Friday 20 December 2013

DÂN LÀM BÁO: Nhân quyền vẫn còn là giấc mơ của nhiều người

Phương Duy (Danlambao) - Ngày 13 tháng Năm 2010, Libya đã được bầu chọn trở thành một trong 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC). Dù với cái hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ dưới sự cai trị tàn ác của nhà độc tài Muanmar Gaddafi, quốc gia này vẫn nhận được 155 phiếu thuận trong tổng số 192 hội viên để có được một ghế trong hội đồng nhân quyền LHQ (1). Với kết quả trên, Liên Hiệp Quốc đã gây nên một cuộc tranh cãi sôi nổi khắp thế giới. Đặc biệt, tổ chức này đã phải chịu đựng những chỉ trích nặng nề từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs) như các tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI), Giám Sát Nhân Quyền (HRW), Nhân Quyền Không Biên Giới (HRWF), Tổ Chức Thế Giới chống Tra Tấn (WOAT)… vì đã để cho một chế độ tàn tệ như chế độ Gaddafi ngồi chễm chệ trên ghế của một cơ quan có quyền hạn phán xét tình trạng nhân quyền các quốc gia khác(2). Chính quyền côn đồ của các quốc gia China, Cuba, Bắc Hàn, Syria đã vi phạm trầm trọng những quy tắc căn bản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR), đồng thời liên tục đàn áp thẳng tay chính nhân dân của họ. Đáng lẽ với tình trạng hồ sơ nhân quyền tồi tệ như thế, những quốc gia trên phải bị tẩy chay và cấm không được tham dự vào hội đồng nhân quyền này cho tới khi nào tình trạng nhân quyền trong nước họ được cải thiện. Tuy nhiên, khi thường dân thấy không còn trông chờ gì vào các tổ chức quốc tế để bảo vệ họ khỏi những hành động dã man của chính quyền, họ đành tự ý hành xử. Chỉ chừng hơn một năm sau khi trúng cử vào UNHRC, tại Libya đã có một cuộc nổi dậy và vào ngày 20 tháng 10 năm 2011, thể chế độc tài của Gaddaffi bị lật đổ. Nhà độc tài bị giết. Cho dù có được một vị trí trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng không cứu được sinh mạng của Gaddafi cùng đồng bọn dưới sự phẫn nộ căm ghét của những nạn nhân của bọn họ. Nhân dân Libya được giải phóng khỏi ách độc tài. Quyền con người trên đất nước Libya từ đó mau chóng được cải thiện.

Human Rights are still a dream for many

Phuong Duy (Danlambao) - On 13 May 2010, Libya was elected to be one of 47 members of the United Nation Human Right Council (UNHRC). Despite its bad record of human rights violations under the cruel rule of the dictator Muanmar Gaddafi, the nation still managed to get 155 ‘yes’ votes to win a seat in the council (1). With this result, the United Nations has sparked a controversial argument around the world. In particular, it had to cope with a lot of criticisms from international non-governmental organizations (NGOs) such as Amnesty International (AI), Human Right Watch (HRW), Human Rights Without Frontiers (HRWF), World Organization Against Torture… for letting a regime as mean as Gaddafi’s win a comfortable seat of a body where it would be able to judge other states’ human rights situations (2). The rogue states such as China, Cuba, North Korea and Syria have seriously violated basical regulations of the Universal Declaration of Human Rights (UDHR) and constantly mistreated their own people. With their bad records, they should have been boycotted and banned from participating in this organization until their human rights situation improved. However, when ordinary people couldn’t rely on an international organization to protect them from barbarous acts, they made their own way. Just more than a year after taking that position in the human rights council, Lybia saw an uprising in Libya and on 20 Oct 2011, the Gaddafi’s dictatorial regime collapsed. The dictator was killed. Even a place in the UNHRC couldn’t save him and his supporters from their victims' hatred. Libyan people have been liberated. Human rights in the state have improved since then.

Đảng CSVN có đang vỡ ra từng mảnh?

Phạm Trần (Danlambao) - Trong khi Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cố gượng cười ăn mừng toàn thắng thông qua Hiến pháp mới ngày 28/11/2013 thì họ cũng run sợ trước trận cuồng phong bão kép “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang âm thầm phá đảng không còn manh giáp bất kỳ lúc nào.

Một thanh niên bị phó công an xã đánh đập vì yêu cầu nộp phạt phải có biên nhận

Trương Minh Đức (Danlambao) Tình trạng người dân bị chết trong đồn công an khá phổ biến tại Việt Nam trong thời gian qua, những người thực thi pháp luật hành xử với người dân bằng cách đánh đập dã man trong đồn công an, rồi sau thời gian tạm giam chỉ là... “nghi án”, nhiều người bị tử vong với những thương tích do bị tra tấn, nhưng tình trạng tra tấn đánh đập vẫn chưa dừng lại!... Trong khi đó nhà cầm quyền CSVN đã ký công ước chống tra tấn với LHQ vào ngày 7/11/2013 đến ngày 13/11/2013 Việt Nam đã được bầu vào HĐNQ – LHQ.

Học viên Pháp Luân công tiếp tục bị đàn áp tại Tp.HCM

Trần Quốc Sơn (Danlambao) - “Chị Xuân Hương bình tĩnh lấy máy ảnh của mình ra ghi hình. Không may, chiếc máy đã bị trục trặc và chị phải loay hoay chỉnh sửa, cùng lúc đó thì tên côn đồ vừa đánh chị Quỳnh Hương ngã gục trên cỏ nhắm hướng chị mà xông vào, chị Hương sợ hãi lui dần về phía một hàng rào, khi hết đường chị ngồi xuống chân hàng rào và hai tay giữ chặt cái máy ảnh trong lòng. Tên này yêu cầu chị bỏ máy hình xuống nhưng chị Hương vẫn giữ chặt cái máy trong lòng và cây gậy sắt tàn ác đã vung lên... Một gậy đánh trúng vào đấu gối chân chị Hương và một gậy khác trúng ngay giữa ấn đường làm chị bất tỉnh ngay tại chỗ với hai mắt vẫn còn mở to”.

Đảng cho côn an được bắn dân

Chết mẹ Trọng Sang đã lú đần
Xáo xào hến pháp thối như phân
Búa thì đập chết liềm cắt cổ
Nay còn cấp phép bắn người dân (1)