Nhân
kỷ niệm ngày quốc hận 30 tháng Tư lần thứ 35, chúng tôi xin đúc kết một số tài
liệu để vẽ phác chân dung cựu Bộ trưởng Trần Chánh Thành và cái chết lẫm liệt
của ông như một nén hương tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ ông.
Mỗi
năm, vào dịp kỉ niệm ngày quốc hận 30 tháng Tư, lại thấy xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông khắp nơi hình ảnh các vị tướng tá đã coi cái chết nhẹ
tựa lông hồng, quyết hi sinh mạng sống để bảo vệ danh dự, tiết tháo của một cấp
chỉ huy. Các vị ấy xứng đáng được tôn vinh là những anh hùng của Quân Lực VNCH,
xứng đáng được lưu danh muôn thuở.
Cuộc
chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do suốt 20 năm là cuộc chiến đấu chống CS của toàn
dân, mà trọng trách giao vào tay quân, cán, chánh. Khi nước mất, thành đổ, nếu
đã có những vị tướng tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì
đồng thời cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền dám tuẫn tiết,
không chịu để bị lọt vào tay bọn CS.
Nhân
kỉ niệm ngày quốc hận 30 tháng Tư lần thứ 35, chúng tôi xin đúc kết một số tài
liệu để vẽ phác chân dung vị cựu Bộ trưởng này và cái chết lẫm liệt của ông như
một nén hương tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ ông.
Những
bước đầu tiên
Ông
Bộ trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học
và tốt nghiệp Trung học tại đây; sau đó, trở ra Hà Nội học lấy Cử nhân Luật.
Ông học rất giỏi, đã đậu đầu kì thi ngạch Tri huyện Tư pháp cho toàn cõi Bắc và
Trung kì, rồi được cử làm Chưởng lí các tòa án Trung kì. Khi chính phu? Trần
Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho Tổng trưởng
Trịnh Đình Thảo. Không bao lâu sau, nổ ra cuộc ‘Cách Mạng Tháng Tám’ đưa ông
HCM lên nắm chính quyền. Dưới bình phong mặt trận Việt Minh (tên tắt của Mặt
trận VN Độc Lập Đồng Minh, ngày 19.5.1941), đảng CS đã thu hút được các thành
phần ái quốc với khẩu hiệu đánh Pháp đuổi Nhật. Ông Trần Chánh Thành đã được
mời ra Hà Nội trong thời kì này và được trọng dụng trong chức vu. Giám đốc Tư
pháp Liên khu 3 (trong 3 năm), rồi Giám đốc Kinh tế Liên khu 3 (trong 2 năm sau đó).
Song, cũng như trường hợp nhiều trí thức trẻ khác vào thời đó, sau khi đi theo
Việt Minh tham gia kháng chiến một thời gian, ông Thành đã hiểu ra bộ mặt thật
của Việt – Minh – Cộng – Sản cho nên ông khéo léo cáo bệnh từ chức, để trở về
Diễn Châu, Nghệ An (Liên khu 4), trú tại nhà ông Cao Xuân Vỹ. Từ Nghệ An, cùng
người em con ông chú là nhà báo Mạc Kinh, ông vượt biển ra vùng quốc gia. Sau
vài tháng ở Hà Nội, ông vào Saigon làm nghề luật sư trong văn phòng của Luật sư
Trương Đình Dụ
Vào tháng 10. 1952, ông Ngô Đình Nhu chủ trương tạp chí Xã Hội, anh em ông Trần Chánh Thành và Mạc Kinh đã cộng tác với tờ tạp chí và trở thành chỗ thân tình với ông Ngô Đình Nhụ Mối giao tình này đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông.
Bậc
lương đống của nền Cộng Hòa
Có
thể nói ngay ông Trần Chánh Thành cùng với các ông Trần Trung Dung, Nguyễn Hữu
Châu…là những bậc lương đống ‘khai quốc công thần’ của nền Đệ nhất Cộng hòa.
Trong
bài báo nhan đề Ông Ngô Đình Diệm Lên Cầm Quyền Như Thế Nào (Thông Luận Số 191,
ra ngày 04.4.2005), tác gia? Nguyễn Gia Kiểng chứng minh chính ông Ngô Đình Nhu đã bí mật đạo diễn một vở kịch chính
trị lớn để đưa ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền chứ không phải là người Mĩ
hay Vatican. Trong vở kịch này, ông Trần Chánh Thành được giao cho thủ một vai
và ông đã đóng xuất sắc. Duyên do bắt đầu từ mối liên hệ thân tình giữa ông Ngô
Đình Nhu với ông Trần Chánh Thành.
Tác
gia? Nguyễn Gia Kiểng thuật lại, vào tháng 11.2004, ông được ông Trần Minh Châm
trao cho 2 bức thư viết tay bằng tiếng Pháp:
Một của ông Jacques Bénet, bạn của ông Trần Minh Châm, viết ngày 18.10.2004 gửi cho bà Ngô Đình Nhu và một của ông Ngô Đình Nhu viết ngày 20.4.1955 gửi cho ông J. Bénet. Ông J. Bénet và ông Ngô Đình Nhu là bạn học rất thân khi còn tại trường Ecole des Chartes.
Trong
thư gửi cho bà Ngô Đình Nhu, ông J. Bénet xác nhận 2 điểm quan trọng: một là ông
(J. Bénet) có đóng vai môi giới trong việc vận động các nhà lãnh đạo nước Pháp để đưa ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính
quyền; hai là ông ca ngợi ông Ngô Đình Nhu đã có một ý kiến ‘thiên tàí vì đã
nắm bắt đúng vào lúc (3.1954) chính quyền Pháp đang lúng túng do viễn ảnh thất
trận tại Điện Biên Phủ để mở chiến dịch thuyết phục họ (Thủ tướng Laniel
– Ngoại trưởng Bidault – Reynaud) nên mau chóng đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm
quyền. Để thực hiện sáng kiến này, ‘Ông Nhu đã cử bạn ông là ông Trần Chánh Thành
sang Paris và nhờ ông Jacques Bénet giúp đỡ để tiếp xúc và thuyết phục chính
quyền Pháp về đề nghị này. Ông Bénet đã làm được việc này nhờ một người bạn tên
là Antoine Ahond quen thân nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Pháp, đặc biệt là các ông Germain Vidal,
chánh văn phòng thủ tướng, ông Bourgenot, bộ trưởng tại phủ thủ tướng, và ngoại trưởng Bidault. Mặt khác, chính ông Trần Chánh
Thành cũng tỏ ra xuất sắc. Nhờ thế mà ông Diệm đã được chính quyền Pháp chấp
nhận và ép buộc ông Bảo Đại phải chấp nhâ.n’.
Ông
Trần Chánh Thành được giao nhiệm vụ vận động các yếu nhân trong chính quyền
Pháp, tuy được khen là đã hoàn thành ‘xuất sắc’, nhưng có lẽ ông chỉ biết phần
đầu của vở kịch chính trị lớn của ông Ngô Đình Nhụ Chính trong lá thư thứ hai
của ông Ngô Đình Nhu viết gửi ông J. Bénet mới cho biết phần hai của vở kịch
chính trị này.
Trong
thư viết ngày 20.4.1954 gửi cho ông J. Bénet, ông Ngô Đình Nhu yêu cầu
ông Bénet giúp đỡ trong việc ‘vận động để chính quyền Pháp thực hiện khẩn cấp
một kế hoạch đã được dự trù. Ông Nhu viết : “Phải vận động để những chỉ thị
theo chiều hướng này, mà tao(NGK: họ quá thân nhau) chắc chắn là đã chuẩn bị
sẵn, được khẩn cấp gửi sang Saigon”. Theo tác giả Nguyễn Gia Kiểng, “chiều
hướng này” được hiểu là một loạt các việc cấp bách yêu cầu chính phu? Pháp làm
ngay. Đó là giúp cho ông Ngô Đình Diệm nắm được quân đội quốc gia từ tay
Tướng Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh, dẹp các giáo phái vũ trang và sau đó
tiến tới tổng tuyển cử. Tất cả đã diễn ra thành công mau chóng, suông sẻ, khiến
cho các nhà quan sát quốc tế lúc ấy phải lấy làm ngạc nhiên và đánh giá ông Ngô
Đình Diệm như là một lãnh tụ đầy tiềm năng mới ở Á châu. Chưa hết, ông Ngô Đình
Nhu chỉ khéo léo than phiền nhẹ nhàng là tướng Ely, Tổng tư lệnh quân đội Pháp
tại VN, ‘ là một con người tiêu cực và thiếu quả quyết’, cũng đủ làm cho chính
phu? Pháp triệu hồi tướng Ely trong thời gian chưa đầy hai tháng!
Do
thành tích trước đây, lại là chỗ thân tình với ông cố vấn Ngô Đình Nhu, cho nên
ông Trần Chánh Thành rất được Thủ tướng Ngô Đình Diệm tin dùng trong nhiều chức
vụ quan trọng:
Bộ
trưởng tại Phủ Thủ tướng 06.7.1954
Tổng
trưởng Thông tin ngày 10.5.1955
Chủ
tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia, đã đề ra kế hoạch Tố Cộng (Nguyễn Trân. Hồi
Ký Công Và Tội. Xuân Thu, 1992. Trang 176).
Khi kế hoạch được phát động, chính ông nắm vai trò Chỉ đạo Chiến dịch Tố Cộng Trung ương bao gồm liên bô. Thông tin, Tư pháp, Quốc phòng và Nội vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các tổ chức cán bô. CS nằm vùng, đồng thời triệt hạ những lực lượng thực dân, phong kiến (bài phong, đã thực), trọng điểm là việc truất phế Quốc trưởng Bảo Đại.
Ngoài
ra, ông còn là một Dân biểu Quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy ban soạn
thảo Hiến Pháp.
Nhìn
thoáng qua như thế đủ biết ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành đã trở thành ngôi sao
sáng vào thời khai mở nền Đệ nhất Cộng hòa.
Tuy
nhiên có nghi vấn, đang khi ông được Sài gòn tin dùng thì, ngoài Huế, ông Ngô
Đình Cẩn lại muốn tách ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành và cả ông Cố vấn Ngô Đình
Nhu (?) ra khỏi vòng quyền lực (Thomas L. Ahern Jr. Hai tài liệu của CIA về các
tướng lãnh VN và gia đình ho. Ngộ Nguyễn Kỳ Phong lược dịch. Nam Úc Tuần Báo,
Số 718 ra ngày 30.10.2009).
Thêm
vào đó, nếu chiến dịch Tố Cộng triển khai thắng lợi lúc ban đầu, khiến cho
khoảng 200 ngàn cán binh CS được cài lại ở miền Nam có nguy cơ bị tiêu diệt
thì, tại các địa phương, phát sinh tệ nạn chụp mũ CS lên đầu những người từng
có thành tích kháng chiến chống thực dân Pháp. Mà theo ông Nguyễn Trân,
‘…không phân biệt kháng chiến với CS là đi ngược lại lòng dân’ (Nguyễn Trân.
Hồi ký Công Và Tội. Sd. Trang 177).
Những lực đối kháng này một khi đã nuôi ý đồ, sẽ dễ dàng tạo ra được một mối nghi ngờ trong dư luận về lòng trung thành với phe quốc gia của ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành, căn cứ vào việc ông đã nắm giữ những vị trí tư pháp quan trọng ở Liên khu 3, thời Việt Minh. Tuy nhiên Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn tiếp tục tin tưởng ông cho tới cuối tháng 10 năm 1960. Đó là thời điểm xẩy ra việc 4 ông bộ trưởng đồng loạt từ chức; gồm có các ông Trần Chánh Thành (Bộ Thông tin), Trần Trung Dung (Bộ Quốc phòng), Lâm Lễ Trinh (Bộ Nội vụ) và Nguyễn Văn Sĩ (Bộ Tư pháp). Có dư luận cho là vì các ông bất đồng về sự lạm quyền của đảng Cần Lao? Chỉ 2 tuần sau đó, ngày 11.11.1960, nổ ra cuộc phản loạn của Nguyễn Chánh Thi – Vương Văn Đông.
Năm
1962, Tổng thống cử ông Trần Chánh Thành đi làm đại sứ tại Tunisie (ở Bắc Phi
châu).
Ngày
01.11.1963, Tướng Dương Văn Minh cầm đầu cuộc đão chánh thành công, chính phu?
Nguyễn Ngọc Thơ đã giao công tác cho ông Trần Chánh Thành đi Nam Vang tiếp xúc thiện chí với Quốc vương Shianouk
(18.12.1963).
Trong
những năm chính trường miền Nam hết sức rối ren sau đó, ông Trần Chánh Thành
rút lui vào bóng tối sống ẩn dật.
Khi
nền Đệ nhi. Cộng hòa được thành lập, ngày 01.4.1967, một bản Hiến pháp mới được
ban hành đưa đất nước trở lại trật tự, quy củ. Rồi ngày 03.9.1967, diễn ra cuộc
bầu cử tổng thống và quốc hội. Ông Trần Chánh Thành ra ứng cử trong liên danh
Đoàn Kết Để Tiến Bộ, dấu hiệu con voi trắng (Bạch Tượng) đứng chung với các ông
Trần Văn Lắm (thụ ủy liên danh), Trần Trung Dung, Đào Đăng Vỹ, Bà Phan Nguyệt
Minh (Nguyễn Văn Thơ), Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Phượng Yêm, Phạm Như Phiên, Đoàn
Văn Cừu, Trần Ngọc Oành. Liên danh ‘Bạch Tượng’ đã đắc cử với 550,157 phiếu
(Nguyễn Văn Chức. VN Chính Sử. Tiền Phong, 1989. Trang 163).
Sau
trận đánh Tết Mậu Thân 1968, ngày 28.5.1968, Cụ Trần Văn Hương lại được mời
thành lập chính phủ mới thay cho chính phủ của Ls. Nguyễn Văn Lộc. Đây là thời
điểm cuộc hòa đàm Paris khởi sự, sắp bước sang giai đoạn công khai, Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu đã tín nhiệm Nghị sĩ Trần Chánh Thành vào chức vụ Tổng trưởng
ngoại giao. Đây là chức vụ cao cấp cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của ông.
Sau khi Tướng Trần Thiện Khiêm trình diện nội các mới vào ngày 01.9.1969, chức
vụ tổng trưởng ngoại giao được chuyển sang cho Nghị sĩ Trần Văn Lắm, cũng thuộc
Liên danh Bạch Tượng. Ông Trần Chánh Thành trở về giảng dậy môn báo chí tại
Trường Luật cho tới ngày ‘trời sâ.p’ 30.4.1975.
Những
dòng lược thuật trên đây cho thấy ông Trần Chánh Thành là nhân vật hiếm hoi
được lãnh đạo tin dùng ở những vị trí cao cấp và rất quan trọng trong cả 3 giai
đoạn chính trị của đất nước: thời toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp,
thời Đệ nhất Cộng hoà và thời Đệ nhi. Cộng hòa. Điều đó chứng tỏ ông là một
người có thực tài, tận tụy phục vụ. Đặc biệt là ông đặt lợi ích và lí tưởng
quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân: khi biết rõ đảng CS nắm trọn quyền lèo lái
mặt trận Việt Minh, ông từ chức và tìm cách đào thoát; đang khi được TT
Ngô Đình Diệm trọng dụng, ông sẵn sàng từ chức bộ trưởng để phản đối phe cánh Cần Lao lạm quyền; và khi nền Đệ nhị Cộng hòa thành lập, ông gạt bỏ mặc cảm là người của ‘chế độ cú, chấp nhận trọng trách được giao phó. Cuối cùng, theo gương các bậc tiền bối xưa, hết ‘làm quan’ ông vui vẻ về làm thầy truyền thụ sở học qúy báu cho môn sinh.
Ngô Đình Diệm trọng dụng, ông sẵn sàng từ chức bộ trưởng để phản đối phe cánh Cần Lao lạm quyền; và khi nền Đệ nhị Cộng hòa thành lập, ông gạt bỏ mặc cảm là người của ‘chế độ cú, chấp nhận trọng trách được giao phó. Cuối cùng, theo gương các bậc tiền bối xưa, hết ‘làm quan’ ông vui vẻ về làm thầy truyền thụ sở học qúy báu cho môn sinh.
Chọn
lựa một cách chết lẫm liệt
Từ
khi chiến dịch Tây nguyên do Cộng quân mở ra đầu tháng 3.1975 cho tới ‘ngày sập
trờí 30.4.75 vỏn vẹn chỉ có 55 ngày đêm. VNCH đang đi những bước thụt lùi vội vã, tất tưởi cuối cùng tới bờ vực thẳm. Đương
nhiên ông Trần Chánh Thành phải là người tiên đoán được tình hình bi đát và
tuyệt vọng ấy và ông đã gửi vợ con đi Pháp trước. Theo nhà báo Đặng Văn Nhâm,
ông và ai bạn thân là cựu Thủ tướng Phan Huy Quát và Nghị sĩ Trần Trung Dung
được Tòa đại sứ Pháp hứa sẽ bốc đi vào lúc 10 giờ sáng ngày 29. Nhưng vừa khi
Tướng Dương Văn Minh ra nhận chức tổng thống lúc 5 giờ 30 chiều 28.4 thì giờ
phi trường Tân Sơn Nhất bi. CS oanh tạc và chiến dịch HCM bắt đầu. Saigon
lên cơn sốt mạnh . Manh ai nấy chạy thoát thân. Sáng 29.4, tân Tổng thống
Minh gửi thư cho Đại sứ Martin yêu cầu quân Mĩ triệt thoái trong vòng 24 giờ.
Yêu cầu này cũng được tân Thủ tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố công khai. Trong tình
hình ấy, kế hoạch người Pháp hứa giúp ông Trần Chánh Thành và các bạn ông di
tản bằng phi cơ không còn có thể thực hiện được. Cả ba ông bị kẹt ở lại. Nhất
thời, ngày 30.4, các ông tạm lánh mặt tại nhà thương Grall của Pháp. 24 giờ
sau, bệnh viện yêu cầu các ông ra khỏi nơi này.
Rời bệnh viện Grall, ông Trần Chánh Thành tạt vào một cao ốc trên đường Gia Long sát góc đường Tự Dọ Khoảng 4 giờ chiều ngày 02.5, nhà báo Mạc Kinh, người em thúc bá rất thân thiết với ông đến đón ông về nhà trên đường Duy Tân. Nhà ông lúc này chỉ còn lại mẹ ông, bà chị tên Nhơn và ba bốn người làm.
Suốt
buổi chiều hôm ấy, anh em ông bộ trưởng đã trút hết nỗi niềm tâm sự lần cuối
cùng với nhau. Sắp tới 7 giờ chiều là giờ giới nghiêm, khi chi tay với ông Mạc
Kinh, ông bộ trưởng nói lời cuối cùng: ‘Chúng ta đều đã hiểu CS quá rõ. Với anh, chỉ
có một lựa chọn cuối cùng. Anh phải tự xử lấy anh thôi…Em về đi. Giờ giới
nghiêm đã tới rồi. Sáng sớm mai em lên với anh nhé!’
Ông
Mạc kinh nghe lời nói đó mà ngỡ như lời trối trăng. Ông chỉ có thể van vỉ ông
anh: ‘Dù thế nào chăng nữa, xin anh cũng đừng quyết định gì vội. Hãy
cố chờ đến sáng mai anh em ta gặp lại nhaú.
Tuy
nói như thế, nhưng thâm tâm ông MK vẫn không tin vào hiệu quả của lời mình nói.
Linh tính đã báo cho ông biết rằng kể từ giây phút này, ông đã mất hẳn, mất vĩnh
viễn ông Thành …
Hôm
sau, khi trời vừa sáng, ông Mạc Kinh phóng xe lên nhà ông bộ trưởng.
Cho
tới nay, duy nhất chỉ có nhà báo lão thành Đặng Văn Nhâm có thể thuật lại tỉ
mỉ, sống động cái chết bi tráng của ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành: ‘Vừa đặt
chân vào phòng khách. Khác hẳn mọi khi, nơi đây bỗng trở nên vắng lặng như tờ,
như không còn một hơi thở nào nữa. Không khí trong căn phòng này đã bao phủ một
màu thê lương, ảm đạm. Bà Nhơn lẻ loi, đôi mắt đỏ hoe, đang ngồi thu mình nơi
bực cầu thang, lối dẫn lên phòng ngủ của ông Thành . Bà Nhơn bảo ông MK:
“Em lên ngay đi. Thành an nghỉ rồi! Hồi hôm,
Thành đã nói chuyện lâu với chị…dặn trao tập giấy màu vàng cho em đó… Thành nằm ở
phòng ngủ nhỏ lầu hai… Em ở bên Thành đi. Chị phải tới sứ quán Pháp ngay bây giờ
để làm sẵn thủ tục. Chị sẽ quay về thật gấp…”
Lập tức ông MK phải lo giải quyết ngay một số việc cần kíp.
Lập tức ông MK phải lo giải quyết ngay một số việc cần kíp.
Trước
hết, mời bà cụ thân mẫu của ông Thành đi theo bà Nhơn đến tạm trú tại nhà một
thân nhân khác, và phải nói dối là cụ cứ đi trước, còn ông Thành sẽ được tòa
đại sứ Pháp cho xe đến đón ra phi trường sau. Ông MK sợ bà cụ mà biết chuyện
ông Thành tự tử thì sẽ lôi thôi to. Mọi việc lo cho ông Thành bây giờ phải thật
kín đáo, không để lộ một chút tin tức hay nghi hoặc nào ra ngoài vòng ruột
thịt. Mặt khác, ông MK dặn gia nhân hãy để cho ông Thành ngủ yên, đừng ai quấy
rầy, không cần đem sửa sáng như thường lệ, vì đêm qua ông đã thức khuya…Sáng
nay ông Thành cũng không muốn tiếp khách nữa!…
Khi
còn lại chỉ có một mình trong ngôi nhà rộng thênh thang, ông MK mới đẩy nhẹ cửa
phòng ngủ, tiếng máy lạnh vẫn sè sè nho nhỏ.
Ông Thành đang nằm đó, bất động như người đang ngủ mê. Nét mặt bình thản. Nhưng hai bên cánh mũi có hai vệt thuốc nhỏ màu nâu nhạt lẫn chút máu đỏ đọng lại, dài bằng hai đốt ngón tay. Ông MK ôm nhẹ mặt ông Thành, thấy vẫn còn ấm, ngực và chân tay vẫn hãy còn ấm. Ông thầm nghĩ chắc ông Thành chỉ mới vừa từ giã cõi đời thôi. Nhì trên mặc chiếc bàn ngủ, một hộp thuốc ngủ 50 viên chẳng còn sót một viên nào. Nơi bàn giấy góc phòng, mọi thứ đều ngăn nắp. Có một tập giấy 18 trang. Ông MK liếc thoáng qua, biết ngay là những lời trăn trối cuối cùng của ông Thành. Ông Thành lên tiếng tố cáo hiểm họa CSVN trước thế giới tự do, sau khi chúng đã cưỡng chiếm miền Nam. Ông Thành cũng tiên liệu để kêu gọi thế giới dân chủ , nhân đạo phải có trách nhiệm tinh thần ngăn chận bàn tay máu trả thù trút lên mạng sống của toàn thể quân nhân và quần chúng miền Nam. Ngoài ra, ông Thành còn phác họa cho mọi người thấy trước thảm trạng của miền Nam, đồng thời phơi bày âm mưu gây chiến tranh loạn lạc đối với các nước láng giềng trong bán đão Đông Dương và Thái Lan. Cuối cùng ông Thành minh xác, ông đã lấy cái chết để phản đối CSBV xâm chiếm miền Nam….
Bên
cạnh tập giấy đó, ông Thành còn viết sẵn vài dòng chữ trên một tấm danh thiếp,
nhằm gửi thẳng cho cơ quan an ninh, xác định cái chết của ông là do chính ông
tự chọn, đừng gây phiền nhiễu cho ai hết!
Trong
vòng một tiếng đồng hồ sau, bà Nhơn đã trở về. Lúc này, toàn thân ông ông Thành
mới bắt đầu trở lạnh, lạnh ngắt.
Một mặt ông MK phải lo canh chừng đám gia nhân, vài người còn lại. Mặt khác bà Nhơn lo liên lạc báo tin cho vài người bà con trong thân tộc nội, ngoại (bên bà Thành). Nhưng không một ai lui tới. Dường như ai cũng lo ngại, muốn trốn tránh. Không khí thành phố Saigon lúc ấy căng thẳng đến tột độ. Ai cũng có chuyện để phải lo và để sợ. Một tiếng động mạnh cũng đủ làm cho người ta giật mình kinh hoảng, nhớn nhác…
Trong
hoàn cảnh đó, một mình ông MK phải lo hết mọi việc rửa ráy thi hài và tẩn liệm
cho ông Thành.
Lúc
ấy, khoảng ba giờ chiều , bỗng gia nhân báo tin có ban Quân Quản đến khám nhà.
Gồm ba cán bộ đeo súng ngắn bên hông, băng đỏ trên cánh tay, và một tên bộ đội
mang tiểu liên đi theo hộ vệ. Trong trường hợp này, dù muốn dù không, ông MK
vẫn phải ra mặt tiếp đón. Ngay câu đầu tiên bọn cán bô. CS đã nói thẳng, chúng
đến tiếp thu ngôi nhà, và ra lệnh đưa chúng đi xét nhà.
Chúng đi thẳng một mạch lên lầu 4, rồi từ đó mới trở xuống, vào từng phòng một, quan sát soi mói và khám xét cẩn thận. Không bỏ sót một phòng nào. Vào đâu chúng cũng ngắm nhìn, để ý kiểm điểm từng ly từng tí, rồi xẵng giọng hạ lịnh: “Đồ đạc ở đâu để nguyên đấy. Cấm tuyệt không được di chuyển!”
Khi
xuống đến lầu 2, nơi có phòng thi hài của ông Thành nằm đó, bỗng nhiên đầu óc
ông MK trở nên căng thẳng tột độ.
Tinh thần ông bấn loạn. Nếu bọn cán bô. CS bất chợt thấy thi hài ông Thành đang nằm trơ trơ ở đó, ông sẽ trả lời như thế nào? Một điều chắc chắn nhất, không thể nào tránh được là bọn cán bô. CS sẽ hạch hỏi mọi người hiện diện trong nhà. Rồi thì mọi sự sẽ phải khai trình tỉ mĩ, từ tên tuổi, chức phận cũ, rồi đến nguyên nhân cái chết… Nhưng liệu bọn CS ác ôn này có cho phép chôn cất ngay không, hay sẽ đem thi hài đi mổ xẻ, khám nghiệm…?
Lại
còn vấn đề sấp giấy ông Thành đã viết di ngôn tố cáo CSVN nữa chứ. Ông MK bối
rối vô cùng, không biết sẽ phải ăn nói ra sao, và rồi những gì sẽ xảy ra cho
bản thân ông ngay sau đó, ông không thể lường được.
Trong
tình cảnh nguy nan đó, ông MK chỉ còn kịp nghĩ đến việc cầu nguyện vong hồn ông
Thành, sống khôn, thác thiêng, xin ông phù hộ cho gia đình thoát qua được cơn
hiểm nghèo nghiệt ngã này, để còn có cơ hội chôn cất di hài ông êm thắm!
Không
ngờ một chuyện lạ của đời người đã xảy đến, chẳng khác nào như lời khấn vái của
ông MK linh ứng , như linh hồn ông Thành hãy còn lẩn khuất đâu đó, để lôi chân
bọn cán bô. CSBV đi qua căn phòng đó. Chúng vừa đi vừa chuyện trò với nhau, và
vẫn ra lệnh mở từng cửa phòng, nhưng không còn vẻ tích cực soi mói như vài giây
đồng hồ trước đó. Khi chúng đến trước cửa phòng ông Thành nằm, lồng ngực MK
tưởng chừng sắp nổ tung. Nhưng chẳng khác nào như một phép lạ, chúng cứ thế đi
luôn, không dừng lại, cho đến phòng cuối của từng lầu 2, rồi chúng đi luôn
xuống dưới nhà…
Nơi
đây, chúng dừng lại, ghi vội biên bản, coi như ngôi nhà này vô chủ. Chủ nhân đã
bỏ đi ngoại quốc! Thì ra bọn cán bộ này cũng ngờ ngệch lắm.Trong đầu chúng đã
bị nhồi chặt cứng một mớ lý thuyết Mác Xít, với những giáo điều rẻ tiền, đâu
còn chỗ nào để chứa thêm một thứ hiểu biết gì khác! Nhưng chúng đặc biệt quan
tâm đến mọi thứ đồ đạc vật chất trong nhà. Cuối cùng, trước khi ra đi, chúng ra
lệnh: Mọi người trong nhà chỉ được phép quây quần ở tầng trệt, không được bén
mảng lên lầu. Đồ đạc trong nhà không được tơ hào suy suyển.
Sau
đó bà Nhơn và ông MK phân công mỗi người một việc cần kíp. Bà Nhơn chạy vội ra
phường khai tử cho ông Thành, với lý do bịnh tim. Còn ông MK phóng thẳng về nhà
tìm giấy chủ quyền ngôi mộ của bà thân mẫu ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi [còn một
tầng trên], đem trình ban Quân Quản Nghĩa Trang, để xin đóng dấu cho mai táng.
Đến
lúc này xét ra cái chết của ông Thành chẳng còn gì cần phải che giấu nữa, nên
gia nhân đều được biết hết. Tiếng khóc không còn bị đè nén ấm ức, nghẹn ngào
nữa, mà được tự do vang lên, khiến các nhà hàng xóm không khỏi ngạc nhiên. Cách
nhà ông Thành chừng hai, ba ngôi biệt thự là trụ sở của “Hội Trí Thức Yêu Nước”
thành phố HCM của đám Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên, Trương Đình Dzu, Trần
Thúc Linh v.v…Vì thế nên tin ông Thành qua đời đã mau chóng đến tai những người
trong hội ấy.
Ngày
hôm sau, 2.5.1975, lèo tèo vài thân nhân đến viếng. Trong đám bạn bè, người ta
chỉ thấy một mình ông Trần Trung Dung.
Ngày
4.5.75, khoảng vài mươi người đã đến tiễn đưa di thể ông Thành đến nơi an nghỉ
cuối cùng. Không khí lo sợ, ngại ngùng lặng lẽ bao trùm hết cả vẻ “tử biệt sinh
ly” của một đám tang’… (Đặng Văn Nhâm. Ls. Trần Chánh Thành Đã Coi Cái Chết Nhẹ
Như Lông Hồng Để Phản Đối Hành Động Xâm Lăng Của CS Và Cảnh Giác Thế Giới Tự Dọ
Daichung.com).
Ông
Bộ trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ
sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng
mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản
thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông
an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay Cộng quân.
Trên
chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách như ông Trần
Chánh Thành, rõ ràng là không có nhiều.
Ôi
cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ!
Khi
tàn cuộc chiến, nước mất thành đổ, mới rõ mặt anh hùng, bất kể vị anh hùng ấy
là võ hay là văn.
Bạch
Diện Thư Sinh