Chính khách lưỡng đảng Hoa Kỳ - cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa - đều hạ quyết tâm giết thủ tướng Maliki của Iraq; Tổng Thống Obama cũng đang giết Maliki, giết bằng cách phủi tay, đứng ngoài, không yểm trợ Maliki; ông nói ông chỉ cần xin phép Quốc Hội khi ông đưa quân Mỹ vào giúp Maliki.
Nguyễn đạt Thịnh
Thủ Tướng Maliki gặp Tổng Thống Obama tháng 11, 2013. (Getty Images)
Chính khách lưỡng đảng Hoa Kỳ - cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa - đều hạ quyết tâm giết thủ tướng Maliki của Iraq; Tổng Thống Obama cũng đang giết Maliki, giết bằng cách phủi tay, đứng ngoài, không yểm trợ Maliki; ông nói ông chỉ cần xin phép Quốc Hội khi ông đưa quân Mỹ vào giúp Maliki, nhưng ông không phải xin phép ai cả, nếu ông chỉ muốn bỏ mặc cho ông Maliki chết dí trong cuộc tấn công của ISIS (Islamic State in Iraq and Syria - Hồi Giáo Quốc trên lãnh thổ Iraq và Syria).
Nghị Sĩ Dianne Feinstein, D-Calif., tuyên bố, “Muốn có hòa hợp, hòa giải tại Iraq, phải bắt thủ tướng Maliki từ nhiệm thôi.”
Chỉ là một nghị sĩ Hoa Kỳ, nhưng việc bà Feinstein “bắt thủ tướng Iraq” phải từ chức không làm ai ngạc nhiên cả; ai cũng biết bà có khả năng đó. Bà nói như vậy sau khi cùng ba thành viên khác của Quốc Hội - 2 Dân Chủ + 2 Cộng Hòa - vào Bạch Cung để nghe Tổng thống trình bầy về chính sách của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng đang xảy ra tại Iraq.
Nghị Sĩ trưởng khối Cộng Hòa thiểu số tại Thượng Viện, ông Mitch McConnell, CH-Ky., nói, “Họp hành gì đâu, Tổng thống cho chúng tôi nghe thuyết trình về tình hình Iraq, rồi bảo chúng tôi là ông ta chỉ cần sự đồng ý của Quốc Hội nếu ông đưa quân vào Iraq, giải quyết tình trạng nội chiến đang xảy ra; và ông chưa có ý định đó.”
Trên đài Fox News, Nghị Sĩ Harry Reid, DC-Nev., trưởng khối đa số sĩ Dân Chủ tại Thượng Viện, tuyên bố nhẹ hơn, “Hiện nay tổng thống chưa có ý định đưa quân vào Iraq, hành động này cần có sự đồng ý của Quốc Hội. Ông ta sẽ xin, ngày nào ông muốn can thiệp vào cuộc khủng hoảng Iraq.”
Saudi Arabia và United Arab Emirates cũng yêu cầu ông Obama công khai tuyên bố là Hoa Kỳ không yểm trợ thủ tướng Iraq, ông Maliki, mặc dù Obama đã có thái độ “không yểm trợ” đó ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên Maliki lại là người đại diện cho khối Shia Muslims -khối dân đông nhất (23 triệu) trong tổng số 35 triệu dân Iraq. Tháng Tư vừa rồi đảng Shia Muslims nhận được nhiều phiếu tín nhiệm nhất của Quốc Hội; mặc dù nhiều nhất nhưng vẫn không đủ số phiếu để thành lập một chính phủ độc đảng, do đó Maliki vẫn phải dựa vào một tình trạng liên kết vá víu.
Nhiều chính khách Ả Rập cho là trong 5 năm cầm quyền, ông Maliki đã quá đáng với lập trường loại bỏ khối Sunny ra ngoài mọi hoạt động của chính phủ; và do đó, Sunny ngả theo lực lượng nổi dậy Hồi Giáo Quốc.
Quá đáng như việc đàn áp những cuộc biểu tình của Sunny, và bắt giam nhiều lãnh tụ của khối này. Một chính khách Ả Rập nói với truyền thông Hoa Kỳ, “Maliki tạo môi trường đoàn kết giữa quân Hồi Giáo Quốc và những người Sunny còn thương yêu lãnh tụ quá cố của họ, ông Saddam Hussein.” Vị chính khách này khuyến cáo Tổng Thống Obama chỉ giúp Iraq với điều kiện ông Maliki thoái vị.
Obama tự mâu thuẫn với chính ông, khi ông nói với nhóm 4 vị dân cử lãnh đạo Quốc Hội là Mỹ cần can thiệp để tạo thăng bằng trên cả hai bình diện chính trị và quân sự tại Iraq, nhưng không can thiệp để giữ ghế thủ tướng cho Maliki. Mâu thuẫn vì ông không thể giúp Iraq mà không giúp Maliki.
Trong lúc Obama lúng túng với mâu thuẫn đó thì quân Hồi Giáo Quốc tiến đánh xưởng lọc dầu Baiji -cơ sở dầu hỏa lớn nhất của Iraq. Để đối phó với cuộc tấn công này, Maliki lại yêu cầu Hoa Kỳ oanh tạc quanh Baiji.
Nghị viên đô thành Hussein al-Shatub, tỉnh Salahuddin -nơi có xưởng Baiji- nói với phóng viên đài phát thanh Iraq's Radio Sawa là quân Hồi Giáo Quốc đang làm chủ tình hình tại Baiji. Ông Shatub còn nói thêm là ban giám đốc xưởng lọc dầu phải thương lượng với quân Hồi Giáo Quốc để xin di tản 300 nhân công làm việc trong nhà máy.
Phát ngôn viên Ali al-Musawi của chính phủ Iraq xác nhận việc di tản công nhân, nhưng phủ nhận việc quân Hồi Giáo Quốc kiểm soát Baiji; trong lúc phóng viên hãng thông tấn AP tường thuật là lá cờ đen của quân Hồi Giáo Quốc xuất hiện trên xưởng Baiji.
Tù trưởng một bộ lạc tại Baiji, ông Abdullah Jabbouri, nói lực lượng trong bộ lạc ông đã cộng tác với quân chính phủ đẩy lui quân Hồi Giáo Quốc. Tổn thất của bộ lạc lên đến 10 chiến sĩ tử thương.
Tướng Qaedassim Atta, phát ngôn viên quân sự nói 70 phiến quân bị bắn hạ tại Baiji, ngoài ra quân chính phủ còn phản công và tái chiếm thị trấn Tal Afar, gần Mosul. Không quân Iraq cũng xạ kích quanh Mosul. Atta còn nói quân đội Iraq đang trên đà phản công, và tinh thần binh sĩ rất cao.
Mâu thuẫn giữa Iraq và Mỹ xảy ra khoảng hơn một năm nay; người Mỹ sử dụng nhiều người Sunny trong nỗ lực tấn công tổ chức al Qaeda, trong lúc chính phủ Maliki bất tín nhiệm và ngược đãi người Sunny.
Tổ chức Iraq Body Count (đếm xác chết tại Iraq) cho biết trong nửa tháng Sáu đã có đến 2,764 thường dân Iraq bị chết trong chiến tranh. Tháng 5/2014 số thường dân tử nạn chỉ có 1,027 người.
Đại Tướng Martin E. Dempsey, tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ cho biết chính phủ Iraq xin không yểm để phản công tái chiếm những tỉnh đã rơi vào tay quân Hồi Giáo Quốc. Dempsey nói Iraq xin cả khu trục lẫn drones trong nhu cầu không yểm trực tiếp lực lượng tái chiếm phần lãnh thổ đã mất.
Trong cuộc họp báo chiều thứ Năm 6/19, tổng thống Obama tuyên bố gửi 300 cố vấn quân sự sang giúp các đơn vị chiến đấu của Iraq; ông tách bạch nói với phóng viên truyền thông, “Người lính Mỹ không trở lại tuyến đầu tác chiến nữa. Chúng ta sẽ không phung phí máu và tài nguyên như trước. Dù sao thì nội chiến cũng vẫn là vấn đề của người Iraq, và chỉ có người Iraq mới giải quyết được.”
Obama cũng nói là nhóm 300 quân nhân viễn chinh đang được thuyết trình về những tin tức tình báo về tình hình địch, và được huấn luyện về trách nhiệm giới hạn của họ trong việc giúp quân Iraq.
Ông còn cho biết là Ngoại Trưởng John Kerry sẽ sang Trung Đông và Âu Châu để trình bầy với các quốc gia đồng minh về quyết định mới, và trước sau bất nhất, của ông.
Một chính phủ hội đủ các thành phần chính trị trong nước là thực trạng tuyệt hảo, không hội đủ mọi thành phần là thiếu sót phải khắc phục cho bằng được. Hoa Kỳ đã đạt được tình trạng đa nguyên tuyệt vời đó, nhưng đem cây thước Mỹ đi đo chính tình của Iraq thì quả là ấu trĩ.
Obama muốn tạo áp lực để Mỹ hóa chính phủ Iraq, và nếu Maliki không nhượng bộ, ông sẽ bỏ mặc cho quân đội Iraq đối phó với quân Hồi Giáo Quốc. Vì nhu cầu tạo tiến bộ trên đường Dân Chủ cho Iraq, Obama không ngần ngại trong quyết định “giết” Maliki.
Nhưng chiều thứ Năm 6/19, Obama tỉnh ngộ và hiểu là ông không có khả năng “giết” hay ép Maliki sống theo lối Mỹ, như ngày xưa Mỹ đã ép ông Thiệu thực hiện dã tâm của Mỹ buông bỏ Việt Nam.
Nhưng cuối cùng, Obama hiểu là ông không giết Maliki được, vì ông này có tiền bán dầu, không phải xin Hoa Kỳ từng viên đạn, từng khẩu súng; dân số Shia lại đông hơn mọi sắc dân khác sống trên lãnh thổ Iraq; họ không thể thất trận như Việt Nam thất trận, vì sau những phản ứng hốt hoảng ban đầu, họ đang phục hồi phong độ, phản công tái chiếm lãnh thổ.
Obama đã tỉnh ngộ đúng lúc để hiểu rằng một cuộc nội chiến ác liệt như cuộc nội chiến Syria, hay ác liệt hơn nữa, sẽ không giúp Hoa Kỳ dân chủ hóa Iraq, nhất là sau thái độ đứng ngoài của Hoa Kỳ.
Ông trách Maliki không mở rộng thành phần chính phủ cho người Sunny? Nhưng cuối cùng ông hiểu là một chính phủ Hồi Giáo Quốc còn tệ hơn chính phủ Maliki hiện nay -tệ như chính phủ Việt Cộng mà Mỹ đang phải giao hảo.
Nói cách khác Obama chọn thái độ ủng hộ chừng mực chính phủ Maliki, chọn cái xấu mà ông không thích, vì ngoài cái xấu, ông không còn sự lựa chọn nào khác hơn là cái tệ -cái tổ chức Hồi Giáo Quốc cực đoan, bảo thủ, và hiếu sát.
Obama muốn tạo áp lực để Mỹ hóa chính phủ Iraq, và nếu Maliki không nhượng bộ, ông sẽ bỏ mặc cho quân đội Iraq đối phó với quân Hồi Giáo Quốc. Vì nhu cầu tạo tiến bộ trên đường Dân Chủ cho Iraq, Obama không ngần ngại trong quyết định “giết” Maliki.
Nhưng chiều thứ Năm 6/19, Obama tỉnh ngộ và hiểu là ông không có khả năng “giết” hay ép Maliki sống theo lối Mỹ, như ngày xưa Mỹ đã ép ông Thiệu thực hiện dã tâm của Mỹ buông bỏ Việt Nam.
Nhưng cuối cùng, Obama hiểu là ông không giết Maliki được, vì ông này có tiền bán dầu, không phải xin Hoa Kỳ từng viên đạn, từng khẩu súng; dân số Shia lại đông hơn mọi sắc dân khác sống trên lãnh thổ Iraq; họ không thể thất trận như Việt Nam thất trận, vì sau những phản ứng hốt hoảng ban đầu, họ đang phục hồi phong độ, phản công tái chiếm lãnh thổ.
Obama đã tỉnh ngộ đúng lúc để hiểu rằng một cuộc nội chiến ác liệt như cuộc nội chiến Syria, hay ác liệt hơn nữa, sẽ không giúp Hoa Kỳ dân chủ hóa Iraq, nhất là sau thái độ đứng ngoài của Hoa Kỳ.
Ông trách Maliki không mở rộng thành phần chính phủ cho người Sunny? Nhưng cuối cùng ông hiểu là một chính phủ Hồi Giáo Quốc còn tệ hơn chính phủ Maliki hiện nay -tệ như chính phủ Việt Cộng mà Mỹ đang phải giao hảo.
Nói cách khác Obama chọn thái độ ủng hộ chừng mực chính phủ Maliki, chọn cái xấu mà ông không thích, vì ngoài cái xấu, ông không còn sự lựa chọn nào khác hơn là cái tệ -cái tổ chức Hồi Giáo Quốc cực đoan, bảo thủ, và hiếu sát.
~~~~~~~~~~~