- Quốc hội Việt Nam vừa thông qua bản Hiến pháp mới, trong đó những điều quan trọng vẫn giữ như cũ, đó là Đảng cộng sản vẫn là đảng lãnh đạo duy nhất, đất đai vẫn thuộc sỡ hữu toàn dân. Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng cho rằng Quốc hội Việt nam nên được giải tán. Từ Hà nội anh Nguyễn Lân Thắng cho Kính Hòa biết như sau,
Kính Hòa: Có một lộ trình cụ thể nào từ cái ý tưởng giải tán quốc hội này mà anh đề ra không?
Nguyễn Lân Thắng: Việc giải tán Quốc hội là một chuyện rất lâu dài, đòi hỏi sự liên kết và hành động của nhiều người dân. Mà việc đầu tiên là bất tuân dân sự. Người dân thể hiện sự bất tuân dân sự bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nhà nước cấm nói đến cái gì đó thì mình cứ nói, hay là có những nhân vật mà nhà nước cho là chống phá gì đấy, thì mình cứ nêu gương…Có rất nhiều cách khác nhau mà người dân có thể làm một cách rất là dễ dàng.
Giải tán Quốc hội đòi hỏi một lộ trình rất là dài. Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua. Cái việc đòi Quốc hội giải tán chỉ là cái ý thôi, cái quan trọng là người VN cần phải làm sao thay đổi, sửa đổi cho các sinh hoạt chính trị được tự doÔng Nguyễn Lân Thắng
...Giải tán Quốc hội đòi hỏi một lộ trình rất là dài. Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua. Cái việc đòi Quốc hội giải tán chỉ là cái ý thôi, cái quan trọng là người VN cần phải làm sao thay đổi, sửa đổi cho các sinh hoạt chính trị được tự do
Kính Hòa: Xin hỏi anh Thắng câu cuối là vừa rồi khi Hiến pháp được thông qua, có nhiều ý kiến của giới trí thức trong nước như là của Giáo sư Tương lai, nói rằng trong tình hình thực tế hiện nay thì việc đó không làm ngạc nhiên, và trong số hơn 90% bấm nút thông qua Hiến pháp đó thì cũng có những người không hài lòng, nhưng mà tình hình buộc người ta làm như thế, và sau này cũng có thể là chính những người đó, trong những điều kiện khác, sẽ không đồng ý với sự thông qua Hiến pháp một cách độc đoán như vậy. Anh thấy thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Tôi cũng nghĩ rằng đại biểu quốc hội họ cũng có bị những sức ép nhất định. Nhưng mà tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng những người đó sẽ có thể làm thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam, bởi vì họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng. Cá nhân tôi cho rằng phải có một sự thay đổi, chuyển đổi lớn trong phong trào của quần chúng, một phong trào xã hội dân sự thì mới mong có sự chuyển đổi trong chính trường Việt Nam.
Kính Hòa: Cám ơn anh Thắng về buổi phỏng vấn này.