Wednesday 28 January 2015

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Nhãn Hiệu Ghi Trên Hộp Đựng Trứng

Nhãn hiệu ghi trên họp giấy đựng trứng thật là khó hiểu: Trứng gà nuôi trong chuồng, trứng gà nuôi cho chạy bộ ngoài chuồng, trứng hữu cơ, trứng có chích thuốc kháng sinh vân vân.. rối tinh cả lên.
 
Cali Today News - NẾU BẠN KHÔNG CẢM THẤY BỐI RỐI, KHÓ HIỂU  khi đọc các nhãn hiệu ghi trên hộp đựng trứng có lẽ vì bạn không để ý đọc nhãn ghi ngoài bao bì, hễ cứ thấy “trứng bán sale” là mua. Như vậy cũng tiện, khỏi suy nghĩ cho nhức đầu. Càng ngày càng có nhiều nhãn hiệu khác nhau ghi bên ngoài hộp đựng trứng. Nào là trứng do gà nuôi trong chuồng, trứng do gà thả ngoài cánh đồng. Chúng tôi phải mời chuyên gia về y tế, sức khoẻ đến để giải thích các nhãn hiệu này. Kể từ tháng Giêng năm 2015, Luật mới gọi là “California Shell Egg Food Safety Compliant” hay “Điều Luật về an toàn thực phẩm của các loại trứng của California.” bắt buộc phải ghi rõ nội dung của loại trứng ngoài bao bì.
 
Trong một cuộc bầu cử lịch sử, California là tiểu bang đầu tiên đòi hỏi các loại trứng được sản xuất và bán ở California phải do những con gà mái được nuôi trong điều kiện nhân đạo, nghĩa là con gà mái đó phải được sống trong chuồng đủ rộng để nó vẫy cánh mà không bị rụng lông. Dòng chữ “CASEFS Compliant” là con dấu đóng trên những quả trứng bạn mua đã tuân theo điều luật này. Mặc dù bạn không sống ở tiểu bang Vàng – Golden State, bạn cũng nên tìm hiểu về những nhãn hiệu (labels) ghi trên hộp đựng trứng làm bằng bìa cứng.
 
Cái rắc rối của những nhãn hiệu ghi trên hộp đựng trứng nằm ở chỗ nó không bị  luật ràng buộc như con dấu “CA SEFS” hay “USDA Organic”. Rất nhiều nhãn hiệu ghi những dòng chữ làm bạn không hiểu nó mang ý nghĩa gì, và chúng cũng không bị luật pháp đòi hỏi phải viết rõ nó là cái gì. Nhưng bạn phải trả thêm tiền vì những lời quảng cáo vớ vẩn đó.
 
Cuối cùng thì món ăn sáng ưa thích của bạn: trứng gà ốp la ăn với bánh mì, được các chuyên gia về thực phẩm giải thích như sau:

1. Omega-3 enriched:    Trứng do các con gà mái được nuôi thêm bằng Flax, algae, hay dầu cá để có thêm chất acid béo. Trứng gà loại này có nhiều omega -3. Nhưng theo chuyên gia về dinh dưỡng Ken Gans: “Quảng cáo này nhảm nhí. Muốn có thêm omega -3, bạn nên ăn nhiều cá, các loại hạt như almond, walnut, và flax seed tốt hơn.”. 
 
2. USDA Organic:     Chỉ có loại nhãn hiệu này là có ý nghĩa đúng. Đó là nhãn hiệu nóí rằng trứng gà này do các con gà mái được thả cho chạy ngoài trời, không bị nhốt trong chuồng, và ăn thức ăn không có thuốc trừ sâu. Các nông trại thường xuyên  bị thanh tra về tiêu chuẩn này.
 
3. Trứng gà CHAY:   Gà mái đẻ ra loại trứng này chỉ được ăn đậu nành và chất protein không do thú vật. Nhưng thực tế cho thấy gà là loài vật thường hay đi tìm côn trùng, moi  mấy con giun, con trùng để mổ, và đút vào miệng. Hiệp hội bảo vệ thú vật nói rằng có lẽ nhãn hiệu này ám chỉ con gà không bị cưỡng bách nằm trong chuồng.

4. CAGE-FREE,  Gà không bị nhốt trong chuồng:   Nhãn hiệu này không tin được. Thực ra con gà không bị nhốt trong chuồng, nhưng bị dồn như nêm cối, giống như hành khách bị nhồi vào toa xe điện trong giờ cao điểm. Không có luật nào qui định khoảng không gian cần thiết là bao nhiêu để con gà được gọi là thả lỏng cho chạy ngoài vườn. Tuy nhiên, các nông gia dễ dàng nhận được bản chứng chỉ gà của họ là “GÀ CHẠY BỘ”. Đi lang thang ngoài sân, hay nhốt trong chuồng khó mà biết chính xác được.
 
5. Free-Range: Gà chạy ngoài vườn:   Gà này giống như gà không bị nhốt trong chuồng, và lại có cánh cửa mở ra để cho chạy rông ngoài vườn. Tuy nhiên, còn tùy chị gà mái có muốn phiêu lưu ra ngoài hay không. Có định nghĩa rõ  ràng theo luật thế nào là “free range” poultry (gia cầm), nhưng nói về trứng (eggs) thì không hề có luật qui định.
 
6. CA SEFS Compliant:   Trứng gà do các chị gà mái được nuôi đúng theo luật về an toàn thực phẩm. Nhãn hiệu này ám chỉ rằng gà mái được nuôi trong điều kiện rộng rãi, đủ chỗ cho gà mái đứng dậy, quay qua quay lại, duỗi cánh mà không đụng vào chị gà bên cạnh. Thanh tra nông trại thường xuyên đi kiểm soát xem các traị gà có áp dụng đúng luật hay không. Tuy nhiên, nếu lỡ vi phạm thì chỉ bị tội nhẹ, misdemeanor, mà thôi.
 
7. Pasture-Raised – Gà nuôi ngoài đồng cỏ:   Không hề có luật qui định về nhãn hiệu này, nhưng có một tổ chức thứ ba tặng cho nhãn hiệu “Certified Humane” “Nuôi Gà Nhân Đạo có cầu chứng”, dành cho trại nuôi gà nào cho phép gà mái được chạy rong chơi ngoài đồng cỏ, rộng 108 thước vuông, một thời gian ít lâu trong ngày.
 
Bài tường thuật của Mandy Oaklander và Anita Hamilton trên báo TIME ngày 2/2/15 
Nguyễn Minh Tâm dịch