10. Vatican
Vatican là khu tự trị nhỏ nhất thế giới tính theo diện tích đất. Nằm bên trong Italy, thành Vatican là thánh địa linh thiêng nhất của Thiên chúa giáo. Với dân số 839 người, người ta không tính GDP của Vatican. Kinh tế của Vatican chủ yếu dựa vào nguồn thu từ du lịch và quyên góp từ các tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.
|
9. San Marino (GDP: 1,365 tỷ USD)
Cũng giống như thành Vatican, San Marino là khu tự trị nằm bên trong Italy. San Marino có nền kinh tế phát triển ổn định và thịnh vượng, bất chấp diện tích nhỏ hẹp cùng dân số ít. Với diện tích 61,2 km2 và dân số 32.576 người, San Marino đã biến vùng đất nhỏ bé và thiếu tài nguyên thiên này trở thành nền kinh tế phát triển mạnh về du lịch và tài chính. Năm 2012, GDP của San Marino đạt 1,365 tỷ USD sau khi đã điều chỉnh theo sức mua.
|
8. Andorra (GDP: 3,163 tỷ USD)
Andorra nằm ở phía tây nam châu Âu, giữa Pháp và Tây Ban Nha với lịch sử từ năm 988. Tuy nhiên, hình thức hiện tại của Andorra được thành lập vào năm 1278. Andorran sử dụng tiếng Catalan và dùng đồng Euro làm tiền tệ chính thức, dù không thuộc Liên minh châu Âu (EU). Trọng tâm của kinh tế Andorra là du lịch và đây cũng được coi là thiên đường thuế của giới giàu. Năm 2012, GDP của Andorra là 3,163 tỷ USD.
|
7. Monaco (GDP: 5,748 tỷ USD)
Monaco nổi tiếng với lịch sử của các gia đình giàu có tại châu Âu. Monaco theo chế độ quân chủ lập hiến nhưng hoàng tử Albert II chỉ đóng vai trò hình thức. Từ khi sòng bạc nổi tiếng thế giới Monte Carlo được mở tại Monaco vào năm 1858, nơi đây trở thành điểm đến của giới giàu châu Âu. Monaco cũng là thiên đường thuế đối với giới lắm tiền nhiều của. Năm 2012, GDP của Monaco đạt 5,748 tỷ USD chủ yếu đến từ ngành du lịch và ngân hàng.
|
6. Liechtenstein (GDP: 5,8 tỷ USD)Liechtenstein là một trong những công quốc thịnh vượng nhất châu Âu. Nằm giữa Thụy Sĩ và Áo, Liechtenstein có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và ngân hàng. Vị trí lý tưởng trên dãy Alps đem lại lợi thế lớn cho các hoạt động du lịch mùa đông tại đây. Ngoài ra, mức thuế thấp và luật ngân hàng “dễ thở” biến Liechtenstein trở thành thiên đường thuế đối với người châu Âu. GDP năm 2012 của công quốc 36.281 người này là 5,8 tỷ USD. |
5. Montenegro (GDP: 7,34 tỷ USD)
Montenegro là quốc gia đông dân nhất trong danh sách này, với 625.266 người. Montenegro giành độc lập từ Serbia vào năm 2006. Kể từ đó, quốc gia này nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang thị trường, đặc biệt chú trọng du lịch. Năm 2012, GPD của quốc gia này đạt 7,34 tỷ USD, chủ yếu đến từ ngành du lịch.
|
4. Malta (GDP: 11,14 tỷ USD)
Quốc đảo Malta nằm giữa Địa Trung hải, giáp Libya ở phía bắc, Tunisia phía đông và Ý phía Nam. Vị trí chiến lược của Malta khiến quốc đảo này trở thành mục tiêu chinh phục của các nước châu Âu và thế giới Ả Rập trong quá khứ. Dưới sự trị vì của nhiều đế quốc, Malta hình thành nền văn hóa đậm đà bản sắc. Năm 2012, GDP của Malta đạt 11,14 tỷ USD, chủ yếu nhờ ngành du lịch và ngân hàng. Vài năm gần đây, quốc đảo này đẩy mạnh các ngành công nghiệp khác như sản xuất phim và khai thác dầu.
|
3. Iceland (GDP: 12,831 tỷ USD)
Với dân số 325.671 người, Iceland là quốc đảo nhỏ nằm giữa bắc Đại Tây dương và biển Bắc cực, giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Kinh tế Iceland chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Trước năm 2008, quốc đảo này là một trong những trung tâm ngân hàng và dịch vụ tài chính quan trong nhất thế giới. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến ngành ngân hàng Iceland sụp đổ, nhưng đang dần phục hồi trong thời gian gần đây. Năm 2012, GDP của quốc đảo này là 12,831 tỷ USD.
|
2. Cộng hòa Síp ??? (GDP: 22,271 tỷ USD) (hình như nó muốn nói đảo Cyprus/Chypre)
Giống như Malta, cộng hòa Síp là một quốc đảo nhỏ nằm giữa Địa Trung hải. Cộng hòa Síp nằm ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria, Lebanon, bắc Israel, Ai Cập và đông Hy Lạp. Được bao quanh bởi nhiều quốc gia, cộng hòa Síp phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc. Kinh tế của cộng hòa Síp tương đối đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào ngành ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng năm 2012-2013 đã hủy hoại danh tiếng ngành tài chính của quốc đảo này, nhưng đang có dấu hiệu hồi phục trong tương lai gần.
|
1. Luxembourg (GDP: 44,225 tỷ USD)
Luxembourg nằm ở trung tâm châu Âu, giữa Pháp, Đức và Bỉ. Đây là công quốc lớn cuối cùng còn lại trên thế giới và thịnh vượng nhất tại châu Âu. Với dân số nhỏ 537.853 người và GDP lên tới 44,225 tỷ USD trong năm 2012, Luxembourg trở thành quốc gia có GPD đầu người cao thứ 2 thế giới, sau Qatar. Kinh tế Luxembourg phát triển đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào ngành tài chính và sản xuất. Đây cũng được coi là thiên đường thuế với giới giàu châu Âu.
|