Lời giới thiệu: Trong
bài viết “Người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc” đăng trên nsvietnam có nhắc đến hai
nhân vật nữ Kim Hiền Cơ và Taguchi Yasuko, đầu mối của việc truy tìm dấu tích bắt
cóc, xin mời quí vị đọc bài dưới đây kể lại chuyện 4 năm trước (tháng 7/2010) để
hiểu rõ thêm được… bao nhiêu hay bấy nhiêu về vấn đề đã khiến bao đời chính phủ
Nhật cố gắng giải quyết dù mới chỉ thấy được chút ánh sáng lóe lên ở “đầu” đường
hầm, nhưng ai cũng mong cho nhân vật chính trong bài viết dưới đây được sớm
trùng phùng với…. người xưa thân ái.
4 giờ sáng ngày 20 tháng 7/2010, Kim Hiền Cơ (48 tuổi), (một trong hai thủ phạm làm nổ chiếc máy bay của Đại Hàn vào năm 1987 khiến 115 người chết, nguyên là một cựu tử tù của tòa án Hàn Quốc, nhưng sau đó được ân xá) đã đến Nhật trong một chuyến máy bay đặc biệt của chính phủ Nhật. Sau đó cô đã được đưa thẳng về Karuizawa, Nagano ngụ tạm tại trang trại nghỉ mát của.... cựu thủ tướng Hatoyama. Chả ai hiểu tại sao lại phải ở đây mà không ở nơi khác, dù đã được ông Nakai, bộ trưởng bộ đặc trách vấn đề bắt cóc giải thích cho... có lệ: “Dạo này mùa hè nên tìm không ra khách sạn, hơn nữa đương sự muốn có nơi rộng rãi để tự làm thức ăn thiết đãi một vài gia đình có thân nhân bị bắt cóc”.
4 giờ sáng ngày 20 tháng 7/2010, Kim Hiền Cơ (48 tuổi), (một trong hai thủ phạm làm nổ chiếc máy bay của Đại Hàn vào năm 1987 khiến 115 người chết, nguyên là một cựu tử tù của tòa án Hàn Quốc, nhưng sau đó được ân xá) đã đến Nhật trong một chuyến máy bay đặc biệt của chính phủ Nhật. Sau đó cô đã được đưa thẳng về Karuizawa, Nagano ngụ tạm tại trang trại nghỉ mát của.... cựu thủ tướng Hatoyama. Chả ai hiểu tại sao lại phải ở đây mà không ở nơi khác, dù đã được ông Nakai, bộ trưởng bộ đặc trách vấn đề bắt cóc giải thích cho... có lệ: “Dạo này mùa hè nên tìm không ra khách sạn, hơn nữa đương sự muốn có nơi rộng rãi để tự làm thức ăn thiết đãi một vài gia đình có thân nhân bị bắt cóc”.
Trong 4 ngày ở Nhật, cô đã lần lượt gặp gỡ thân nhân các gia đình có thân nhân bị bắt cóc tại trang trại của cựu Thủ Tướng Hatoyama, tại một khách sạn ở Tokyo. Qua các đoạn phim, hình ảnh do chính phủ Nhật cung cấp, mọi người thấy cô đã là đầu bếp chính thết đãi những món ăn mà cô nói là học được từ cô giáo bị bắt cóc Taguchi Yaeko cho gia đình người anh ruột và cậu con trai của cô giáo Taguchi “thưởng thức”.
Kim Hiền Cơ & con trai cô giáo Taguchi Yaeko
Trong các cuộc gặp gỡ báo chí, tất cả mọi người mà cô gặp gỡ đều có chung một nhận định: không có tin tức gì mới ngoài những điều họ đã biết, tuy thế có một câu được nghe cô nhắc đi nhắc lại mãi là: “theo tôi thì chắc chắn họ còn sống”. Câu hỏi được đặt ra là dựa vào điều gì mà cô dám khẳng quyết như vậy? Đúng ngay lúc đó thì, bộ trưởng bộ đặc trách vấn đề bắt cóc Nakai tuyên bố:“có những nguồn tin mà chúng tôi nhận được cho rằng: vào thời điểm 6, 7 năm trước cô Taguchi Yaeko vẫn còn sống”, trái hẳn với những gì mà Bắc Hàn cung cấp là cô Taguchi Yaeko đã chết vào năm 1986.
Không hiểu thông tin mà ông Nakai vừa công bố có phải từ cựu nữ tử tù Kim Hiền Cơ hay không vì không thấy Kim Hiền Cơ xác nhận nhưng chắc chắn phải có một sự liên quan nào đó. Mức độ xác thực của nguồn tin được đánh giá cao vì đây là phát biểu chính thức từ một bộ trưởng của nội các Nhật dù đã thòng thêm một câu: “có nguồn tin cho rằng......”. Vì thế các gia đình có thân nhân bị mất tích đều chứa chan hy vọng vì câu nói “theo tôi chắc chắn họ còn sống”.
Từ lúc đến cho đến lúc rời Nhật, cựu tử tù Kim Hiền Cơ được bảo vệ và tiếp đãi còn hơn.... quốc khách, đi đâu cũng có xe hộ tống dẫn đường, di chuyển đến đâu thì đèn xanh đến đó, hơn cả lúc thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo công du Nhật. Xung quanh nơi cô trú ngụ, lúc nào cũng có khoảng 50 nhân viên an ninh chìm nổi bảo vệ cô 24 trên 24. Khi di chuyển từ trang trại của cựu thủ tướng Hatoyama đến một khách sạn khác, cô còn được “bát phố Tokyo” bằng máy bay trực thăng đặc biệt chỉ dành riêng cho VIP. Bộ trưởng Nakai giải thích: “có lẽ suốt đời cô này chắc chẳng bao giờ được ra nước ngoài lần thứ hai, nên nhân lúc di chuyển, tôi đã yêu cầu máy bay trực thăng lượn một vòng Tokyo cho biết phố biết phường, có gì đâu mà ầm ĩ thế”.
Dạo “phố Tokyo” bằng trực thăng
Dưới mắt nhìn của các đảng đối lập thì đây là một sự ưu đãi “thái quá” đối với một “tội đồ khủng bố” và đương nhiên là chỉ trích kịch liệt: mục đích của chính quyền Kan Naoto trong chuyện này chỉ là muốn.... chơi nổi, tiêu xài hoang phí. Nhưng qua một cách nhìn khác thì các thố lộ của Kim Hiền Cơ đã giúp người Nhật hiểu thêm một điều mà trước đây mọi người không thấy rõ: các nạn nhân bị bắt cóc đều được Bắc Triều Tiên coi là những “báu vật” cần phải gìn giữ kỹ lưỡng chờ cơ hội đổi chác. Có vẻ như cơ hội này đã đến qua câu trả lời của một nhân vật cao cấp Bắc Triều Tiên đang tham dự Diễn Đàn Cấp Vùng Asean (ARF) gì đó tại Hà Nội khi được hỏi về chuyện đến Nhật của Kim Hiền Cơ:“đó là loại phản bội gia đình và tổ quốc, chúng tôi không muốn nói tới”. Nghe thoáng qua thì có vẻ là một lời chửi rủa, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Hàn chính thức xác nhận Kim Hiền Cơ là một điệp viên xuất thân từ Bắc Hàn, điều mà trước đây không bao giờ có, vì Bắc Hàn luôn chủ trương: “vụ án Kim Hiền Cơ” chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của chính phủ Nam Hàn.
3 giờ chiều ngày 23/7/2010, sau 4 ngày 3 đêm “công tác” tại Nhật, nữ tử tù Kim Hiền Cơ đã lặng lẽ trở về Hàn Quốc với ước mơ: mong có ngày trở lại để hội ngộ với cô giáo Taguchi Yaeko, với những nạn nhân bị bắt cóc khác vì cô tin rằng: chắc chắn họ còn sống vì không thể chết một cách quá dễ dàng như Bắc Triều Tiên đã nói. Thôi thì xin khấn ông trời “cho cô được mãn nguyện”.
Vũ Đăng Khuê