Friday 2 May 2014

Diễn văn đọc trong lễ tưởng niệm tướng Nguyễn khoa Nam tại Houston, Texas ngày 4 tháng 5 năm 2008

Kính thưa liệt quý vị,
Kính thưa quý chiến hữu các cấp của QLVNCH,
Thưa quý bạn trẻ,
            Trong gian phòng ấm cúng hôm nay chúng ta tưởng niệm các anh hùng vị quốc vong thân và đặc biệt là kỷ niệm lần thứ 33 húy nhật của thiếu tướng Nguyễn khoa Nam. Vói vô vàn xúc động, tôi linh cảm anh linh của các vị quá vãng phảng phất đâu đây mặc dầu chúng ta không trông thấy, như thi hào Victor Hugo có nói “Les morts sont des invisibles mais non des absents.”
            Gần gủi hơn, bên kia đường Bellaire, đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ và quân cán chính bỏ mình vì tổ quốc đang chứng giám.
            Câu nói đầu tiên của tôi là tôi xin cám ơn ban tổ chức đã cho tôi cơ hội hiếm có để nói đôi giòng về lịch sử cận đại của Việt Nam và sự thật về việc tuẩn tiết của Thiếu tướng Nguyễn khoa Nam, tư lệnh Quân đòan IV kiêm vùng IV chiến thuật.
           
Về lịch sử, tôi xin có đôi lời giản dị để nói với các bạn trẻ về giai đọan từ 1945 đến 1975. Đối với quí vị cùng thế hệ, tôi xin phép thưa rằng sự nhận định về các biến cố lịch sử là do chính kiến cá nhân mà trình bày. Nếu có điều gì không giống suy nghĩ của các bậc lão niên, các bậc uyên bác ở đây thì tôi thành kính xin quí vị cảm thông và lượng thứ.
            Kính thưa quí vị,
            Trước 1945 Việt Nam, Lào và Cam bốt trên bán đảo Đông dương(Indochina) là thuộc địa của Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật lật đổ Pháp và nước VN tuyên bố độc lập trong ảnh hưởng của Nhật.  Giữa năm 1945 đệ nhị thế chiến kết thúc, với sự chiến thắng của phe đồng minh(Anh, Mỹ, Pháp, Trung hoa quốc gia) và chiến bại của phe Đức-Ý-Nhật (gọi là phe trục). Thừa lúc quân Nhật đầu hàng, lợi dụng khỏang trống chính trị lúc đó,  mặt trận Việt Minh từ mật khu nhảy ra cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945 và thành lập nước VNDCCH  (tiền thân của chính quyền cọng sản sau này).
Chưa đầy một năm sau, năm 1946, người Pháp trở lại Đông dương, không phải để đặt lại nền đô hộ như xưa nhưng nhắm biến các thuộc địa cũ như Việt Nam, Lào và Cam bốt thành những nước nằm trong Liên hiệp Pháp.
Những người không cọng sản và quan tâm đến vận mệnh đất nước thấy hai hiểm họa trước mắt: một là chủ nghĩa cọng sản đang bành trướng, hai là người Pháp trở lại với một hình thức có thể gọi là “thực dân mới”. Biết không thể nào đối đầu được với hai lực lượng ấy, một số chính tri gia đành chọn tạm thời hợp tác với Pháp, qua các thỏa hiệp. Vậy là chiến tranh bùng nổ:
                                                            -1-
một bên là Quốc gia VN, do cựu hòang Bảo Đại làm quốc trưởng, và người Pháp, một bên là mặt trân Việt Minh(cọng sản), mỗi phe cai quản vùng mà mình đã chiếm được, không có ranh giới rõ ràng về lãnh thổ.
Sau gần 9 năm chiến tranh, và với trận Điện biên phủ mà phe thắng là Việt Minh, một hội nghị được thành lập tại Genève(Thụy sĩ) năm 1954 với sự tham dự của đại diện  Pháp, Anh, Nga (hồi đó gọi là Liên xô), Trung Cọng, và hai phe của VN: Quốc gia VN và nước VNDCCH(cong sản).
Kết quả của hội đàm Genève là chấm dứt cuộc chiến và tạm thời chia nước VN thành hai lãnh thổ theo hai chế độ chính trị khác nhau:
- Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc là lãnh thổ của nước VNDCCH theo chủ nghĩa cọng sản, sau lưng là  khối cọng sản khổng lồ: Liên xô (Nga), Trung Cọng và các nước Đông Âu.
-  Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là lãnh thổ của nước VNCH (tên mới, thay thế cho “Quốc gia VN”), có các nước đồng minh, đứng đầu là Hoa kỳ, và các nước khác công nhận.
Người Pháp rút lui khỏi VN.
Súng đạn tạm vắng mặt trên quê hương chưa được 10 năm thì cọng sản Bắc Việt nhất định xúc tiến cuộc chiến tranh mà họ gọi bằng nhiều tên: chiến tranh giải phóng,  chiến tranh để thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.  Họ được Liên Xô(tức là nước Nga bây giờ) và Trung Cọng tích cực yểm trợ. Để đương đầu với họ VNCH phải cần  sự giúp đỡ của Thế giới Tự do, đặc biệt là Hoa kỳ.
Thực chất có phải là chiến tranh giải phóng không, hay chiến tranh ý thức hệ, hay chiến tranh xâm lược?
Tại hội nghị Genève năm 1954, ngày 12 tháng 5, ngọai trưởng Nguyễn Quốc Định trong phái đòan Quốc gia VN có nói với phái đòan cọng sản, đại ý : lịch sử sẽ nói với quí vị  rằng quí vị có thể dựa vào chủ nghĩa cọng sản để đưa đất nước thóat khỏi chế độ thuộc địa của Pháp (pour ne plus être une colonie francaise) nhưng nước VN sẽ thành một vệ tinh của nước Tàu(devenir un satellite de la Chine). Lời tuyên bố chính trị này đang dần dần rõ nét.
Ngày 30-4-75 mà cọng sản huênh hoang gọi là “đại thắng mùa xuân”, ngày mà họ cho là “mãi mãi về sau quê hương sạch bóng quân thù” thì ngòai khơi VN cờ Trung Cọng bay phấp phới trên đảo Hòang sa. Tại hải đảo máu thịt này của tổ quốc, năm 1974 – ngày mà, sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ không còn dính vào chiến tranh quốc cọng – người chiến sĩ trung tá hải quân Ngụy văn Thà đã anh dũng bảo vệ đất nước và chết theo tàu khi kiêu hùng đánh trả quân thù.  Gần đây Trung Cọng đã lập bản đồ hành chính tỉnh Tây sa, nuốt chửng Trường sa của VN.
Rõ ràng VN cọng sản không dám chống cự “đàn anh ‘xã hội chủ nghĩa’ của họ. Họ cùng nhau chiến đấu để bành trướng chủ nghĩa cọng sản. Đây là một cuộc chiến tranh ý thức hệ.
                                                           
Đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh xâm lược, vì sau hiệp định Genève VN đã trở thành hai nước, thì nước này đánh chiếm nước kia là xâm lược. Họ rêu rao chính phủ miền Nam là “ngụy”, là tay sai của Mỹ, nhưng chúng ta hãy nghe một nhân vật nổi tiếng của chính họ là giáo sư và sử gia Trần quốc Vượng trả lời phỏng vấn của đài BBC tháng 12 năm 2000 :
 “ Không thể gọi họ là ‘ngụy’ được. VNCH có quốc tế công nhận. Và sự việc đau thương nhất sau năm 1975 là không có hòa giải hòa hợp dân tộc. Bằng chứng là cả triệu người miền Nam bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biển, so với cái chết trên đường Trường sơn (vào những năm chiến tranh) còn hãi hùng và hào hùng hơn nhiều. Vì sao? Vì họ ra đi để tìm tự do!”
Và theo cuốn sách “Nhân Vật Lịch Sử”, cũng của phía cọng sản, xuất bản lần thứ 4 ở Hà nội năm 1997, thì từ đời Hùng Vương đến Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(tức nước VN bây giờ) có lúc VN là hai nước, VNDCCH và VNCH(xin nhắc lại, đây là tài liệu của chính phía cọng sản).
Như vậy chúng ta mất nước tháng 4 năm 1975 vì bị miền Bắc xâm lược với súng đạn của khối cọng sản, trong khi đồng minh chúng ta bỏ bạn giữa đường, núp bóng hiệp định Paris 1973 để an tòan rút lui. Không cứu được quốc gia, dân tộc, một số tướng lãnh đã  tự kết liễu đời mình chứ không đầu hàng quân địch: tướng Hưng, tướng Hai, tướng Vỹ, tướng Phú và tướng Nguyễn Khoa Nam. Họ là những vị anh hùng của dân tộc.
                                                            ***
Tướng Nam bên nội thuộc gia tộc Nguyễn Khoa là một họ lớn từ đời Nguyễn Hòang, thời nào cũng có người tài ba giúp nước. Bên ngọai là họ Nguyễn Phước, hệ vua Minh Mạng nhà Nguyễn.
Từ khi ra trường võ bị ông là sĩ quan tài ba trong chiến tranh, chức vụ cuối cùng là Tư lệnh vùng IV chiến thuật kiêm Quân đòan IV quân lực VNCH.
Ông là quân nhân gương mẫu tài đức song tòan hiếm thấy của quân đội. Ông cũng là người có khiếu về hội họa, âm nhạc và là một Phật tử thuần thành, hiểu sâu về triết lý của thiền. Ông đã thừa hưởng những di truyền tốt đẹp cả bên nội lẩn bên ngọai. Một người bạn thân của ông đã mô tả ông là “con giòng cháu giống” như người Pháp nói “Bon sang ne sait pas mentir”. Khách quan hơn, xin mượn lời một phóng viên kiêm sử gia Pháp là Pierre Darcourt: “Điều đầu tiên làm cho ta chú ý đến ông là ông có vẻ mặt của một chiến sĩ cao quí.”
Còn riêng tôi, duyên nào lại gặp tướng Nam vào những giờ bi đát của lịch sử tại vùng IV chiến thuật?
Tôi vốn là người ở cùng làng với ông, làng Vỹ dạ, nơi mà tộc Nguyễn Khoa nhiều người cư ngụ. Thuở nhỏ tôi học cùng trường với ông, trường trung học Khải định Huế, sau ông 4 lớp. Bẳng đi thật lâu tôi mới gặp lại vào tháng 11-1974 khi ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh vùng IV còn tôi thì đang phục vụ tại quân y viện Phan Thanh Giản Cần thơ. Tôi cảm thấy vui vì được làm
                                                           
việc với người đàn anh đồng hương. Tôi định đến dinh để kính chào thăm viếng nhưng chưa kịp thực hành ý định thì  Ban mê thuột mất, quân đòan II rút lui hổn lọan, quân đòan I vào tay quân cọng sản, chiến tranh lan đến quân đòan III.

Tướng Nam rất phẩn uất. Ông đã trả lời nhà báo Pierre Darcourt: “Mọi người đang nổi giận, quân đội đang bị hạ nhục.”
Ngày 28-4-75, gặp tướng Pazzi trong đòan ngọai giao Pháp tại Cần thơ, tướng Nam nói “Ông làm chứng giùm tôi, quân đòan IV chúng tôi không thua, chính trị Saigon đã trói tay chúng tôi, bắt buộc chúng tôi phải thua.”
Tình hình quân sự biến đổi quá nhanh, tôi hoang mang nên tìm đến gặp vị tư lệnh để xin ý kiến.
Câu đầu tiên ông hỏi tôi:
“ Quân y có việc gì đó?”
Tôi đáp:
“ Thưa thiếu tướng tình hình đất nước quá xấu. Lãnh thổ quân khu IV có kế họach gì không?”
Ông bình tĩnh trả lời:
“Đừng lo, mình vừa đi họp với phái bộ tòa đại sứ Pháp. Sẽ có giải pháp ngọai giao, miền Tây không mất đâu, còn đầy đủ quân số tác chiến.”
Tôi toan xin phép ra về, không hiểu sao ông lại hỏi:
“ Nếu phải đánh nhau, Quân y tính sao?”
Tôi đáp:
“Xin tuân lệnh.”
Ông nói tiếp:
“Quân y cần gì?”
Tôi thưa:                                                    
“Nếu phải chiến đấu thì QYV không có phương tiện phòng vệ để chống lại pháo 122 ly của địch. Xin thiếu tướng cho công binh xây gấp hầm nổi kiên cố để làm phòng mổ và một máy phát điện dự phòng.

Ông đáp:
“Tôi sẽ ra lệnh thi hành gấp. Có thể BTM sẽ chuyển về Cần thơ.
Hầm giải phẩu nổi xây gần xong thì mất nước.
                                                ***
Sáng ngày 30-4-75 trong lúc các đơn vị trưởng đang họp tại phòng hội quân đòan IV để nghe Tư lệnh và Tư lệnh phó chỉ thị, thì tiếng loa phóng thanh loan tin tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng. Tướng Nam buồn bã thi hành lệnh thượng cấp. Đại tá Nguyễn đình Vinh, tham mưu trưởng quân đòan, nghiêm trang nói to:
“Binh nghiệp chúng ta chấm dứt từ giờ phút này, xin quí vị dành cho thiếu tướng tư lệnh và tư lệnh phó lời chào kính cuối cùng.”
“ Nghiêm!”
Rồi tan hàng, rã ngủ.
Phần tôi nhiệm vụ chưa hết, tôi trở về đơn vị tiếp tục phần hành chuyên môn vì thương binh vẫn còn nhập viện, lòng buồn vô hạn, ngày mai  không còn tự do, cọng sản sẽ dành cho người thua trận những gì? Riêng với các tướng Hưng, tướng Nam và các tướng lãnh khác không di tản, họ sẽ ra sao? Suy nghĩ mông lung mà lệ chảy lúc nào không hay.
Suốt ngày 30-4 vẫn chưa thấy bóng dáng Việt cọng. Cần thơ yên tĩnh một cách khác thường. 5 giờ 30 chiều QYV được tin tướng Nam sắp đến thăm thương bệnh binh. Ông vẫn mặc quân phục tác chiến, áo mũ vẫn còn thêu hai sao đen. Ông hỏi tôi:
“Anh còn ở lại?”
Tôi thưa:
“ Dạ, giống như thiếu tướng vậy.”
Ông bảo:
“Anh đưa tôi đi thăm anh em thương binh.”
                                                            
Hai chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau, lòng chĩu nặng. Nhà thưong vắng hoe, bệnh nhân còn lại khỏang 200 người nằm rải rác khắp các trại, những người khác đã tự động về nhà. Ông thăm không sót một ai. Ngay cả trại dành cho thương binh cọng sản ông cũng vào đứng trầm ngâm, không nói một lời. Ôi nhân hậu làm sao!
Tiễn ông ra xe, tôi cầu mong chuyến về dinh bình an. Nếu gặp Việt cọng sự thể sẽ ra thế nào?
Đêm 30-4 không yên tĩnh như suốt ngày vừa qua. Quân nhân chưa rả ngủ mang súng bắn chỉ thiên lọan xạ, như để trút hết uất ức, căm thù. Người ta tưởng tướng Nam và tương Hưng đánh úp VC.
Về khuya tiếng súng im. Đêm rơi vào im lặng, đêm dài tưởng chừng như bất tận. 11 giờ đêm tướng Hưng bắn vào tim quyên sinh tại nhà, vợ con có mặt. Phu nhân tướng Hưng báo tin ngay cho tướng Nam.
Vào khỏang 6 giờ sáng QYV Phan Thanh Giản được điện thọai từ dinh tư lệnh cho biết tướng Nam đã tuẩn tiết bằng súng lục Browning.
Tôi tuy đã dự đóan trước việc này nhưng vẫn bàng hòang, đau thương trước cái chết của người anh hùng. Bằng xe hồng thập tự, chúng tôi rước xác thiếu tướng về để làm thủ tục khai tử, khâm liệm và an táng. Lần này đón thi thể của vị tướng tư lệnh là đủ mặt nhân viên QYV còn ở lại đơn vị. Ai nấy đều xúc động, rưng rưng nước mắt.
 BS trực Trần quốc Đông (hiện ở Úc) làm tờ y chứng. Thủ tục khám nghiệm đã xong, QYV xúc tiến tang lễ. Kiểm điểm tư trang của người quá cố chỉ thấy:
-        Một cuốn kinh Phật nhỏ đựng trong một túi nylon.
-        Một khẩu súng lục hiệu Browning 7.2 mm
-        Một thẻ bài kim khí cá nhân.
Ba món này đã được bỏ vào quan tài để làm vật lưu dấu phòng thất lạc thi hài người chết.
Tòan thành phố Cần thơ xúc động vì hai tướng Hưng, Nam tuẩn tiết. Hội Hồng thập tự , do BS Lê văn Thuấn làm chủ tịch, biếu hai quan tài lọai tốt nhất, dành cho tướng Nam và BS Nguyễn văn Tựu, y sĩ đại úy thuộc quân đòan IV, bị VC sát hại đêm 30-4-75.
Thi thể tướng Nam được trang trọng đặt nằm trên một brancard có trải drap trắng. Ông nằm như ngủ, mặt hiền từ trắng xanh, tay chân còn mềm. Bên cạnh là thi hài của  bác sĩ Tựu.
Bàn thờ hai vị được thiết lập đơn sơ nhưng trang nghiêm, có nhang thơm nến cháy. Tòan thể nhân viên QYV buồn bã nghiêng mình tiễn đưa vị anh hùng và người thầy thuốc chết vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.
Nắp áo quan đóng lại. Anh em sĩ quan, trong đó có tôi, khiêng quan tài tướng Nam và BS          Tựu ra xe dân sự tiến về phía nghĩa trang quân đội Cần thơ. Hướng dẫn xe tang và chỉ huy lễ hạ huyệt do thiếu tá dược sĩ Mai bá Vỵ sĩ quan CTCT thi hành. Một bán tiểu đội cơ hữu của QYV phụ trách việc đào huyệt. Rất may tang lễ  được hòan tất trước khi người của chệ độ mới vào tiếp thu BV.
                                                            ***
Trước khi bước vào phần kết thúc tôi xin phép được sơ lựoc nêu lên vài điều đặc biệt trong cái chết của tướng Nam.
1) Thứ nhất, có một sự trùng hợp giữa tướng Nam và cụ Phan Thanh Gian, kinh lược sứ miền Tây năm 1867, cách dây 141 năm: hai vị cùng trấn nhậm miền Tây, hai vị cùng tuẩn tiết khi không bảo tòan được lãnh thổ, và lễ an táng tướng Nam được cử hành tại QYV mang tên Phan Thanh Giản.
Tuy nhiên cũng có một điểm khác biệt. Vì không giữ được 3 tỉnh miền tây, mặc dầu đã tự sát, cụ Phan đã bị vua Tự Đức và triều đình giân dữ và cho đục tên cụ trên bia tiến sĩ. Còn tướng Nam thì muốn đánh trả quân thù nhưng bị thượng cấp trói tay.
2) Tướng Nam tuy đã chết nhưng hùng khí vẫn vẫn còn làm quân địch lo sợ. Họ nghĩ là ông chưa chết, tử thi an táng không phải thật. Họ định quật mồ nhưng đã không làm được. Dân chúng Cần thơ tin là ông vào lập chiến khu ở trong bưng để chờ ngày phục quốc. Những ai có mặt ở quân khu IV vào những ngày đó đều biết.
3) Chiều 30-4 ông đi thăm các chiến sĩ đang bị thương tật ở BV Phan Thanh Giản, sáng hôm sau , 1 tháng 5, ông là một tử sĩ được chính  BV này rước về làm tang lễ. Chiều hôm trước ông đi thăm thương bệnh binh, sáng hôm sau anh linh ông đi thăm các tử sĩ tại nghĩa trang quân đội Cần thơ, và ông an nghỉ nơi đây cùng với họ gần 10 năm, cho đến ngày cải táng.
4) Các tướng lãnh tuẩn tiết như tướng Phú, tướng Hai, tướng Vỹ, tướng Hưng có thân nhân lo về chung sự, trong niềm thương đau và không khí gia đình ấm cúng. Riêng tướng Nam, suốt đời binh nghiệp ông sống độc thân , lấy quân đội làm đại gia đình, lấy đơn vị làm tiểu gia đình. Và cuối cùng ông được quân đội và chiến hữu lo tròn tang lễ với lễ nghi quân cách, ấm cúng tình huynh đệ chi binh.
5) Việc cải táng phục tang cho ông mang nhiều chi tiết ý nghĩa. Tháng hai năm 1984 người em dâu tướng Nam, vợ của cựu thượng nghị sĩ Nguyễn khoa Phước, bào đệ của ông, là giáo sư Kim Đính về Cần thơ bốc mộ và hỏa táng. Những gì QYV Phan Thanh Giản bỏ vào quan tài khi khâm liệm vẫn còn đủ: thẻ bài cá nhân, cuốn kinh Phật, khẩu súng Browning đã rỉ sét. Khi qua phà Cần thơ bà lặng lẽ khấn vái rồi thả xuống sông Hậu nửa số tro như là thủy táng cho ông để kỷ niệm vùng đất ngày trước ông trấn nhậm, nửa kia đem về thờ ở chùa Già lam, Saigon. Mỗi lần có dịp về Saigon tôi thường đến thắp nhang tưởng niệm.
Tướng Nam đã đi vào lịch sử bằng nhiều bút tích ghi lại biến cố 30-4-75, và không ít thi sĩ đã viết về Người, mà thơ là tiếng nói trung thực nhất của tâm hồn. Để kết thúc tôi xin mượn
                                                            -7-
bài thơ sau đây của một quân y sĩ quân lực VNCH là BS Hà thúc Như Hỷ viết truy điệu người anh hùng:
Một mai sau
Và mãi mãi muôn đời
Nguyễn khoa Nam
Tên Người còn nhắc nhỡ
Người anh hùng vị quốc vong thân
Sinh vi tướng, tử vi thần
Một cái chết muôn ngàn lần sống
Một cái chết cúi đầu giặc cọng
Để miền Nam kiêu hãnh ngẩng mặt lên
Cho Hương giang rửa sạch ưu phiền
Và Tiền giang triền miên thương tiếc.

Kính thưa liệt quí vị,
Đến đây là thật sự kết thúc. Trước khi dứt lời tôi thành thật xin lỗi là đã lạm dụng thì giờ quí báu của quí vị quá nhiều, vì những biến cố lịch sử chỉ xảy ra có một lần và nhân chứng cũng chỉ sống có một đời, chắc quí vị niệm tình tha thứ. Nay người thuyết trình là một quân nhân xấp xỉ 80 tuổi, trước khi đi xa có đôi lời tâm huyết bộc bạch sự thật được chứng kiến để tỏ lòng tôn kính, tri ân quý vị anh hùng liệt sĩ.
Và một lần nữa kính cám ơn ban tổ chức đã bỏ bao công sức và tâm huyết để thực hiện buổi lễ ý nghĩa hôm nay.

Hòang Như Tùng

Witness of History
The General and the Doctor

On May 4, 2008, Dr Tùng Như Hòang, a surgeon and former Lieutenant Colonel and Commanding Officer of Phan Thanh Giản Military Hospital in Cantho, delivered a speech in Vietnamese in Houston, Texas, at a ceremony commemorating the 33rd anniversary of the death of General Nguyễn Khoa Nam, Commander of MR IV[1]. Dr Vượng Đức Nguyễn, who served in the ARVN Airborne, forwarded us its transcript. Subsequently, thanks to Dr Phát Tấn Trần, also of the ARVN Airborne, we got in touch with Dr Tùng to get permission to translate his speech. Luckily, Dr Tùng’s wife, Mrs Hà Thị Phong, who taught English in Huế and Cantho, graciously offered to do the translation. [Editors]

Today, in this room, we are commemorating the heroes who sacrificed their lives for our country, and the 33rd anniversary of the death of General Nguyen Khoa Nam.  With deep emotions, I am feeling that their spirits are here with us now, as French poet Victor Hugo said “Les morts sont des invisibles, mais non des absents” –The dead are not visible but they are not absent[2]. Nearer to us, across Bellaire Boulevard, dedicated to the civilians and officials who died during the war, the statues of two soldiers, a Vietnamese and his American partner, are watching our actions today.
            First of all, I would like to thank the organizers to have given me the opportunity to talk about the contemporary history of Vietnam and the suicide of General Nguyen Khoa Nam, Commander of the 4th Army Corps. For the younger generations, I will give a brief summary of the period from 1945 to 1975.
           
Before 1945, Vietnam, Laos and Cambodia, which made up Indochina, were French colonies. On March 9, 1945, the Japanese overthrew the French administration. Vietnam declared independence, although still under Japanese control. In mid-1945 World War II ended with the victory of the Allies (USA, Great Britain, France, the Soviet Union and the Republic of China[3]), and the defeat of Axis Forces (Germany, Italy and Japan). Taking advantage of the surrender of Japan and the resulting political vacuum in Vietnam, the Việt Minh Front, emerging from guerilla bases, seized power in August 1945. It formed a new government and renamed the country the Democratic Republic of Vietnam. That government was communist.
            Less than a year later, in 1946, the French returned to Indochina, setting foot first in South Vietnam. Their purpose was not to dominate the former colonies as before, but   to make them parts of the French Union (Union Française, Liên Hiệp Pháp). Vietnamese non-communist patriots recognized the ominous double threat. While the communist doctrine was spreading, the French would not abandon their intention to control our country with a new form of colonialism. Unable to defeat either of these forces, this group of politicians chose to cooperate with France, via a number of political agreements, with the aim of gradually working out a plan for the future independence of Vietnam. This situation inevitably led to a war between the Viet Minh and the French and South Vietnam, headed by former King Bảo Đại. Each side controlled the territories it had successfully occupied, with no clear cut boundaries. After nearly nine years of conflict, immediately following the famous Viet Minh victory at Dien Bien Phu, a conference was called in Geneva, Switzerland, in 1954. Participants to the conference included France, Great Britain, the Soviet Union, Communist China and the two sides of Vietnam: the non communist State of Vietnam (Etat du Vietnam) and the communist Democratic Republic of Vietnam. An agreement was reached, providing for a cease-fire and the temporary division of Vietnam into two parts. The zone north of the 17th parallel belonged to the Democratic Republic of Vietnam, backed by communist countries such as the Soviet Union, China and East European nations. South of the 17th parallel was the State of Vietnam (later changed to Republic of Vietnam), recognized by the United States, France, Great Britain and other countries. French troops withdrew from Vietnam.
The Vietnamese people enjoyed a short period of relative peace. However, less than 3 years after the Geneva Accords, North Vietnam was determined to wage a war which they called by different names: war to liberate the South, war to unify the country, war to defeat the “imperialist Americans” and the “puppet” South Vietnamese government. Since they were strongly supported by the Soviet Union and China, South Vietnam needed help from the United States and other countries of the Free World to fight against them. Was it actually a war of liberation as claimed by the aggressors? Or was it a war of ideology? Or just simply an invasion?
In a speech given at the Geneva Conference on May 12, 1954, Nguyễn Quốc Định, the State of Vietnam Minister of Foreign Affairs, said “History will tell that communism may help you (Vietnamese communists) get independence from France, but Vietnam will become a satellite of China.” L’Histoire vous dira que vous avez peut être introduit le communisme pour ne plus être une colonie de la France, mais le Vietnam deviendra un satellite de la Chine.” This statement has been gradually proven to be true.
On April 30, 1975, the day the communists proudly called the “Great Spring Victory,” the day whence, they said, not a single enemy would be found within Vietnam, the Chinese flag was flying on our islands of Hoàng Sa. By contrast in 1974, with the Americans no longer involved in the Vietnam War, South Vietnamese Navy Colonel Ngụy Văn Thà fought to protect the beloved islands from Chinese invaders. Unsuccessful in his mission, he went down with his ship[4]. Recently, the People's Republic of China had an administrative map of Tam Sa[5] drawn to include our Hoang Sa islands. It is obvious that the Vietnamese communists did not dare to fight against their “big brother” China. The two regimes fought side by side to spread communism over the world: it was a war of ideology.
It was an invasion as well. After the Geneva Accords, Vietnam was divided into two territories. If one side conquered the other by force, it meant an invasion. North Vietnam used to say that South Vietnam was but a “puppet” government (ngụy quyền) of the US, and that it must fight them both to “free” the people of the South and unify the country. But let’s listen to Trần Quốc Vượng, a famous professor and historian of theirs:
“We must not call them “puppet”. The Republic of Vietnam (South Vietnam) has been recognized by many countries of the world. And the most tragic thing was that there was no reconciliation after 1975. This was proved by hundreds of thousands of South Vietnamese people fleeing the country; many of them lay dead in the sea. Compared with people dying on the Trường Sơn trail during wartime, the death of these people was both horrific and sublime. Why? Because they fled in search of Freedom.”
Also, according to the book “Nhân Vật Lịch Sử” (Prominent Figures in History), written and published by the communists in 1997, there was a time when Vietnam was divided into two countries: the Democratic Republic of Vietnam and the Republic of Vietnam. The communists themselves recognized that there were two Vietnams. We can clearly see that on April 30, 1975, we lost the war to the communist North because their allies provided them with plenty of arms and ammunitions while our ally abandoned us mid-way in our mutual mission, safely withdrawing from the battlegrounds by means of the 1973 Paris Accords. Unable to defend their country from invasion, a number of high-ranking officers chose to end their lives instead of surrendering to the enemy. Among them were Generals Hung, Hai, Vy, Phu and N. K. Nam: heroes in our history.
                                               
Let me say a few words about General Nguyễn Khoa Nam. He was born to the respected Nguyễn Khoa family, and his mother was a descendant of King Minh Mạng. A talented army officer and a Buddhist, he was gifted in music and painting as well. He inherited these qualities from both his parents’ sides. His friends and some journalists spoke highly of him. As for me, what brought me closer to General Nam during those tragic days preceding the fall of South Vietnam? I came from the same place as General Nam, the Vỹ-dạ village, where many of his blood relatives live. Four years his junior, I attended the same Khải Định secondary school. We did not see each other for decades. Then, in November, 1974, he was appointed Commander of the Fourth Military Region and the 4th Army Corps, headquartered in Cantho. I was then the medical doctor in charge of Phan Thanh Giản Military Hospital. I was happy at the prospect of working under someone I already knew. I thought of paying him a visit but many events occurred before I had the chance to see him, with the fall of Banmethuot and of MR I to the enemy and the chaotic withdrawal of the MR II divisions. The war then spread to MR III. General Nam was angry with the “tactical withdrawal.” Answering French journalist Pierre Darcourt, he said: “We are all outraged. The Army is being humiliated.” On April 28, 1975, when he met General Pazzi in the French diplomatic corps in Cantho, he said: “Please be my witness. Our IVth Army Corps does not lose the war. The Saigon government ties our hands and forces us to lose. 
                                            
 The military situation was changing so fast. Confused, I came to General Nam
for advice.  “What does the Medical Corps need?” he asked.  “My General,” I said, “The situation is getting worse and worse. Do you have any plans for the IVth Army Corps?”
“Don’t worry,” he calmly replied, “I just met with a delegation from the French Embassy. There will be a diplomatic solution. MR IV will not be invaded. Our army is still fit for battles.” I was about to leave when he added “If we have to fight, what’s the position of the Medical Corps?”  “At your service, my General,” I answered.
“What does the Medical Corps need?” he asked.
“Our hospital cannot withstand enemy’s 122 mm rockets. We need strong protection for our operating rooms, and a generator, just in case.”
“I will have it built immediately,” he replied.
The shelter was almost completed when South Vietnam fell to the communists.  
In the morning of April 30, 1975, the last conference was held in the meeting room of General Nam’s headquarters. The chiefs of all offices in Cantho, military and civilian alike, waited for his orders. Vice Commander General Lê Văn Hưng was also present. During the meeting, General Dương Văn Minh’s voice from Saigon was heard over loudspeakers, ordering everybody to put down their arms. General Nam had no choice but to obey his superior –the last President of South Vietnam. Colonel Nguyễn Đình Vinh said: “Our military career ends this very moment. Let’s respectfully salute our Commander and Vice commander.”  Solemnly we saluted them. The meeting was over. Everything was over. A strong army was dissolved. With a heavy heart, I returned to my hospital, one of the few places still functioning. The sick and the wounded kept arriving. I thought to myself “Tomorrow we will no longer have freedom. What kind of treatment will the conquerors have for the defeated? As for those generals who had not left the country, what will their fates be?” Along with my thoughts came my dripping tears.
            The communists still did not make their appearance for the whole day of April 30. The city of Cantho was unusually quiet. At about 5:30 pm General Nam’s staff announced his visit to Phan Thanh Gian Hospital. He wore his usual uniform, with two black stars.
“You’re still here?” he asked me.
“Yes, my General. Just like you.”
“Let me visit the patients and wounded,” he said. We sadly walked side by side. The 600-bed hospital which usually cared for a thousand patients now looked deserted with only 200 patients scattered in all the wards. Many had left. General Nam visited everyone. He even pensively stopped at the ward treating wounded communist soldiers. When he left, I silently prayed for his safety. What would happen to him if he met communist troops on the way back to his residence?
That night was not as quiet as during the day. Infuriated soldiers and officers who still had weapons in their possession fired continuously into the air as if to get all the anger and hatred off their chests. Some people thought Generals Nam and Hưng were fighting back the Viet Cong. The gunshots finally stopped. The quiet night seemed endless. At about 11:00 pm, General Hưng shot himself in his room. His family was present inside the house. His widow phoned the news to General Nam.
Early the next morning, from General Nam’s official residence came a telephone                                                         
 call to the military hospital: General Nam had committed suicide with a Browning handgun. I was saddened by the bad news, though I had more or less foreseen it. We
 arranged to bring his remains by ambulance to the hospital for the last formalities and the funeral. All the hospital employees still present received the departed General with deep emotions. Dr Trần Quốc Đông, on duty that day (he is now in Australia), examined the body and issued a death certificate. We then proceeded with the funeral. Among General Nam’s personal possessions, we found a small Buddhist sutra book wrapped in a plastic bag, a 7.2 mm Browning handgun, and a metallic identity tag. We put them in the coffin to help identify his body when needed.
The deaths of Generals Nam and Hưng deeply moved everybody in Cantho, not just their subordinates and Phan Thanh Gian Hospital staff. Dr Lê văn Thuấn, president of the Cantho Red Cross, gave us two high quality coffins for General Nam and Captain Nguyễn Văn Tựu, MD, of the IVth Army Medical Corps, who was shot by the Viet Cong the night of April 30. General Nam’s body was placed on a stretcher covered with a white sheet. He looked as if he was calmly sleeping, his sweet face quite pale, his limbs not yet stiff. By his side was Dr Tựu’s body. A simple but solemn altar was set up with candles and fragrant incense. All the hospital staff formally saluted the heroes who had passed away at the 25th hour of the war. Then the coffins were closed. The officers, myself included, carried them to a civilian vehicle heading for the Cantho Military Cemetery. Major Mai Bá Vỵ, a pharmacist, supervised the funeral rituals. A half-squad from the hospital was assigned to dig the graves. We were fortunate to finish the burial before people from the new regime took over the hospital.
                                               
I would like now to point out some peculiarities about General Nam’s death.
1) First, there are similarities between General Nam and Patriot Phan Thanh Giản who, 108 years before, in 1867, was viceroy of what became the 4th Military Region in 1975. Both of them served in the same area; both of them committed suicide when they could no longer defend their territory; General Nam’s funeral was held at the hospital named Phan Thanh Gian. There was a difference, though. King Tự Đức and the Court angrily blamed Phan Thanh Gian and ordered his name removed from the stele honoring laureate scholars. By contrast, General Nam wanted to fight the enemy but his superior –the president and commander in chief– tied his hands.
2) In death, General Nam continued to frighten his enemies. They believed that he had not died, that the corpse was someone else’s. They even considered digging up the grave to find the truth. As for the people of Cantho, they thought –and hoped– that the general had gone into hiding, waiting for the right moment to liberate them from the communists.
3) In the afternoon of April 30, 1975, as the commander-in-chief, General Nam visited the sick and wounded soldiers at Phan Thanh Gian hospital; the following morning, as a war dead, he was brought to the same hospital for his funeral. The day before, alive, he visited the patients. The next day, deceased, he visited the dead at the Military Cemetery. He stayed there with them for nearly ten years before being exhumed.
4) Generals Phu, Hai, Vy, and Hung, who also committed suicide on April 30, 1975 or shortly after, spent their last moments with their families. Their funerals were taken care of by loved ones in a warm atmosphere. As for General Nguyen Khoa Nam, a bachelor who considered the army his extended family, the Fourth Army Corps his own family, he was buried with respect and love by brothers-in-arms who had fought side by side with him.

5) There were interesting details around General Nam’s exhumation. In February 1984, Mrs Kim Đính, his sister-in-law and former Senator Nguyễn Khoa Phước’s wife, went to Cantho to have his remains cremated and his ashes brought to Saigon. The personal belongings that the hospital staff had put in his coffin were still there. Only, the Browning handgun had become rusty. On her way to Saigon, at one of the ferries, Mrs. Kim Đính silently prayed then spread part of the ashes into the Hậu Giang River, a symbolic act that ensured that the general would rest in the land where he last worked. The remaining ashes were brought to Già Lam Pagoda in Saigon.
General Nam has become one of the heroes in our history, praised by writers and poets. As poetry is the most sincere form to express one’s feelings, I would like to quote the following poem by a military medical doctor, Dr Hà Thúc Như Hỷ, as a eulogy for Hero Nguyen Khoa Nam.

Một mai sau,
Và mãi mãi muôn đời,
Nguyễn Khoa Nam,
Tên Người còn nhắc nhở.
Người anh hùng vị quốc vong thân,
Sinh vi Tướng, tử vi Thần.
Một cái chết hơn ngàn lần sự sống,
Một cái chết làm cúi đầu giặc Cộng,
Để miền Nam kiêu hãnh ngẩng mặt lên.
Cho Hương Giang rửa sạch ưu phiền,
Và Tiền Giang triền miên thương tiếc.


Some day,
And forever after,
General Nguyen Khoa Nam,
Your name will eternally be treasured.
Warrior in life, deified in death,
For the sake of the country, you gave your life.
Your death is worth thousands of lives,
A death that makes the enemy stoop,
And the South people proud.
The Perfume River cleanses all sorrows,
And your memories the Tien Giang River forever cherishes.

My apologies for using too much of your time. Please, understand that a historical
 event occurred but once, and the person who is telling it has only one life to live. I am a former military officer approaching my eighties now, and would like to tell the truth about what I know of that period of time in 1975, and to express my respect and gratitude to the heroes in our national history.

May 4th, 2008
Tùng Như Hòang, MD (Bác sĩ Hoàng Như Tùng)
Saigon Faculty of Medicine, Class of 1959.
June 1st, 2008
English Version by
Phong Thị Hà (Mrs Hòang Như Tùng)



[1] Military Region IV is the southernmost part of South Vietnam, where the Mekong Delta is.
[3] Communist China did not exist until 1949.                                                                                    
[4] Nhật Tảo HQ-10
[5] Sansha Shi orTam Sa Thị (three sands county/city), set up by the State Council of the PRC in November 2007, administratively covers the Nanhai Islands of Zhongsha or Trung Sa (Macclesfield Bank), Xisha or Tây Sa (Paracel, Hoàng Sa Islands) and Nansha or Nam Sa (Spratly, Trường Sa Islands).