Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng cộng sản Việt Nam, có tiếng về tài đóng kịch và những xảo thuật lừa đảo. Nhiều học giả Tây phương viết về chuyện đó từ hơn 40 năm nay. Jean Lacouture mô tả Hồ là một người tự đạo diễn và đóng kịch. Mieczyslaw Maneli coi chuyện Hồ khóc lóc là một thủ thuật rẻ tiền. Màn trình diễn điển hình là cách Hồ hành xử trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950. Hồ kết tội bà Năm Cát Hanh Long tội giết người trong một bài báo viết dưới bút hiệu, nhưng sau đó đóng kịch như thể ông ta không biết gì về bà khi được biết là bà bị xử tử chết. Năm 1956, Hồ công khai thừa nhận sai lầm trong cuộc cải cách điền địa. William Duiker tin rằng sự nhìn nhận này được thúc đẩy bởi chỉ thị về thực hành tự phê bình của Khrushchev trong bài diễn văn tố cáo Stalin. Trong lúc đọc diễn văn, Hồ có dịp trổ tài đóng kịch bằng cách tuôn nước mắt cá sấu.
Nhiều học giả Tây phương biết rõ khả năng đóng kịch với ý định lừa dối của Hồ. "Gian dối là nền tảng trong sự nghiệp Hồ Chí Minh và đảng ông ta" (Blum 1982, 218). Hồ có khả năng hèn nhát (Brocheux 2007, 159); ông ta có tài cải trang và nói láo (sđd., 137). "Hồ Chí Minh là một tên lừa đảo xuất chúng, suốt đời giả bộ là một người hoàn toàn ngược lại con người thực sự của ông ta" (Nixon 1986, 32). Hơn 40 năm trước đây, Jean Lacouture, một học giả Pháp, phóng viên, sử gia, và tác giả nhiều sách tiểu sử về các lãnh tụ thế giới, viết một sách về Hồ năm 1968 với những lời phê bình sắc bén về cá tính Hồ. Mieczyslaw Maneli, đại biểu cộng sản Ba Lan trong Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế (UBGSQT) tại Việt Nam, cố vấn luật và chính trị trong năm 1954-1955, và trưởng phái đoàn trong năm 1963-1964, xuất bản một sách vào năm 1971 về kinh nghiệm của ông tại Việt Nam với nhiều đoạn văn về Hồ.
Jean Lacouture là cảm tình viên cộng sản trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Là nhà báo, Lacouture có nhiều dịp gặp gỡ Hồ, phỏng vấn ông ta, và tương tác với những người khác có kiến thức riêng tư về Hồ. Là người quan sát tinh tế, Lacouture (1968, 217) mô tả Hồ là một nhà sản xuất phim kịch chuyên nghiệp. "Ông ta lúc nào cũng dàn dựng sân khấu cho chính ông ta, lúc nào cũng nhìn mọi tình trạng với mắt người sản xuất phim kịch." Lacouture kể một chuyện tiêu biểu cho tài đóng kịch của Hồ. Khi Hồ tới Pháp năm 1946, ông ta được mời tới tòa Đô chính. "Ban đầu ông ta từ chối mọi thức ăn thức uống, nhưng sau đó ông ta đổi ý, lựa một trái táo đẹp, bỏ vào túi và, trước tia nhìn kinh ngạc của Chủ tịch [Hội đồng Thành phố Paris, Henri Vergnolle], bước ra khỏi tòa nhà; kế tiếp ông ta bước vội xuống mấy bậc và, trước đám đông reo hò, đưa trái táo cho một bé gái" (sđd.) Đối với những người ái mộ Hồ, hành động đó phản ảnh bản chất hòa nhã lịch sự và lòng yêu thương trẻ em của ông ta. Tuy nhiên, đối với đa số, đó chỉ là một thủ thuật rẻ tiền để lấy lòng thiên hạ.
Hồ luôn luôn cố tạo dựng mối liên hệ nồng hậu với thường dân. "Ông ta lúc nào cũng nói chuyện với thường dân với giọng dễ dãi hoặc như cha ch́ú, lúc nào cũng phân phát mấy trái cam hoặc mấy miếng thức ăn ngon cho trẻ em" (sđd.). Tuy nhiên, kiểu của ông ta không theo lối đích thực Việt Nam. "Sự phối hợp của đóng kịch, lôi cuốn và hòa nhã đưa đến một cá tính có vẻ Tàu hơn là Việt" (sđd.). Người Việt, như Lacouture tinh tế quan sát, "theo nguyên tắc thì thẳng thắn hơn, tình cảm hơn, ít bộc lộ." (sđd.). Cho dù lối đóng kịch của Hồ là Tàu hay Việt, "trong cả sự xảo quyệt của ông ta, có cái gì nồng ấm, thân thiện và dối trá về cách Hồ nói chuyện với đồng bào ông ta" (sđd., 217-218).
Một bậc thầy về nhỏ nước mắt cá sấu, Hồ từng nói với thư ký riêng, Vũ Đình Huỳnh, "Đôi khi những giọt nước mắt giả tạo cũng hữu ích trong việc cho người ta hiểu một điểm trong bài diễn văn" (Duiker 2000, 572). Hồ được biết "oà khóc đóng kịch bất cứ lúc nào và chỗ nào" (Nguyễn 2012, 577 ghi chú 9), nhất là khi có đám đông như trong một nghi lễ (Xem, thí dụ như, Huỳnh 2014). Tuy nhiên, tài đóng kịch của Hồ không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Lacouture (1968, 217) nhận xét về tài đóng kịch của Hồ như sau: "Vai trò ông ta đóng thì quá phát triển đầy đủ không thể nào mà hoàn toàn tự phát được, và chiếc khăn tay lớn của ông ta thường quệt trên cặp mắt khô queo."
Mieczyslaw Maneli biết rõ Hồ qua công việc là đại biểu trong UBGSQT năm 1954-1955 và những lần thương lượng ngoại giao kín cho một giải pháp hòa bình cho Việt Nam vào năm 1963. Maneli có nhiều phiên họp với Hồ và Phạm Văn Đồng (Maneli 1975). Có lần khi Hồ bày tỏ nỗi buồn khi kể lại cái chết của Lenin, "nước mắt tuôn ra mắt ông ta và ông ta lau má mình" (Maneli 1971, 154). Theo Maneli, một phóng viên Ba Lan nổi tiếng cũng chứng kiến Hồ làm y hệt chuyện đó trước mặt bà ta trước đó (sđd.). Hành động đó biểu hiện đạo đức giả đến độ Maneli phải thốt lên, "Thật là khó tin rằng một người đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử đương thời lại dùng một thủ thuật rẻ tiền để nhấn mạnh lòng trung thành của mình với chế độ Cộng Sản" (sđđ.).
Tuy nhiên, Bùi Tín, cựu đại tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, "hoàn toàn chống đối bất kỳ ý kiến nào nói [Hồ] là một người đóng kịch tài ba" (Bui 1999, 17). Cũng nên ghi nhận rằng Bùi Tín viết câu đó trong sách in năm 1999, khi có thể ông chưa biết được những sự thật bây giờ được biết về Hồ Chí Minh. Gần đây, sau khi biết về vụ bà Cát Hanh Long (dưới đây), Bùi Tín nói là mọi chuyện về Hồ là chính trị gia, nhà ngoại giao, thi sĩ, và nhà báo giỏi nhất đều là thêu dệt (Bùi 2014).
Tài đóng kịch và dàn dựng sân khấu của Hồ có thể được diễn giải hay nhất qua vai trò ông ta trong chương trình cải cách ruộng đất vào những năm 1950.
Ngày 21 tháng 7 năm 1953, một bài báo xuất hiện trên tờ báo Nhân Dân với nhan đề: "Địa chủ ác ghê." Bài báo lên án một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Năm, chủ sở hữu của Cát Hanh Long, và các con bà vì tội giết chết 260 người nông dân vô tội (Nguyễn 2010).
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
Giết chết 14 nông dân.
Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
Những lời buộc tội khắt khe bà Cát Hanh Long và các con bà thật là tác hại. Họ coi như có tội trước khi xử. Bài viết này được viết bởi một người bí ẩn, ký tắt C.B. Lúc ấy không ai biết C.B. là ai. Tuy nhiên, C.B. đã được khám phá là một bút danh của Hồ Chí Minh (Viện 1986, 56). Hồ viết rất nhiều bài báo dưới bút danh C.B. (Xem, thí dụ, Viện 1986, 55-56, 66-68, 78-84, 90-92; Viện 1995, 414-415, 412-413). Bút danh C.B. thực sự được dùng trên 147 tài liệu bằng văn bản từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 năm 1957 trên báo Nhân dân (Tin 2014; Trần 2014; Wikipedia 2014).
Tuy nhiên, bài "Địa chủ ác ghê" ở trên không được chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) in trong các ấn phẩm chính thức về các bài viết của Hồ. Sự cố tình giấu giếm bài này rõ ràng cho thấy sự nhận tội về phẩm cách Hồ hèn hạ ném đá giấu tay. Một hậu quả trong việc không in bài này là nhiều học giả Tây phương, thường dựa vào các ấn phẩm chính thức của chính quyền, không biết đến cái bằng chứng tác hại tiêu hủy hình ảnh thánh thiện của Hồ. Bài "Địa chủ ác ghê," tuy nhiên, được phổ biến rộng rãi trên Internet (Bùi 2014; Nguyễn 2010; Tin 2014; Trần 2014). Với bằng chứng không thể chối cãi này, các sách sử, nhất là những sách về tiểu sử Hồ như sách của Quinn-Judge (Quinn-Judge 2002), Duike (Duike 2000), và Brocheux (Brocheux 2007), sẽ phải được viết lại.
Ngoài ra, dùng bút danh Đ.X. (Xem, thí dụ, Viện 1995, 368, 415, 417, 419; Wikipedia 2014), Hồ viết một bài nhan đề "Địa chủ phản động ác ghê" đăng trong tờ báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2 tháng 11 năm 1953) (Viện 1995, 413). Qua việc bao gồm bài "Địa chủ phản động ác ghê" của Đ.X. là một trong những bài viết của Hồ trong một ấn phẩm chính quyền chính thức, chính phủ CHXHCNVN công khai thừa nhận bài này là do Hồ viết. Tuy lời lẽ trong bài này không ác độc và rõ rệt như bài "Địa chủ ác ghê" của C.B., nội dung của hai bài như nhau, nhất là cách dùng chữ đặc thù "địa chủ... ác ghê." Điều này cho thấy cả hai bài đều do cùng một người viết. Những bài viết này mô tả những tội ác của chủ đất và buộc tội họ hợp tác với Pháp để phản bội đất nước và nhân dân.
Hồ ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, bắt đầu chương trình từ tỉnh Thái Nguyên để bắt giữ và truy tố bà Năm Cát Hanh Long là nạn nhân đầu tiên. Mặc dù đã đóng góp đáng kể cho Đảng Cộng sản, cung cấp nơi trú ẩn và dụng cụ vật liệu cho các lãnh tụ Đảng trong những năm đầu của cuộc cách mạng, bà Năm Cát Hanh Long bị kết án tử hình và xử tử (Nguyễn 2010). Hồ được thông báo về cuộc xử tử, nhưng không làm gì để ngăn chặn thảm kịch đó (Brocheux 2007, 158; Bui 1999, 29). Thay vì vậy, ông ta tuyên bố: "Người Pháp nói rằng không bao giờ nên đánh phụ nữ, ngay cả với một bông hoa, mà mấy người, mấy người để cho bà ta bị bắn!" (trích trong Brocheux 2007, 158; Logevall 2012, 633). Hồ làm như không biết gì về bà Năm Cát Hanh Long trong khi chính ông ta là người đã viết một bài báo kết tội bà với những lời buộc tội nặng nề nhất. Một kẻ lật lọng, ông ta bây giờ la mắng thuộc hạ là đã giết bà. Thí dụ này không những cho thấy tài đóng kịch mà còn sự gian ác kinh khủng, hiểm độc, hèn nhát, và đạo đức giả của Hồ. Tệ hơn nữa, ông ta núp sau cây bút và lạm dụng sức mạnh báo chí để thúc đẩy mục tiêu mình. Cuối cùng nhưng không kém, ông ta dùng sức mạnh báo chí lúc ông ta đang là lãnh tụ miền Bắc Việt Nam.
Sau đó, vào tháng 8 năm 1956, Hồ và các lãnh tụ Đảng cùng nhau thừa nhận những sai lầm (Duiker 2000, 485; Logevall 2012, 633). Sự nhìn nhận sai lầm được coi là một hành động tự phê bình. Lúc ấy, và ngay cả bây giờ, nhiều người tin rằng Hồ thành thật nhận lỗi và xin lỗi.
Tuy nhiên, hành động tự phê bình của Hồ không thể thoát được cặp mắt tinh tế của sử gia. William Duiker, sử gia Hoa Kỳ chuyên về Việt Nam và Hồ Chí Minh, tin rằng sự nhìn nhận này thực ra được thúc đẩy vì chính trị. Duiker quan sát rằng trước khi Hồ công khai nhận lỗi, một biến cố long trời lở đất xảy ra trong thế giới cộng sản. Vào ngày 25 tháng 2, 1956, Khrushchev đọc bài diễn văn kinh hoàng tại Hội Nghị Đảng cộng sản Liên Xô thứ 20 (Khrushchev 1956). Ngoài chuyện tấn công Stalin và sự sùng bái cá nhân, Khrushchev lên án sự đàn áp đại chúng và hủy diệt vật chất. Một cách rõ rệt, Khrushchev (1956) thúc giục các đồng chí cộng sản đẩy mạnh "sự thực hành rộng rãi về phê bình và tự phê bình."
Duiker tin rằng bài diễn văn tháng 2 năm 1956 của Khrushchev lên án Stalin và khuyến khích "tự phê bình" có thể là lý do cho các lãnh tụ cộng sản Việt Nam thừa nhận sai lầm của họ trong chiến dịch cải cách ruộng đất (Duiker 2000, 481-482). Phản ứng của Hồ và các lãnh tụ đảng sau bài diễn văn của Krushchev hỗ trợ cho sự khẳng định này. Vào tháng ba 1956, bộ chính trị của Đảng Lao Động Việt Nam (ĐLĐVN), tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại, họp và cho phát thanh thông cáo, đề cập đến "sự đề cao cá nhân" và "tinh thần tự phê bình" (sđd., 481). Sau đó vào tháng tư 1956, Ủy ban Trung ương ĐLĐVN tổ chức một phiên họp mở rộng và thảo luận về vấn đề tự phê bình. Lúc hội nghị kết thúc, Ủy ban Trung ương công bố nghị quyết ca ngợi Đảng cộng sản Liên Xô về "lòng can đảm nhìn nhận lỗi lầm" và ghi chú rằng ĐLĐVN "chưa tham gia đủ trong việc xem xét những thực hành của chính mình tại Việt Nam" (sđd., 482). Đặc biệt, Hồ tuyên bố rằng "bằng cách tham gia trong tự phê bình, Đảng cộng sản Liên Xô đã thể hiện một mức độ can đảm cần được bắt chước bởi tất cả các Đảng anh em" (sđd., 482). Câu tuyên bố đó của Hồ cho thấy lời ông ta nhận lỗi về cuộc cải cách ruộng đất chỉ là giả tạo và chỉ dùng để chứng tỏ cho Liên Xô biết là ông ta và các đồng chí đang đi theo chỉ thị mà lãnh tụ Liên Xô đưa ra.
Trong hội nghị trung ương thứ 10 vào tháng 10 năm 1956, Hồ lần nữa nhấn mạnh tự phê bình và chống lại sùng bái cá nhân, phản ảnh đúng chỉ thị của Khrushschev. "Từ Trung ương đến chi bộ xã đều phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đều phải chống các tệ sùng bái cá nhân và quan liêu, mệnh lệnh; đều phải thật thà tự phê bình và phê bình thẳng thắn; đều phải thực sự dân chủ" (Hồ 1956b). Hồ chẳng lạ gì với tự phê bình, một kỹ thuật cộng sản dùng để vạch ra và hành hạ những phần tử phản động (Xem, thí dụ như, Beng 2013); ông ta viết một bài về tự phê bình vào năm 1947. Tuy nhiên, cái thời điểm (sau bài diễn văn long trời lở đất của Khrushchev), sự kéo dài (ba năm sau khởi đầu chương trình), nội dung các lời tuyên bố và diễn văn (sùng bái cá nhân và tự phê bình), và sự trừng phạt chính thức nặng nề (Trường Chinh bị bãi nhiệm), tất cả đều chỉ vào màn kịch dàn dựng của Hồ.
Trong lúc đọc bài diễn văn nhìn nhận sai lầm về sự tàn bạo trong cuộc cải cách ruộng đất, Hồ được dịp trổ tài đóng kịch như thổ lộ với Vũ Đình Huỳnh. Ông ta móc khăn tay, lau mắt bên phải rồi mắt bên trái (Hồ 1956a; Hình 1). Theo như Lacouture (1968, 217), ắt là cặp mắt ông ta bấy giờ ráo hoảnh. Tuy tài đóng kịch đó không thuộc cỡ đoạt giải Oscar, nó cũng ắt là thành công trong việc thuyết phục nhiều dân Việt Nam tin là ông ta thành thật.
Hình 1: Hồ Chí Minh chậm mắt trong diễn văn nhận lỗi về cải cách ruộng đất.
Ronald Reagan là một tài tử điện ảnh trước khi nhiệm chức Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh là lãnh tụ ĐCSVN trước khi biến thành một kẻ đóng kịch trước công chúng.
Thật là một sự tương phản!
______________________________________
Tài Liệu Tham Khảo:
Beng, Kor Kian. 2013. Communist Party's self-criticism COULD BACKFIRE. 3-10-2013.
http://www.nationmultimedia.com/opinion/Communist-Partys-self-criticism-COULD-BACKFIRE-30216181.html (truy cập 3-8-2014).
Blum, Robert M. 1982. Drawing the Line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia. W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.
Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, U.S.A.
Bui Tin. 1999. Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel, Translated and adapted by Judy Stowe and Do Van, University of Hawaii Press, Honolulu, U.S.A.
Bùi, Tín. 2014. Món nợ 62 năm. 11-4-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/mon-no-62-nam.html (truy cập 3-8-2014).
Duiker, William J. 2000. Ho Chi Minh - A Life, Hyperion, New York, U.S.A.
Hồ Chí Minh. 1956a. Hồ Chí Minh tự phê bình sau cuộc cải cách ruộng đất (1956).http://www.youtube.com/watch?v=rVQlwTke01A (truy cập 27-7-2014).
_____. 1956b. Kết luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đợt 1 của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng. 17-2-2006.
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=&id=BT2090532594 (truy cập 31-7-2014).
Huỳnh Tâm. 2014. Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 5. 9-8-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-5.html(truy cập 9-8-2014).
Khrushchev, Nikita S. 1956. Modern History Sourcebook: Nikita S. Khrushchev: The Secret Speech - On the Cult of Personality, 1956.
http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956khrushchev-secret1.html (truy cập 30-7-2014).
Lacouture, Jean. 1968. Ho Chi Minh: A Political Biography. Translated from the French by Peter Wiles. Translation edited by Jane Clark Seitz. Random House, New York, U.S.A.
Logevall, Fredrik. 2012. Embers of War. Random House, New York, U.S.A.
Maneli, Mieczyslaw. 1971. War of the Vanquished. Translated from the Polish by Maria de Gorgey. Harper and Row, New York, U.S.A.
_____. 1975. Vietnam, ’63 and Now.http://jfk.hood.edu/Collection/White%20Materials/Peace%20Negotiations-POWs/POWs%203873.pdf (truy cập 8-8-2014).
Nguyễn Công Luận. 2012. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
Nguyễn Quang Duy. 2010. Bà Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh(Madame Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm and Mr. Hồ chí Minh). Đăng 10-7-2010.http://8406vic.blogspot.com/2010/07/ba-cat-hanh-long-nguyen-thi-nam-va-ong.html (truy cập 30-7-2014).
Nixon, Richard. 1986. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A.
Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 - 1941. University of California Press, California, U.S.A.
Tin Không Lề. 2014. Bút danh C.B. là của ông Hồ? 3-4-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/but-danh-cb-la-cua-ong-ho.html (truy cập 30-7-2014).
Trần An Lộc. 2014. Chân dung của một tên bồi bút. 31-3-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/chan-dung-cua-mot-ten-boi-but.html (truy cập 30-7-2014).
Viện Mác – Lênin. 1986. Hồ Chí Minh Toàn Tập - Tập 6 (1-1951 – 7-1954). Sự Thật, Hà Nội, Vietnam.
Viện Hồ Chí Minh. 1995. Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử - Tập V (1951 – 1954). Đặng Xuân Kỳ (Chief Ed.), Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Vietnam.
Wikipedia. 2014. Bút hiệu của Hồ Chí Minh. Thay đổi cuối cùng: 20-6-2014.http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh (truy cập 30-7-2014).
© 2014 Cao-Đắc Tuấn
Hồ Chí Minh’s acting skill in the eyes of Western scholars
Abstract: Hồ Chí Minh, leader of the Vietnamese Communist Party, was known for his ability to act and fraudulent tricks. Many Western scholars have written about this since more than 40 years ago. Jean Lacouture described Hồ as a self stage manager and a play actor. Mieczyslaw Maneli considered Hồ’s act of shedding tears a cheap trick. A representative performance is Hồ’s dealing in the land reform campaign in the 1950s. Hồ accused Madame Năm Cát Hanh Long of murder in a newspaper article written under a pen name, but later acted as if he had known nothing about her when he learned of her death by execution. In 1956, Hồ publicly admitted mistakes in the land reform. William Duiker believed that this admission was prompted by instructions to practice self-criticism from Krushchev in Krushchev’s speech denouncing Stalin. In delivering his speech, Hồ had a chance to show off his acting skill by shedding crocodile tears.
***
Hồ’s ability to act with deceptive intent was well known to many Western scholars. “Mendacity was a cornerstone in Ho’s career and that of his party” (Blum 1982, 218). Hồ was capable of cowardice (Brocheux 2007, 159); he had a talent for wearing disguises and lying (ibid., 137). “Ho Chi Minh was a brilliant fraud who spent his life pretending to be exactly the opposite of what he really was” (Nixon 1986, 32). More than 40 years ago, Jean Lacouture, a French scholar, journalist, historian, and author of many biographies on world leaders, wrote a book about Hồ in 1968 with incisive comments about Hồ’s personality. Mieczyslaw Maneli, a communist Polish delegate to the International Commission for Control and Supervision (ICC) in Vietnam as a legal and political advisor in 1954-1955 and as delegation chief in 1963-1964, published a book in 1971 about his experience in Vietnam with several paragraphs about Hồ.
Jean Lacouture was a communist sympathizer during the war in Vietnam. As a journalist, Lacouture had several occasions of meeting Hồ, interviewing him, and interacting with others who had personal knowledge of Hồ. A keen observer, Lacouture (1968, 217) described Hồ as a career play producer: “He is continually stage-managing himself, continually looking at situations with a producer’s eye.” Lacouture recounted an incident that was typical of Hồ’s acting. When Hồ went to France in 1946, he was invited to the Hôtel de Ville. “At first he declined all offers of food and drink, but eventually he changed his mind, picked out a fine-looking apple, put it in his pocket and before the astonished gaze of the French President [of the Municipal Council of Paris, Henri Vergnolle], walked out of the building; he then hurried down the steps and before the cheering mass of people presented the apple to a little girl.” (ibid.) To Hồ’s fans, this act may reflect his urbane nature and his love for children. To most people, however, this is merely a cheap trick to win the hearts of the people.
Hồ always tried to establish warm relationship with the common people. “He is forever addressing ordinary citizens in an easygoing or fatherly tone, forever distributing oranges or other tidbits to the children” (ibid.). His style was not genuine Vietnamese, however. “This mixture of play-acting, charm and urbanity adds up to a personality which seems more Chinese than Vietnamese” (ibid.). The Vietnamese people, as Lacouture keenly observed, “are as a rule more straightforward, more sentimental, less demonstrative” (ibid.). Regardless whether Hồ exhibited a Chinese or Vietnamese style of acting, “for all his artfulness, there is something warm, friendly and beguiling about the way [Hồ] addresses his fellow citizens” (ibid., 217-218).
A master of shedding crocodile tears, Hồ once made a remark to his private secretary, Vũ Đình Huỳnh, “Sometimes fake tears are useful in getting a point across in a speech” (Duiker 2000, 572). He was known to “burst into histrionic tears at will” (Nguyễn Công Luận 2012, 577 n9), especially when there was a crowd like in a ceremony (See, for example, Huỳnh 2004). However, his acting skill was not always perfect. Lacouture (1968, 217) had the following remark about Hồ’s acting skill: “The character he projects is too well rounded to be entirely spontaneous, and his large handkerchief has often dabbed at dry eyes.”
Mieczyslaw Maneli knew Hồ well through his job as a delegate to the ICC in 1954-1955 and his behind-the-scene diplomatic negotiations for a peaceful resolution for Vietnam in 1963. Maneli had several meetings with Hồ and Phạm Văn Đồng (Maneli 1975). On one occasion, when Hồ expressed his sorrow while recounting the death of Lenin, “tears came to his eyes and he wiped them off his cheeks” (Maneli 1971, 154). According to Maneli, a well-known Polish journalist had also witnessed Hồ doing exactly the same thing in front of her previously (ibid.). The act conveyed such hypocrisy that Maneli exclaimed, “It seems incredible that a man who played so important a role in contemporary history used a cheap trick to underscore his allegiance to Communism” (ibid.).
However, Bùi Tín, a former colonel in the People’s Army of Vietnam and a Vietnamese dissident, “entirely reject[s] any suggestion that [Hồ] was a clever actor” (Bui 1999, 17). It should be noted that Bùi Tín wrote that remark in a book published in 1999 when he was likely unaware of many facts, now known, about Hồ Chí Minh. Recently, after knowing about the Cát Hanh Long incident (below), Bùi Tín said that everything about Hồ being the best politician, diplomat, poet, and journalist was merely fabricated (Bùi 2014).
Hồ’s acting and stage-managing skill may be best exemplified by his role in the land reform program in the 1950s.
On July 21, 1953, an article appeared in the People Newspaper with the title, “What an Evil Landowner!” (Địa chủ ác ghê). The article denounced a woman named Nguyễn Thị Năm, owner of Cát Hanh Long, and her children for the crime of killing 260 innocent peasants (Nguyễn 2010).
What an evil landowner!
The sages have taught us, “Whoever becomes rich, turns inhuman.” Everybody knows landowners are wicked: they exploit the people, charge exorbitant land rent and huge interest, avoid taxes – that’s what we think. Nobody can imagine the landowners kill people without blinking their eyes. Here is one example:
The landowner woman Cát-hanh-Long and her two children and their hoodlums have:
killed 14 peasants, tortured and beaten tens of peasants, leaving many disabled.
caused deaths to 32 families totaling 200 people – in 1944, they sent 37 families to their plantation to deforest and plough soil for them. They forced their workers to toil hard but fed them little. After a few months, due to heavy labor, all 37 families died, nobody was alive.
They drove more than 30 peasants to death – In 1945, they brought 65 peasants who were suffering starvation in Thái Bình to their plantation. Also because of hard labor and being ill fed, more than 30 peasants died within a few days at Chùa Hang hamlet.
In 1944-45, they took in 20 orphans. They forced the children to live in underground caves, starved them and gave them ragged clothes, forced them to do hard labor and beat them non-stop. Within a few months, 15 children lost their lives.
In sum, the three mother-child Cát-hanh-Long gang directly or indirectly, killed 260 compatriots!
As for the torturing of peasants who owed them rent or debts, it was as cruel as what the French colonialists did. For example:
In cold weather, they forced the peasants to remove their shirts and splashed cold water on them.
Or they forced the peasants to carry cold water in leaky containers, and the cold water leaked out onto their heads and shoulders, chilling them to their core.
They tied the peasants tight, hung them from the ceiling beams, pulling the victims up and down.
They hammered the buffalo yokes into the peasants’ mouths, breaking their teeth and causing them to vomit blood. They pumped water into the victims’ stomachs, and trampled their bellies, gushing out water. They poured fish sauce into the peasants’ noses, choking them.
They used candles to burn the peasants’ bodies, burning their skin and flesh.
And they committed crimes against the revolution. Earlier, the mother-child gang conspired with the French and the Japanese to arrest our cadres. After the August revolution, they conspired with the French bandits and the Vietnamese puppet traitors to attack the resistance.
In the public campaign, the local people presented clear evidence to denounce them. The mother-child Cát-hanh-Long gang couldn’t deny the accusations, and had to confess their crimes against our country and against the people.
It is truly:
impossible to write out all their crimes, even if we used all the bamboo cut from the forests,
impossible to wash clean their sins, even after emptying the entire ocean.
(7-21-1953)
The sharp accusation of Madame Cát Hanh Long and her children was devastating. They were already considered guilty before their trial. The article was authored by a mysterious person who signed the initials C.B. Nobody knew who C.B. was at the time. However, it has since been discovered that C.B. was a pen name of Hồ Chí Minh (Viện 1986, 56). Hồ wrote numerous articles under the pen name C.B. (See, for example, Viện 1986, 55-56, 66-68, 78-84, 90-92; Viện 1995, 414-415, 412-413). The pen name C.B. actually was used on 147 documents written from March 1951 to March 1957 in the Nhân dân newspaper (Tin 2014; Trần 2014; Wikipedia 2014).
However, the above article “What an Evil Landowner!” is not included in the official publications of Hồ’s works by the government of the Socialist Republic of Vietnam (SRV). The intentional suppression of this article clearly exposes the admission of guilt about Hồ’s cowardly character of stabbing people behind their backs. One consequence of the non-publication of this article is that many Western scholars, who often rely on official government publications, are unaware of the damning evidence that ultimately destroys Hồ's saintly image. The “What an Evil Landowner!” article, however, is widely available on the Internet (Bùi 2014; Nguyễn 2010; Tin 2014; Trần 2014). With this undisputed evidence, history books, especially biography books on Hồ such as books authored by Quinn-Judge (Quinn-Judge 2002), Duike (Duike 2000), and Brocheux (Brocheux 2007), will have to be rewritten.
In addition, using the pen name Đ.X. (See, for example, Viện 1995, 368, 415, 417, 419; Wikipedia 2014), Hồ wrote another article titled, “What evil reactionary landowners!” (“Địa chủ phản động ác ghê”) published in the newspaper Cứu Quốc, Number 2459 (2 November 1953) (Viện 1995, 413). By including the article “What evil reactionary landowners!” by Đ.X. as one of Hồ’s writings in an official government publication, the government of the SRV publicly acknowledged that it was authored by Hồ. Although this article did not use cruel words with specificity as in the “What an Evil Landowner!” (by C.B.) article, their contents were similar, especially the particular use of the expression “What … evil.. landowner!” This shows that the two articles were written by the same author. These articles described the crimes of the landowners and accused them of cooperating with the French to betray the country and its people.
Hồ signed the Land Reform decree, starting the program from Thái Nguyên province to arrest and prosecute Madame Năm Cát Hanh Long as the first victim. Despite her significant contribution to the Communist Party, having provided shelter and supplies to Party leaders during the early years of revolution, Madame Năm Cát Hanh Long was condemned to death and executed (Nguyễn 2010). Hồ was informed of the execution but did nothing to prevent the tragedy (Brocheux 2007, 158; Bui 1999, 29). Instead he declared, “[T]he French say that one should never hit a woman, even with a flower, and you, you allowed her to be shot!” (quoted in Brocheux 2007, 158; Logevall 2012, 633). Hồ acted as if he had known nothing about Madame Năm Cát Hanh Long while it was he who had written a newspaper article, using a pen name, accusing her with the most incriminatory words. A double-tongued person, he now reprimanded his subordinates for killing her. This example not only illustrates Hồ’s acting skill but also his incredible wickedness, malice, cowardice, and hypocrisy. Worse, he hid behind the pen and abused the power of the press to advance his objectives. Last but not least, he used the power of the press while he was the leader of North Vietnam.
Later, in August 1956, Hồ and the Party leaders collectively admitted the mistakes in the land reform (Duiker 2000, 485; Logevall 2012, 633). This admission of mistakes was considered as an act of self-criticism. At the time, and even now, many believed Hồ was sincere in his admission and apology.
However, Hồ’s act of admitting mistakes could not escape the sharp eyes of historians. William Duiker, a U.S. historian specialized in Vietnam and Hồ Chí Minh, believed that this admission was in reality politically motivated. Duiker observed that prior to Hồ’s public admission of errors, an earth-shaking event had taken place in the communist world. On February 25, 1956, Khrushev delivered a shocking speech at the Twentieth Party Congress of the Communist Party of the Soviet Union (Khrushchev 1956). In addition to attacking Stalin and the personality cult, Khrushchev denounced mass repressions and physical annihilation. Most pointedly, Khrushchev (1956) urged his communist comrades to promote “the wide practice of criticism and self-criticism.”
Duiker believed that Khrushchev’s speech in February 1956 denouncing Stalin and encouraging “self-criticism” may have been the reason for the Vietnamese communist leaders to admit their mistakes in the land reform campaign (Duiker 2000, 481-482). The reactions of Hồ and the Party leaders after Khrushchev’s speech supported this assertion. In March 1956, the Politburo of the Vietnamese Workers Party (VWP), a predecessor of the current Vietnamese Communist Party, met and had its communiqué broadcast, referring to the “exaltation of individualism” and “the spirit of self-criticism” (ibid., 481). Later in April 1956, the VWP Central Committee held an enlarged session and discussed the issue of self-criticism. At the close of the conference, the Central Committee issued a resolution praising the CPSU (Communist Party of the Soviet Union) “for its courage in admitting errors” and noting that the VWP “had not sufficiently engaged in examining its own practices in Vietnam” (ibid., 482). In particular, Hồ declared that “by engaging in self-criticism, the CPSU had displayed a degree of courage that should be imitated by all fraternal parties” (ibid., 482). Hồ’s announcement shows that Hồ’s admission of mistakes about the land reform was merely pretentious and was used only to show to the Soviets that he and his comrades were following the instructions given by Soviet leader Khrushchev.
During the 10th Congress in October, 1956, Hồ again emphasized the self-criticism and opposition to the personality cult, reflecting exactly Khrushchev’s instructions. “From the central committee to the village party branches, everyone must follow correctly the principles of collective and responsible individual leadership; everyone must oppose the vices of personality cult, bureaucracy, and command chains; everyone must self criticize honestly and criticize frankly; everyone must be truly democratic” (Hồ 1956b). Hồ was not new to self-criticism, a communist technique to expose and persecute reactionary elements (See, for example, Beng 2013); he wrote an article on self-criticism in 1947. However, the timing (after Khrushchev’s earth-shaking speech), the long delay (three years after the start of the campaign), the contents of the declarations and speeches (personality cult and self-criticism), and the severe official punishment (Trường Chinh was relieved of duty), all pointed to Hồ’s orchestrated act.
While reading his speech admitting the mistakes in the land reform campaign, Hồ had a chance to show off his acting skill as revealed to Vũ Đình Huỳnh. He took out his handkerchief, wiped his right eye and then his left eye (Hồ 1956a; Fig. 1). According to Lacouture (1968, 217), his eyes must have been all dry then. Although that performance was not really Oscar worthy, it might have succeeded in convincing many Vietnamese people to believe that he was sincere.
Fig. 1: Hồ Chí Minh dabbed his eyes during his speech admitting mistakes in the land reform.
Ronald Reagan was a movie actor before taking office as the 40th President of the United States. Hồ Chí Minh was the leader of the Vietnamese Communist Party before turning into a drama performer in public.
What a contrast!
___________________________________
References:
Beng, Kor Kian. 2013. Communist Party's self-criticism COULD BACKFIRE. 10-3-2013.
http://www.nationmultimedia.com/opinion/Communist-Partys-self-criticism-COULD-BACKFIRE-30216181.html (acceseed 8-3-2014).
Blum, Robert M. 1982. Drawing the Line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia. W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.
Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, U.S.A.
Bui Tin. 1999. Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese Colonel, Translated and adapted by Judy Stowe and Do Van, University of Hawaii Press, Honolulu, U.S.A.
Bùi, Tín. 2014. Món nợ 62 năm. 4-11-2014.
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/mon-no-62-nam.html (accessed 8-3-2014).
Duiker, William J. 2000. Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, New York, U.S.A.
Hồ Chí Minh. 1956a. Hồ Chí Minh tự phê bình sau cuộc cải cách ruộng đất (1956).http://www.youtube.com/watch?v=rVQlwTke01A (accessed 7-27-2014).
_____. 1956b. Kết luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đợt 1 của Hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng. 2-17-2006.
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=&id=BT2090532594 (accessed 7-31-2014).
Huỳnh Tâm. 2014. Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 5. 8-9-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-5.html(accessed 8-9-2014).
Khrushchev, Nikita S. 1956. Modern History Sourcebook: Nikita S. Khrushchev: The Secret Speech - On the Cult of Personality, 1956.
http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956khrushchev-secret1.html (accessed 7-30-2014).
Lacouture, Jean. 1968. Ho Chi Minh: A Political Biography. Translated from the French by Peter Wiles. Translation edited by Jane Clark Seitz. Random House, New York, U.S.A.
Logevall, Fredrik. 2012. Embers of War. Random House, New York, U.S.A.
Maneli, Mieczyslaw. 1971. War of the Vanquished. Translated from the Polish by Maria de Gorgey. Harper and Row, New York, U.S.A.
_____. 1975. Vietnam, ’63 and Now.http://jfk.hood.edu/Collection/White%20Materials/Peace%20Negotiations-POWs/POWs%203873.pdf (accessed 8-8-2014).
Nguyễn Công Luận. 2012. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, Indiana, U.S.A.
Nguyễn Quang Duy. 2010. Bà Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh (Madame Cát Hạnh Long Nguyễn Thị Năm and Mr. Hồ chí Minh). Posted 7-10-2010.http://8406vic.blogspot.com/2010/07/ba-cat-hanh-long-nguyen-thi-nam-va-ong.html(accessed 7-30-2014).
Nixon, Richard. 1986. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A.
Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 – 1941. University of California Press, California, U.S.A.
Tin Không Lề. 2014. Bút danh C.B. là của ông Hồ? 4-3-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/04/but-danh-cb-la-cua-ong-ho.html (accessed 7-30-2014).
Trần An Lộc. 2014. Chân dung của một tên bồi bút. 31-3-2014.http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/chan-dung-cua-mot-ten-boi-but.html (accessed 7-30-2014).
Viện Mác – Lênin. 1986. Hồ Chí Minh Toàn Tập - Tập 6 (1-1951 – 7-1954). Sự Thật, Hà Nội, Vietnam.
Viện Hồ Chí Minh. 1995. Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử - Tập V (1951 – 1954). Đặng Xuân Kỳ (Chief Ed.), Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Vietnam.
Wikipedia. 2014. Bút hiệu của Hồ Chí Minh. Last modified: 6-20-2014.http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%BAt_hi%E1%BB%87u_c%E1%BB%A7a_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh (accessed 7-30-2014).
© 2014 Tuấn Cao-Đắc