình ông. Ông luôn cố gắng tạo ra bầu không khí gần gũi và ấm cúng, để cô có thể cảm nhận được ông yêu thương cô nhiều như thế nàò.
Với Thu Nhàn, Stephen Hawking là một người cha hết lòng yêu thương con gái. Những ngày sống ở Anh, Thu Nhàn được cha mẹ đăng kí cho một khóa học tiếng Anh tại Oxford. Stephen luôn nhắc nhở con gái học hành vào mỗi tối. Bên cạnh đó, ông cũng thường nhắc con đi ngủ từ 9h tối để đảm bảo sức khỏe và không quên dành nụ hôn chúc ngủ ngon cho Thu Nhàn trước khi cô chìm vào giấc ngủ.
Thu Nhàn thường cùng bố mẹ nuôi ngồi hàng giờ đồng hồ để trò chuyện hay đi dạo cùng nhau. Những ngày cuối cùng Thu Nhàn ở Anh, Stephen Hawking thường tự mình đưa con gái đi mua sắm. Cho đến bây giờ, Thu Nhàn vẫn luôn nhung nhớ những ngày cả gia đình đi dã ngoại, mọi người cùng đi thuyền, vẽ tranh và trò chuyện.
Sau này, vì điều kiện không cho phép nên Thu Nhàn không thể quay lại Anh thăm gia đình. Mặc dù vậy, cô vẫn thường xuyên liên lạc với mẹ Elaine để nắm được tình hình sức khỏe của cha. Khi biết tin sức khỏe của cha ngày một yếu, Thu Nhàn đã buồn rất nhiều.
Thu Nhàn cùng với chồng và con trong buổi ra mắt bộ phim "The Theory of Everything" kể về cuộc đời của nhà vật lý học Stephen Hawking ở Hà Nội.
Dù không ở bên chăm sóc được cho cha nuôi nhưng Thu Nhàn vẫn cố gắng viết những bức thư thật dài về cuộc sống của mình cũng như chụp những bức ảnh thật đẹp của các con để gửi cho bố nuôi Stephen.
Đối với Thu Nhàn, Stephen Hawking không chỉ là một nhà khoa học vĩ đại mà ông còn là một người cha sâu sắc với trái tim ấm áp, giản dị và tấm lòng yêu thương con gái vô hạn.