Monday, 28 October 2013

THÀNH TÍCH KHÔNG SÁNG SỦA CỦA VỊ TỔNG THỐNG DA MÀU ĐẦU TIÊN MỸ QUỐC?

Trước tháng 11 năm 2008, thế giới và dân Huê Kỳ háo hức khi một người đàn ông da đen đầu tiên là thượng nghị sĩ Barack Obama ứng cử vào Tòa Bạch Cung. Trước tình hình suy trầm kinh tế toàn cầu nói chung và của Huê Kỳ nói riêng, hầu hết các nước Âu, Á, Phi và dân Mỹ đặt quá nhiều niềm tinh vào tài lãnh đạo kinh tế của Obama, đầu tiên, chỉ nghe ông ta tuyên bố, cộng với tài hùng biện, niềm hy vọng sẽ đưa nhân loại vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chánh. Có người còn lạc quan tếu, tin tưởng Obama như bàn tay thần, có khả năng làm tình hình tồi tệ trở nên tốt và ai cũng trông chờ một tài năng mới lãnh đạo đệ nhất siêu cường, sẽ đưa nước Mỹ thoát cơn suy thoái, kéo theo sự phồn vinh của thế giới.
Tuy nhiên, nói hay về kinh tế, chưa hẳn là nhà kinh tế giỏi, nói và kế hoạch hành động hoàn toàn khác nhau, như thuyết Karl Marx có vẻ hấp dẫn, nào là xã hội chủ nghĩa, thiên đàng cộng sản, thế giới đại đồng…nhưng khi áp dụng đầu tiên tại nước Nga sau  tháng 10  năm 1971, lan rộng sang Đông Âu, Á, Phi, Mỹ Châu, đưa đến cái chết hàng trăm triệu người, hậu quả khôn lường kéo dài đến ngày hôm nay.

Tổng thống Barack Obama cũng thế, sau thời gian thi thố tài kinh bang tế thế, nước Mỹ vẫn không khá hơn, trái lại còn lún sâu thêm nợ nần, tình hình suy thoái kinh tế vẫn không giải quyết, lan sang Âu Châu, làm điêu đứng một số nước yếu nhất như Hy Lạp, Tây Ban Nha….Đồng Mỹ Kim tỏ ra bất ổn định, thị trường chứng khoán thay đổi từng giờ, làm tăng thêm niềm thất vọng với tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu.

Số nợ của Mỹ  ngập đầu

Để biện minh cho sự thất bại quản trị kinh tế, tổng thống Obama mạnh dạn đổ thừa là do hậu quả của vị tiền nhiệm là tổng thống Cộng Hòa George W. Bush để lại, dù Obama quyết định rút quân ra khỏi Iraq để giảm chi phí quốc phòng và nhiệm kỳ 2 giành được thắng lợi là nhờ vào số cử tri Latino, sắc tộc, trong đó có người Mễ Tây Cơ. Ngoài ra Mỹ cũng muốn rút quân ra khỏi Afghanistan vào năm 2014 để giảm thêm ngân sách quốc phòng, bù vào thâm thủng nợ nần.

Món quà mà quân khủng bố ở Libya biếu không cho tổng thống Obama vào cuối nhiệm kỳ đầu là vụ tòa đại sức ở Benghazi bị tấn công, làm thiệt mạng viên đại sứ, cùng 3 nhân viên cao cấp, nhưng ông tổng thống tỏ ra mềm mỏng, cố gắng né tránh với bà bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton. Công việc nhiệm kỳ đầu không đi đến đâu, lời hứa đóng cửa trại giam tù khủng bố ở Guantanamo không thể hoàn thành, nay đã gần 1 năm của nhiệm kỳ 2,  dù thành quả giết được trùm khủng bố Osama Bin Laden được xem là có chút phấn khởi, nhưng tình hình kinh tế, việc làm tại Mỹ vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách vật dậy nền sản xuất nội địa, song hành với việc bảo vệ quyền lợi ở hải ngoại, cũng như duy trì uy tín nước Mỹ là đệ nhất siêu cường, trong khi Trung Cộng đang ráo riết cạnh tranh và đang tìm cách thay thế.

Nhiệm kỳ 2 vẫn không sáng sủa, chắc chắn là tổng thống Barack Obama và ban tham mưu đảng Dân Chủ khó đổ thừa là do hậu quả của tổng thống George W. Bush để lại, vì thời gian đã qua hơn 1 nhiệm kỳ, thì dân Mỹ đã nhìn thấy bàn tay thần của Obama không thể đảo ngược tình hình.

Trận chiến kéo dài hơn 2 năm rưởi ở Syria, gây thiệt hại hàng trăm ngàn nhân mạng, hơn 2 triệu người phải sống nhờ vào Liên Hiệp Quốc tại các trại tị nạn ở một số nước láng giềng có chung biên giới, chưa kể đến hơn 5 triệu người bỏ quê quán lánh nạn. Nhưng Hoa Kỳ vẫn lững lơ con cá vàng, dù có tích cực trong đường lối ngoại giao và đã bị 2 đồng minh của tổng thống Assad là Nga và Trung Cộng đánh bại tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mỗi khi đưa ra biện pháp trừng phạt Syria. Đến ngày 21 tháng 8 năm 2013, quân đội Assad dùng vũ khí hóa học, giết hại hơn 1,400 người, làm chấn động thế giới, thì lúc ấy Mỹ phải miễn cưỡng lên tiếng và hứa hẹn sẽ dùng biện pháp quân sự hạn chế ( không quân) để trừng phạt Syria. Nhưng Nga đánh bắt được yếu huyệt của chính phủ Barack Obama, thế là Nga dùng trì hoãn kế, dùng đàm phán để giải trừ khi vũ khí của Syria, bày ra ban thanh tra, nhưng trận chiến vẫn không thay đổi và mới đây, tổng thống Assad tuyên bố sẽ ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, dù phe kháng chiến phản đối.

Tình hình Iran có thay đổi khi tổng thống Rouhani tuyên bố từ bỏ tham vọng vũ khí hạch nhân, vì tình hình kinh tế tồi tệ do bị cấm vận và Trung Cộng đã quay mặt với Iran. Đó là thành quả khách quan, chứ không phải do Huê Kỳ chủ động để đưa Iran vào bàn đàm phán. Bắc Hàn vẫn ương ngạnh và thỉnh thoảng thử nghiệm vũ khí, làm căng thẳng bán đảo Triều Tiên, điều nầy cũng làm hao tốn ngân sách quốc phòng của Mỹ, mỗi khi Bắc Hàn đánh tiếng chuẩn bị bắn hỏa tiễn.
Obama dùng drone thoải mái trong chiến trận

Tháng 10 năm 2013, bài học khủng hoảng quốc hội lập lại cách đây 16 năm, cũng dưới thời đảng Dân Chủ là Bill Clinton, khiến chính phủ liên bang phải đóng cửa 21 ngày và lần nầy dưới thời Obama, chỉ đóng cửa 16 ngày, hai bên trong quốc hội đã thương thuyết và tạm thời giải quyết, nhưng không phải là giải pháp trường kỳ, sẽ tái diễn vào tháng 2 năm 2014 về ngân sách được tính theo con số mượn nợ. Trong thời buổi khó khăn, thêm vào Obamacare quá tốn kém, khi kinh tế chưa nhích lên được, trái lại vẫn suy trầm. Obamacare có ý nghĩa tốt, nhưng chỉ áp dụng với các nước có dân số ít, tuy nhiên Huê Kỳ với hơn 300 triệu dân, vấp phải vấn nạn di dân bất hợp pháp, kinh tế suy trầm, nợ chồng chất, thì đảng Cộng Hòa cũng có lý do chánh đáng để chống lại. Tại Huê Kỳ, tình trạng khánh tận ( Bankrucy) ở một số thành phố như Stockton thuộc California, hay ở một thành phố trong tiểu bang Detroit, một số thành phố ma, hoang phế dù mới xây dựng và tình trạng người bị mất nhà, phải cấm lều ở trong các khu công viên như ở tiểu bang Neveda…là những hình ảnh rất khó thuyết phục thế giới, khi dân Mỹ đã trở thành du mục ngay trên quê hương mình.

Trong thời gian qua, chính phủ Barack Obama gặp phải sự chống đối của vài chính phủ như Pakistan về việc dùng phi cơ không người lái bắn chết bọn khủng bố và có cả thường dân. Vụ tiết lộ tin tức bí mặt về chính sách ngoại giao với Wikkileaks, do Julian Assange làm cho Huê Kỳ bị mất mặt và mất cả lòng tin, ngoài ra còn bị tố cáo vi phạm nhân quyền trong vài trường hợp.

Snowden cho biết NSA nghe lén toàn cầu


 Nhưng mới đây, khi một nhân viên NSA là Edward Snowden đột nhiên bỏ nước Mỹ, sang Trung Cộng tị nạn và phải qua Nga…thế là hàng triệu tin tức tình báo bí mật đã được tiết lộ, làm phẫn nộ nhiều nước, trong đó có các đồng minh thân cận. Tình hình càng căng thẳng khi mới đây, Huê Kỳ bị tố cáo là đã nghe lén, theo dõi đến 35 vị nguyên thủ quốc gia, đáng chú ý là có bà thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Francois Hollande…đương nhiên là Tòa Bạch Cung vẫn luôn bác bỏ, nhưng các vị nguyên thủ thì giận dữ, bày tỏ thái độ hoài nghi về đồng minh Huê Kỳ.


Thời Obama, những việc bê bối nầy làm cho thế giới mất lòng tin hơn, khi tình tình kinh tế suy trầm và các nước hay có thói quen đổ lỗi cho chính phủ Mỹ trong thời kỳ vị tổng thống da màu đầu tiên quản trị kinh tế và lãnh đạo thế giới. Không biết là từ đây đến hết nhiệm kỳ, thêm những tai tiếng nào xảy ra nữa?. Nhưng thế giới, dân Mỹ đã biết được vị tổng thống nói nhiều hơn làm và có làm cũng không suông sẽ cả đối nội lẫn đối ngoại. Tuy nhiên, tai tiếng về vụ nghe lén điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới là một vết nhơ khó tẩy trong mối quan hệ bang giao, mậu dịch của các bạn hàng chính yếu. Với tình trạng nợ nần đụng đến trần nhà, thì 3 năm còn lại, chính phủ Obama chắc phải gặp khó khăn, khi việc đồng thuận vay tiền giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hãy còn một số dị biệt căn bản như Obamacare. 

Do đó, tình hình kinh tế tài chánh trong vòng 3 năm tới, chờ đến cuộc bầu cử 2016 vẫn không thấy ánh sáng cuối đường hầm, tựu trung là bàn cách mượn nợ và tiếp tục mượn nợ để chi tiêu, điều hành guồng máy chính phủ liên bang. Đó là tình hình ảm đảm của Huê Kỳ từ năm 2008 đến nay. Đảng Dân Chủ hình như đang lâm vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, vì phó tổng thống Joe Biden được ghi nhận là ít khả năng lãnh đạo, nên bà Hillary Clinton vận động tổng thống Obama đề cử bà ứng viên tổng thống năm 2014. Chắc chắn là đảng Cộng Hòa đã rút lấy kinh nghiệm thất bại, họ phải chuẩn bị các thứ để tái chiếm Tòa Bạch Cung./.


BÙI LÝ HỒNG