Sunday 19 January 2014

Dân Làm Báo: Tường trình Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân


Dân Làm Báo Lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh chống lại Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa.

Bất chấp sự bao vây của lực lượng công an đủ mọi thành phần, đông đảo người dân đã tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ mang theo hoa và biểu ngữ để tham gia buổi lễ tưởng niệm.

Nhiều bó hoa với dòng chữ "Hoàng Sa - Việt Nam" in trên dải băng đen được người dân trân trọng đặt trước đài. Trong đoàn người tưởng niệm, xuất hiện nhiều biểu ngữ in hình cố thiếu tá Hải quân VNCH Ngụy Văn Thà cùng với dòng chữ "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội"...

Tượng đài Lý Thái Tổ sáng nay bất ngờ được UBND TP Hà Nội cho người mang máy móc đến 'trùng tu'. Theo quan sát, đây chỉ là việc làm phá rối của phía chính quyền và công an nhằm mục đích ngăn cản không cho người dân tập trung tại khu vực tượng đài. Một vài viên gạch vụn được mang đến cưa khiến bụi bay mù mịt.

Một thanh niên đến tham dự buổi lễ tưởng niệm bị an ninh thường phục bắt giữ và áp giải đưa đi đâu không rõ (Ảnh: CTV Danlambao)

Ngay sau khi mọi người tập trung, lực lượng công an đã được huy động phá rối buổi lễ tưởng niệm. Lúc 09:10', có tin nói rằng một thanh niên đã bị bắt đi.

Đoàn người biểu tình sau khi di chuyển sang phía bờ hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ nhưng vẫn bị công an bám sát, phá rối bằng dàn loa phóng thanh cực đại.

Bất chấp sự phá rối của công an, đòa người tiếp tục tuần hành quanh khu vực bờ hồ.

CTV Danlambao từ Hà Nội cho biết: Hai bạn trẻ tên Lê Đức Hiền và Nguyễn Thành Tiến (Facebook Tiến Từ Từ) đã bị an ninh, mật vụ đánh rất đau khi đến tham gia buổi Lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Lợi dụng lúc tình lộn xộn, công an đã lao đến đánh lén hai bạn trẻ này.
Người dân tham gia lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa 
bị công an phá rối bằng loa phóng thanh. (Video: CTV Danlambao)

Hình ảnh buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội

CTV Danlambao - Cựu chiến binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cầm cành hoa cúc trắng khóc tưởng niệm 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Người lính năm xưa nay tóc đã bạc không kìm được nỗi uất nghẹn và sự căm phẫn trước lối hành xử hèn hạ của nhà cầm quyền khi huy động công an đàn áp, phá rối buổi tưởng niệm.

Chính quyền Hà Nội càng tiếp tục dấn sâu vào tội phản quốc

Kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội, 19/1/2014

LAV (Danlambao) - Từ 8:20 tại quảng trường tượng đài Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm, nhân dân từ khắp nơi đã lần lượt đổ về phía trung tâm Tượng đài chuẩn bị làm Lễ.

Rất tiếc, chỉ sau ít phút chính quyền đã tổ chức một nhóm dân phòng, an ninh chìm, nổi và công nhân xây dựng mang đá granit ra cắt để cố ý tạo bụi đá làm mù mịt khu Tượng Đài, cản trở, réo loa xua đuổi mọi người ra khỏi khu vực “thi công”. Cả khu Tượng đài bị bao phủ lớp bụi đá mù mịt và ô nhiễm đến ngạt thở.

Đội quân phá rối bằng loa phóng thanh thi nhau hò hét chí chóe



CTV Danlambao - Sáng 19/1/2014, buổi lễ Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ chứng kiến sự xuất hiện của một đội quân chuyên khủng bố bằng loa phóng thanh cực đại. Trên mỗi loa đều in logo có chữ 'CAND' – tức Côn An Nhân Dân.

Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (Phần 5)

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Xin gửi tới quý độc giả Phần 5 và cũng là để kết thúc loạt bài “Phỏng vấn về hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa”. Mặc dù người được mời cho cuộc phỏng vấn này, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn bày tỏ quan điểm dựa trên các câu hỏi (như ở các phần trước) nhưng tôi sẽ không trình bày theo cách thông thường là xen phần câu hỏi trước mỗi câu trả lời. Ngoài lý do muốn tạo ra sự khác biệt của một bài phỏng vấn đơn thuần, Phạm Thanh Nghiên cũng... tự cho mình cơ hội được bày tỏ suy nghĩ, được trải nghiệm với vai trò một người... được phỏng vấn. Nhưng quan trọng hơn cả là bản thân những câu trả lời của nhà văn Vũ Thư Hiên đã giống như một bài viết hoàn chỉnh (dù rất ngắn) có sức lôi cuốn và có tính văn học.

Phỏng vấn người tham dự lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội

Blogger Gió Lang Thang phỏng vẫn bạn Nguyễn Hồng Kỳ (Facebook Lương Tâm) từ Vinh, họa sỹ Trần Thạch Linh về buổi tưởng niệm sáng 19/1/2014 nhằm tri ân các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Cả gia đình bị CA khủng bố vì mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

CTV Danlambao - Lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.

Chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như sinh năm 1979, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm công an đến khám xét, trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có chị và cô con gái 12 tuổi.

Phỏng vấn sinh viên, blogger trẻ về trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 và các Hải quân VNCH

Danlambao - Bản thân tôi đã nghe chữ 'Ngụy' từ hồi học mẫu giáo. Bị giáo dục dưới hệ thống cộng sản, khi ấy tôi đã rất sợ chữ 'Ngụy'. Giáo viên đã dạy chúng tôi rằng những người lính ngụy cùng là người Việt Nam, nhưng lại đi làm tay sai cho Mĩ, cầm súng M16 bắn giết người dân Việt Nam. Tôi đã từng rất sợ mỗi khi nhắc đến chữ 'ngụy'. Khi lớn lên, tôi hiểu rõ hơn về sự thật cuộc chiến và sự thật lịch sử. Tôi tự suy nghĩ và đã đặt ra câu hỏi: Như vậy, ai là ngụy, ai là chân? - Thanh Duy - Sinh viên năm 2 Đại Học Nha Trang.

Tôi sinh và sống ở miền Bắc nên hồi còn bé mỗi khi nghe ai nhắc đến từ ngụy là biết ngay người lớn đang chửi bọn bán nước. Nhưng khi tôi tìm hiểu và xác minh thì xin lỗi, tôi thấy đây là 1 từ hết sức bố láo, và nó đã nhồi nhét làm cho cả thế hệ tôi khi học sử theo sách giáo khoa của Bộ giáo dục đã hiểu sai về một phần lịch sử của dân tộc. Đào Trang Loan.

Viếng thăm tri ân gia đình Tử sĩ Hoàng Sa



Trương Minh Đức (Danlambao) - Ngày 19/01/1974 cách nay 40 năm tôi là cậu học trò mới bước vào tuổi 14 công việc chỉ biết cắp sách đến trường, tuổi thiếu niên trong thời chiến tranh rất khốc liệt giữa 2 phía... tôi cũng chỉ biết buồn khi mỗi lần nghe đâu đó có nhiều người bị chết vì pháo kích vào thành phố, bị nổ mìn khi đi trên xe đò... rồi những người lính chết trận được đưa về nhà hoàn xác... Nhưng tôi chỉ biết đó là chiến tranh giữa phía “Quốc Gia” và “cộng sản Việt Nam” do người lớn nói lại, còn trong sách giáo khoa thời đó (cấp 2) ở miền nam thì không đề cập gì, hoặc tuyên truyền cho cuộc nội chiến dù nơi tôi đang sống trong chính thể Cộng Hòa. 

Sài Gòn: Tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng



CTV Danlambao - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đã tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi còn mang theo biểu ngữ có nội dung giới thiệu "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - đây là một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in dòng chữ:

"Chế độ Hà Nội hèn nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa. 

Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.

Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".

Hoàng Sa và Trường Sa nhìn từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979

Nayan Chanda (Far Eastern Economic Review), Trần Quốc Việt (Danlambao) lược dịch- Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân ra khỏi Việt Nam và Hà Nội nói sẵn sàng cho phép quân Trung Quốc rút quân êm thắm, nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt hoàn toàn chưa kết thúc. Quân đội Trung Quốc, tuy rút chậm chạp và nhỏ giọt về lại Trung Quốc sau chiến dịch tấn công 17 ngày, nhưng vẫn có ý định bám giữ hàng chục vị trí nhỏ nhưng chiến lược trên biên giới miền núi này-những nơi mà Bắc Kinh coi là của mình nhưng lại là những nơi Hà Nội tranh chấp.

Người Trung Quốc có ý định chiếm đóng những vị trí này vì những lý do chiến lược cũng như dùng chúng làm lá bài mặc cả cho một giải pháp toàn diện với Việt Nam về Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Căn bệnh trầm kha tại Việt Nam hiện nay: Nói dối và Vô cảm


Nói dối


Trần Quốc Nam (Danlambao) - Nói dối là nói điều không thật: Bịa đặt, phao truyền, xuyên tạc, để nói xấu, vu khống, chụp mũ, bôi bẩn - hoặc tráo trở, đổi trắng thay đen, “nhổ rồi liếm” là thủ đoạn trong đấu trường chính trị hoặc của kẻ phản phúc, của phường vô ơn, ăn cháo đá bát, có thể xảy ra trong bất cứ xã hội nào trên thế giới. Tuy nhiên - trong xã hội Việt Nam hiện nay, điều nầy trở thành một căn bệnh trầm kha, lan tràn khắp nước, khắp mọi lãnh vực, mọi cơ quan, mọi lứa tuổi. Bệnh dối trá đang hoành hành thống trị cả nước ta...

Tầm nhìn Hoàng - Trường Sa

Nhốt công lý, cầm tù sự thật, 
Toàn trị không thể nào thông minh. 
Chỉ có ngu dốt và độc ác, 
Khúc quanh lịch sử nửa hành tinh. 

Hãy ca ngợi Việt Nam Cộng hòa 
Kiên cường chống bành trướng Trung Hoa, 
Để vén lên bức màn sự thật, 
Giải “ngu lâu” toàn trị “Đảng ta”.