“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”
“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”
Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.
Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà:
“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…”
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?”
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!”
Thế họ có ăn chung với các cháu không?”
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.”
“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?”
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…”
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta…
Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.
Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba. Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).
Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!
Câu chuyện thứ tư. Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời.
Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…
Câu chuyên thứ năm. Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:
– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
– “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
– Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
Tôi phán tiếp:
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quân còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quân còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!”
Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…).
Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”
Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”
Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”
Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến !…..
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?
Phan Châu Thành
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?
Phan Châu Thành