Ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, Tầu Cộng đưa giàn khoan HD
981 đến hoạt động tại cửa bể Quảng Ngãi của VN. Đây là giàn khoan
khổng lồ lớn nhất thế giới, 5 tầng, di động, dài 114m, rộng 90m, cao 136m. HD 981
được loan báo là sẽ hoạt động cho tới ngày 15 tháng 8.
Để bảo vệ giàn khoan, chúng đã gửi một
hạm đội lên đến 120 chiếc gồm 7 tàu chiến hải quân, 33 tàu hải giám và ngư
chính, tàu tấn
công số 753 hộ vệ và tàu vét
min. Các chiến hạm đều có võ trang hoả tiễn 534 và còn có máy
bay quân sự liên tục hoạt động quanh giàn khoan.
TC đã ngang ngược ra lệnh cấm tàu cảnh sát biển Việt nam,
thuyền đánh cá của người Việt lại gần vòng đai bảo vệ HD 981 với bán kính là 3
hải lý.
Nhưng tại sao TC lại đưa HD
981 vào vùng Tây Nam của Hoàng Sa, nơi không có dầu?
Đây chính là hành động
không ngoài ba mục đích chính:
Mục đích
thứ nhất, TC muốn xác nhận chủ quyền và muốn thực hiện những
‘thỏa thuận’ của hai đảng và nhà nước về giải pháp cho biển Đông, Hội Nghị ngày 25
tháng 6, 2011 tại Bắc Kinh giữa Hồ xuân Sơn, thứ trưởng ngoai giao VC và Ủy
Viên Quốc Vụ Viện Đới Bỉnh Quốc cùng với thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân
đã đạt được một thỏa
thuận quan trọng về giải pháp cho vấn đề
Biển Đông là: ‘Hai bên cam kết hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để tìm ra
những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông’.
Vì vậy để chặn họng VC, bọn chúng đã chính thức cho công bố năm bằng chứng bán nước không thể
chối cãi của cộng sản Việt Nam:
· Ngày 16/5/1956, trong
buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý
Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung
Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu
của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo
Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á
Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những
tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần
đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà
Tống".
· Ngày 4/9/1958, TC tuyên bố chiều
rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ:
"Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng
hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 14/9,
Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Chu Ân Lai, "Chính phủ Việt Cộng
công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày
4/9/1958 của TC và tôn trọng quyết định này"
·
Ngày 9/5/1965, trong cuộc chiến với VNCH, VC đã
tuyên bố "Sự việc Tổng thống
Mỹ Lyndon Johnson xác định vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng
100 hải lý là ”khu tác chiến của lực lượng võ trang Mỹ", đã là một
đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì đã bao gồm phần lãnh hải
thuộc quần đảo Tây Sa của nước láng giềng này".
· Tập "Bản đồ Thế
giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn
xuất bản vào tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi của
Trung Quốc.
· Trong sách giáo khoa Địa lý lớp 9 Trung học phổ
thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có bài giới thiệu Nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như sau: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến
đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn...,
các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ
Trung Quốc đại lục".
Mục đích thứ hai của việc đưa HD 981 vào VN là TC
muốn xem VC sẽ đóng kịch như thế nào, cũng như muốn đo lường được phản ứng của
dân Việt trong và ngoài nước, của Mỹ, khối ASEAN và các quốc gia khác trong
vùng.
Mục đích thứ
ba là kể từ năm 2011, cứ khi nào ‘nội
Hán’ có những xáo trộn, bất ổn về xã hội
và chính trị bất lợi thì Bắc Kinh lại hướng dư luận của người dân ra Biển Đông
nơi đang có tranh chấp về biển, đảo với Nhật, Việt Nam và Phi Luật Tân.
Nhưng việc đưa dàn khoan HD 981 vào thềm lục địa VN
còn có một mục đích khác quan trọng hơn. Đó là tránh được hay ít nhất cũng giảm
bớt được sự chú ý, chống đối của dân Việt và của quốc
tế về dự án kiến tạo đảo Gạc Ma nhân tạo.
Sách
lược “không đối đầu và ngoan
ngoãn xin được làm chư hầu cho Trung cộng”
của đảng CSVN hoàn toàn đối nghịch lại với truyền thống và lịch sử
của dân tộc Việt Nam đã được áp dụng ngay từ những ngày đầu thành lập đảng cộng
sản VN nhất là khi Hồ đã ký với Mao một bản văn số 51/GU 0212 tại Quảng Tây ‘Ghi nhớ sự hợp tác Việt Trung’ vào
ngày 12-6-1953.
Vì tham vọng quyền lực, vì muốn duy trì sự lãnh đạo của đảng CSVN, nên
CSVN đã cầu cạnh TC, phục vụ quyền lợi TC, nhượng đất cho TC và phạm tội phản quốc nhưng lại muốn che dấu nên trước sự xâm lăng của hải quân TC, tất cả bọn lãnh đạo VC
như Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng… trong nhiều ngày đầu đã
giữ một thái độ yên lặng, không dám có một hành động gì.
Tất cả
những phản ứng sau đó qua sự ‘đạo diễn’ của Bắc Kinh đều nằm trong chiến thuật hỏa mù để đánh lạc dư luận quần
chúng quốc tế và đánh lừa dân tộc Việt Nam kể cả việc Nguyễn Tấn Dũng lên án hành động
của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những
thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tuyên bố việc ứng xử của các nước trên Biển
Đông là đe dọa hòa bình, sự ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong
khu vực; gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân VN, tác động tiêu
cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai quốc gia cũng như đang cân nhắc việc kiện TC trước quốc tế.
Sự hiện diện của HD 981 tại cửa bể Quảng Ngãi, sự ngang
ngược tàn ác của TC đối với ngư dân VN đã làm cho dân Việt trong và ngoài nước
phẫn nộ và đã dẫn đến sự hủy hoại thân thể của hai người để phản đối TC xâm phạm chủ quyền của
VN, ngày 23 tháng 5 bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu trước cổng Dinh Độc
Lập và ông Hoàng Thu Hùng 71 tuổi tự thiêu ngày 20 tháng 6 tại
Tampa Florida, Hoa Kỳ.
Ở hải ngoại đã có
những cuộc biểu tình trước tòa Đại sứ hay Lãnh sự VC và TC liên tục trong cả
tháng 5 và 6 tại các châu, trong nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang và nhiều thành
phố lớn trên thế giới. Ngoài việc tố cáo, phản đối sự xâm lăng của TC, lên án sự
hèn nhát của VC người Việt hải ngoại còn phổ biến được những tin tức về dàn
khoan HD 981 đến dân chúng địa phương để giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng biển
Đông.
Ngày 12 tháng 5 Hội đồng Giám mục VN gọi vụ giàn
khoan HD 981 là hành động khiêu khích, và mặc dù nhà cầm quyền VC có
hành động trấn áp sự phẫn nộ cuả dân chúng nhưng vẫn có biểu tình ở Hà Nội, Saigon, rồi sau đó là Đồng Nai, Bình
Dương và cả ở Hà Tĩnh (Vũng Áng). Người
dân Việt Nam vẫn còn nhớ một quá khứ khổ nhục ngàn năm Bắc thuộc, và họ không
chấp nhận bị Bắc thuộc thêm một lần nữa.
Sự phẫn nộ của người dân trong nước cũng đã thấy lan rộng
đến mọi từng lớp dân chúng nhất là khi có những câu tuyên bố qua Tân Hoa Xã
như: ‘VN là đứa con hoang, lạc đường cần được dẫn dắt về với mẹ
Trung Quốc.(Dương Khiết Trì, ngày 19-6-2014) Vì vậy đã thấy xuất hiện
nhiều lần và ở nhiều nơi những câu như
“Không bán nước, nước nhà không bán”, “Mất nước là
chết” mà người khởi xướng là anh Đinh Quang Tuyến ở Saigon nhưng đến
đầu tháng 7 thì hầu hết 90 triệu người Việt trong và ngoài nước đều khâm phục sự
can đảm, thông cảm, chia sẻ sự phẫn nộ, đau đớn, lo buồn cho tương lai đất nước
của một cô gái ăn sương khi cô đã phải thốt lên là “bán trôn không bán nước”.
Sự hiện diện của HD 981 tại cửa bể Quảng Ngãi cũng đã làm
quốc tế cảm thấy có triệu chứng bất ổn trong vùng đưa đến việc các nước trong khu vực đã tự động liên kết, xích
lại gần nhau, tạo ra một ‘liên minh quân sự’ dù chưa chính thức.
Cuối
tháng Tư 2014, khi Tổng thống Barack Obama đến Manilla, một Hiệp ước tương trợ
quốc phòng đã được ký giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Phi.
Ngày
12 tháng năm, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với
TC để nêu quan ngại về việc TC đưa giàn khoan HD 981 vào biển Đông. Quốc
vụ khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và bắc Ireland Hugo Swinre ra tuyên
bố nói việc hạ đặt giàn khoan ở vùng biển đang tranh chấp đã dẫn
đến việc gia tăng sự căng thẳng trên biển.
Ngoại trưởng John Kerry ngày
12/5 cũng ra thông cáo lập lại quan ngại của Mỹ về điều mà ông gọi là
‘thách thức của TC’ đối với quần đảo Hoàng Sa. “Chúng tôi đăc biệt
quan ngại – tất cả các nước có liên quan đến việc đi lại và thông
thương trên Biển Đông – đều rất quan ngại về hành động ‘hung hăng’ này,”
Ông Kerry đã đưa ra phát biểu này khi gặp Ngoại trưởng Singapore K.
Shanmugam ở Washington.
Ngoại trưởng Singapore K.
Shanmugam cũng nói nước ông muốn nhìn thấy sự tiến triển trong các cuộc
đàm phán hiện đang dậm chân tại chỗ với Trung Quốc để thiết lập một
Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Tại hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN vừa diễn ra tại Miến Điện ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển
Long nói ASEAN phải “trung lập”, không ủng hộ đòi hỏi chủ quyền trên biển của
nước nào nhưng sau đó ASEAN đã công bố một bản tuyên bố riêng biệt về Biển Đông, được
xem là một thắng lợi cho Việt Nam.
Ngày 20/05 Ngoại trưởng
Indonesia tuyên bố ‘Trước tình hình căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội sau khi
Trung Quốc đơn phương đưa một giàn khoan vào trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam tại Biển Đông, chính quyền Indonesia, nước lớn nhất trong khối ASEAN,
đã quyết định can dự mạnh mẽ hơn vào cuộc đối đầu Việt-Trung’. Đối với Ngoại trưởng Marty Natalegawa, đây là
một vấn đề khu vực, cho nên khối ASEAN có ‘trách nhiệm đặc biệt’ để đảm bảo sao
cho hai bên tranh chấp nói chuyện với nhau. Ngoại trưởng Indonesia xác nhận là
chính trong tinh thần đó mà ASEAN đã lập tức tập hợp xung quanh Việt Nam ngay
sau khi xẩy ra sự việc ngoài Biển Đông. Nhưng trong một lời phê bình gián tiếp
khác ông Marty Natalegawa nhận xét là hành động của Trung Quốc đã vi phạm Bản
Tuyên bố Ứng xử trên Biển Đông. Theo bản
tuyên bố này thì các bên có liên can đến việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông
phải tự kiềm chế và sự tự kiềm chế đó rất cần thiết. Ngoại trưởng Indonesia cho
biết là ông đang thúc đẩy để hai bên xác định rõ thế nào là tự kiềm chế.
Ngày 22/5 Patrick Ventrell,
phát ngôn nhân của tòa Bạch Ốc khi bình luận về vấn đề giàn khoan của TC ở
Hoàng Sa, đã nói: ‘Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, tôn
trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tự do hàng hải
và hàng không trong khu vực Biển Đông. Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp
hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm
cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác".
Ngay từ đầu tháng Năm, Chánh văn phòng Nội các Nhật
Bản Yoshihide Suga đã tỏ ý quan ngại về hành vi đơn phương của TC. Ngày 22/5 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lại
một lần nữa tỏ ý quan ngại về những căng thẳng ngày càng tăng trong khu vực biển
Đông mà theo ông, bắt nguồn từ quyết định ‘đơn phương khoan dầu’ của TC.
Ngày 24/6, tại Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Campuchia đã ra
tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 tại vùng biển của
Việt Nam.
Tháng
6/2014, khi nói chuyện tại trường võ bị West Point,Tổng thống Barack Obama đã đề
cập tới khả năng điều động binh lực của Mỹ tới khu vực Biển Đông với hàm ý là Hạm
đội 7 có thể hỗ trợ các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Phi Luật Tân….
Ngày 10/7 Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua bản nghị quyết
số 412 có tiêu đề “Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với tự do hàng hải
và việc sử dụng hợp pháp các vùng biển, vùng trời ở châu Á - Thái Bình Dương,
giải quyết các tranh chấp, đòi hỏi lãnh thổ ở khu vực bằng con đường ngoại
giao, hòa bình” do Thượng nghị sỹ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại
Thượng viện Mỹ giới thiệu và đươc sự hỗ trợ của các thượng nghị sĩ tên tuổi của cả
hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên án các hành động đe dọa, sử dụng vũ lực để cản
trở quyền tự do hoạt động tại không phận quốc tế, thay đổi nguyên trạng hay làm
mất ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nghị quyết yêu cầu Trung Quốc kiềm
chế không áp dụng vùng nhận dạng phòng không, cũng như không có những hành động
khiêu khích khác trong khu vực, đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 và ngay lập tức yêu cầu Trung Quốc trả biển
Đông về nguyên trạng như thời điểm trước tháng 5/2014. Thượng viện Mỹ cũng lên án việc các
tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng cách đâm hỏng, phun nước, cho trực
thăng đe dọa…là vi phạm các nguyên tắc luật pháp quốc tế trong đó có Công ước
Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).Nghị quyết số 412 cũng ủng hộ các nỗ lực xây dựng
Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) và triển khai các định chế và tổ chức khu vực như Diễn
đàn khu vực ASEAN, Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị Thượng
đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hàng hải ASEAN.
Bản
nghị quyết này đã là một động lực giúp cho chính phủ Phi Luật Tân tiếp tục theo
đuổi tiến trình kiện Trung Quốc.
Gần đây trong cuộc hội thảo về Biển Đông ở Trung tâm
CSIS, các diễn giả ở Mỹ, hay đến từ các nước Nhật Bản và Phi Luật Tân đều đã ‘điểm mặt TC’ về các hành động ‘khiêu khích’, ‘hung hăng’, ‘bức hiếp’.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 10-7 cũng
nói: “Úc sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, những giá trị của
tự do và luật lệ của luật pháp”. Trong một bản thông báo của chính phủ Liên Đảng
rõ rệt nhất từ trước đến nay, bà Bishop cho biết rằng các chính phủ trước đã
sai lầm khi tránh không đả động đến thành tích vi phạm nhân quyền của Trung Quốc
vì sợ sẽ đụng chạm gây mất lòng.
Bà cho biết: “Chính sách ngoại giao của chính
phủ Liên Đảng đã được đặt ra để phản ảnh và bảo vệ thanh danh của chúng ta là
nước Úc có một nền kinh tế thiên về xuất cảng cho một thị trường mở rộng. Và vì vậy, tất cả những gì chúng ta nói và
làm đều nhằm mục đích hỗ trợ những giá
trị đó của chúng ta về mặt kinh tế, và những giá trị của một nền dân chủ tự do,
nhất quyết bảo vệ luật lệ của luật pháp, nhất quyết bảo vệ các quyền tự do và
nhất quyết duy trì những tập tục quốc tế.
Ngoại
truởng Bishop nói: “Vì vậy, một khi có một cái gì có ảnh hưởng đến quyền lợi quốc
gia chúng ta cần phải bầy tỏ một cách rõ rệt cho mọi người biết lập trường của
chúng ta là gì.
Nhưng sau hơn hai tháng cho giàn khoan HD-981 vào hoạt động
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông, khuấy động quan hệ
giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và tạo sự quan tâm của các quốc gia trong vùng, ngày
15/07/2014 vừa qua, TC đã di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam. Quyết định rút đi xảy ra sớm hơn thời hạn dự trù
ban đầu một tháng cũng như được đưa ra một tháng trước Hội nghị Ngoại trưởng
thường niên của Khối ASEAN tại Miến Điện, đặc biệt là hội nghị thường niên của
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF).
Đối với Việt Nam, việc rút giàn khoan cũng diễn ra vào lúc Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị hội nghị bàn về Biển Đông cũng như
cân nhắc khả năng kiện TC ra trước quốc tế.
Theo nhiều nhà bình luận chắc chắn những
phản ứng quốc tế đã là lý do sâu xa làm cho TC phải thay đổi thái độ, kể cả
thay đổi hành động trong thời gian vừa qua. Nhưng TC chỉ thông báo là giàn khoan
981 đã ''hoàn thành nhiệm vụ”, đồng thời cho di dời giàn khoan cùng đội
tàu chiến với lý do mùa mưa bão sắp đến.
Quả thật như vậy, HD 981 đã hoàn thành nhiệm
vụ vì:
· Về cơ bản, Hà Nội
đã đầu hàng như Dương Khiết Trì đã nói ngày 19-6-2014:. ‘VN là đứa con hoang, lạc
đường cần được dẫn dắt về với mẹ Trung Quốc do đó sẽ không có thêm các cuộc biểu tình,
không có nghị quyết phản đối, không có việc kiện lên Liên Hiệp Quốc, sẽ không xảy
ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN
thống nhất nhằm chống lại TC.
· TC đã đo lường được
phản ứng của quốc tế và của tất cả các quốc gia trong vùng, đưa giàn khoan vào
vùng biển đang tranh chấp cũng không sao và nếu cần phải đi xa hơn, ngang ngạnh
hơn chưa chắc đã có một quốc gia nào dám có phản ứng mạnh. Hồi đầu tháng 5 tại
Thượng Hải Tập Cận Bình đã không che dấu mục tiêu chiến lược đẩy Hoa Kỳ ra khỏi
khu vực biển Đông. Chiến lược này đã được
TC, từng bước tiến hành từ thập niên 1950 đến nay và khai thác từng cơ hội qua
hòa đàm Genève 1954, Mỹ triệt thoái năm 1973. Ngoài mục đích xác quyết chủ quyền, Bắc Kinh còn có ý
thách đố Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có chứng minh được là ‘lời nói đi đôi với việc
làm’ hay không?. Đây là điểm quan trọng để giữ lòng tin với các quốc gia nhỏ ở
Châu Á.
· HD 981 đã giúp TC tránh được sự chú ý, chống đối của dân Việt và của quốc tế về dự án kiến
tạo đảo Gạc Ma nhân tạo. Đá hoặc
đảo Gạc Ma là một rạng san hô thuộc cụm
Sinh Tồn của quần
đảo Trường Sa.
Đảo Gạc ma (Johnson South Reef bị TC chiếm của VC từ năm 1988) thuộc một phần
bãi đá ngầm với các rạng san hô nằm dười lòng biển, nay đã thành một đảo xuất
hiện nổi trên mặt nước trong Biển Đông và đã được TC xây cất từ 2012 với tàu vận
tải, tàu xây cất có cả tàu chiến võ trang hỏa tiễn bảo vệ. Nay đảo nhân tạo đã
thành hình, có bãi cát đã được bồi đắp cao tới 10 m, ngày 18 tháng 6, 2014 vừa
qua người ta báo cáo là một sân bay đã được xây gần xong. Sân bay có phi đạo dài hơn 1,6 km, có thể làm căn cứ cho các
máy bay chiến đấu như J-11 với tầm hoạt động hơn 3.200 km. Đây là dự án
thiết lập một căn cứ quân sự vô cùng to lớn, rộng 30 mẫu tây, có hải cảng dành
cho tầu hải quân, hải cảng riêng cho tầu dân sự. TC sẽ xây cất ‘khu cư trú cho
ngư dân, khu du lịch’. Căn cứ quân sự mà TC đang ráo riết xây dựng sẽ là nơi chuẩn
bị để đón hàng không mẫu hạm ra hoạt động trên biển Đông, làm bàn đạp để thực
hiện chiến lược kiểm soát và từng bước chiếm toàn bộ khu vực Trường Sa. Sau khi
chiếm đoạt Trường Sa và Hoàng Sa TC theo đuổi tham vọng kiểm soát một khu vực
mà chúng tự gọi là ‘đường 9 đoạn’ để thực hiện ‘giấc mơ bá chủ thiên hạ’.
· TC tranh giành chủ quyền
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhằm các mục đích lớn về quân sự:
Phối hợp với đảo Hải Nam, tạo thế trận liên hoàn cho các mũi tiến công ở phía
trước, hai bên sườn và bọc hậu đối với tất cả những hạm đội của các nước đi vào
biển Đông, tạo hàng rào phòng thủ vòng ngoài để bảo vệ đất Tầu, khống chế và kiểm
soát toàn bộ cục diện biển Đông.
Cuối tháng
4-2014, Tổng thống Phi đã lên tiếng tố cáo sự việc này nhưng vì vụ giàn khoan HD
981 nên đã không đạt được sự quan tâm của cả thế giới. Lãnh đạo VC biết nhưng
hèn phải lặng thinh, dù Gạc Ma thuộc lãnh thổ của VN. Không dám lên tiếng, hay
không có hành động gì vì đã cam kết không làm gì, kể cả tuyên bố vì sợ “tổn hại
đến tình hữu nghị hay lòng tin” của TC. “Định hướng dư luận” là một vấn đề quan
trọng phải được thực hiện một cách có hệ thống để không gây căng thẳng hay gây
bất ổn trong Biển Đông.
Dương Đông với HD
981 tại Hoàng Sa gần Quảng Ngãi nhưng kích Tây với Gạc Ma ở Trường Sa, TC đã đặt
cả thế giới trước sự đã rồi và Gạc ma trong tương lai sẽ trở thành căn cứ quân
sự to lớn có thể giúp TC kiểm soát được toàn vùng eo biển Malacca và các quốc
gia kế cận. Gạc ma sẽ trở thành một căn cứ hải quân lớn giống như căn cứ Diego
Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương và sẽ là mối đe doạ lớn trực tiếp cho Việt Nam và là một Đại Thắng của bọn Hán cộng.
Ngay
sau khi TC đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, giới
phân tích chính trị quốc tế đã nhận định đây không nhất thiết là một hành động
chiếm đoạt về kinh tế mà chủ yếu là một nước cờ chính trị của Bắc Kinh nhằm tạo
tiền lệ cho những bước lấn chiếm khác trong kế hoạch kiểm soát toàn thể Biển
Đông. Đây vừa là một bước thăm dò vừa là một ngón đòn phủ đầu trước khi Hoa Kỳ
có thể thật sự xoay trục sang Châu Á và tái khẳng định vai trò cường quốc tại
Thái Bình Dương. Hành động này là một tính toán mạo hiểm trong chiến lược “Giấc
mơ Trung Quốc” vì chúng đã xác nhận ý đồ bán nước chấp nhận làm chư hầu, nô lệ
của VC để duy trì quyền cai trị vĩnh viễn tại VN. Màn kịch HD 981 tạm chấm dứt
nhưng chắc chắn bọn chúng sẽ trở lại vì chẳng bao giờ chúng từ bỏ dã tâm xâm lược
Việt Nam.
Đảng
CSVN đã để cho TC lũng đoạn chính trị, kinh tế, xã hội của VN như hôm nay.
TC
không thể chiếm Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, vịnh Bắc Bộ, cả ngàn cây số vuông
trên biên giới phía Bắc, Hoàng Sa, Trường Sa nếu không có đảng CSVN tiếp tay.
Vấn đề
của chúng ta người Việt trong và ngoài nước trước nguy cơ mất nước là cần kiên
trì để
· Tiếp tục tẩy chay
không xử dụng các dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Tầu.
· Không du lịch sang Tầu
· Cố gắng giảm bớt việc về
thăm, gửi tiền về VN
· Phổ biến, quảng bá đến các
thế hệ trẻ và người địa phương về âm mưu bán nước của VC và xâm lược của TC
· Tiếp tục nhận diện và cô lập
bọn Việt gian
· Sửa soạn cho những công
tác trao đổi, yểm trợ, phối hợp làm việc với các tổ chức khác cùng mục
đích chống đại họa bắc thuộc.
TỔ QUỐC LÂM NGUY,
chúng ta hãy bình tâm suy nghĩ xem những gì đã và đang làm cho quê hương dân tộc
đã đủ chưa và liệu có thể làm gì hơn để không hổ thẹn với ông bà, tổ tiên.
Lời
di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) để lại cho con cháu đã ghi: “Các người phải
nhớ lời ta dặn, không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại, hãy đề phòng
quân Đại Hán Trung Hoa”
Ủy Ban Chống Bắc Thuộc
Bùi Trọng Cường
29-7-2014
Kính
mời đồng hương vào facebook.com/uybanchongbacthuoc để đọc thêm tài liệu
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
· Việt cộng còn, Nước sẽ MẤT - Lê Duy San
· Đại Họa Diệt Chủng - Trần Nhu
· Trung Quốc và phản quốc – Trần Gia Phụng
· Việt Nam đầu hàng Đại Hán – Nguyễn Hữu Thống
· HD 981 đã dời đi nhưng hiểm họa xâm lăng vẫn
còn đó
· Bishop's
recent statement re-China
· Nguyên do nào TC đặt giàn
khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam – GS Ngtuyễn văn Canh
LỜI NGƯỜI XƯA
There
is no greater sorrow than the loss of one’s native land.
Eripides - MEDEA