Hôm Thứ Hai 15-9-2014, hãng dầu quốc doanh Trung Quốc CNOOC loan báo đã khám phá mỏ khí đốt nước sâu đầu tiên trong vùng Biển Đông.
Bản tin CRI cho biết, mỏ khí đốt này nằm khoảng 150 kilômét phía nam Đảo Hải Nam, khám phá bởi giàn khoan 981, giàn khoan nước sâu đầu tiên của TQ.
Nghĩa là, mỏ khí đốt này nằm trong vùng biển VN, vì giàn khoan 981 khi thăm dò đã lấn vào biển VN và đã gây nên cuộc chạm trán giữa hàng trăm tàu Hải giám VN và tàu Hải giám TQ keó dài nhiều tháng.
Bản tin CRI ghi lời chủ tịch CNOOC là Wang Yilin nói, độ sâu khai thác cho mỏ khí đốt này sẽ là 1,500 mét.
TQ có khoảng 3 triệu kilômét vuông diện tích biển, gần 1/3 diện tích đất liền cả nước TQ. Khoan dầu khí ngoài khơi là phần gắn liền của nỗ lực TQ để trở thành cường quốc biển.”
Ngang nhiên là thế: giàn khoan 981 đã lộ nguyên hình cướp biển của VN.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Đài Loan tái khẳng định tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, bác bỏ đề nghị từ một cựu ngoại giao Mỹ kêu gọi Đài Loan ngưng sử dụng một giới tuyến mà lâu nay lãnh thổ này thường dùng để minh định chủ quyền tại đây.
VOA viết:
“Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Anna Kao, nói các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa, Trung Sa và các vùng biển xung quanh là phần không thể tách rời của lãnh thổ Đài Loan dựa trên cơ sở lịch sử, địa lý, và luật quốc tế.
Phát biểu của bà Kao là phản hồi trước đề nghị một ngày trước đó từ ông William Stanton, một cựu đại diện của Hoa Kỳ tại Đài Loan, cho rằng Đài Loan nên thôi dùng đường 9 đoạn để phân định chủ quyền trên Biển Đông mà thay vào đó nên dựa vào luật quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển trong các tuyên bố chủ quyền của mình.
Nguyên Giám đốc Văn phòng Đài Bắc thuộc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) cho biết Hoa Kỳ cũng đã đưa ra đề nghị tương tự với Trung Quốc, nước cũng dùng bản đồ cửu khúc để đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Giới chức ngoại giao Mỹ đã hồi hưu nói Đài Loan đã nêu gương cho thấy các nước láng giềng Châu Á nên tương tác thế nào trong các tranh chấp chủ quyền bằng việc ký thỏa thuận với Nhật và Philippinesđể giải quyết tranh cãi về hoạt động đánh bắt trong các vùng biển chồng lấn nhau.
Ông Stanton cũng đề nghị Hoa Kỳ nên nỗ lực giúp Đài Loan giảm bớt sự phụ thuộc vào đường 9 đoạn trong khi hoàn thành cam kết xoay trục về Châu Á.”(hết trích)
Nghĩa là, tranh chấp quốc cộng của Hoa Lục và Đaì Loan được dàn hòa bằng cách chiếm biển của VN.
Trong khi đó, bản tin khác của VOA ghi nhận rằng Việt Nam và Ấn Độ vừa ký thỏa thuận mở rộng hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí ở Biển Đông, bất chấp những phản đối trước đây của Trung Quốc rằng hành động này vi phạm chủ quyền Bắc Kinh.
Thỏa thuận giữa công ty dầu khí ONGC Videsh (Ấn Độ) với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam hôm Thứ Hai là một trong bảy văn kiện hợp tác quan trọng được Việt-Ấn ký kết tại Hà Nội nhân chuyến công du 4 ngày của Tổng thống Ấn, Pranab Mukherjee.
Wall Street Journal dẫn lời Tổng Giám đốc PetroVietnam, Đỗ Văn Hậu, nói ONGC trong nhiều năm qua đã tiến hành thăm dò sản-xuất dầu khí ở Việt Nam và thỏa thuận hôm nay mở đường cho việc tăng cường hợp tác đôi bên tại các lô dầu khí khác nữa ngoài bờ biển Việt Nam.
Trung Quốc từ năm 2011 đã tuyên bố rằng các dự án thăm dò dầu khí của công ty ONGC ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và xâm phạm chủ quyền Bắc Kinh, nhưng công ty Ấn Độ đã phớt lờ các khuyến cáo này.
VOA ghi nhận:
“Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ, hai nước đều vướng vào tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, phát triển đều đặn thời gian gần đây.
Ấn Độ xem Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á trong chính sách Hướng Đông của mình.”
Một bản tin khác của VOV (Tiếng Nói Việt?Nam) từ Hà Nội cho thấy một diễn biến mới.
VOV viết:
“Reuters đưa tin, Chỉ huy tác chiến Hải quân Mỹ Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, ngày 8/9, Malaysia đã đề nghị Mỹ sử dụng một trong những căn cứ của mình để thực hiện các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Tuy nhiên, đến ngày 12/9, ông Greenert xác nhận rằng, các chuyến bay trên vẫn chưa được cho phép tiến hành.
Các chuyến bay giám sát của Mỹ từ Malaysia có thể sẽ khiến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thêm căng thẳng.
Hiện nay, Malaysia và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ chấm dứt việc thực hiện các chuyến bay gần bờ biển của Trung Quốc sau vụ chặn đường máy bay hồi tháng 8.”
Malaysia mời Mỹ sử dụng căn cứ ở Biển Đông của Malaysia... Nhưng Mỹ chưa trả lời...
Hóa ra, ai rồi cũng níu áo Mỹ. Chỉ có Việt?Nam là nhất quyết đánh Mỹ vì “ta đaáh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.”
Bởi vậy...