Saturday, 21 February 2015

Chỉ số ngược đãi tôn giáo toàn cầu 2015

Weltverfolgungsindex 2015 - Platz 16 (Open Doors)
Bản dịch của Trần Huê (Diễn Đàn Việt Nam 21)

* Hình ảnh do DĐVN21 thêm vào

Khung thời gian: từ 01/11/2013 đến 31/10/2014
Phổ biến tháng giêng 2015



Vị trí trên bảng Chỉ số ngược đãi 

Với 68 điểm Việt Nam đứng hạng thứ 16 trên bảng Chỉ số ngược đãi của thế giới trong năm 2015 (Hạng cao có nghĩa là ngược đãi nhiều - Chú thích của DĐVN21). Năm 2014 Việt Nam còn đứng hạng 18 với 65 điểm. Tình trạng của tín đồ Thiên Chúa giáo ở trong nước hầu như không có gì thay đổi trong những năm vừa qua. Sự trồi sụt thứ hạng của Việt Nam phần lớn là do tình hình suy sụp tại các nước khác, nhất là ở vùng Trung Đông và Phi Châu. Trong khoảng thời gian tường trình, tình hình đã xấu đi vì sự bạo hành xâm phạm tín ngưỡng gia tăng.

Động cơ của chính sách ngược đãi

Động lực chính của chính sách đàn áp người Thiên Chúa giáo (TCG) ở Việt Nam là “chế độ áp bức của Cộng sản”, thêm vào đó là “tư tưởng phân biệt sắc tộc” và “chế độ độc tài toàn trị”.


Chế độ áp bức của Cộng sản: Việt Nam là một trong vài nước còn xót lại vẫn theo ý thức hệ cộng sản trên thế giới. Vì vậy, chính quyền coi đạo Thiên chúa như là ảnh hưởng của nước ngoài và tín đồ Thiên chúa giáo như làm gián điệp cho Tây phương. Trước sau, chế độ được xây dựng trên nền tảng lý thuyết Mác – Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn dĩ vẫn đầy nghi ngờ nhất là đối với khoảng 8 triệu đồng bào Công giáo và 1,7 triệu tín đồ Tin Lành. Theo bản tường trình vào tháng 6 năm 2013 của Nhóm làm việc "Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát" thuộc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có chính sách kiểm soát chặt chẽ tất cả các sinh hoạt tôn giáo và giới hạn tối đa mọi hình thức hành đạo có tính độc lập. Sự kiểm soát của chính quyền Cộng sản lộ ra thật rõ vào dịp viếng thăm Việt Nam của ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc biệt về tự do tín ngưỡng của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chuyến đi bị theo dõi từ đầu đến cuối, và các chức sắc tôn giáo người thiểu số đã bị đe dọa, các cuộc tiếp xúc dự định không thành hoặc phải dời lại.

Đầu óc phân biệt sắc tộc: ước chùng 2/3 tín đồ TCG, trong đó 80% người theo đạo Tin lành có nguồn gốc sắc tộc, nhiều người này thuộc sắc tộc người Hmong. Trong những vùng quê, áp lực bị ép quay trở lại đạo cũ của họ và tham gia vào các tục lệ rất mạnh. Nguồn gốc sắc tộc của một số tín đồ TCG cũng là lý do khiến tín đồ TCG bị chính quyền theo dõi nghiêm ngặt. Bởi vì có một vài phong trào người sắc tộc đòi có một quốc gia độc lập. Cũng chính vì vậy mà các giáo hội bị chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của các tộc trưởng canh chừng từng bước.

Chế độ độc tài toàn diện: Theo dân địa phương, chính quyền bị coi như “chế độ chao đảo”, điều này có thể giải thích phần nào sự trấn áp quyết liệt mọi tư tưởng khác biệt. Tuy nhiên, người ta còn có thể giải thích màng lưới độc tài bằng hai quan sát khác: Có lúc Việt Nam đã liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Mối bang giao này trở nên khó khăn khi Trung Quốc đòi chủ quyền trên toàn Biển Đông. Tham vọng này của Trung Quốc bị các nước láng giềng bác bỏ kịch liệt. Trong các nước này có Việt Nam, một quốc gia có bờ biển dài nhìn ra Biển Đông. Do đó, mối gắn bó về ý thức hệ bắt đầu rạn nứt, đồng thời buộc nước này phải tìm kiếm bạn mới. Mặc dù bắt đầu từ 1986 bộ phận kinh tế tư doanh ngày càng lớn mạnh (“chính sách đổi mới”), Việt Nam không bị lay chuyển bởi những biến động đã làm đảo lộn thế giới Cộng sản. Đường lối áp bức của chính quyền có tác dụng lên tín đồ TCG, nhất là giáo hội Công giáo vì giáo hội này do một quyền lực nước ngoài, Đức Giáo hoàng lãnh đạo và được tổ chức chặt chẽ.

Các ảnh hưởng đương thời

Chính sách “Đổi mới” được thực hiện từ năm 1986 có mục tiêu cải cách và cải tiến nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vậy nhiều thành quả tốt đã đạt được. Sản lượng nội địa tăng gấp đôi trong 10 năm qua, nạn nghèo đói giảm sút và thị trường lao động khả quan hơn.
Năm 2010, nước này vượt qua ngưỡng lợi tức thấp để nhập vào các quốc gia có lợi tức mức trung theo các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Trong các nước Á châu có hấp lực đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam xếp hàng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ. Cho đến nay chính sách “Đổi mới” vẫn chưa được tràn sang mặt xã hội và đời sống chính trị, điều mà người ta không hy vọng. Nhưng do chính sách này mà đời sống đã cải thiện đáng kể mặc dù có vài phương diện xấu đi.

Tuy nhiên, chính sách này phải trả giá đắt. Nhiều lãnh tụ chính trị và quân đội Cộng sản nhờ vậy mà đã trở nên rất giàu có và gây ra một cuộc khủng hoảng ý thức hệ. Nhất là tại các thành phố, nhìn qua thực tế đời sống, chủ nghĩa cộng sản nay hiển nhiên trở thành lời nói suông. Nhiều thanh niên càng ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi hơn. Thủ đô Hà Nội và phía Bắc của đất nước này phải đương đầu với nạn nghiện ngập vì thanh niên ngày càng tìm quên lãng để lấp khoảng trống do chủ nghĩa Cộng sản để lại.

Các thành phần tín đồ TCG bị nguợc đãi 

Tất cả các nhánh thuộc tín đồ TCG ở Việt Nam đều bị áp bức.
- Tín đồ TCG người nước ngoài và nhập cư đều bị theo dõi.
- Tín đồ TCG thuộc các giáo hội truyền thống, nhất là các tín đồ dấn thân chính trị như các blogger Công giáo bị làm khó dễ và sách nhiễu.
- Tín đồ mới vào đạo Thiên chúa mà trước đây theo đạo Phật hoặc đạo cổ truyền Việt Nam bị áp lực của chính quyền phải quay về đức tin trước đây của họ.
- Các giáo hội Tin lành mới, bị áp bức vì bị coi là theo phương Tây và Hoa Kỳ.
Các giáo hội TCG đều phải gánh chịu nhiều giới hạn hoạt động do chính quyền Cộng sản tùy tiện đặt ra. Đạo luật mới về tôn giáo , Nghị định 92 còn gây thêm áp lực. Đạo luật này bắt các giáo hội phải đăng ký mọi hoạt động của họ tại ủy ban nhân dân địa phương. Tuy nhiên đạo luật này chưa được áp dụng hoàn toàn.

Các mặt đời sống bị liên lụy

Các tín hữu TCG ở Việt Nam phải gánh chịu áp lực nặng nề nhất trong cuộc sống thường nhật và trong đời sống đạo, theo sau đó là trong đời sống riêng tư. Trong số này, những người mới vào đạo phải chịu đựng nhiều nhất.

Đời sống trong xã hội: dù có khoảng trống ý thức hệ như đã trình bày ở trên, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ ý thức hệ Cộng sản và gây áp lực nặng nề đối với những người không Cộng sản, kể cả tín đồ TCG. Các tín đồ TCG bị chính quyền áp bức và không được đối xử công bằng trước toà án. Điều này có thể thấy được qua các phiên tòa xử những nhà hoạt động Công giáo bị kết án tội phạm chính trị, thí dụ như viết blog. Ngay cả các tín đồ TCG thuộc đân tộc thiểu số, đúng theo luật thì họ phải được chính phủ trợ giúp, thí dụ như khoản tài trợ cho việc học vấn, nhưng họ có thật sự nhận được tài trợ hay không lại tùy thuộc rất nhiều vào chính quyền ở địa phương. Thường thì họ không nhận được sự giúp đỡ nào cả.


14 Thanh niên công giáo trong phiên tòa tại Nghệ An
14 Thanh niên công giáo trong phiên tòa tại Nghệ An

Đời sống đạo: Các nhà thờ bị canh giữ nghiêm ngặt và các buổi tập họp có khi bị quấy nhiễu. Việc phổ biến các ấn phẩm và tài liệu TCG rất khó khăn và bị phạt nặng. Xin giấy phép cho các khoá học giáo lý cũng thật khó khăn. Việc hướng dẫn trẻ em và thanh thiếu niên dù không bị cấm chính thức nhưng các chương trình và khoá huấn luyện bị quấy phá và theo dõi từng bước. Các giáo hội truyền thống, nhất là giáo hội Công giáo bị chính quyền chú ý đặc biệt. Lý do chính là vì người Công giáo cương quyết đòi lại các phần đất thuộc sở hữu của họ từ trước năm 1975. Ngoài ra, trong số những người phê bình chế độ có nhiều người theo Công giáo. Khi họ nêu lên những bất công hoặc vi phạm luật pháp trong nước – không chỉ liên hệ đến tín đồ TCG - họ lọt ngay vào các biện pháp trừng phạt của chính quyền. Giáo hội Tin lành chính thức ở (miền Nam) Việt Nam cũng càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành bị tịch thu tài sản và vẫn không đòi lại được.
Mục sư Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù
Mục sư Nguyễn Công Chính bị kết án 11 năm tù
Chiếu theo nghị định 92 có hiệu lực từ 01/01/2013 nhưng chưa được áp dụng hoàn toàn, đơn xin đăng ký phải nêu ra con số của những người thừa kế, nơi chốn tổ chức, thời biểu, các hình thức hành đạo, các điều luật tôn giáo, cũng như tên tuổi và nơi cư trú của người đại diện nhóm giáo đồ đó. Ngoài thể thức đăng ký đầy khó khăn kể trên, nghị định này còn buộc thêm nhiều điều kiện nghiêm ngặt như thành phần được phép xin đăng ký. “Họ phải hành đạo ít nhất 20 năm không có gián đoạn và chưa bao giờ phạm pháp sau khi được cho phép hành đạo”, nghị định trên ghi rõ. Các thuyên chuyển cộng sự viên và các chức sắc tôn giáo phải thông báo trước đó cho nhà nước cấp huyện và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương. Các đoàn thể và cơ sở giáo dục của giáo hội cũng phải đăng ký. Một số các nhóm đạo đã phản kiện những điều lệ khắt khe này và chính phủ cho biết sẽ cứu xét lại.

Đời sống riêng tư: Những người đổi đạo và tín đồ TCG không truyền thống của Hội thánh Tin lành Ngũ Tuần **) và Báp Tít phải chịu nhiều đối xử tệ hại và bị ngược đãi nhất vì họ không được sự trợ giúp nào, thậm chí còn bị gia đình, bạn bè và láng giềng làm áp lực. Sự việc này thật sự xảy ra rất thường tại các vùng quê hẻo lánh, nơi mà nhà cầm quyền còn có nhiều người trung thành với chủ nghĩa Cộng sản và đằng khác gia đình, hàng xóm láng giềng vẫn còn thành khẩn theo tín ngưỡng và đức tin của họ hơn là ở các tỉnh thành.

Bạo hành gia tăng

Trong khung thời gian của bản tường trình này, bạo hành đối với các tín đồ TCG đã gia tăng. Nhiều cơ sở tôn giáo bị niêm phong và phá hủy, thí dụ như ở Bình Phước. Nơi đó nhà cầm quyền địa phương ra lệnh phá hủy nhà thờ của sắc tộc thiểu số Stieng va Mnong. Trên 10 tín hữu TCG đã bị kết án tù chỉ vì hoạt động viết blog để bầy tỏ chính kiến khác biệt hoặc đã tham gia các cuộc biểu tình. Nhiều vụ tấn công vũ lực đã xẩy ra, tín đồ TCG bị hành hung gây thương tích và nhà cửa của họ bị tàn phá, điển hình là vụ tấn công họ đạo Mennoniten ở Bình Dương vào tháng 6 năm 2014. Một số giáo dân phải bỏ nhà trốn đi.

Nhìn về tương lai

Mới đây có tin cho hay nhà cầm quyền đang nói chuyện với Giáo hội Công giáo và đi đến kết quả là một viện đại học Công giáo sẽ được thành lập ở Việt Nam. Mặc dù đường hãy còn dài nhưng điều này có vẻ là một dấu hiệu hứa hẹn cho sự thuyên giảm sức ép lên tín đồ TCG. Tuy nhiên, những vụ bắt bớ và kết án hình sự người theo TCG vẫn xảy ra với lý do chống lại nhà nước “lạm dụng các quyền tự do dân chủ”.

Trên thực tế, chuyến viếng thăm của Báo cáo viên đặc biệt thuộc Ủy ban nhân quyền LHQ cùng những tuyên bố chỉ trích công khai và gay gắt của ông đã không đem lại một sự thay đổi rõ rệt nào, điều này chỉ ra rằng nhà nước không có ý định tiến đến gần hơn với sắc tộc thiểu số TCG. Hơn nữa, thật khó mà có được một hình ảnh rõ ràng: mặc dù nghị định 92 chưa được áp dụng hoàn toàn nhưng việc cấm đoán và đe dọa các giáo hội gia tăng liên tục. Như thế chắc hẳn tình trạng của tín đồ TCG thiểu số sẽ chẳng có nhiều thay đổi.

13/02/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) 

Nhân quyền

Đoàn Huy Chương đón giao thừa trong cùm
19/02/2015 Trương Minh Đức (Danlambao) - Thông tin mới nhất của chị Chiêm Tường Mạnh - vợ của anh Đoàn Huy Chương - vào lúc 8 giờ 40 sáng nay 16-02 (28 âm lịch) khi chị Mạnh vào thăm gặp anh Đoàn Huy Chương thì đã bị công an trại giam từ chối không cho thăm gặp, không cho phép gởi quà với lý do CA cho biết là anh Chương bị kỷ luật. CA đưa lý do kỷ luật là vì anh Chương đánh nhau gây thương tích cho ai đó!?
Anh Đoàn Huy Chương từng bị giam chung với tôi tại trại K4 Xuân Lộc hơn 1 năm nên tôi biết rất rõ về tính tình anh ấy rất dung hòa với anh em tù thường phạm, được nhiều anh em yêu quý. Do đó, việc anh Chương bị kỷ luật về việc đánh nhau là điều khó tin! Càng lại có nhiều nghi vấn khi trại giam không có biên bản sự việc để cho gia đình rõ ràng và đây có phải là kịch bản do trại dựng lên... như trường hợp anh Phạm Bá Hải cũng từng bị cúp thăm nuôi vào năm 2009 tại K2 Xuân Lộc. [đọc tiếp]

Phóng viên không biên giới lên án vụ xử ba blogger Việt Nam
18/02/2015 Thanh Phương (RFI) - Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), trụ sở tại Paris, hôm qua, 17/02/2015, đã ra thông cáo lên án vụ xử ba blogger Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung. Theo tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí này, việc tuyên án tù ba blogger nói trên đã vi phạm quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Bị bắt ngày 15/05/2014 khi đến Đồng Nai để đưa tin về một cuộc biểu tình chống Trung Quốc của công nhân tại đây, Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung đã bị truy tố với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trong phiên xử ngày 12/02/2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên án họ từ 12 đến 18 tháng tù. [đọc tiếp] - [english]

Mùa Xuân tôn giáo tại Việt Nam
Giáo hội Công giáo tại đây đang phát triển và trẻ trung. Một chuyến đi thăm người công giáo tại xứ sở cộng sản.

14/02/2015 Rupert Neudeck (Christ in der Gegenwart 1/2015), bản dịch của ThànhLQ (CDNVTD MB) - Vào ngày chủ nhật chỉ riêng tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại quận ba Sàigon có đến 9 lễ rước mình thánh chúa. Chúng tôi đã chọn lễ bắt đầu lúc năm giờ chiều. Quen theo kiểu Đức, chúng tôi nghĩ là đa số mọi người sẽ có mặt sớm trước giờ cử hành thánh lễ, nhưng không phải vậy. Khi chúng tôi đến giáo xứ, đã thấy có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Bãi đậu xe thật lớn cho cả mấy trăm chiếc xe gắn máy. Thêm một chợ giáng sinh, một hang đá Đức Mẹ và một trường mẫu giáo tạo thành tổng thể của khu giáo xứ. Bên trong nhà thờ chen chúc người dự lễ, ca đoàn đã khai mạc thánh lễ thật tưng bừng bằng những bài thánh ca nghe thật hay. Hơn phân nửa số người tham dự, thậm chí  hai phần ba, là còn trẻ. Số người xếp hàng chờ rước lễ dài vô tận. Khi bản tin của giáo phận được đọc lên mới biết là sinh hoạt cứu trợ thiện nguyện là phần chính của buổi thánh lễ. [đọc tiếp]

Việt Nam trong top 20 áp bức tín đồ Thiên chúa giáo
Việt Nam đứng thứ 16 trong bảng Chỉ số những nơi áp bức tín đồ Thiên chúa giáo nhiều nhất
13/02/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Tổ chức cứu trợ Open Doors (Mở những cánh cửa) mới đây đã công bố Bảng Chỉ số áp bức toàn cầu 2015, đây là một bảng xếp hạng các quốc gia nơi tín đồ Thiên Chúa giáo bị đàn áp nhiều nhất.
Bảng Chỉ số của Open Doors đưa ra một điểm nổi bật: đó là sự thù địch xã hội mang động cơ tôn giáo đã gia tăng trên toàn thế giới, tương tự như kết quả công bố của Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Mỹ.
Trong Bảng Chỉ số áp bức toàn cầu 2015 của Open Doors, Bắc Triều Tiên dẫn đầu như những năm trước, kế đến là Somalia, đứng thứ ba là Iraq, Việt Nam từ hạng 18 nhẩy lên thứ 16 tức là xấu đi trong tổng cộng 50 quốc gia có đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo nhiều nhất.
Open Doors, một tổ chức phục vụ những tín đồ Thiên Chúa giáo bị áp bức, do ông Anne van der Bijl người Hòa Lan thành lập năm 1955 sau một chuyến đi thăm xứ cộng sản Ba Lan, nơi tình trạng bị áp bức nặng nề của tín đồ Thiên chúa giáo đã khiến ông phải chú ý đến. Từ năm 1957, ông van der Bijl thường xuyên lái xe hơi sang các xứ cộng sản ở bên kia bức màn sắt, ông dấu trong hành lý thánh kinh bằng các tiếng bản xứ để phân phát cho tín đồ Thiên Chúa giáo tại những địa phương nơi ông đến. Công tác khởi đầu đơn thương độc mã này dần dần được nhiều người biết đến và ngày nay có tầm hoạt động quốc tế.
Lúc ban đầu, Open Doors chú trọng đến các nước Đông Âu và Trung Cộng. Từ 1978 Open Doors nới rộng đối tượng đến các tín đồ  Thiên Chúa giáo bị ngược đãi ở Trung Đông và các xứ Hồi giáo. Open Doors có văn phòng địa phương tại 22 quốc gia ở Âu châu, Á châu, Úc châu, Bắc và Nam Mỹ.
Bảng Chỉ số áp bức toàn cầu 2015 của Open Doors được công bố vào tháng Giêng vừa qua, ấn bản Đức ngữ 186 trang, 50 quốc qia có sự áp bức tín đồ Thiên Chúa giáo nhiều nhất mỗi nước được trình bày trong một chương. Sau đây là phần trình bày của Open Doors về tình trạng tại Việt Nam [đọc tiếp] - [deutsch] - [english]

Khi dân oan mắng mỏ công an
12/02/2015 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Đoạn video sau đây vừa được lưu truyền trên mạng cho thấy xung đột giữa dân oan và công an huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An. Bị cướp nhà cướp đất, bị dồn chân tường những người dân oan không còn sợ công an. Nhưng cho đến nay họ vẫn còn cô thế nên sự phản khảng dừng lại ở lời lẽ đơn lẻ mà chưa phải tiếng nói của một tập thể đông đảo, những người ngoài cuộc vẫn còn dửng dưng vô cảm... cho đến lúc tức nước vỡ bờ ...
Đoạn video được ghi chú như sau: Hôm nay ngày 10/2/2015 lúc 15h , lực lượng côn an của huyện Thạnh Hóa Long An do ct Nguyễn Văn Tạo cầm đầu đàn áp sách nhiễu gđ bà Mai Thị Kim Hương và bé Nguyễn Mai Trung Tuấn.
Bọn họ cướp đất gđ bé Tuấn. Bây giờ lại giành từng tấc đất không cho bán hoa để kiếm tiền ăn tết...
Mong quý vị trong và ngoài nước quan tâm chia sẽ nỗi khổ đến gđ họ.

Xin mời xem đoạn phim:

Tòa Đồng Nai kết án 3 nhà bất đồng chính kiến 44 tháng tù giam
Le Thi Phuong Anh, Pham Minh Vu & Do Nam Trung
12/02/2015 (VRNs) – Sài Gòn – Tòa án tỉnh Đồng Nai vừa kết án bà Lê Thị Phương Anh 12 tháng tù giam, Đỗ Nam Trung 14 tháng tù giam, Phạm Minh Vũ 18 tháng tù giam với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức” trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm nay 12/2.
Luật sư Trương Tiến Dũng, người bào chữa cho bị cáo Phương Anh và Nam Trung, cho biết thông tin trên ngay sau khi phiên tòa kết thúc. Ông nói cả 3 người bị ghép vào khoản 1 theo điều 258 Bộ Luật hình sự (BLHS).
Gia đình nhà bất đồng chính kiến Phương Anh cho biết, bà cùng hai nhà hoạt động trên bị bắt hôm 15/5/2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi đang ‘tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động’ chống Trung Quốc của công nhân tại khu vực này.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, lãnh đạo Hội Anh em Dân chủ mà bà Phương Anh là thành viên cũng cho biết ông phản đối và cho “đây là bản án hết sức bất công” cho 3 nhà hoạt động. Ông nói tiếp, “điều luật 258 là một điều luật hết sức mơ hồ, được chính quyền dựng lên để nhằm bóp chẹt tiếng nói của người dân trong nước.” [đọc tiếp] - [english] - [deutsch]
Tự Do cho Phạm Minh Vũ, Lê Thị Phương Anh và Đỗ Nam Trung
Đồng Nai tuyên án tù ba nhà hoạt động
12.02.2015 (BBC) - Tòa án tỉnh Đồng Nai vừa tuyên án tù ba nhà hoạt động vì tội 'Lợi dụng quyền tự do dân chủ', Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Theo đó ông Phạm Minh Vũ lĩnh 18 tháng tù, bà Lê Thị Phương Anh 12 tháng tù và ông Đỗ Nam Trung 14 tháng tù, một blogger có mặt trước phiên tòa nói với BBC.
Cả ba người bị bắt giữ ngày 15/5, trong lúc đang ghi lại hình ảnh các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Đồng Nai hồi tháng 5 năm ngoái.
Trả lời BBC ngày 12/2, blogger Nguyễn Thanh Hà, một trong những người có mặt bên ngoài phiên tòa cho biết dù là phiên tòa được nói là công khai, nhưng "lực lượng công an mặc sắc phục và an ninh chìm có mặt bên ngoài rất đông" [đọc tiếp]

Người Cao Tuổi quyết đấu với Bộ Thông tin - Truyền thông
11/02/2014 Bạn đọc Danlambao (Dân Làm Báo) - Ngày 10/2/2015, bản in trên giấy của báo Người Cao Tuổi cho đăng loạt 3 bài viết phản công bộ Thông tin - Truyền thông sau quyết định đóng cửa trang báo điện tử và tước thẻ nhà báo đối với tổng biên tập Kim Quốc Hoa.
Ngay lập tức, bản chụp những bài mới nhất của báo Người Cao Tuổi đã được phổ biến trên các mạng xã hội, góp phần làm cho cuộc chiến giữa tờ báo nổi tiếng chống tiêu cực và bộ Thông tin & Truyền thông trở nên gay cấn.  
Bất chấp hoàn cảnh tứ bề thọ địch khi bị bộ CA khởi tố hình sự, tờ báo của cơ quan trung ương hội Người cao tuổi Việt Nam đã dành trọn 3 trang báo tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của đoàn thanh tra bộ Thông tin - Truyền Thông. [đọc tiếp]

Gs Hồng Lê Thọ vừa được tại ngoại điều tra vào sáng 11/2
11/02/2015 (Việt Nam Thời Báo) -  Theo nguồn tin từ vợ Gs Hồng Lê Thọ (bà Nga) xác nhận với VNTB, ông vừa được cơ quan công an cho tại ngoại để điều tra vào lúc 10h sáng nay (11/2). 
Thể trạng khi được thả ra là ổn, theo nhiều nguồn tin xác nhận cho biết.
Như vậy, đây là một động thái thả blogger bị quy kết bởi điều 258 và điều 88 liên tiếp từ phía chính quyền. Cũng vào sáng hôm qua (10/02), ông Nguyễn Quang Lập (blogger Bọ Lập) cũng được Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM  thay đổi biện pháp ngăn chặn, từ bắt tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú. [đọc tiếp]

Blogger Ðiếu Cày: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do hoạt động lại
10/02/2015 (Người Việt) - WESTMINSTER - Sau thời gian gần 4 tháng ở Hoa Kỳ, blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải, hôm Thứ Ba, chính thức thông báo tin mà nhiều người trông đợi, đó là việc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do sẽ “hoạt động trở lại.”
Câu lạc bộ! Cái tên làm người ta hình dung ra một hội quán, nơi các thành viên báo chí tấp nập lui tới, gặp gỡ.
Nhưng, với nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt luôn đăm chiêu, blogger Ðiếu Cày kể rằng thật ra không phải thế. Ông cho biết lúc đó, theo luật của Việt Nam, muốn lập một hội báo chí thì phải có “100 nhà báo hiện đang làm việc với báo chí nhà nước,” một điều “không thể nào xảy ra được,” vì thế, ông và các đồng sáng lập viên đã chọn cái tên “câu lạc bộ” để tránh khỏi phạm luật.
Blogger Ðiếu Cày cho biết trước khi thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, ông đã sử dụng blog, từ thời Yahoo 360 để chia sẻ hình ảnh của những chuyến đi đó đây khắp Việt Nam. Nhưng chính cũng qua những chuyến đi đó, mà ông có dịp thấy rõ hơn hiện tình đất nước, trong đó đặc biệt tình cảnh của người ngư dân bị Trung Quốc bị tấn công mà không một ai bảo vệ, khiến ông bắt đầu băn khoăn với câu hỏi làm sao để có hàng trăm hàng ngàn tờ báo tự do, chống lại chính sách bưng bít thông tin của truyền thông nhà nước.
“Năm 2006, năm 2007 có nhiều sự kiện xẩy ra, như việc ngư dân Thanh Hóa đi ra Hoàng Sa đánh cá bị ngư dân Trung Quốc bắn, phải chạy về đất liền, nhưng không một tờ báo nào đưa tin. Lúc đó blogger Phạm Thanh Nghiên từ Hải Phòng đã vào Thanh Hóa để viết bài, và đưa lên blog mình, thì sau này cô ấy đã bị 4 năm tù. Và ngay trước văn phòng 2 của Quốc Hội ở Sài Gòn, hàng nghìn người dân từ các tỉnh miền Tây lên biểu tình đòi quyền lợi về đất đai cả tháng trời, nhưng không một tờ báo nào của chính quyền đăng tin. Lúc đó chúng tôi hiểu rằng toàn bộ hệ thống truyền tin đã nằm trong tay chính quyền cộng sản, và họ đã làm ngơ trước những nỗi khổ của người dân, vì vậy chúng tôi thảo luận với nhau nhiều, về vấn đề tại sao báo chí Việt Nam lại không cất lên tiếng nói của người dân, và làm cách nào để đưa lên tiếng nói của họ.” [đọc tiếp]

Blogger Nguyễn Quang Lập được ‘tại ngoại hầu tra’
10/02/2015 (VOA) - Thân nhân của blogger Nguyễn Quang Lập cho biết, sau hơn hai tháng bị tạm giam và khởi tố theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống nhà nước, hôm nay, 10/2, ông đã được tại ngoại hầu tra.
Bà Hồ Thị Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho VOA Việt Ngữ biết, chồng bà đã tự bắt taxi để đi về nhà.
Đây được coi là lần đầu tiên một blogger có tiếng nói trái chiều với nhà nước được cho tại ngoại trong khi bị điều tra và xét xử. [đọc tiếp]

Dân biểu Australia gửi thư cho lãnh đạo Việt Nam về vụ Phương Anh – Minh Vũ – Nam Trung
10/02/2014 (Bauxite Việt Nam) - Người dịch: Lê Anh Hùng - Thưa Ngài Chủ tịch nước,
Tôi viết thư này cho ngài để đề cập đến vụ việc Phạm Minh Vũ, Lê Thị Phương Anh và Đỗ Nam Trung đang bị tạm giam ở Đồng Nai vì cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” từ ngày 15.5.2014.
Tôi, cũng như thân nhân và bạn bè của ba tù nhân nói trên, muốn thấy họ được phóng thích ngay lập tức vì các vụ bắt bớ này là trái pháp luật: [đọc tiếp]

Dời ngày xử nhà bất đồng chính kiến Lê Thị Phương Anh vào 12/2
Nhà bất đồng chính kiến Lê Thị Phương Anh
09/02/2015 Đức Thiện (VRNs) – Sài Gòn – Gia đình của nhà bất đồng chính kiến Lê Thị Phương Anh cho biết, phiên tòa sơ thẩm xét xử bà cùng hai người khác với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức” sẽ dời lại vào ngày 12/2 thay vì ngày 10/2 như dự kiến.
Ông Trần Thu Nam, một trong hai luật sư bào chữa trong vụ án cũng xác nhận thông tin trên.
Bà Phương Anh cùng hai người khác là Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ bị bắt hôm 15/5/2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, khi đang ‘tìm hiểu thực tế về các vụ biểu tình bạo động’ của công nhân tại khu vực này.
Ông Lê Anh Hùng, chồng bà Phương Anh, cho biết hôm 9/2 rằng phiên tòa xử vợ ông cùng hai người kể trên, với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự (BLHS) sẽ được dời lại ngày 12/2.
Được biết, vợ chồng bà Phương Anh, cũng như hai người kể trên là những người nhiệt tình tham gia các cuộc biểu tình chống Hoa Lục tại Hà Nội. Bà Lê Thị Phương Anh hiện là thành viên của Hội Phụ nữ Nhân Quyền VN và Hội anh Em Dân Chủ. [đọc tiếp]
Đọc thêm: Người Buôn Gió - VKS tỉnh Đồng Nai truy tố Đỗ Nam Trung và hai người bạn theo điều 258. Phần 1 và Phần 2
Tại sao truy tố Tổng biên tập Kim Quốc Hoa?
09/02/2015 Mặc Lâm (RFA, Bangkok) - Sáng hôm nay, ngày 9 tháng 2 năm 2015 ông thứ trưởng bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết Bộ này đã chính thức có những biện pháp chế tài mạnh mẽ kể cả gửi hồ sơ cho cơ quan an ninh điều tra xem xét và xử lý ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi, là tờ báo có những bài viết chống tham nhũng mạnh mẽ nhất nước hiện nay. Mặc Lâm có thêm chi tiết.
Tờ báo dám phanh phui các cán bộ tham nhũng
Trong vài năm gần đây tờ báo Người Cao Tuổi đã nổi lên trong giới báo chí vì dám công khai khui ra những vụ sai phạm mà hầu như các tờ báo báo khác trong nam ngoài bắc đều e dè không dám đụng đến. [đọc tiếp]

Việt Nam : Trang web báo chống tham nhũng Người Cao Tuổi bị đóng cửa, khởi tố
09/02/2015 Thụy My (RFI) - Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam hôm nay 09/02/2015 ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến báo Người Cao Tuổi theo điều 258 Luật hình sự. Trước đó chính quyền thông báo rút giấy phép trang web của tờ báo nổi tiếng chống tham nhũng này, còn Tổng biên tập Kim Quốc Hoa bị cách chức và thu lại thẻ nhà báo.
AFP ghi nhận, đến chiều nay theo giờ Việt Nam, trang web nguoicaotuoi.org.vn không còn truy cập được nữa, tuy báo giấy vẫn được phát hành. Hãng tin Pháp cho rằng lại có thêm một động thái vi phạm tự do báo chí ở Việt Nam. Báo chí trong nước thì dẫn kết luận thanh tra đột xuất tòa soạn báo Người Cao Tuổi, cáo buộc tờ báo này đăng « các đơn khiếu nại sai sự thật », và « một số bài viết xuyên tạc, vu khống tổ chức và công dân », « có dấu hiệu tiết lộ bí mật Nhà nước ». [đọc tiếp] - [english] - [français]

Vợ Blogger Ba Sàm yêu cầu đình chỉ vụ án
09/02/2015 (RFA) - Bà Lê Thị Minh Hà, vợ của Blogger Ba Sàm-Nguyễn Hữu Vinh, tiếp tục gửi đơn đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để yêu cầu “đình chỉ vụ án” đối với chồng bà và người cộng sự của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Đơn kiến nghị thứ hai của vợ Blogger Ba Sàm-Nguyễn Hữu Vinh được gửi đi hôm mùng 4/2. Hồi tháng 11 năm ngoái, bà Hà đã gửi đơn đến cùng cơ quan với cùng yêu cầu “đình chỉ vụ án” do việc bắt giữ chồng bà và người cộng sự là “vi phạm nghiêm trọng” luật tố tụng hình sự của Việt Nam. [đọc tiếp]

HRW đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam
07/02/2015 Hải Ninh (RFA) - Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) vừa đưa một bản báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam năm 2014. Theo đó, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền và cùng nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền khác. Nhân dịp này, đại diện của Human Rights Watch là ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức này, dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Hải Ninh: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa đưa ra một báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2014. Vấn đề nào ông coi là nghiêm trọng nhất ở Việt Nam?
Brad Adams: Vấn đề chính ở Việt Nam là Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng, ngăn cấm quyền căn bản về tự do ngôn luận và tụ tập. Việt Nam sống trong một thế giới hiện đại với một hệ thống chính trị cũ kỹ. Ý tưởng về nhà nước một đảng đáng lẽ phải vứt vào thùng rác từ lâu lắm rồi. [đọc tiếp]

Giới blogger bị tấn công ngày càng nhiều
02/02/2015 Thanh Phương (RFI) - Ngày 25/01/2015, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ đã ra thông cáo lên án các vụ tấn công của công an mặc thường phục và côn đồ vào các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Human Rights Watch cho rằng các vụ tấn công đó đã “ vi phạm các quyền cơ bản”. Tổ chức nhân quyền của Mỹ yêu cầu chính quyền Việt Nam phải “truy cứu trách nhiệm” tất cả những cá nhân tham gia vào các vụ tấn công nói trên. Cho tới nay chưa có ai bị bắt hay truy tố về các vụ tấn công này.
Thông cáo của Human Rights Watch được đưa ra sau khi ngày 21/01 vừa qua đã xảy ra vụ tấn công vào một nhóm 12 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đi từ Hà Nội xuống Thái Bình để thăm ông Trần Anh Kim, một tù chính trị, vừa được thả ngày 07/01 sau khi mãn hạn 5 năm 6 tháng tù.
RFI phỏng vấn các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi. [đọc tiếp]


Hãy trả tự do ngay cho Trần Huỳnh Duy Thức!
Mời ký tên vận động nhân quyền 
cùng với Amnesty International
Trần Huỳnh Duy Thức
15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - Ân xá Quốc tế Mỹ và Đức cùng lên tiếng đòi hỏi hỏi nhà cầm quyền tại Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức:
"Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt tháng 5 năm 2009. Ngày 20/01/2010, ông bị kết án 16 năm tù giam cùng 5 năm quản thúc với tội danh "âm mưu lật đổ chế độ" theo Điều 79. Ông đã hỗ trợ cải cách kinh tế và chính trị và dân chủ và thực hiện một cách ôn hoà quyền tự do ngôn luận của mình. Trong phiên tòa kháng cáo tháng 5 năm 2010 phán quyết xử tội vẫn bị giữ nguyên.
Vào tháng Tám năm 2012, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện UNWGAD đã kết luận việc giam giữ, xử tội này là tùy tiện và đòi hỏi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Ân Xá Quốc Tế đòi hỏi
- trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Trần Huỳnh Duy Thức
- Bảo vệ Quyền tự do phát biểu ý kiến được ghi rõ trong Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn. (ICCPR, Điều 19).
"
Xin hãy hỗ trợ Ân xá Quốc tế đòi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương và các thân hữu người ngoại quốc khắp nơi (https://sites.google.com/site/forumvietnam21/deutschenfr/beitrag/petition20141215) kêu gọi họ ký tên, hoặc bằng tiếng Anh hay bằng tiếng Đức [tiếng Anh & tiếng Đức]

Chấm dứt ngược đãi và trả tự do ngay cho Đặng Xuân Diệu
Mời ký tên vận động nhân quyền
 cùng với ACAT France
Đặng Xuân Diệu
15/12/2014 (Diễn Đàn Việt Nam 21) - ACAT France là một tổ chức xã hội dân sự công giáo thành lập vào năm 1974. ACAT tranh đấu chống áp bức vô nhân, tra tấn hành hạ, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng.
ACAT France đã thực hiện thỉnh nguyện thư vận động cho TNLT Đặng Xuân Diệu, nội dung như sau:
"Tôi yêu cầu:
- chấm dứt ngược đãi Đặng Xuân Diệu về thể chất và tâm thần
- trả tự do cho Đặng Xuân Diệu ngay lập tức và vô điều kiện
- thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn chặn việc đối xử vô nhân đạo với tất cả các tù nhân và bảo đảm điều kiện giam giữ phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc đối với những người bị giam giữ.
"
Xin hãy hỗ trợ ACAT France đòi nhà cầm quyền Hà Nội Chấm dứt ngược đãi và trả tự do cho Đặng Xuân Diệu bằng cách ký tên vào Thỉnh nguyện thư cũng như phổ biến rộng rãi tin này đến đồng hương, các thân hữu người Pháp và ngoại quốc (https://sites.google.com/site/forumvietnam21/deutschenfr/beitrag/petition20141215#ACAT) kêu gọi họ ký tên. [tiếng Pháp]