Ăn gạo lức muối mè có lợi cho người mập, dư mỡ, cao áp huyết, nhưng có hại cho người ốm, áp huyết thấp sẽ làm chết người.
Ngành Y Học Bổ Sung chú trọng đến việc quân bình Âm-Dương trong những thức ăn uống để điều chỉnh Huyết, và tập luyện khí công để điều chỉnh Khí lực và nhịp tim, qua sự kiểm chứng bằng máy đo áp huyết.
Số thứ nhất chỉ tâm thu là Khí lực, số thứ hai chỉ tâm trương là Huyết, theo Y Học Bổ Sung thì khí lực là Oxy hay là Dương, huyết nói chung gồm nước (H2O), máu Fe2O3, mỡ, đường là Âm. Khi Âm-Dương trao đổi điều hòa đúng sẽ cho ra nhịp tim đập đúng tiêu chuẩn từ 70-80 nhịp trong 1 phút.
Theo đông y, âm làm nở ra, như mập, to, béo. Dương thu vào, làm ốm, đi. Khi nhìn một người không mập, không ốm, thì âm dương quân bình không bệnh tật.
Về dinh dưỡng, theo ông Oshawa, ăn nhiều thịt, mỡ, đường là âm, người hay bị bệnh là người dư âm, thiếu dương, nên cần phải ăn nhiều chất dương là Gạo Lức muối mè để lấy lại quân bình âm-dương cho cơ thể thì sẽ khỏi bệnh.
Cơ thể chúng ta được khỏe mạnh hay bệnh tật do 2 yếu tố Khí lực và Huyết hòa hợp hay mất quân bình, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết sẽ thấy kết qủa, so sánh với Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi :
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Thí dụ chúng ta ở tuổi trung niên, áp huyết tiêu chuẩn là.
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nhưng thực tế áp huyết đo được :
Bên tay trái đo đựợc : 140/90mmHg nhịp tim, đo chức năng làm việc của bao tử.
Bên tay phải đo được : 142/92mmHg nhịp tim 86, đo chức năng làm việc của gan
Như vậy áp huyết này cao hơn tiêu chuẩn tuổi 12mmHg, đối với tây y vẫn chưa cần phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết, nhưng nếu áp huyết ở tuổi lão niên 140mmHg mà cao thêm 12mmHg thành 152mmHg thì phải dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết.
Sự chênh lệch áp huyết 2 tay, trước khi ăn, bao tử trống rỗng thì áp huyết bên tay trái phải thấp tối thiểu 120mmHg, nhưng áp huyết bên gan tay phải, đang làm việc tiết chất chua và mật cho bao tử cảm thấy xót làm đói, nên áp huyết tay phải cao tối đa là 130mmHg. Sự chênh lệch 10mmHg giúp mình đói nhiều nên ăn được nhiều, chênh lệch nhau ít thì không thấy thèm ăn, nên ăn ít.
Sau khi ăn, thì bao tử đầy, áp huyết đo tay trái thấy tăng lên tối đa 130mmHg, còn đo bên tay phải, áp huyết bên gan nghỉ ngơi, thì xuống thấp tối thiểu 120mmHg, nếu chênh lệch 2 tay là 10mmHg thì sự chuyển hóa thức ăn 100%, nếu chênh lệch 3mmHg thì sự hấp thụ chuyển hóa thức ăn 30%, còn lại 70% biến thành mỡ bụng mà không biến thành máu, nếu không tập bài khí công : Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 600 lần làm nhồi bóp bao tử xuất hết thức ăn còn lưu lại trong bao tử thì những thức ăn đó lên men tăng nhiệt làm ợ chua làm thành bệnh bướu cổ, nếu lấy tay ấn đè vào bao tử có nơi cứng cộm đau sau này thành khối u bướu trong bao tử sẽ bị cắt bỏ một phần bao tử.
Số thứ hai của máy đo áp huyết là tâm trương chỉ lượng máu (có chứa mỡ, nước H2O, đường C6H12O6) chạy qua tim, ở tuổi trung niên, tối đa 80, ở tuổi lão niên, tối đa 90, nếu hơn số này là dư âm huyết.
a-Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có lợi :
Tính chất của gạo lức là dương, có tính háo nước, nên cần âm để trung hòa âm-dương, nghĩa là 1 lon gạo lức, cần 2 lon nước, cơm mới nở mềm, không bị khô, nhưng nấu 1.5 lon nước cơm hơi khô, phải nhai kỹ, mỗi miếng cơm nhai 50 lần cho ra nước miếng, như vậy mỗi bữa ăn, gạo lức cần thêm 0.5 lon nước trong cơ thể, làm rút bớt nước và đường trong máu, làm số tâm trương giảm dần mỗi ngày, cơ thể mất nước giảm trọng lượng cơ thể làm ốm, làm tan nước trong mỡ bụng, còn oxy là khí lực tâm thu bị carbon trong cơ thể lấy mất thành thán khí CO2 theo hơi thở ra, cũng làm giảm khí lực.
Sau một thời gian theo dõi áp huyết, đường và trong lượng cơ thể có kết qủa là áp huyết hạ cả khí lực, cả huyết, cả đường trong máu, trở về tiêu chuẩn áp huyết theo đúng tuổi, sụt câm giảm béo phì, nhìn hình tướng cửa cơ thể bây giờ là không mập, không ốm, là âm-dương đã quân bình, nên cần phải ngưng ăn gạo lức muối mè.
b-Những trường hợp ăn gạo lức muối mè rất có hại làm chết người :
Những người gấy ốm, áp huyết thấp, thiếu máu, thiếu đường, đo áp huyết thấp dưới tiêu chuẩn tuổi là thiếu khí lực, thiếu máu, thiếu đường. Tuổi người lớn trung niên hay lão niên mà đo áp huyết chỉ có 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi - 17 tuổi).
Sau khi ăn gạo lức muối mè, áp huyết càng tụt thấp dưới 100mmHg, là khí lực mất, máu càng thiếu, đường trong máu thấp làm rối loạn nhịp tim, gây ra đau nhức, mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể không có sức, ăn không tiêu, mất trí nhớ, rụng tóc, loãng xương, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tai lãng...trong người cảm thấy nóng, nhưng bàn tay chân và ngoài da lạnh phải mặc áo ấm...đó là dấu hiếu của bệnh ung thư.
So sánh công dụng của gạo lức muối mè chữa bệnh cao áp huyết, tiểu đường, dư mỡ cholesterol, áp huyết đang từ cao như 150/100mmHg nhịp tim 90, sau khi ăn 1 thời gian 6 tháng đến 1 năm, áp huyết cả 3 số đều xuống, khí lực từ 150mmHg xuống còn 130mmHg như vậy khí lực giảm 20mmHg, huyết tâm trương 100mmHg xuống 80mmHg thì huyết giảm 20mmHg.
Như vậy một người có áp huyết thấp 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65, sau khi ăn gạo lức muối mè 6-12 tháng cũng sẽ bị tụt thấp cả khí lực xuống 20mmHg, huyết xuống 20mmHg thì áp huyết còn lại, khí lực 80mmHg, huyết 65mmHg xuống 20mmHg còn lại 45mmHg, nhịp tim 65 xuống 20 còn 45 như vậy sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng, ăn gạo lức muối mè làm sụt cân 20 kg, như vậy các tế bào sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng mới trở thành tế bào ung thư.
Chúng ta hãy xem một đoạn thư hỏi nguyên nhân tại sao bị bệnh và cách chữa phải làm sao như thư dưới đây :
Kính thưa thầy.
Con 38 tuổi, đang sinh sống và làm vịêc tại Việt Nam. Con thật may mắn khi gặp được trang web của Thầy.
Thưa thầy con viết thư này gửi tới thầy với hy vọng sẽ được thầy giúp đỡ hướng dẫn cho con ăn uống , tâp luyện đúng để chửa lành thân bệnh và tâm bệnh.
Thưa thầy tư nhỏ con đã bi bệnh đau nhức xương khớp, con đã dùng rất nhiều kháng sinh. Người con rất yếu, cơ thể lúc nào cũng lạnh đặc biệt 2 tay, 2 chân, 2 tai, vùng lưng trên hay ớn lạnh. Con thường xuyên đau đầu vùng trước trán, hay căng thẳng, thường hoa mắt chóng mặt. Chân tay rất hay bị tê. Con bị viêm xoang đã 20 năm nay. Cổ họng thường xuyên có đờm, đặc biệt là sáng sớm khi ngủ dậy và miệng thường đầy nước, họng thi ứ đờm khi nhổ khạc thỉnh thoảng có kèm theo vết máu. Con còn bị đau bao tử, đi cầu phân sống. Cách đây 5 năm một thời gian dài con đã dùng rât nhiều đồ ngọt cơ thể mập hơn nhưng bệnh đương ruột càng nặng và trí nhớ suy giảm hẳn.
Cách đây hơn một năm tình cờ con gặp pp gạo lứt muối mè chũa bệnh. Con đã ăn số 7 được 5 tuần, từ 45kg con còn 37kg và người con lạnh không chịu nổi. Con ăn ra nhưng do không biết cách ăn ra rồi lại gặp dịp tết cổ truyền con đã ăn uống tùy tiện kết quả là bệnh tình càng nặng, đi cầu ngày 2-3 lần và phải dùng sức, còn thận thì không chịu được con thương xuyên mắc tiểu. Con dùng thuốc bắc thì tình trạng mắc tiểu thường xuyên có đỡ.
Hiện tại con đang ăn gạo lứt với một ít rau củ, đồ ăn thực dưỡng, thỉnh thoảng có ăn mặn. Khi nào con ăn có chất chút ít là con lại hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng. Thường bị táo, phân lúc đầu chặt sau nhão, khó đi. Từ lúc ăn vô cẩn thận hơn con thương dậy sơm khoảng 3 đến 4 giờ sáng nhưng ban ngày lại buồn ngủ. Hiện tại con còn 35kg, da xanh mét, lúc nào cũng thèm ăn, nhanh no nhanh đói. bệnh tật thì vẫn vậy, người con lúc nào cũng lạnh. Tóc con rụng rất nhiều, ở cổ họng thường xuyên bị tắc. Vùng ngực trái, sườn trái khó chịu. Con nghi thận, tim , phổi, gan...của con đều có vấn đề. Con đang uống thêm viên AGE, viên men ruột 27 tỉ vi khuẩn. đường ruột có đỡ hơn ạ.
Áp huyết của con là :
Buổi trưa:
Trước ăn: Tay phải: 83 - 58 - 65 . Tay trái: 84- 59 - 63.
Sau ăn: Tay phải: 73- 47 - 75 . Tay trái: 76 - 51 - 74.
Buổi tối:
Trước ăn: Tay phải: 76 - 51 - 73. Tay trái: 80- 52- 71.
Sau ăn: Tay phải: 73- 50 - 75. Tay trái: 70 - 50 - 84.
Con mong sớm nhận được thư của Thầy. Được thầy chỉ dẫn cho con mà thân tâm được khỏe. Con kính chúc Thầy an lành, mạnh khỏe, sống thật lâu để giúp đời, cứu người . NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Trả lời :
Càng ăn gạo lức muối mè áp huyết càng xuống thấp thì chết.
Ăn gạo lức muối mè chỉ dành cho người áp huyết cao, mập, tiểu đường cao, khi ăn gạo lức áp huyết xuống, đường xuống, giảm cân làm ốm không đủ dinh dưỡng là oxy và máu nuôi các tế bào chức năng sinh ra nhiều bệnh tật..
Ngược lại, người thiếu máu, thiếu đường, áp huyết thấp mà ăn gạo lức muối mè cho ốm thêm, áp huyết và đường xuống thấp gây ra hàng trăm bệnh, do mình ăn sai, thì sẽ chết vì mất sức.
Hãy bỏ ngay gạo lức muối mè, thay vào đó, mỗi ngày ăn 1 tô phở hay bún bò huế, uống 1/2 lon Coke, Coca Cola, làm tăng áp huyết bổ máu, tăng đường, sau khi ăn 30 phút thì nằm tập bài Kéo Ép Gối Nhanh 600 lần làm chuyển hóa đường và thức ăn thành chất bổ máu, tăng cân, tăng áp huyết. Khi đang tập mà mệt thì uống thêm 2 thìa đường rồi tập tiếp cho đủ số 600, sau khi tập ngậm thêm 1 cục kẹo sẽ không bị mệt và chóng mặt.
Áp dụng phương pháp này trong 2 tháng sẽ khỏe mạnh, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn tuổi thì khỏi bệnh hoàn toàn.
c-Cách ăn gạo lức muối mè quân bình âm-dương tốt cho mọi người cao hay thấp áp huyết.
Tôi áp dụng ăn gạo lức muối mè từ năm 1968, mới đầu theo phương pháp Oshawa, nhai kỹ 50 lần 1 miếng cơm, nên ăn 1 chén cơm lâu 2 giờ, lại bị mỏi râng, mỏi hàm, và ăn không được nhiều, người lại bị gầy đi.
Sau tôi nấu 1 lon gạo lức với 3 lon nước, định nấu thành cháo với mục đích ăn gạo lức chữa bệnh và đỡ phải nhai, và gạo lức nấu nhiều nước thì gạo lức không rút nước cơ thể mình, cơ thể mình không bị thiếu nước, nên không cần uống thêm nước. Nhưng sau khi nấu thì gạo nở lớn gấp 3 như cốm, nhưng không nhão hay lỏng như cháo, vỏ gạo vẫn khô, khi ăn một miếng cơm vào miệng chấm với muối mè vàng còn vỏ, giã chung với đậu phộng rang và thêm đường, thì tự nhiên miệng không cần nhai, hạt cơm khi nhai tan thành sữa ngọt mặn, ăn mỗi bữa được 7 chén cơm trong 30 phút, cả ngày không khát nước, lên cân 10 kg trong 1 năm, người tròn chắc không mập không ốm, đo áp huyết và đường lúc nào cũng trong tiêu chuẩn, không bị bao giờ bị bệnh, người trẻ lại. Đó là biết cách quân bình âm-dương.
Chúng ta xem thêm một lá thư của một bệnh nhân ăn gạo lức muối mè sai âm dương :
Thưa thầy
Bây giờ sau hàng chục bài viết của thầy về B12 và đường con đã hiểu ra vì sao khi con ăn gạo lứt muối mè làm cho con xuống cân khủng khiếp từ 72kg xuống còn 54 kg, sau khi nghe thầy ăn đường và gạo lứt con đã lên 58 kg, sau khi ăn thịt cá bây giờ con 61 kg, không còn nghe ai chê ốm nữa và con cũng đã hiểu có người bị ung thư ăn gạo lứt muối mè mà vẫn chết rồi ngươi ta bảo là đã đến với phương pháp OHSAWA trễ quá. Tất cả là do thiếu chìa khóa TINH KHÍ THẦN mà thôi
Bây giờ con muốn ăn gạo lứt muối mè trường kỳ thì cần phải ăn thêm đường trong muối mè + đậu phộng giống như thầy đã từng ăn. Nhưng con muốn hỏi là sau khi ăn 3 bữa chính sau đó có cần uống thêm 2 muỗng đường rồi 30 phút sau tập kéo ép gối 600 lần để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Hay là ăn gạo lứt muối mè + đậu phộng +đường rồi 30 phút sau uống 2 muỗng đường rồi kéo ép gối 600 lần, kéo 600 lần mất 30 phút đó thầy. Hay là ăn gạo lứt muối mè + đậu phộng +đường rồi không cần kéo ép gối nên không cần uống thêm 2 muỗng đường . Cách nào tốt nhất.
Rồi khi nào tập võ cần đường thì ăn đường tỷ lệ với nhu cầu vận động
Đường sau khi vào cơ thể đốt ra CO2 và nước và nhiệt năng. Như vậy còn gì đâu để mà xây dựng cơ thể.
Con đọc bài phương pháp chữa bệnh Seignalet
Chứng minh cây trồng phân hữu cơ sẽ dinh dưỡng cao hơn vì không làm chết vi khuẩn tạo ra B12 cho cây. Trong ruột người cũng có vi khuẩn để tạo ra B12 cho cơ thể. Ăn nhiều đường có thể làm chết các men vi sinh trong ruột
Vậy con muốn hỏi TẬP VÕ nên ăn đường trong bữa ăn trưa, ăn xong sau 30 phút kéo ép gối 600 lần để tiêu hóa đường trong máu rồi sau đó chiều tập võ không cần ăn đường nữa
Trả lời :
Có 3 nguyên tắc khi dùng đường :
Đo áp huyết 2 tay trái và phải. Số thứ nhất là khí lực/số thứ hai là Huyết/số thứ ba là nhịp tim, chỉ cơ thể nóng hay lạnh do sự trao đổi khí lực và Huyết tạo ra nhiệt lượng làm nhịp tim dập đúng tiêu chuẩn và bàn tay không nóng không lạnh.
Ngược lại nhịp tim nhanh mà tay chân lạnh, hay nhịp tim chậm mà chân tay nóng, là đường trong máu chuyển hóa nghịch, nên cần phải dùng máy đo đường thực tế xem đúng tiêu chuẩn không, từ 6.0-8.0mmol/l khi bụng đói, từ 8.0-12.0mmol/l khi bụng no.
Sau khi ăn 30 phút, chọn bài tập khí công để chuyển hóa thức ăn và đường, mỡ trong máu, lệ thuộc vào áp huyết cao thì tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng thật chậm 600 lần làm hạ áp huyết, hoặc tập rất nhanh làm tăng áp huyết khi áp huyết thấp.
Nhưng công dụng của bài tập là : Khi ép đầu gối bên trái vào bụng bên bao tử làm co bóp bao tử 600 lần nhồi thức ăn thành lỏng, nhận sức nóng của tim làm chín nhừ thức ăn, nhận oxy từ phổi biến thức ăn thành dưỡng trấp trôi hết xuống ruột non, ép sát 2 chân vào bụng làm co bóp thận lọc chất bổ của dưỡng trấp thành máu, nhồi bên gan bơm máu cũ lên tim tuần hoàn, nhận máu mới từ thận đã lọc về gan, nhồi gan bơm máu lên tim nhận oxy từ tim đem máu nuôi các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, trước khi tập phải đo đường trong máu, nếu thấp dưới 6.0mmol/l, theo tây y là tốt, nhưng khi tập đường sẽ tụt thấp khi cho ra năng lượng và nhiệt lượng để chuyển hóa thức ăn, sẽ tụt xuống còn 4.0mmol/l nên bị mệt không thể tập được, nên phải uống thêm đường cho tăng lên 7-8.0mmol/l.
Nếu đường đã cao sẵn thì không cần uống thêm đường mà chỉ tập thôi.
Đối với người mập, có nhiều mỡ bụng, thì không cần phải uống đường, mặc dù thử đường thấp, vì đường nằm trong mỡ khi tập người nóng tan mỡ bụng, thì sau khi tập, thử đường có thể tăng lên hơn 10.0mmol/l
Chỉ uống thêm đường trong khi tập chưa đủ số 600 lần mà cơ thể thấy mệt không đủ sức tập nữa là cơ thể thiếu đường, nên cần uống thêm đường mới tập tiếp được. Tập võ cũng vậy, khi mệt mới cần thêm đường.
Trong mọi trường hợp tập xong, phải đo lại áp huyết và đường, người áp huyết cao sẽ xuống thấp, người áp huyết thấp sẽ tăng lên cao, nhưng đường thử lại dưới 6.0mmol/l thì phải ngậm kẹo (mỗi cục kẹo là 1 thìa nhỏ đường) để đường tăng lên, vì trong vòng 30 phút không ngậm kẹo hay uống đường, thì đường sẹ tụt thấp xuống 4.0mmol/l bị té xỉu như người bị trúng gió và làm mất năng lượng, kiệt sức, suy tim mạch, vì thiếu đường cho cơ van tim co bóp hoạt động.
Đường cho năng lượng nuôi thịt và cơ bắp, còn thức ăn là dưỡng trấp chuyển hóa thành máu trong máu vẫn giữ lượng đường 6.0-8.0mmol/l, và men trong ruột non chuyển hóa chất bổ đủ loại thấm qua màng ruột non theo mao quản li ti vào các ống mạch, theo máu đen về thận lọc máu chuyển máu về gan, gan đưa máu lên tim, nhận oxy từ phổi thành máu đỏ lại tuần hoàn tiếp tục.
Mục đích bài viết này giúp cho qúy vị nào muốn ăn gạo lức muối mè để chữa bệnh nên nghiên cứu công dụng, để áp dụng cho đúng hầu tránh hậu qủa nguy hiểm chết người khi vào bệnh viện cấp cứu thì tây y không còn cứu kịp.
doducngoc