Wednesday 28 August 2013

Vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn sống lưu vong, chết trong nghèo khó và cô đơn.

Chân dung Hoàng Ðế Bảo Ðại. 
(Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)

1-  Gia đình Quốc Trưởng Bảo Ðại bị tịch thu tài sản
Nhiều người biết chuyện Quốc Trưởng Bảo Ðại bị ông Ngô Ðình Diệm truất phế trong cuộc “trưng cầu dân ý” vào ngày 23 Tháng Mười năm 1955, nhưng ít ai biết đến việc tài sản của toàn gia đình những người liên hệ với Quốc Trưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hôn thú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệ đều bị tịch thu. Thân mẫu của Quốc Trưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phải dọn ra khỏi Cung An Ðịnh.  Xin coi  tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba 1958, ấn hành bởi tòa tổng thư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đính vào quyết định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958 của ông bộ trưởng tài chánh chỉ định những tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạ đặt dưới đạo luật số 17/57 và 16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958
                               Tờ Công Báo Việt Nam Cộng Hòa  chỉ định tài sản tịch thu” của:
 1/  - Vĩnh Thụy tức Hoàng Đế Bảo Ðại.
  2/ - Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại.( Hoàng Hậu Nam Phương  sinh năm 1914  qua đời năm 1963, ở Chabrignac, kết hôn với vua Bảo Đại năm 1934)
 3/  - Bùi Thị Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của Bảo Ðại. Bà Thứ Phi Mộng Ðiệp có  3  con  với Bảo Đại  : Hoàng nữ Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh 1946, Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955) và  Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957 chết năm 2011
Năm 1948, cựu hoàng trở lại cộng tác với Pháp, làm Quốc trưởng Chính phủ Quốc gia. Bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt. Bảo Đại mua của ông Basier ngôi biệt thự ở đường Graffeuille tặng bà, nay là nhà tập thể 14 Hùng Vương 
      
 4/  -Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại   có 2 con với Bảo Đại:  Phương Minh (chị) & Bảo Ân (em).  Bà Phi Ánh con nhà lành, giàu có, thuộc dòng họ danh giá, bà là em vợ của Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần. Cũng là một tuyệt sắc giai nhân  nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng.   Sau khi chiến tranh VN kết thúc, bà Phi Ánh ở lại VN và chết trong cô đơn tại  năm 1986
 - Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
- Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người thân cận với cựu hoàng, thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính thức là Nguyễn Hữu Thị Bích Tiên.

Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị Mão.

T
ài sản bị chỉ định tịch thu gồm có bất động sản như nhà cửa, lâu đài, biệt điện, đồn điền, các sở đất, các kho chứa hàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ trang bị cho các cơ sở trên, số tồn khoản tại các nhà băng, các cổ phần trong các công ty, các số nợ cho người khác vay, các loại xe hơi...
Sau khi Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truất phế
1/-     An Ðịnh Cung  bị tịch thu
An Ðịnh Cung, bên bờ sông An Cựu, số 97 Phan Ðình Phùng, Huế được Vua Khải Ðịnh xây dựng xong năm 1919.
 An Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạc tại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của Vua Khải Ðịnh, không phải của triều đình nhà Nguyễn, đã bị chỉ định là tài sản tịch thu của “Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại”.
   Ðức Từ Cung tức là Ðoan Huy Hoàng Thái Hậu
Ðức Từ Cung phải dọn qua tạm trú tại nhà thờ Kiên Thái Vương, trong khuôn viên Cung An Ðịnh Cung, và sau đó ra ở tại ngôi nhà ở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ An Cựu cho đến khi bà qua đời. Theo lời kể của thứ phi Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân, cuối năm 1955, sau khi bị truất phế,  cựu Hoàng Bảo Ðại rất lo cho Ðức Từ Cung .  Năm 1980,  Ðức Từ Cung chết.
2/-  Cung Nam Phương hoàng hậu tịch thu
Cung Nam Phương hoàng hậu  là  một dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào điền chủ xứ Gò Công xây vào năm 1932, khi ông đến Cầu Đất (xã Xuân Trường, TP.Đà Lạt) tậu đất lập đồn điền cà phê. ban đầu mang tên Nguyễn Hữu Hào, sau đó ông tặng cho con gái là Nam Phương ,nên được gọi là cung Nam Phương hoàng hậu.
 Cung Nam Phương hoàng hậu là điểm đến lý thú cho du khách trong và ngoài nước tọa lạc trên một ngọn đồi, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 3 km,
 Hiện dinh thự này do Bảo tàng Lâm Đồng quản lý.
Cung Nam Phương hoàng hậu - Ảnh: Lâm Viên
2-Quốc Trưởng Bảo Ðại nghèo khổ và cô đơn
Năm 1967, Công Chúa Phương Minh, con bà Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại, thấy hoàn cảnh của vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô sang Pháp tình nguyện ở lại để săn sóc cha.
Hai cháu nội Phương Minh và Bảo Ân về Huế thọ tang, đang túc trực bên quan tài của Ðức Từ Cung (1980).

Lúc này cựu hoàng, vừa suy nghĩ vừa hút thuốc. Ông dùng thuốc ngủ rất nặng Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồi nào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuống áo cháy phỏng cả ngực,  Ở Paris, Phương Minh cũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lần và chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúa Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung. Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ và nhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu qua đời, ông cũng không hay biết, điều đó đã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình
.
Ðời sống ở Paris khó khăn, vất vả, Công Chúa Phương Minh, phải đi làm tiếp viên trong một nhà hàng Trung Hoa để có phương tiện để sống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sự trợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này, hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền của Ðức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũng thường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề tiền bạc, và cũng không ai nghĩ đến chuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Công Chúa Phương Minh kể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhà hàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có một bữa ăn. Nhiều khi cạn tiền, túng thế, cựu hoàng phải bảo Phương Minh chạy đi “vay mượn” những người quen biết. Cho mãi đến năm 1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trở về Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sản chiếm miền Nam. Cũng năm này, Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.) Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.
Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Ở Paris, cựu Hoàng Bảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi mà cựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuối đời là do một người Pháp yêu mến để cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Có lần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Monique đã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tài sản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã không bằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Monique đã đưa đến chia rẽ trong gia đình cựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếng ông nữa và gần như vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và cô đơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng Tộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân, cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.

. Ông mất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y Viện Val-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tang Bảo Ðại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, không hề thấy sự hiện diện của thân thích gia đình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùng ở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp Quốc và Hội Cựu Quân Nhân Pháp.
 
Ðám tang Vua Việt với cờ tam tài của nước Pháp. Bà Monique đứng giữa các cựu sĩ quan Pháp (1997). 
(Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân)
Nghĩa trang Passy ở Paris là một nghĩa trang nổi tiếng được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôn cất nhiều nhân vật lừng danh của thế giới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà văn Virgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Monet (1832-1883,) người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,) Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)... Cũng theo lời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại không tiền và cũng không có thế lực để được chôn cất tại đây, đây là phần mộ của một thương gia giàu có ở Paris, rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đời đã hiến phần đất này cho ngài. 
   3-  Tình trạng ngôi mộ của Vua Bảo Ðại năm 2005 tại nghĩa trang Passy thuộc hạt Trocadero Paris 16e  ra sao.?
 
Gia đình Bảo Ân đến Mỹ năm 1992 đến năm 2005 mới có quyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầu tiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộ cha,
Mặc dầu với bản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm ngôi mộ cũng không kết quả. Rồi tình cờ gặp một người cảnh sát già và hỏi về ngôi mộ của “Sa Majesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ cho biết  ngôi mộ. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắc tên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măng sần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹ qua thời gian.
Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.
 
Về việc xây mộ cho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ở Paris, chỉ có người vợ cuối cùng của ông là bà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháp lý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú còn sống mới có quyền xây mộ cho ngài. Theo sự hiểu biết của ông Bảo Ân, thì  bà Thứ Phi Mộng Ðiệp và các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bà Monique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long không làm được, gia đình bên các công chúa không làm được, phía Nguyễn Phước Tộc cũng không làm được vì không có sự đồng ý của bà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bà Monique một số tiền để xây mộ nhưng không có kết quả... Nhiều người giàu có muốn xây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếng cũng bị bà Monique cản trở.

 4- Lăng mộ cựu Hoàng Bảo Ðại được  xây dưng và khánh thành năm 2006
 Gây quỹ &  Xây mộ

Một chủ công ty mộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh của Cựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đã gặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằng lòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽ giúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp góp lời thuyết phục, cuối cùng bà Monique đồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà con cộng đồng Việt Nam.
Tốn phí cho công trình xây mộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros. Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyên được 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa Tịnh Ðộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài cho được 400. Số tiền còn lại do các vị trong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúc động nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèm theo bức thư đại ý là cháu còn đi học không có nhiều tiền nhưng thấy thương ông vua của mình quá nên xin được đóng góp để xây mộ cho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros. Sau sự tường trình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứa sẽ cung cấp số tiền còn lại. Năm 2005, ông Bảo Ân qua Pháp, đến gặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem có cần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổi của cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðể khắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốn thêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridel xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi hoàn tất, ông báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp để tổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu cho cựu hoàng.  

Việc ông Bảo Ân xây được mộ cho cựu hoàng hình như  là mộvinh dự cho ông vì gần 10 năm không ai có thể thuyết phục được bà Monique để cho họ xây mộ của Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không có tiền hay không muốn xây mộ.
Ngoài các dòng chữ do ông Bảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đã quyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánh bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ”(*) khắc trên tấm bia,


Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ
  
      Ngày khánh thành
Ngày khánh thành Lăng Mộ cựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, các hội đoàn người Việt ở Paris
Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.