Tuesday, 15 July 2014

Trung Cộng tiết lộ video hiếm hoi về cuộc chiến lãnh thổ ở biển Đông

GMA News - Tác giả: Michaela Del Callar - Người dịch: Huỳnh Phan 11-07-2014 
Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham đây! Quốc kỳ trương lên rồi!” một nhà báo Trung Cộng (TC) kêu lên sau khi đắc thắng giương lá cờ đỏ của TC trên một hòn đá san hô nhô lên ở vùng biển khơi phía tây bắc Philippines.
 
Chỉ ngay ngoài khơi Malaysia, thuỷ thủ TC thực hiện buổi chào cờ trên boong tàu để biểu thị sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James đang có tranh chấp, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, một tàu khảo sát TC đâm vào một tàu nhỏ Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.
 
Những cảnh phim hấp dẫn, bao gồm cả cảnh nhiều người chưa từng thấy, được chọn lọc từ một phim tài liệu truyền hình 8 phần mang tên “Hành trình trên biển Nam Hải” đã được đài truyền hình trung ương TC CCTV 4 phát sóng từ ngày 24 đến 31 tháng 12 năm ngoái. Với tường thuật bằng tiếng Trung và phụ đề tiếng Anh, phim tài liệu này cũng đã được đăng tải trên trang web của CCTV để cả thế giới vào xem.
 
Trong một nước cộng sản Châu Á đầy bí mật, bộ phim tài liệu hơn ba giờ cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về cách TC hoạt động trong bóng tối để củng cố yêu sách chủ quyền ở vùng biển chiến lược, bí mật theo dõi đối thủ, và từng bước hình thành một sự hiện diện vũ trang để ngăn chặn những đối thủ nào thách thức yêu sách xa xưa và việc bành trướng hiện nay của họ.
 
Toàn bộ câu chuyện được thuật theo cái nhìn của các phóng viên CCTV, tháp tùng riêng biệt với các nhân viên hải giám TC, tuần tra biển, thi hành luật pháp, ngư dân và các chuyên gia biển trong các chuyến đi xuyên vùng biển lộn xộn này.
 
‘Một thông báo ớn lạnh’
 
Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về tranh chấp biển Đông, nói rằng đoạn video nhắm vào nhiều loại khán giả. Sự kiện nó bằng tiếng Trung với phụ đề tiếng Anh, cho thấy rằng đối tượng chính của nó là trong nước, nhưng cũng có nghĩa là để phục vụ như một lời cảnh báo cho các chính phủ đối địch, ông nói.
 
“Đoạn video là một hình thức bảo đảm rằng chính phủ TC đang ở tuyến đầu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của TC ở biển Đông”, ông Thayer nói với GMA News Online.
 
Ông nói thêm rằng video này cũng là “một thông điệp ớn lạnh cho các nước có tranh chấp rằng TC sẽ dùng sức mạnh ‘cơ bắp’ như đâm tàu để thực thi ‘quyền chủ quyền’.”
 
“Từ khi có video này, bằng chứng rộ lên về việc Cảnh sát biển TC đã đưa chuyện đâm tàu vào tàu thành một mục trong chiến thuật của họ”, ông Thayer nói.
 
Đi kèm với nền nhạc êm dịu, bộ phim tài liệu dài đưa ra những hình ảnh toàn cảnh vùng nước màu ngọc lam này mà họ nói là chứa đựng nhiều tài nguyên dầu khí và sinh vật biển tươi tốt, cùng các đảo lớn nhỏ xa xôi với những bãi cát trắng xoá. Bộ phim tài liệu này rõ ràng được thiết kế để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc trong các khán giả TC và lôi kéo cả nướcvề tính cấp bách của việc bảo vệ lãnh thổ rộng lớn ngoài khơi bên ngoài đảo Hải Nam cực Nam của TC.
 
Bô phim thấm đượm lòng yêu nước và cảm xúc.
 
Một lính TC trong bộ đồng phục ngụy trang trên một rạn san hô xa nói rằng anh bảo vệ mảnh đất lãnh thổ tranh chấp nằm chỗ hư không này trong 16 năm. Nhiệm vụ lạ thường của anh sắp kết thúc, anh nói và bật khóc.
 
“Sau khi kết thúc nhiệm vụ, tôi có thể không có cơ hội nào khác để đến Nam Sa”, người lính tuyệt vọng nói, dùng tên tiếng Trung cho quần đảo được quốc tế biết đến với tên quần đảo Spratly (Trường Sa).
 
Chuỗi các đảo lớn nhỏ, rạn san hô và đảo san hô hầu hết đều cằn cỗi này đang có tranh chấp giữa TC, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei. Các đảo/đá này được cho là giàu trữ lượng dầu khí và nằm gần các tuyến đường biển quốc tế lớn.
 
“Tôi làm nhiệm vụ hết mình tới giây phút cuối cùng, tôi nghĩ thế. Tôi tới đây khi 18 tuổi, tràn đầy tuổi xuân. Sau khi chúng tôi rời khỏi nơi này, chỉ có 16 năm này mới đáng nhớ”, anh nói, giải thích rằng sự hy sinh của mình là một cách biểu lộ lòng yêu nước.
 
“Tiền là vô dụng ở đây. Các quan hệ rất đơn giản. Động cơ đến đây cũng đơn giản. Đó chỉ là để đáp đền”.
 
Chủ tịch TC Tập Cận Bình, trong một cảnh quay ngày 13 tháng 4 năm 2013, cho thấy đang chào đón một chiếc ghe chở ngư dân nhìn có vẻ mệt mỏi thuộc cộng đồng Đàm Môn ven biển Hải Nam sau một đợt đánh cá dài ngày. “Chúc mừng các bạn trở về về an toàn!” Tập Cận Bình mỉm cười nói.
 
“Chúc các bạn một vụ thu hoạch tốt mỗi khi đánh cá trên biển,” ông nói, và sau đó chụp chung với những ngư dân sạm nắng này một ảnh lưu niệm. Sau đó, như dự đoán, nhà lãnh đạo TC và các ngư dân vỗ tay hoan nghênh ngay đúng cùng một lúc trước máy quay thu cảnh tượng hân hoan này.
 
Bị Hoa Kỳ cùng các đồng minh phương Tây và châu Á chỉ trích về việc xâm lược lãnh thổ, TC sử dụng bộ phim tài liệu để phát sóng về lập trường của họ với thế giới.
 
“Kể từ thời Tây Hán, về cơ bản, các khu vực biển Đông là một phần lãnh thổ của TC”, một chuyên gia bản đồ TC nói với CCTV.
 
Bản đồ xưa của TC được chiếu lên màn hình, với người dẫn chuyện nói rằng biển Đông luôn luôn là một phần của tất cả các địa giới lãnh thổ “không có ngoại lệ”.
 
“Dựa trên một số lượng lớn các tài liệu lịch sử cũng như rất nhiều các nghiên cứu văn bản nghiêm túc và khắt khe, các đảo trên biển Đông thuộc về TC. Không thể phủ nhận, đó là một sự kiện lịch sử cơ bản”, một nhà phân tích TC nói.
 
Thành phố Tam Sa
 
Trong một nỗ lực để tuyên truyền rằng TC đã có quyền kiểm soát chính trị và hành chính đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp, bộ phim tài liệu này tô đậm sự xuất hiện của thành phố Tam Sa, được thành lập vào năm 2012 với cơ sở chính tại quần đảo Hoàng Sa, hay Tây Sa theo tiếng Trung. Mặc dù do TC kiểm soát, cụm đảo lớn nhỏ và các rạn san hô đang có tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.
 
Vùng đất lớn nhất của Tây Sa, đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), được mô tả như những mảnh bất động sản phát triển nhất tại khu vực tranh chấp này, giống như một thành phố nhỏ.
 
Nó có một siêu thị, một ngân hàng, một bưu điện, một cơ sở lọc muối cho nước uống, các tòa nhà thấp, và một đường chính được gọi là đường Bắc Kinh. Có điện thoại di động, kết nối Internet, truyền hình cáp với 52 kênh, và một đài phát thanh gọi là “Tiếng nói biển Nam Hải” liên tục phát đi các bản tin thời tiết cho ngư dân. Một ảnh chụp từ trên không cho thấy đường băng dài của Vĩnh Hưng.
 
Trên đảo Vĩnh Hưng của Tây Sa, khoảng 70 ngư dân TC nhận được 500 nhân dân tệ trợ cấp hàng tháng.
 
Lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân được chiếu đang khua súng trường và tiến hành các cuộc tập trận chiến đấu ở Vĩnh Hưng nhưng an ninh tổng thể của khu vực tranh chấp đã được giao cho lực lượng cảnh sát được gọi là chi đội Công an biên phòng Quỳnh Hải. Chi đội Quỳnh Hải giám sát 110 “trạm dịch vụ báo động” để theo dõi và đáp ứng với các ngư dân gặp nạn bất cứ nơi nào trong khu vực.
 
Với sự phát triển ở Tam Sa, các chuyên gia trẻ và sinh viên vừa ra trường đang đến sống và làm việc ở thành phố dù ở xa xôi này. Khách du lịch TC cũng đã bắt đầu đến tham quan, theo CCTV.
 
Cuộc chiến để kiểm soát biển Đông
 
Bộ phim tài liệu nhắm vào những nỗ lực của TC để tăng cường sự nắm giữ của họ trên vùng biển rộng lớn mà họ nó nói rằng Bắc Kinh đã mất 42 đảo vào tay các nước tranh chấp khác. Một hệ thống tuần tra và giám sát đã được thành hình trên biển Đông và các căn cứ triển khai-phía trước đã được thành lập để bảo vệ chủ quyền TC.
 
Để phô diễn hỏa lực, CCTV cho thấy nhân viên hải giám TC trên boong của một con tàu, chỉa súng về phía một mục tiêu tưởng tượng trong một cuộc diễn tập chiến đấu. Dù vậy, không có việc phô diễn lực lượng quân sự, phản ánh chiến lược lực lượng dân sư và bán quân dân sự ở tuyến trước thay vì Quân đội Giải phóng khổng lồ, để tránh cho quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh có chỗ biện minh cho việc can thiệp quân sự trong khu vực của TC.
 
Trong khi tung ra khả năng hỏa lực của mình, TC xua tan nỗi sợ hãi, thường bị Washington lên tiếng rằng sự hiện diện ngày càng tăng của họ cuối cùng sẽ đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Họ nói nền kinh tế khổng lồ của mình phát triển mạnh trong những tuyến đường biển mở mà 60% hàng hóa ngoại thương và 80 % dầu nhập khẩu của họ đi ngang qua đó.
 
Thay vì là một mối đe dọa, TC được tô vẽ như là “thiên thần giám hộ” của vùng biển tranh chấp, nơi mà TC đã tổ chức nhiệm vụ cứu hộ thậm chí cho các thủy thủ nước ngoài. Theo bộ phim này từ năm 2007 đến năm 2012, tuần tra TC đã cứu 18 000 người.
 
Nhưng bộ phim tài liệu gửi một thông điệp rõ ràng rằng TC sẽ không ngần ngại hành động khi lợi ích của họ bị đe dọa.
 
Trong một cảnh quay về cuộc đụng độ năm 2007 tại quần đảo Hoàng Sa, một chiếc tàu thực thi luật biển của TC đã được lệnh đâm vào một tàu nhỏ Việt Nam bị cáo buộc là cố phá hoại một cuộc khảo sát dầu của Bắc Kinh.
 
“Chúng tôi không khoan nhượng đối với tàu thuyền của bất kỳ bên nào tham gia vào các hành vi cố tình phá hoại. Khi nào mà chỉ huy ra lệnh, có thể là ủi, đâm hoặc đụng, chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện nhiệm vụ của mình”, Đại úy Yong Zhong của tàu Hải giám 84 từng tham gia vào việc đối chọi với Việt Nam nói.
 
Bộ phim tài liệu cũng nói tới cuộc đụng độ với Việt Nam năm 1974 làm chết 18 thủy thủ TC.
 
Chỉ ngay ngoài khơi của Malaysia, thuỷ thủ TC đã được cho thấy trong một đoạn video đang tổ chức một buổi lễ chào cờ vào ngày 23 tháng 4 năm 2013 để khẳng định tượng trưng quyền sở hữu và kiểm soát của TC đối với bãi ngầm James. Các quan chức Malaysia đã tức giận bởi hành động của TC và kể từ đó đã triển khai tàu hải quân để bảo vệ bãi ngầm James khỏi việc mà họ gọi là sự xâm nhập của TC vào khu vực tranh chấp rất gần bờ biển của họ.
 
Ở bãi cạn Scarborough (Panatag Shoal), mà TC gọi là đảo Hoàng Nham, đoàn của CCTV quay phim cách họ treo cờ TC lên trên một khối san hô hồi tháng 11 năm 2012. “Chúng tôi đã có một bảng hiệu ở đây”, một nhân viên thực thi pháp luật TC cho biết. “Philippines nhổ nó lên. Họ đặt một bảng hiệu và chúng tôi nhổ nó đi.” Một cuộc giằng co trong quá khứ ở bãi cạn nầy cũng được mô tả, cho thấy một tàu thực thi pháp luật TC bảo vệ ngư dân TC trước một tàu khu trục nhỏ “nước ngoài”.
 
TC cũng tiết lộ một hoạt động “tối mật” mà họ tổ chức tháng 8 năm 1994 để xây dựng các công trình kiến trúc ở đá Vành Khăn (Mischief Reef). Trái ngược với sự bảo đảm của TC vào lúc đó là họ chỉ xây dựng nơi trú ẩn cho ngư dân, TC đã thừa nhận trong bộ phim tài liệu này rằng các công trình kiến trúc đó có ý để dùng như là một kho tiếp liệu và bây giờ là một tiền đồn quân sự được trang bị với các đĩa vệ tinh và các chức năng như một căn cứ quân sự tuyến trước của TC trong quần đảo Trường Sa.
 
Ba mục tiêu
 
Tuần tra của TC trong khu vực tranh chấp có ba mục tiêu: Xác lập sự hiện diện để ngăn chặn, thực hiện giám sát đối với các bên yêu sách khác, và khẳng định quyền kiểm soát lãnh thổ của TC, theo Chen Huabei, Phó tổng giám đốc Cục quản lý hải dương quốc gia Nam Hải.
 
“Chỉ thông qua thực thi pháp luật làm cho thấy sự xuất hiện của mình bằng cách tuần tra trong vùng biển mà chúng tôi xác định thẩm quyền, chúng tôi mới có thể tuyên bố chủ quyền tốt nhất đối với các vùng biển này,” Chen nói.
 
Các tàu tuần tra của TC được quay đang bí mật theo dõi các tiền đồn quân sự của Việt Nam và Philippines trong quần đảo Trường Sa năm ngoái.
 
Ngoài khơi một đảo do Việt Nam chiếm đóng ở Trường Sa, một nhân viên giám sát TC ghi nhận những cải tiến và xây dựng mới do VN thực hiện. Họ cũng theo dõi các lính Philippines ở đảo Bình Nguyên (Flat Shoal), được Philippines gọi là Patag.
 
“Người này đang lấy nước,” một viên chức TC nói, chỉ vào một lính Phi Luật Tân trên một màn hình giám sát. “Người này chỉ mới đến bằng một chiếc thuyền nhỏ,” một nhân viên thứ hai nói thêm.
 
“Hãy nhìn vào lá cờ. Đó là lá cờ của Philippines,” nhân viên đầu thêm vào. “Ôi một căn nhà tệ hại” bạn đồng hành của anh ta châm biếm khi nhìn vào căn lều dột nát của quân đội Philippines.
 
Tại bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Philippines gọi là Ayungin TC gọi là Re’nai (Nhân Ái), một sĩ quan TC nhận thấy có thứ gì trông giống như một mảnh mới của bức tường ở phía hông tàu Hải quân Philippine BRP Sierra Madre mắc cạn với một ít thủy quân lục chiến Philippines đang trú đóng trên đó.
 
“Cái này được xây dựng sau khi con tàu bị mắc cạn,” một viên chức TC cho biết. “Nó giống như khu nhà ở của họ”, một viên chức hải giám nói thêm.
 
Logic của tất cả mọi thứ: dầu, khí đốt, tài nguyên, lãnh thổ và an ninh của TC
 
Bộ phim tài liệu mô tả vùng biển tranh chấp này là vùng biển lớn nhất của TC rất quan trọng đối với an ninh và là một biên giới then chốt cho nhiên liệu và thực phẩm.
 
Bộ phim tiết lộ rằng TC đã bắt tay thực hiện nhiều thăm dò dầu khí lớn nhưng không nói ở đâu. Thay vào đó, nó cho thấy hai mỏ dầu ngoài khơi đã phát triển được trang bị với thiết bị hiện đại.
 
TC ước tính có khoảng 23-30 tỉ thùng dầu và khối lượng lớn khí tự nhiên nằm dưới biển Đông Hàng chục ngàn tấn kim loại quý và khoáng chất đã được phát hiện, bao gồm mangan, niken, đồng và coban. Ngoài ra, một lượng lớn thứ mà họ gọi là “băng cháy” (combustible ice) đã được tìm thấy và có thể được TC phát triển như là một nguồn năng lượng thay thế.
 
Ít nhất 1 500 loài cá và sinh vật biển được tìm thấy ở vùng biển tranh chấp, bao gồm cả đuối khổng lồ, rùa khổng lồ, cá vẹt, cá bay. Vùng biển này tràn ngập khoảng 2,81 triệu tấn cá, trong đó có 500 000 tấn trong quần đảo Trường Sa.
 
TC bắt đầu những nghiên cứu khoa học đầu tiên về dự trữ dầu khí tiềm năng ở quần đảo Trường Sa vào năm 1984, trên 38 rạn san hô, trong một nghiên cứu được gọi là Điều tra khoa học tích hợp Nam Sa. Theo bộ phim này, sau khi đã trở nên rõ ràng rằng các vùng nước rộng lớn này có thể chứa nhiều mỏ dầu và khí đốt khổng lồ, các nước đối thủ bắt đầu cướp lấy lãnh thổ của TC, làm dấy lên các cuộc xung đột.
 
Với tất cả thứ vàng đó, TC đã và sẽ sử dụng sức mạnh của mình để khẳng định quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp, các nhà phân tích nói.
 
“Tôi nghĩ rằng hành động của TC cho thấy rằng họ quyết tâm sử dụng các nguồn lực của biển Đông, bất chấp các tranh chấp pháp lý,” chuyên gia phân tích đóng ở Singapore Parag Khanna, giáo sư tại trường Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) Đại học Quốc gia Singapore, nói với GMA News Online.
 
Sáu tháng sau khi bộ phim tài liệu của TC công bố, phản ứng từ cộng đồng quốc tế “là một sự im lặng cùng khắp,” phản ánh sự miễn cưỡng của nhiều nước trong việc đối mặt với TC, nhà phân tích Thayer nói. Nhưng toàn bộ khu vực, không phải chỉ có những kẻ thù về lãnh thổ hiện nay của TC mới phải chú ý tới những lá cờ đỏ trong video này, Thayer cảnh báo.
 
“Về mặt tư riêng, video này phải được xem như là phiền toái không chỉ đối với nước tranh chấp chính, Việt Nam và Philippines mà còn với các nước đi biển khác ở Đông Nam Á”, ông nói.
KG/RSJ, GMA Tin tức
 

China reveals rare videos of its South China Sea territorial battle

By MICHAELA DEL CALLAR July 11, 2014 4:06pm
 "We're here! The Huangyan Island! The national flag is raised!" a Chinese journalist exclaims after triumphantly hoisting China's red flag atop a coral stone jutting out of the high seas northwest of the Philippines.
 
Just off Malaysia, Chinese maritime personnel execute a snappy salute in a Chinese flag-raising ceremony on a ship deck to signify Beijing's control over the disputed James Shoal, about 80 kilometers from the nearest Malaysian coast. In a more dangerous development, a Chinese surveillance ship rams a smaller Vietnamese vessel in contested waters.
 
The gripping video scenes, including footage never before seen by many people, are culled from an eight-part TV documentary entitled “Journey on the South China Sea” that was aired in China by state-run network CCTV 4 from December 24 to 31 last year. With Chinese narration and English subtitles, the documentary has also been posted on CCTV's website for worldwide viewing.
 
In a communist Asian nation steeped in secrecy, the three-hour plus documentary provides a rare peek into how China works in the shadows to consolidate its territorial claims in strategic waters, spy on rival claimants, and gradually build an armed presence to thwart opponents who challenge its ancient claims and current expansion.
 
The whole story is told from the eyes of CCTV journalists, who separately accompanied Chinese surveillance personnel, maritime patrols, law enforcers, fishermen and marine experts in journeys across the troubled waters.

‘A chilling message’
 
Carl Thayer, a prominent expert on the South China Sea disputes, said the video was intended for multiple audiences. The fact that it is in Chinese, with English subtitles, indicates its primary audience was domestic, but that it was also meant to serve as a warning to rival governments, he said.
 
"The video is a form of reassurance that the Chinese government is at the forefront in defending China's territorial claims in the South China Sea," Thayer told GMA News Online. 
 
The video, he added, is also "a chilling message to claimant states that China will use physical force such as ramming to enforce its 'sovereign rights.'"
 
"Since this video, evidence is emerging that the Chinese Coast Guard has introduced ship-to-ship ramming into its tactical repertoire," Thayer said.
 
Accompanied by soft piano music, the long documentary features panoramic scenes of the turquoise waters which it says harbors hydrocarbon resources and lush marine life, and faraway islands and islets with white powdery-sand beaches. The documentary was obviously designed to foster nationalism among Chinese viewers and drive home the urgency of defending the vast off-shore territory that lies beyond China's southernmost Hainan Island.
 
It's instilled with patriotism and emotions.
 
A Chinese soldier clad in camouflage uniform on a remote reef says he has been guarding that patch of contested territory in the middle of nowhere for 16 years. His extraordinary assignment was coming to an end, he says, and he breaks into tears.
 
"After this mission is finished, I might not have another chance to come to Nansha," the forlorn soldier says, using the Chinese name for what is internationally known as the Spratly Islands.
 
The string of mostly barren island, islets, reefs and atolls are disputed by China, Taiwan, Vietnam, Malaysia, the Philippines, and Brunei. They're believed to be rich in oil and gas deposits and lie near major international sea lanes.
 
"I work hard to the very last second I guess. I came here when I was 18, an entire youth. After we leave this place, only this 16 years will be worth remembering," he says, explaining that his sacrifices were a way of showing love for country.
 
"Money is useless here. Relationships are simple. Your motive for coming here is simple too. It was just to give back."
 
Chinese President Xi Jinping, in a footage dated April 13, 2013, is shown welcoming a boatload of tired-looking fishermen in Hainan's Tanmen coastal community after a long fishing expedition. "Congratulations on your safe return!" Xi says, smiling.
 
"I wish you a harvest every time you fish in the sea," he says, and later posed with the sunburned men for a souvenir picture. Then as if on cue, the Chinese leader and the fishermen applauded exactly at the same time before the camera to cap the upbeat scene.
 
Criticized by the United States and its western and Asian allies for territorial aggression, China used the documentary to air its side to the world.
 
"Since the Western Han Dynasty, basically, the areas of the South China Sea has been a part of China's territory," a Chinese map specialist tells CCTV.
 
Ancient Chinese maps are flashed on the screen, with a narrator saying that the South China Sea has always been part of all the territorial demarcations "with no exception."
 
"Based on a large number of historical documents as well as lots of serious and rigorous textual researches, South China Sea islands belong to China. Undeniably, it is a fundamental historical fact," a Chinese analyst says.
 
Sansha City
 
In a bid to project that it has political and administrative control over the disputed territories, the Chinese documentary highlights the emergence of Sansha City, which was established in 2012 with its main base in the Paracel Islands, or Xisha in Chinese. Although controlled by China, the cluster of island, islets and reefs are contested by Vietnam and Taiwan.
 
Xisha's largest territory, Yongxing Island (Woody Island), is depicted as the most developed piece of real estate in the contested region, resembling a small city.

It has a supermarket, a bank, a post office, a desalination facility for drinking water, low-slung buildings, and a main thoroughfare called the Beijing Road. There are mobile phones, Internet connection, cable TV with 52 channels, and a radio station called "Voice of the South China Sea" that continuously airs weather bulletins to fishermen. An aerial shot shows Yongxing's long airstrip.

On Xisha's Yagong Island, about 70 Chinese fishermen receive 500 yuan in monthly subsidy.
 
People's Liberation Army forces are shown brandishing rifles and conducting combat drills in Yongxing but overall security of the disputed region has been delegated to a police force called the Qionghai Public Security Frontier Detachment. The Qionghai detachment oversees 110 "alarm service platforms" to monitor and respond to distressed fishermen anywhere in the region.
 
With the developments in Sansha, more young Chinese professionals and graduates are arriving to live and work in the city despite the great distance. Chinese tourists have also begun to visit, according to CCTV.
 
Battle for South China Sea control
 
The documentary tackles China's efforts to strengthen its grip across the vast sea where it says Beijing has lost 42 islands to rival claimant countries. A system of patrols and surveillance has been put in place across the South China Sea and forward-deployed bases have been established to defend Chinese sovereignty.
 
In a show of firepower, CCTV shows Chinese maritime surveillance personnel on the deck of a ship, pointing their assault rifles toward an imaginary target in a combat drill. There is no massive show of military force though, reflecting China's strategy of frontlining civilian paramilitary forces instead of its monstrous People Liberation Army, to avoid giving the US military and its allied forces justification to intervene militarily in the region.
 
While projecting its firepower capability, China dispels fears, often voiced by Washington, that its increasing presence would eventually threaten freedom of navigation in the region. It says its huge economy thrives in the open waterways where 60 percent of China's foreign traded goods and 80 percent of its imported oil pass through.
 
Instead of a threat, China is portrayed as the "guardian angel" of the disputed waters, where it has staged rescue missions even of foreign sailors. From 2007 to 2012, Chinese patrols have reportedly saved 18,000 people.
 
But the documentary sends a clear message that China would not hesitate to act when its interests are threatened.
 
In a footage of a 2007 clash in the Paracels, a Chinese maritime law enforcement ship was ordered to ram a smaller Vietnamese vessel accused of trying to sabotage a Beijing oil survey.
 
"We are relentless towards the vessels of any other party engaged in the acts of deliberate sabotage. As long as the commander gives an order, be it hitting, ramming or crashing, we will perform our duty resolutely," says Capt. Yong Zhong of the Haijian 84, which was involved in that face-off with Vietnam.
 
The documentary also cited a 1974 clash with Vietnam that killed 18 Chinese sailors.
 
Just off Malaysia, Chinese maritime personnel were shown in a video holding a flag-raising ceremony on April 23, 2013 to symbolically assert China's ownership and control over James Shoal. Malaysian officials have been angered by China's actions and have since deployed navy ships to guard James Shoal from what they call Chinese intrusions into the contested area very close to their coastline.
 
In the Scarborough Shoal (Panatag Shoal), which China calls Huangyan Island, the CCTV crew filmed how they hoisted China's flag atop a coral outcrop in November 2012. "We had a sign here," says a Chinese law enforcement officer. "The Philippines blew it up. They put a sign and we blew it up." A past standoff in the shoal was also depicted, showing a Chinese law enforcement ship protecting Chinese fishermen from a "foreign" frigate.
 
China also revealed a "top secret" operation it staged in August 1994 to erect structures in the Mischief Reef. Contrary to Chinese assurances at the time that they were just building fishermen's shelters, China admitted in the documentary that the structures were meant to serve as a depot for supplies and is now a military outpost equipped with satellite dishes and functions as a Chinese military forward base in the Spratlys.

Three objectives
 
China's patrols in the disputed areas have three objectives: Show the flag for deterrence, carry out surveillance on other claimant countries, and assert China's territorial control, according to Chen Huabei, deputy director general of the South China Sea sub-bureau of state oceanic administration.
 
"Only through our law enforcement making its appearance by patroling in the waters we ascertain jurisdiction can we best declare our sovereignty over the waters," Chen said.
 
Chinese patrol ships are shown spying on military outposts of Vietnam and the Philippines in the Spratlys last year.
 
Off a Vietnamese-occupied island in the Spratlys, a Chinese surveillance personnel took note of enhancements and new constructions made by Vietnam. They also watched Filipino soldiers in Flat Shoal, called Patag by the Philippines.
 
"This man is fetching water," a Chinese officer says, pointing to a Filipino soldier on a surveillance monitor. "The man just arrived by a small boat," adds a second officer.
 
"Take a look at the national flag. It's the flag of the Philippines," the first officer butts in. "What a mess of a house," his companion quips, looking at the dilapidated shacks of Filipino troops.
 
At the Second Thomas Shoal, called Ayungin by the Philippines and Re'nai by China, a Chinese officer noticed what looked like a new piece of wall on the side of the long-grounded Philippine Navy ship BRP Sierra Madre which hosts a small number of Filipino marines.
 
"This was built after the ship ran aground," a Chinese officer says. "It's like their living quarters," adds another surveillance officer.
 
The logic of it all: Oil, gas, resources, territory and China's security
 
The documentary describes the disputed waters as China's largest body of water crucial to its security and a key frontier for fuel and food.
 
It discloses that China has embarked on major oil and gas explorations but did not say where. Instead, it showed two developed offshore oil fields equipped with state-of-the-art equipment.
 
China estimates that some 23 to 30 billion barrels of oil and large volumes of natural gas lie beneath the South China Sea. Tens of thousands of tons of precious metals and minerals have been discovered, including manganese, nickel, copper and cobalt. Additionally, large amounts of what it calls "combustible ice" have been found and can be developed by China as an alternative energy source.
 
At least 1,500 species of fish and marine life are found in the contested waters, including giant manta ray, giant turtles, parrot fish, and flying fish. The waters teem with an estimated 2.81 million tons of fish, including 500,000 tons in the Spratlys.
 
China began its first scientific studies on potential oil and gas reserves in the Spratlys in 1984, covering 38 reefs, in a study called the Nansha Integrated Scientific Investigation. After it became apparent that the vast waters may be harboring huge oil and gas deposits, rival countries began grabbing Chinese territories, sparking conflicts, according to the documentary.
 
With all that gold, China has and will use its might to assert control over the contested region, analysts say.
 
"I think China's actions show that it is committed to utilizing the resources of the South China Sea, irrespective of the legal disputes," Singapore-based analyst Parag Khanna, professor at the National University of Singapore’s Lee Kuan Yew School, told GMA News Online. 
 
Six months after the Chinese documentary was made public, the response from the international community "has been a resounding silence," reflecting many countries' reluctance to take on China, analyst Thayer said. But the whole region, not only China's current territorial foes, must take heed of the red flags in the video, Thayer warned.
 
"Privately, the video must be viewed as disturbing not only to the main claimant states, Vietnam and the Philippines, but to other maritime states in Southeast Asia," he said. —KG/RSJ, GMA News

 
 

 
 
image
 
 
 
 
 
Sino-Soviet border conflict - Wikipedia, the free encycl...
The Sino-Soviet border conflict (中苏边界冲突) was a seven-month undeclared military conflict between the Soviet Union and China at the height of the Sino-Soviet split...
Preview by Yahoo