...Khối Liên Âu không có ký lô nào và cọp giấy Mỹ cũng chẳng nghĩa lý gì...
Cuối tuần qua, dân Crimea đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập bán đảo này vào lãnh thổ Nga. Không cần phải là thầy bói hay chuyên gia gì, ai cũng biết trước kết quả: 95% phiếu ủng hộ tách rời khỏi Ukraine và sát nhập vào Nga.
Bán đảo Crimea là vùng với đa số dân (60%) là dân gốc Nga, nói tiếng Nga, và thân chính quyền Nga. Họ hồ hởi rủ nhau đi bầu trong khi dân Ukraine biết trước kết quả, đã không buồn tới phòng phiếu làm gì cho mất thời giờ, do đó kết quả 95% là chuyện dĩ nhiên.
Trước đây, Crimea là lãnh thổ Nga. Giữa thập niên 50, Tổng Bí Thư Khrustchev đơn phương quyết định tách Crimea ra khỏi Nga và sát nhập vào lãnh thổ Ukraine. Quyết định này có tính cách hành chánh, vì dù sao thì cả Ukraine cũng vẫn nằm trong lãnh thổ Liên Bang Xô Viết, do đó không mang ý nghĩa chính trị rắc rối nào.
Cuộc trưng cầu dân ý lần này chỉ là một màn trình diễn cho đẹp mắt trên hình thức, chẳng lừa được ai và chẳng làm ai ngạc nhiên với kết quả. TT Putin đã không mất thời giờ, mau mắn tiến tới như đi vào chỗ không người.
Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, quốc hội Crimea đã tuyên cáo độc lập khỏi Ukraine và yêu cầu được sát nhập vào Nga. Đồng thời cũng tuyên cáo tịch thu tất cả cơ sở, tài sản và nhân sự của chính quyền Ukraine, chuyển qua thành cơ sở, tài sản và nhân sự Cộng Hoà Crimea. Vài phút sau, TT Putin chính thức công nhận Cộng Hoà Crimea như một quốc gia độc lập và ký ngay hiệp ước chấp nhận Crimea vào lãnh thổ Nga. Chưa đầy một tuần sau, lưỡng viện quốc hội Nga chính thức chấp nhận. Quốc hội Nga dưới thời Putin cũng không khác gì quốc hội Liên Bang Xô Viết, chỉ là một đám nghị gật.
Vấn đề là bây giờ chuyện gì sẽ xẩy ra.
Điều đầu tiên thấy rõ là … gạo đã nấu thành cơm, không ai có khả năng biến cơm thành gạo trở lại. Đây là chuyện đã rồi. Nói như TT Putin: chấm hết (Period!).
Đối với tân chính quyền Ukraine, dĩ nhiên đây là chuyện không thể chấp nhận được vì vi phạm Hiến Pháp Ukraine. Lấy ví dụ cụ thể, tiểu bang Texas muốn tách rời khỏi Liên Bang Hoa Kỳ không phải chỉ cần dân Texas trưng cầu dân ý, đi là đi. Mà còn đòi hỏi quyết định này phải được các tiểu bang khác và liên bang chấp nhận. Trong trường hợp Crimea, chỉ mới có dân và chính quyền tự phong Crimea biểu quyết tách rời khỏi Ukraine, chính phủ trung ương Ukraine không đồng ý. Như vậy, trên mặt công pháp quốc tế, Crimea chưa hoàn tất thủ tục tách rời, và chưa được tách rời.
TT Putin đã có câu trả lời cho vấn đề công pháp rắc rối này. Theo ông, năm 1991, khi Liên Bang Xô Viết tan vỡ, Ukraine tuyên cáo tách rời khỏi Liên Bang Xô Viết, họ chẳng hề hỏi ý kiến và cần sự chấp nhận của Moscow, và cả thế giới đều nhìn nhận tuyên cáo độc lập này. Lập luận của TT Putin thật không sai và khó bác bỏ được. TT Putin cũng không quên nhắc lại ông Khrustchev khi chuyển Crimea qua lãnh thổ Ukraine cũng chẳng hỏi ý kiến ai, thậm chí cũng chẳng có trưng cầu dân ý gì hết. Điều TT Putin “quên” không nhắc đến là năm 1991, dân Crimea đã đi bầu, chọn sát nhập vào Ukraine, thay vì trở về Nga.
Không ai biết chính quyền Kiev có thể và sẽ làm gì. Chỉ biết là họ đã thông báo không nhìn nhận cuộc trưng cầu dân ý, và sẽ không rút các lực lượng quân sự Ukraine ra khỏi Crimea. Các công chức chính quyền trung ương vẫn được lệnh đi làm tại chỗ và chịu trách nhiệm với chính quyền Kiev. Kiev cũng đã động viên lực lượng dân quân, thành lập một đạo quân tự vệ tình nguyện khoảng 60,000 người. Nhưng ngay sau đó, có tin chính quyền Kiev đã ra lệnh quân nhân Ukraine rút khỏi Crimea, trong khi tại Crimea, một số công chức và quân nhân Ukraine đã đào ngũ, nhẩy qua bên Nga. Mặt khác, tin mới nhất cho biết quân đội Nga đã chiếm bộ tư lệnh hải quân Ukraine tại thành phố Sebastopol.
Chính quyền Kiev thông báo sẽ gửi vài viên chức cao cấp nhất đến Crimea để thương thảo với chính quyền Crimea, nhưng thủ tướng tự phong của Crimea (với sự công nhận của Nga) đã tuyên bố máy bay chở các viên chức này sẽ không được phép đáp xuống lãnh thổ Crimea.
Chiến tranh không phải là chuyện không thể xẩy ra khi lính Nga phải đối đầu với lính Ukraine, mặc dù ai cũng biết Ukraine không phải là đối thủ của Nga. Ngay trước ngày trưng cầu dân ý, TT Putin đã tập trung cả chục ngàn quân sát biên giới Nga–Ukraine. Ta cũng không quên quốc hội Nga –dĩ nhiên là theo chỉ thị của TT Putin- đã biểu quyết cho phép TT Putin dùng vũ lực chiếm cả nước Ukraine, rồi TT Putin tố thêm khi tuyên bố lửng lờ Nga không có ý định đánh chiếm cả Ukraine. Diễn giải nôm na: tôi được toàn quyền đánh anh, và cho đến bây giờ tôi không có ý định đánh, nhưng anh đừng cản tôi, tôi sẽ đánh anh thật đó.
Ukraine là nước lớn thứ nhì của Âu Châu, sau Nga. Nhưng trên phương diện chính trị và quân sự, chỉ là tiểu quốc hạng ruồi, không phải là đối thủ của Nga. Nga có thể tung quân chiếm cả nước dễ dàng. Nhất là trong tình trạng khủng hoảng chính trị hiện nay, khi TT Putin có thể xách động lực lượng quần chúng thân Nga khá đông đảo tại Ukraine. Một tỉnh phiá bắc Crimea của Ukraine đã lên tiếng theo con đường của Crimea, yêu cầu tách ra khỏi Ukraine để sát nhập vào Nga.
Nếu chiến tranh xẩy ra thì Liên Âu và Mỹ sẽ phản ứng như thế nào?
Chính quyền Kiev đã chính thức yêu cầu Liên Âu và Mỹ hậu thuẫn quân sự cho Kiev. Thực tế mà nhận xét, Liên Âu, một tổ chức tạp nhạp của hơn hai tá quốc gia Âu Châu giàu có và rửng mỡ nhất thế giới, sẽ không nhúc nhích. Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương –NATO- cũng sẽ không nhúc nhích vì Ukraine không nằm trong khối này. Còn lại Mỹ. Ta sẽ xét đến ở phần dưới.
Về phần TT Putin thì “đường ta, ta cứ đi” từ mấy tuần qua, chẳng có gì làm ông dừng chân suy nghĩ lại. Những chuyên gia kinh tế có thể bàn rộng về hậu quả tai hại về kinh tế cho Nga như tốn kém, tiền rúp mất giá, kinh tế lung lay, chứng khoán mất giá, … nhưng tất cả những đe dọa đó đều không lọt vào tai ông cựu đại tá KGB chưa bao giờ thắc mắc về các chuyện kinh tế tài chánh. Chưa nói tới chuyện TT Putin tự cho mình đang có một vũ khí chiến lược tối quan trọng là dầu xăng và khí đốt mà Nga đang cung cấp cho hầu hết Âu Châu, có thể giúp ông khống chế cả Âu Châu. Ông cũng biết Nga là một cường quốc có tầm vóc lớn, nếu Mỹ và Tây Phương áp đặt vài hình thức trừng phát kinh tế thì họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tai hại lây.
TT Putin không lo hậu quả trong nước, mà cũng chẳng áy náy trước hậu quả đối ngoại. Khối Liên Âu không có ký lô nào và cọp giấy Mỹ cũng chẳng nghiã lý gì. Nhất là TT Putin vẫn còn ý nghĩ là TT Obama mắc nợ ông khi ông giúp chính quyền Obama thoát khỏi ngõ bí Syria cách đây không lâu.
Mục tiêu chiến lược của TT Putin là tái lập ảnh hưởng của Nga lên các quốc gia trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết, không nhiều thì ít. Khu vực ưu tiên của Nga là vùng Hắc Hải. Ông đã đánh Georgia, chiếm một phần lãnh thổ xứ này rồi biến thành những tiểu quốc tự trị trên nguyên tắc, nhưng hoàn toàn do Nga khống chế. Bây giờ tới Crimea. Không đánh chiếm hết Georgia hay Ukraine, nhưng gặm nhấm từng phần lãnh thổ của họ để giúp Nga kiểm soát trọn vẹn biển Hắc Hải và cửa ngỏ của Nga vào Điạ Trung Hải, Trung Đông, và Bắc Phi. Trong tương lai, có thể sẽ là những vùng Moldavie, Transnistrie, các tiểu quốc vùng Tây Bắc như Lithuania, Estonia, … Bản đồ Âu Châu đang và sẽ tiếp tục được TT Putin vẽ lại trước sự thụ động bất lực của Mỹ và cả thế giới.
Tham vọng của TT Putin không ai không nhìn thấy, và nguy hiểm hơn nữa là cũng chẳng ai kềm chế được ông ta. Mạnh hay không, mau hay chậm, hoàn toàn do TT Putin quyết định.
TT Putin xuất thân từ KGB, từng là chuyên viên tình báo phụ trách việc theo dõi ngoại kiều, các toà đại sứ và lãnh sự, nghiã là người hiểu biết rõ nhất về các nước ngoài, nhất là Tây phương và Mỹ, từ các chính khách đến các chính sách. Dựa trên thể chế dân chủ mới phôi thai của Nga, ông đã ma-nớp để nắm quyền từ năm 1999, bắt đầu từ làm thủ tướng cho TT Yeltsin, rồi quyền tổng thống thay thế Yeltsin, rồi chính thức làm tổng thống hai nhiệm kỳ do dân bầu, rồi qua làm thủ tướng dưới tổng thống bù nhìn Medvedev, rồi lại trở về làm tổng thống. Ông đã sửa đổi Hiến Pháp tăng nhiệm kỳ tổng thống lên 6 năm. Bây giờ đang làm tổng thống nhiệm kỳ đầu lần thứ hai từ 2012, tức là còn làm tổng thống đến năm 2018, sau đó lại có thể ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa tới 2024. Tức là ông đã và sẽ nắm quyền tuyệt đối hơn ba thập niên. Chưa kể sau 2024.
Với quyền hành vô hạn đối nội và không đối thủ đối ngoại, TT Putin muốn làm gì và đi xa tới đâu chỉ là quyết định của chính ông và một mình ông. Thực tế nếu ông muốn nuốt chửng cả Ukraine cũng chẳng ai cản được.
Về phiá Mỹ, không ai tin ông tổng thống với giải Nobel Hoà Bình sẽ dám tuyên chiến với Nga. Mà có dám thì cũng chỉ là làm chuyện điên rồ, chỉ “ôm đầu máu”. Nga không phải là Iraq hay Afghanistan.
Chuyện quan trọng hơn là Mỹ thật sự không có lý do gì và cũng không có quyền gì can thiệp để chống Nga, bảo vệ Ukraine. Trên căn bản, Mỹ không có quyền áp đặt một trật tự chính trị nào trên thế giới. Nếu một quốc gia nào đó xâm chiến một quốc gia khác, không ai nói Mỹ có quyền can thiệp theo bên nào và chống bên nào hết, ngoại trừ trường hợp có hiệp ước liên minh quân sự với một bên. Mỹ không có hiệp ước quân sự gì với Ukraine.
Câu tuyên bố để đời của TT Kennedy “chúng ta sẽ trả mọi giá, chịu mọi gánh nặng, hứng mọi khổ cực để hỗ trợ mọi nước bạn, chống mọi kẻ thù, để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do” chỉ là loại tuyên ngôn dao to búa lớn của các chính khách để câu sự chú ý của thiên hạ, không hơn không kém. Chẳng ai tin. Nhất là khi Mỹ chẳng có quyền lợi hay đe doạ an ninh trực tiếp gì tại Ukraine.
TT Obama cũng không thể đòi Liên Hiệp Quốc có bất cứ biện pháp nào vì Nga có quyền phủ quyết tuyệt đối tại đây.
Nói trắng ra, Mỹ chẳng có quyền hay có khả năng làm gì hết.
Nhưng cái vô lý của TT Obama là đã đưa ra những lời hăm doạ, cứ làm như Mỹ có khả năng áp đặt Nga phải theo ý mình. Cái bệnh của mấy ông tổng thống Dân Chủ yếu đuối là sợ bị tố là yếu đuối nên luôn luôn phải hò hét, hăm dọa đủ điều để rồi chẳng dám nhúc nhích gì hết. TT Reagan đã từng tố cáo TT Carter là chuyên gia hù bịp (bluff).
Kinh nghiệm TT Obama vạch lằn ranh đỏ tại Syria rõ như ban ngày và còn nóng hổi, chưa ai quên. Bây giờ tuồng cũ lôi ra lại, hăm dọa Nga “sẽ phải trả giá rất đắt”, hù dọa trừng phạt kiểu phong toả tài sản, gửi máy bay phản lực chiến đấu bay qua bay lại, gửi thêm vài chiếc khác qua tăng cường cho NATO,...
Cái phiền phức trong cảnh hù dọa này là vô hình chung đã đặt “người hùng” Putin trong cái thế không thể lùi được, vì lùi tức là đã chịu khuất phục trước hăm dọa của Mỹ.
Chẳng những vậy, những hù dọa này có thể đã gửi một thông điệp lệch lạc cho chính quyền Kiev, mang lại cho họ một hy vọng sẽ được hậu thuẫn mạnh của Mỹ, khuyến khích họ cứng rắn hơn trong cách đối phó với Nga. Ngay từ những ngày đầu khi tổng thống thân Nga Yanukovich không chịu ký hiệp ước thương mại với Liên Âu, chính quyền Obama đã không mở cánh cửa cho ông này thoát áp lực của Nga, và đã mạnh mẽ hậu thuẫn khối đối lập, gần như cổ võ cho một cuộc đảo chánh, rồi sau đó, cũng đã mạnh mẽ hậu thuẫn chính quyền mới, để rồi khi chính quyền mới này đụng độ với Nga và bị Nga lấn lướt tại Crimea thì lại bó tay ngồi nhìn và phản đối bằng miệng.
Đây là những sai lầm chiến lược vô cùng lớn lao của chính quyền Obama. Hăm dọa ép “người hùng” Putin vào chân tường, khuyến khích và tăng hy vọng cho Ukraine, trong khi biết rõ mình không dám mà cũng không thể làm được gì.
Thực tế cho thấy TT Obama chỉ hăm dọa cho có mà chẳng làm được gì hết. TT Obama vừa ra lệnh trừng phạt một số viên chức cao cấp Nga và Ukraine, tịch thu tài sản của họ ở bên Mỹ và cấm họ không được du hành qua Mỹ. TT Putin khi nhận được tin này đã cười lớn và gọi đó là chuyện diễu (a joke). Mà đúng là chuyện diễu thật. Người chủ chốt trong mọi chuyện là TT Putin thì không dám đá đụng tới, ngay cả những viên chức cao cấp như thủ tướng Medvedev, hay các bộ trưởng Quốc Phòng hay Ngoại Giao cũng chẳng dám đụng tới. Chỉ “trừng phạt” những thủ hạ hạng ba hạng tư như hai phụ tá vô danh của TT Putin, và cựu tổng thống Ukraine đã bị truất phế. Những người này, chẳng ai có tài sản gì ở Mỹ và cũng chẳng ai có ý định đi Mỹ chơi cả. Biện pháp chế tài của chính quyền Obama nếu không phải là chuyện diễu thì là gì? Đó là những “giá rất đắt phải trả” (huge price to pay) như ngoại trưởng Kerry hăm he sao?
Điều khôi hài thật sự là sau khi TT Obama công bố các biện pháp chế tài thì thị trường chứng khoán Nữu Ước và cả tại Mạc Tư Khoa đã nhẩy vọt lên, ăn mừng vì thấy tình hình không có gì căng thẳng hết, không có nguy cơ chiến tranh Nga-Mỹ cũng như chẳng có hậu quả tai hại gì khác cho kinh tế Mỹ hay Nga.
Rồi TT Putin cũng đáp lễ, ra lệnh tịch thu tài sản và cấm du hành qua Nga đối với một số quan chức cao cấp Mỹ như chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Thượng Viện,... Làm như những vị này cũng có tài sản ngầm ở Nga và ôm mộng du lịch Nga vậy. Chính trị ở mức cao nhất thế giới nhiều khi như trò ú tim của trẻ con.
Một lần nữa, phải khẳng định không ai nghĩ đến chuyện TT Obama tuyên chiến với Nga rồi vác máy bay thả bom Mạc Tư Khoa. Nhưng vấn đề là một tổng thống không kinh nghiệm đối ngoại, với một chính sách ngoại giao quờ quạng “trống rỗng kêu to” đã khuyến khích tất cả những tay độc tài, tham vọng, coi Mỹ như pha, muốn làm gì thì làm. Dĩ nhiên Mỹ không thể làm cảnh sát thế giới và ngăn cản ai làm chuyện gì, nhưng nếu như vậy thì tốt hơn hết đừng hù dọa ai chuyện gì hết. Lấy ví dụ cái xứ Congo chẳng có khả năng ngăn cản ai, nhưng cũng chẳng bao giờ hù dọa ai “sẽ phải trả giá rất đắt”, chỉ là “chuyện diễu” cho thiên hạ.
Dân Việt ta, tỵ nạn hay còn trong nước, nhìn vào câu chuyện Ukraine, không thể không... rùng mình lo sợ. Lỡ như mấy Chú Ba phương bắc ra chiêu Putin, tuyên cáo vùng Cao-Bắc-Lạng là lãnh thổ của các Thiên Tử, mang quân qua chiếm, tổ chức trưng cầu dân ý cuội, rồi sát nhập vào Quảng Đông – Quảng Tây thì sao? Câu trả lời rõ rệt nhất: các tổ chức quốc tế sẽ phản đối, Mỹ sẽ cảnh cáo Trung Cộng phải “trả giá rất đắt”, ngoại trưởng Mỹ sẽ đi Hà Nội ủng hộ tinh thần VN, rồi Cao-Bắc-Lạng chính thức trở thành một tỉnh Tầu, các quan chức CHXHCNVN lo chuyển của cải qua Mỹ, mua nhà Bolsa, phòng thân cho bước tiếp theo của Bắc Bình.
Nói như Mỹ nói, “life goes on!” Thời thế, thế thời phải thế? (23-03-14)
Vũ Linh
Trước đây, Crimea là lãnh thổ Nga. Giữa thập niên 50, Tổng Bí Thư Khrustchev đơn phương quyết định tách Crimea ra khỏi Nga và sát nhập vào lãnh thổ Ukraine. Quyết định này có tính cách hành chánh, vì dù sao thì cả Ukraine cũng vẫn nằm trong lãnh thổ Liên Bang Xô Viết, do đó không mang ý nghĩa chính trị rắc rối nào.
Cuộc trưng cầu dân ý lần này chỉ là một màn trình diễn cho đẹp mắt trên hình thức, chẳng lừa được ai và chẳng làm ai ngạc nhiên với kết quả. TT Putin đã không mất thời giờ, mau mắn tiến tới như đi vào chỗ không người.
Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, quốc hội Crimea đã tuyên cáo độc lập khỏi Ukraine và yêu cầu được sát nhập vào Nga. Đồng thời cũng tuyên cáo tịch thu tất cả cơ sở, tài sản và nhân sự của chính quyền Ukraine, chuyển qua thành cơ sở, tài sản và nhân sự Cộng Hoà Crimea. Vài phút sau, TT Putin chính thức công nhận Cộng Hoà Crimea như một quốc gia độc lập và ký ngay hiệp ước chấp nhận Crimea vào lãnh thổ Nga. Chưa đầy một tuần sau, lưỡng viện quốc hội Nga chính thức chấp nhận. Quốc hội Nga dưới thời Putin cũng không khác gì quốc hội Liên Bang Xô Viết, chỉ là một đám nghị gật.
Vấn đề là bây giờ chuyện gì sẽ xẩy ra.
Điều đầu tiên thấy rõ là … gạo đã nấu thành cơm, không ai có khả năng biến cơm thành gạo trở lại. Đây là chuyện đã rồi. Nói như TT Putin: chấm hết (Period!).
Đối với tân chính quyền Ukraine, dĩ nhiên đây là chuyện không thể chấp nhận được vì vi phạm Hiến Pháp Ukraine. Lấy ví dụ cụ thể, tiểu bang Texas muốn tách rời khỏi Liên Bang Hoa Kỳ không phải chỉ cần dân Texas trưng cầu dân ý, đi là đi. Mà còn đòi hỏi quyết định này phải được các tiểu bang khác và liên bang chấp nhận. Trong trường hợp Crimea, chỉ mới có dân và chính quyền tự phong Crimea biểu quyết tách rời khỏi Ukraine, chính phủ trung ương Ukraine không đồng ý. Như vậy, trên mặt công pháp quốc tế, Crimea chưa hoàn tất thủ tục tách rời, và chưa được tách rời.
TT Putin đã có câu trả lời cho vấn đề công pháp rắc rối này. Theo ông, năm 1991, khi Liên Bang Xô Viết tan vỡ, Ukraine tuyên cáo tách rời khỏi Liên Bang Xô Viết, họ chẳng hề hỏi ý kiến và cần sự chấp nhận của Moscow, và cả thế giới đều nhìn nhận tuyên cáo độc lập này. Lập luận của TT Putin thật không sai và khó bác bỏ được. TT Putin cũng không quên nhắc lại ông Khrustchev khi chuyển Crimea qua lãnh thổ Ukraine cũng chẳng hỏi ý kiến ai, thậm chí cũng chẳng có trưng cầu dân ý gì hết. Điều TT Putin “quên” không nhắc đến là năm 1991, dân Crimea đã đi bầu, chọn sát nhập vào Ukraine, thay vì trở về Nga.
Không ai biết chính quyền Kiev có thể và sẽ làm gì. Chỉ biết là họ đã thông báo không nhìn nhận cuộc trưng cầu dân ý, và sẽ không rút các lực lượng quân sự Ukraine ra khỏi Crimea. Các công chức chính quyền trung ương vẫn được lệnh đi làm tại chỗ và chịu trách nhiệm với chính quyền Kiev. Kiev cũng đã động viên lực lượng dân quân, thành lập một đạo quân tự vệ tình nguyện khoảng 60,000 người. Nhưng ngay sau đó, có tin chính quyền Kiev đã ra lệnh quân nhân Ukraine rút khỏi Crimea, trong khi tại Crimea, một số công chức và quân nhân Ukraine đã đào ngũ, nhẩy qua bên Nga. Mặt khác, tin mới nhất cho biết quân đội Nga đã chiếm bộ tư lệnh hải quân Ukraine tại thành phố Sebastopol.
Chính quyền Kiev thông báo sẽ gửi vài viên chức cao cấp nhất đến Crimea để thương thảo với chính quyền Crimea, nhưng thủ tướng tự phong của Crimea (với sự công nhận của Nga) đã tuyên bố máy bay chở các viên chức này sẽ không được phép đáp xuống lãnh thổ Crimea.
Chiến tranh không phải là chuyện không thể xẩy ra khi lính Nga phải đối đầu với lính Ukraine, mặc dù ai cũng biết Ukraine không phải là đối thủ của Nga. Ngay trước ngày trưng cầu dân ý, TT Putin đã tập trung cả chục ngàn quân sát biên giới Nga–Ukraine. Ta cũng không quên quốc hội Nga –dĩ nhiên là theo chỉ thị của TT Putin- đã biểu quyết cho phép TT Putin dùng vũ lực chiếm cả nước Ukraine, rồi TT Putin tố thêm khi tuyên bố lửng lờ Nga không có ý định đánh chiếm cả Ukraine. Diễn giải nôm na: tôi được toàn quyền đánh anh, và cho đến bây giờ tôi không có ý định đánh, nhưng anh đừng cản tôi, tôi sẽ đánh anh thật đó.
Ukraine là nước lớn thứ nhì của Âu Châu, sau Nga. Nhưng trên phương diện chính trị và quân sự, chỉ là tiểu quốc hạng ruồi, không phải là đối thủ của Nga. Nga có thể tung quân chiếm cả nước dễ dàng. Nhất là trong tình trạng khủng hoảng chính trị hiện nay, khi TT Putin có thể xách động lực lượng quần chúng thân Nga khá đông đảo tại Ukraine. Một tỉnh phiá bắc Crimea của Ukraine đã lên tiếng theo con đường của Crimea, yêu cầu tách ra khỏi Ukraine để sát nhập vào Nga.
Nếu chiến tranh xẩy ra thì Liên Âu và Mỹ sẽ phản ứng như thế nào?
Chính quyền Kiev đã chính thức yêu cầu Liên Âu và Mỹ hậu thuẫn quân sự cho Kiev. Thực tế mà nhận xét, Liên Âu, một tổ chức tạp nhạp của hơn hai tá quốc gia Âu Châu giàu có và rửng mỡ nhất thế giới, sẽ không nhúc nhích. Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương –NATO- cũng sẽ không nhúc nhích vì Ukraine không nằm trong khối này. Còn lại Mỹ. Ta sẽ xét đến ở phần dưới.
Về phần TT Putin thì “đường ta, ta cứ đi” từ mấy tuần qua, chẳng có gì làm ông dừng chân suy nghĩ lại. Những chuyên gia kinh tế có thể bàn rộng về hậu quả tai hại về kinh tế cho Nga như tốn kém, tiền rúp mất giá, kinh tế lung lay, chứng khoán mất giá, … nhưng tất cả những đe dọa đó đều không lọt vào tai ông cựu đại tá KGB chưa bao giờ thắc mắc về các chuyện kinh tế tài chánh. Chưa nói tới chuyện TT Putin tự cho mình đang có một vũ khí chiến lược tối quan trọng là dầu xăng và khí đốt mà Nga đang cung cấp cho hầu hết Âu Châu, có thể giúp ông khống chế cả Âu Châu. Ông cũng biết Nga là một cường quốc có tầm vóc lớn, nếu Mỹ và Tây Phương áp đặt vài hình thức trừng phát kinh tế thì họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tai hại lây.
TT Putin không lo hậu quả trong nước, mà cũng chẳng áy náy trước hậu quả đối ngoại. Khối Liên Âu không có ký lô nào và cọp giấy Mỹ cũng chẳng nghiã lý gì. Nhất là TT Putin vẫn còn ý nghĩ là TT Obama mắc nợ ông khi ông giúp chính quyền Obama thoát khỏi ngõ bí Syria cách đây không lâu.
Mục tiêu chiến lược của TT Putin là tái lập ảnh hưởng của Nga lên các quốc gia trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết, không nhiều thì ít. Khu vực ưu tiên của Nga là vùng Hắc Hải. Ông đã đánh Georgia, chiếm một phần lãnh thổ xứ này rồi biến thành những tiểu quốc tự trị trên nguyên tắc, nhưng hoàn toàn do Nga khống chế. Bây giờ tới Crimea. Không đánh chiếm hết Georgia hay Ukraine, nhưng gặm nhấm từng phần lãnh thổ của họ để giúp Nga kiểm soát trọn vẹn biển Hắc Hải và cửa ngỏ của Nga vào Điạ Trung Hải, Trung Đông, và Bắc Phi. Trong tương lai, có thể sẽ là những vùng Moldavie, Transnistrie, các tiểu quốc vùng Tây Bắc như Lithuania, Estonia, … Bản đồ Âu Châu đang và sẽ tiếp tục được TT Putin vẽ lại trước sự thụ động bất lực của Mỹ và cả thế giới.
Tham vọng của TT Putin không ai không nhìn thấy, và nguy hiểm hơn nữa là cũng chẳng ai kềm chế được ông ta. Mạnh hay không, mau hay chậm, hoàn toàn do TT Putin quyết định.
TT Putin xuất thân từ KGB, từng là chuyên viên tình báo phụ trách việc theo dõi ngoại kiều, các toà đại sứ và lãnh sự, nghiã là người hiểu biết rõ nhất về các nước ngoài, nhất là Tây phương và Mỹ, từ các chính khách đến các chính sách. Dựa trên thể chế dân chủ mới phôi thai của Nga, ông đã ma-nớp để nắm quyền từ năm 1999, bắt đầu từ làm thủ tướng cho TT Yeltsin, rồi quyền tổng thống thay thế Yeltsin, rồi chính thức làm tổng thống hai nhiệm kỳ do dân bầu, rồi qua làm thủ tướng dưới tổng thống bù nhìn Medvedev, rồi lại trở về làm tổng thống. Ông đã sửa đổi Hiến Pháp tăng nhiệm kỳ tổng thống lên 6 năm. Bây giờ đang làm tổng thống nhiệm kỳ đầu lần thứ hai từ 2012, tức là còn làm tổng thống đến năm 2018, sau đó lại có thể ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa tới 2024. Tức là ông đã và sẽ nắm quyền tuyệt đối hơn ba thập niên. Chưa kể sau 2024.
Với quyền hành vô hạn đối nội và không đối thủ đối ngoại, TT Putin muốn làm gì và đi xa tới đâu chỉ là quyết định của chính ông và một mình ông. Thực tế nếu ông muốn nuốt chửng cả Ukraine cũng chẳng ai cản được.
Về phiá Mỹ, không ai tin ông tổng thống với giải Nobel Hoà Bình sẽ dám tuyên chiến với Nga. Mà có dám thì cũng chỉ là làm chuyện điên rồ, chỉ “ôm đầu máu”. Nga không phải là Iraq hay Afghanistan.
Chuyện quan trọng hơn là Mỹ thật sự không có lý do gì và cũng không có quyền gì can thiệp để chống Nga, bảo vệ Ukraine. Trên căn bản, Mỹ không có quyền áp đặt một trật tự chính trị nào trên thế giới. Nếu một quốc gia nào đó xâm chiến một quốc gia khác, không ai nói Mỹ có quyền can thiệp theo bên nào và chống bên nào hết, ngoại trừ trường hợp có hiệp ước liên minh quân sự với một bên. Mỹ không có hiệp ước quân sự gì với Ukraine.
Câu tuyên bố để đời của TT Kennedy “chúng ta sẽ trả mọi giá, chịu mọi gánh nặng, hứng mọi khổ cực để hỗ trợ mọi nước bạn, chống mọi kẻ thù, để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do” chỉ là loại tuyên ngôn dao to búa lớn của các chính khách để câu sự chú ý của thiên hạ, không hơn không kém. Chẳng ai tin. Nhất là khi Mỹ chẳng có quyền lợi hay đe doạ an ninh trực tiếp gì tại Ukraine.
TT Obama cũng không thể đòi Liên Hiệp Quốc có bất cứ biện pháp nào vì Nga có quyền phủ quyết tuyệt đối tại đây.
Nói trắng ra, Mỹ chẳng có quyền hay có khả năng làm gì hết.
Nhưng cái vô lý của TT Obama là đã đưa ra những lời hăm doạ, cứ làm như Mỹ có khả năng áp đặt Nga phải theo ý mình. Cái bệnh của mấy ông tổng thống Dân Chủ yếu đuối là sợ bị tố là yếu đuối nên luôn luôn phải hò hét, hăm dọa đủ điều để rồi chẳng dám nhúc nhích gì hết. TT Reagan đã từng tố cáo TT Carter là chuyên gia hù bịp (bluff).
Kinh nghiệm TT Obama vạch lằn ranh đỏ tại Syria rõ như ban ngày và còn nóng hổi, chưa ai quên. Bây giờ tuồng cũ lôi ra lại, hăm dọa Nga “sẽ phải trả giá rất đắt”, hù dọa trừng phạt kiểu phong toả tài sản, gửi máy bay phản lực chiến đấu bay qua bay lại, gửi thêm vài chiếc khác qua tăng cường cho NATO,...
Cái phiền phức trong cảnh hù dọa này là vô hình chung đã đặt “người hùng” Putin trong cái thế không thể lùi được, vì lùi tức là đã chịu khuất phục trước hăm dọa của Mỹ.
Chẳng những vậy, những hù dọa này có thể đã gửi một thông điệp lệch lạc cho chính quyền Kiev, mang lại cho họ một hy vọng sẽ được hậu thuẫn mạnh của Mỹ, khuyến khích họ cứng rắn hơn trong cách đối phó với Nga. Ngay từ những ngày đầu khi tổng thống thân Nga Yanukovich không chịu ký hiệp ước thương mại với Liên Âu, chính quyền Obama đã không mở cánh cửa cho ông này thoát áp lực của Nga, và đã mạnh mẽ hậu thuẫn khối đối lập, gần như cổ võ cho một cuộc đảo chánh, rồi sau đó, cũng đã mạnh mẽ hậu thuẫn chính quyền mới, để rồi khi chính quyền mới này đụng độ với Nga và bị Nga lấn lướt tại Crimea thì lại bó tay ngồi nhìn và phản đối bằng miệng.
Đây là những sai lầm chiến lược vô cùng lớn lao của chính quyền Obama. Hăm dọa ép “người hùng” Putin vào chân tường, khuyến khích và tăng hy vọng cho Ukraine, trong khi biết rõ mình không dám mà cũng không thể làm được gì.
Thực tế cho thấy TT Obama chỉ hăm dọa cho có mà chẳng làm được gì hết. TT Obama vừa ra lệnh trừng phạt một số viên chức cao cấp Nga và Ukraine, tịch thu tài sản của họ ở bên Mỹ và cấm họ không được du hành qua Mỹ. TT Putin khi nhận được tin này đã cười lớn và gọi đó là chuyện diễu (a joke). Mà đúng là chuyện diễu thật. Người chủ chốt trong mọi chuyện là TT Putin thì không dám đá đụng tới, ngay cả những viên chức cao cấp như thủ tướng Medvedev, hay các bộ trưởng Quốc Phòng hay Ngoại Giao cũng chẳng dám đụng tới. Chỉ “trừng phạt” những thủ hạ hạng ba hạng tư như hai phụ tá vô danh của TT Putin, và cựu tổng thống Ukraine đã bị truất phế. Những người này, chẳng ai có tài sản gì ở Mỹ và cũng chẳng ai có ý định đi Mỹ chơi cả. Biện pháp chế tài của chính quyền Obama nếu không phải là chuyện diễu thì là gì? Đó là những “giá rất đắt phải trả” (huge price to pay) như ngoại trưởng Kerry hăm he sao?
Điều khôi hài thật sự là sau khi TT Obama công bố các biện pháp chế tài thì thị trường chứng khoán Nữu Ước và cả tại Mạc Tư Khoa đã nhẩy vọt lên, ăn mừng vì thấy tình hình không có gì căng thẳng hết, không có nguy cơ chiến tranh Nga-Mỹ cũng như chẳng có hậu quả tai hại gì khác cho kinh tế Mỹ hay Nga.
Rồi TT Putin cũng đáp lễ, ra lệnh tịch thu tài sản và cấm du hành qua Nga đối với một số quan chức cao cấp Mỹ như chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Thượng Viện,... Làm như những vị này cũng có tài sản ngầm ở Nga và ôm mộng du lịch Nga vậy. Chính trị ở mức cao nhất thế giới nhiều khi như trò ú tim của trẻ con.
Một lần nữa, phải khẳng định không ai nghĩ đến chuyện TT Obama tuyên chiến với Nga rồi vác máy bay thả bom Mạc Tư Khoa. Nhưng vấn đề là một tổng thống không kinh nghiệm đối ngoại, với một chính sách ngoại giao quờ quạng “trống rỗng kêu to” đã khuyến khích tất cả những tay độc tài, tham vọng, coi Mỹ như pha, muốn làm gì thì làm. Dĩ nhiên Mỹ không thể làm cảnh sát thế giới và ngăn cản ai làm chuyện gì, nhưng nếu như vậy thì tốt hơn hết đừng hù dọa ai chuyện gì hết. Lấy ví dụ cái xứ Congo chẳng có khả năng ngăn cản ai, nhưng cũng chẳng bao giờ hù dọa ai “sẽ phải trả giá rất đắt”, chỉ là “chuyện diễu” cho thiên hạ.
Dân Việt ta, tỵ nạn hay còn trong nước, nhìn vào câu chuyện Ukraine, không thể không... rùng mình lo sợ. Lỡ như mấy Chú Ba phương bắc ra chiêu Putin, tuyên cáo vùng Cao-Bắc-Lạng là lãnh thổ của các Thiên Tử, mang quân qua chiếm, tổ chức trưng cầu dân ý cuội, rồi sát nhập vào Quảng Đông – Quảng Tây thì sao? Câu trả lời rõ rệt nhất: các tổ chức quốc tế sẽ phản đối, Mỹ sẽ cảnh cáo Trung Cộng phải “trả giá rất đắt”, ngoại trưởng Mỹ sẽ đi Hà Nội ủng hộ tinh thần VN, rồi Cao-Bắc-Lạng chính thức trở thành một tỉnh Tầu, các quan chức CHXHCNVN lo chuyển của cải qua Mỹ, mua nhà Bolsa, phòng thân cho bước tiếp theo của Bắc Bình.
Nói như Mỹ nói, “life goes on!” Thời thế, thế thời phải thế? (23-03-14)
Vũ Linh