Marianne Brown (VOA) - HÀ NỘI - Thông báo tuần trước về việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được hoan nghênh như một bước quan trọng trong việc làm nồng ấm quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích quyết định này. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây.
Mặc dầu được đưa ra chỉ vài tháng sau khi một giàn khoan dầu được hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền châm ngòi cho vụ giằng co căng thẳng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam không có tính cách ‘bài Trung Quốc’. Thay vì thế, Bộ cho biết quyết định này một phần nhằm đáp lại tình trạng thiếu khả năng hàng hải trong khu vực.
Tiến sĩ Ian Storey, Giảng viên kỳ cựu tại Học viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, gọi tắt là ISEAS, ở Singapore, nói rằng quyết định này 'dứt khoát đã được thúc nhanh bởi vụ khủng hoảng giàn khoan dầu'.
“Nó nêu bật mối quan ngại ngày càng tăng của nước Mỹ về những diễn biến mới đây ở Biển Đông và nhất là về cách nhìn thái độ hung hãn của Trung Quốc có khả năng gây phương hại cho các quyền lợi của Hoa Kỳ trong vùng biển này.”
Theo ông Storey, quyết định nởi lỏng lệnh cấm vận chủ yếu mang tính tượng trưng bởi vì Việt Nam có mối quan hệ lâu nay với Nga để mua thiết bị với giá rẻ hơn nhiều.
Có tin đồn rằng Việt Nam muốn mua máy bay tuần tiễu P-3 Orion để dùng vào việc trinh sát hàng hải.
Việt Nam đã vận động Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận từ nhiều năm nay, nhưng một điều kiện Washington đề ra là cải thiện nhân quyền.
Sau đây vẫn là nhận định của ông Storey:
“Họ đã đi né tránh một phần bằng cách nói rằng Việt Nam đã cải thiện tình trạng nhân quyền mặc dầu sự cải thiện không lớn lao mấy. Thứ nhì, họ nói rằng họ sẽ cung cấp thiết bị phi sát thương để cải tiến tình trạng cảnh báo khu vực hàng hải, vì thế chúng ta không nói về tàu ngầm hay tàu chiến hoặc loại thiết bị đó, mà chỉ giúp cho Việt Nam cải thiện giám sát hàng hải trong vùng đặc khu kinh tế.”
Trong bài báo viết cho tờ Chính sách Đối ngoại, Giám đốc về Ủng hộ châu Á cho tổ chức Human Rights Watch, ông John Sifton chỉ trích quyết định dỡ cấm vận, và nói rằng nó 'làm suy yếu công tác can trường của các nhà hoạt động Việt Nam' đang tìm cách buộc Hoa Kỳ làm áp lực đòi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư Lê Quốc Quân, một trong các nhân vật bất đồng nổi tiếng của Việt Nam, bị tù hồi năm ngoái về tội trốn thuế, một cáo buộc mà giới chỉ trích nói là có động cơ chính trị.
“Hoa Kỳ quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết (để bãi bỏ lệnh cấm vận). Họ quan ngại về nhiều vấn đề khác cũng như vấn đề nhân quyền.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng tuyên bố Việt Nam cần phải cải thiện thành tích nhân quyền, và Washington tiếp tục đánh gia quan hệ an ninh với Hà Nội.
Ông Nguyễn Trí Dũng là con trai của blogger bất đồng chính kiến Điếu Cày, người đang thụ án tù 12 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước.
Tuần trước, ông Dũng nói lần đầu tiên cha ông được các giới chức Đại sứ quán Hoa Kỳ đến thăm. Cho đến giờ này, ông chỉ được phép gặp gia đình. Theo ông Dũng, đây là một dấu hiệu chính phủ Việt Nam đang cứu xét việc phóng thích cha ông.
Ông Dũng tin rằng sự kiện này có liên hệ đến việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí.
Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày.
“Tôi nghĩ nếu cha tôi được thả, thì phải có liên hệ gì đó với thoả thuận bởi vì tôi biết họ từ lâu. Ý tôi nói là chính phủ Việt Nam. Họ sẽ không làm điều gì không có lợi cho họ.”
Tuy nhiên, trong khi gia đình ông hoan nghênh khả năng đó, ông Dũng nói ông đồng ý rằng Hoa Kỳ không nên bán vũ khí cho Việt Nam trong khi thành tích về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn yếu kém.
“Chúng ta cần phải có quyết định quan trọng như bãi bỏ Điều luật 88 về tuyên truyền chống nhà nước và Điều luật 79 về những người có hành động chống phá nhà nước, hay Điều luật 258 cấm mọi người nói chuyện trên Facebook hay Internet về nhà nước. Với những điều luật này, chính phủ có thể bắt bất cứ ai họ muốn mà không cần có lý do nào cả.”
Ông nói ông nghĩ rằng nếu cha ông được trả tự do, ông ấy sẽ không được phép ở lại Việt Nam và có phần chắc sẽ được đề nghị đi sống lưu vong ở Hoa Kỳ.
Trong khi những đồn đoán tiếp tục về loại thiết bị nào Việt Nam sẽ mua, quyết định này có phần chắc sẽ gây ra những làn sóng phản ứng trong các phe phái nội bộ ở Việt Nam trong khi một số tìm cách có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc.
Cho đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra lời bình luận về quyết định đó.
Marianne Brown
October 07, 2014 9:33 AM
HANOI—
The announcement last week that the United States is partially lifting an arms ban on Vietnam has been welcomed as an important step in warming ties between the two nations. However, human rights activists have criticized the move.
Despite coming just months after a Chinese oil rig stationed in waters also claimed by Vietnam sparked a tense stand-off between the two countries, the State Department was keen to stress the move to ease a ban on selling arms to Vietnam was not “anti-China.” Instead, it said the decision was partly a response to a lack of maritime capacity in the region.
Dr. Ian Storey, Senior Fellow at the Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), Singapore, said the decision was “definitely hastened by the oil rig crisis.” “It underscores America’s increasing concern about recent developments in the South China Sea and in particular how Chinese assertiveness is seen potentially to undermine U.S. interests in the sea,” he said.
The move to ease the ban is largely symbolic, Storey said, because Vietnam has a long-standing relationship with Russia to buy much cheaper equipment.
The speculation is that Vietnam is interested in purchasing the P3 Orion patrol aircraft used for marine surveillance.
Vietnam has been lobbying the U.S. to lift the ban for several years, but one condition set by Washington was an improvement in human rights.
“They have got around that partly by saying Vietnam has improved its human rights situation although it’s not a vast improvement on what it was," said Storey. "Second they said they will provide non-lethal equipment to improve its maritime domain awareness so we’re not talking about submarines or war ships or that kind of equipment, but that would allow Vietnam to improve its maritime surveillance in the EEZ.”
In an article for Foreign Policy, Asia Advocacy Director for Human Rights Watch John Sifton criticized the move, saying it “undercuts the brave work of Vietnamese activists” who look to the U.S. to pressure Vietnam into improving its human rights record.
Le Quoc Quyet is the younger brother of Le Quoc Quan, one of Vietnam’s most high profile dissidents, who was jailed last year for tax evasion - a charge critics say was politically motivated. “The U.S. is concerned about human rights in Vietnam, but it’s not a pre-condition [for the lifting of the ban]. They are concerned with many other issues as well as human rights,” said Quyet.
The U.S. State Department has said that Vietnam still needs to improve its human rights record, and Washington continues to evaluate its security relationship with Hanoi.
Nguyen Tri Dung is the son of dissident blogger Dieu Cay, who is serving a 12-year prison sentence for conducting propaganda against the state.
Dung said last week for the first time his father received a visit from officials from the U.S. embassy. Up until now, he has only been allowed to meet family. It is a sign, Dung believes, that the Vietnamese government is considering his release.
He believed this is connected to the partial lifting of the arms embargo.
“I think that if my father is released it must be something to do with the deal because I know them for a long time. I mean the Vietnamese government. They will not do anything without profit,” Dung said.
However, while his family welcome the possibility, Dung said he agrees that the U.S. should not sell arms to Vietnam while the latter’s track record on human rights remains poor.
“We need to have more critical move like to remove Article 88 about propaganda against the state and Article 79 about people who take action against the state, or Article 258 that forbids people from talking on Facebook or the Internet about the state. With these articles the government can catch anyone they want without any reason at all,” Dung stated.
He said he thinks if his father is set free, he will not be allowed to stay in Vietnam and would likely be offered exile in the U.S.
While speculation lingers on what equipment Vietnam will purchase, the decision is likely to send ripples through Vietnam’s internal factions as some of them seek closer ties with the U.S. against China.
So far Beijing has not commented on the move.