Gia đình & Lý tòng Tôn xin báo tin buồn cùng với quý anh chị em cùng các chiến hữu của anh Lý tòng Bá là:
Anh Lý tòng Bá đã về với Chúa lúc 4:03 sáng nay , Chúa Nhật 22 tháng 2 tại Southern Hill Hospital, Las Vegas, Nevada. Hưởng thọ 85 tuổi.
Cấp bậc sau cùng là Chuẩn Tướng Tư lịnh sư đoàn 25 bộ binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Xin đại diện gia đình thông báo tin buồn, những chi tiết tang lễ và những tin tức khác sẽ thông báo sau.
Kính báo,
Lý tòng Tôn
Năm 1951: Nhập ngũ vào Quân Đội Quốc Gia (QĐQG), mang số quân: 51/121.307. Theo học khoá 6 Đinh Bộ Lĩnh Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (khai giảng: 1-12-1951, mãn khoá: 1-10-1952). tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu uý. Ngay sau đó tình nguyện vào Binh chủng Thiết giáp (TG), Theo học khoá căn bản TG tại Trung tâm Huấn luyện TG Viễn đông của Quân Đội Pháp ở Cap Saint Jacques từ 1-10-1952 đến 1-4-1953.
Năn 1954: Thăng Trung uý, làm Sĩ quan tuỳ viên của Trung TướngNguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng QĐQG.
Năm 1958: Thăng Đại uý. Cuối năm, bàn giao chức vụ CĐT CĐ 1 CX M24 lại cho Đại uý Kha Vãng Huy để đi du học khoá căn bản và Cơ khí TG tại Trường TG Lục quân Fort Knox, Kentucky, Hoa Kỳ.
Năm 1959: Mãn khoá về phục vụ tại Ban Tu thư, rồi giữ chức SQ phụ tá tiếp vận của BCH TG tại Trại Trần Hưng Đạo, Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM).
Năm 1960: Chỉ huy Phó Trường huấn luyện TG ở Thủ Đức, do Thiếu tá Vĩnh Lộc làm CHT. Giữa năm, đi làm Phó Tỉnh trưởng Nội An kiêm CHT (sau gọi là Tiểu khu trưởng) cơ quan Quân sự Tỉnh Phước Long. Cuối năm, được Thiếu tá Đỗ Văn Diễn (tốt nghiệp khoá 5 VBLQĐL, sau giải ngũ ở cấp Đại tá). Tỉnh trưởng Phước Long, trả ông trở lại Quân đội, vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Sau đó làm CH Phó Trung tâm Huấn luyện Cơ giới Bảo an ở Vũng Tàu do Thiếu tá Lê Đức Đạt làm CHT.
Năm 1961: Đại đội trưởng đại đội 7 Cơ giới M113 tân lập thuộc Sư đoàn (SĐ) 7 Bộ Binh (BB) ở Mỹ Tho (năm 1962 Đơn vị này cải danh thành CĐ 4 Thiết vận xa (TVX) M113 thuộc TRĐ 2 TG ở Mỹ tho. Cuối năm thăng Thiếu tá đặc cách, được cử giữ chức TRĐT TRĐ 2 TG thay thế Trung tá Lâm Quang Thơ. Năm 1963: làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 6 TVX tân lập tại Mỹ Tho.
Năm 1964: Thăng Trung Tá, Tháng 9 tham gia cuộc biểu dương lực lượng (thật ra là đảo chính) do Trung Tướng Dương Văn Đức cầm đầu. Sau đó bị bắt và bị giam giữ tại Quân Lao Gò vấp, sau cùng là trại giam Chí hoà. Tháng 10, sau khi bị đưa ra Toà án binh và Hội đồng Kỷ luật, ông được tha bổng và tháng 11, làm TRĐT TRĐ 1 TG ở Gò Vấp thay thế Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp B (sinh: 1930 tại Gia Định, tốt nghiệp khoá 1 SQTBTĐ, sau cùng là Đại Tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Nội Vụ).
Năm 1965: Bàn giao chức TRĐT TRĐ 1 TG lại cho Trung Tá Huỳnh Ngọc Diệp A (sinh 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 3 SQTBTĐ, sau cùng là Đại Tá Tỉnh Trưởng Phong Dinh). Tháng 10, Làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Dương và sau đó được đặc cách thăng cấp Đại Tá.
Năm 1968: Tháng 4, Chánh sở Thanh Tra Tổng Nha Thanh Tra QL VNCH. Năm 1971: Tư lệnh phó Quân Đoàn II Đặc trách Chương trình Bình định & Phát triển của Quân khu 2 tại Nha Trang.
Năm 1972: Đầu năm, Tư lệnh SĐ 23 BB thay thế Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh đi làm CHT Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn. Tháng 5, Vinh thăng Chuẩn Tướng đăc cách tại mặt trận do chiến tích của SĐ 23 đã lập được tại chiến trường Kontum trong "Mùa Hè Đỏ Lửa". Tháng 10, bàn giao chức TL SĐ 23 lại cho Đại Tá Trần Văn Cẩm(nguyên TMT QĐ II). Cùng ngày đi nhận chức CHT BCH TG tại Trại Phù Đổng, Gò Vấp thay thế Đại Tá Phan Hoà Hiệp. Năm 1973: Sĩ quan Tuỳ viên TT Thiệu công du thăm viếng các Quốc gia Hoa Kỳ, Ý, Anh, Trung Hoa Quốc Gia và Đại Hàn trong vòng thời gian 2 tuần lễ.
Năm 1974: Bàn giao chức CHT BCH TG lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, đảm nhận chức TL SĐ 25 BB (bản doanh đặt tại Căn cứ Đồng Dù thuộc Tỉnh Hậu Nghĩa), thay thế Đại Tá Nguyễn Hữu Toán đi làm CHT Trung tâm Huấn luyện QG Lam Sơn.
Chuẩn-tướng Lý Tòng Bá
Nghi Thức Phủ Quốc Kỳ VNCH và Tang lể của Cố Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá sẽ do Hội CTSQ Miền Nam CA, Hội Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, và Hội Thiết Giáp phối hợp Ngày và giờ như sau:
Địa Điểm
Peek Family Phòng số #5
7801 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683
(714) 893-3525
(714) 893-3525
Ngày, Giờ
Chủ Nhật 01 tháng 3 năm 2015:
10.00AM - 11.00AM: THĂM VIẾNG
10.00AM - 11.00AM: THĂM VIẾNG
Nghi thức Phủ Quốc Kỳ VNCH
11.00AM -12.00
Phân Ưu và Thăm Viếng
12PM-5.00PM
Năm 1951: Nhập ngũ vào Quân Đội Quốc Gia (QĐQG), mang số quân: 51/121.307. Theo học khoá 6 Đinh Bộ Lĩnh Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (khai giảng: 1-12-1951, mãn khoá: 1-10-1952). tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu uý. Ngay sau đó tình nguyện vào Binh chủng Thiết giáp (TG), Theo học khoá căn bản TG tại Trung tâm Huấn luyện TG Viễn đông của Quân Đội Pháp ở Cap Saint Jacques từ 1-10-1952 đến 1-4-1953.
- Cùng theo học khoá này còn có các tân Thiếu uý, sau này lên Tướng, Tá sau đây:
- Hoàng Xuân Lãm. Nguyễn Văn Toàn. Phan Hoà Hiệp. Trần Quang Khôi.
- Nguyễn Văn Tồn (sinh 1923 tại tỉnh Tam Cần (Thành lập tạm thời tách một số quận thuộc các tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ và Trà Vinh, sau giải thể, nhập vào lại các tỉnh mà trước đó đã tách ra), tốt nghiệp khoá 3 VBLQĐL, sau là Đại Tá, từ trần trong trại tù cải tạo 1977).
- Nhan Nhật Chương (sau là Đại Tá Tỉnh trưởng & Tiểu khu trưởng An Xuyên (Cà Mau), sau 1975 định cư tại California, Hoa Kỳ).
Năn 1954: Thăng Trung uý, làm Sĩ quan tuỳ viên của Trung TướngNguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng QĐQG.
Quân Đội VNCH
Năm 1955: Học khoá cao cấp TG tại Trường TG Kỵ binh Saumur ở Pháp, mãn khoá (1956), trở về nước.- Cùng du học khoá cao cấp TG còn có các Sĩ quan sau này lên Tướng, Tá sau đây:
- Các Đại uý: Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Đạt.
- Các Trung uý: Phan Hoà Hiệp, Trần Quang Khôi.
- Trung uý Thẩm Nghĩa Bôi (sinh 1923 tại Hà Nội, tốt nghiệp khoá 5 VBLQĐL, sau cùng là Đại tá Chỉ huy Phó Bộ Chỉ huy BCH) TG. Sau 30-4-1975, tù cải tạo từ 1975-1988, từ trần tại SG 11-4-2005).
Năm 1958: Thăng Đại uý. Cuối năm, bàn giao chức vụ CĐT CĐ 1 CX M24 lại cho Đại uý Kha Vãng Huy để đi du học khoá căn bản và Cơ khí TG tại Trường TG Lục quân Fort Knox, Kentucky, Hoa Kỳ.
Năm 1959: Mãn khoá về phục vụ tại Ban Tu thư, rồi giữ chức SQ phụ tá tiếp vận của BCH TG tại Trại Trần Hưng Đạo, Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM).
Năm 1960: Chỉ huy Phó Trường huấn luyện TG ở Thủ Đức, do Thiếu tá Vĩnh Lộc làm CHT. Giữa năm, đi làm Phó Tỉnh trưởng Nội An kiêm CHT (sau gọi là Tiểu khu trưởng) cơ quan Quân sự Tỉnh Phước Long. Cuối năm, được Thiếu tá Đỗ Văn Diễn (tốt nghiệp khoá 5 VBLQĐL, sau giải ngũ ở cấp Đại tá). Tỉnh trưởng Phước Long, trả ông trở lại Quân đội, vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Sau đó làm CH Phó Trung tâm Huấn luyện Cơ giới Bảo an ở Vũng Tàu do Thiếu tá Lê Đức Đạt làm CHT.
Năm 1961: Đại đội trưởng đại đội 7 Cơ giới M113 tân lập thuộc Sư đoàn (SĐ) 7 Bộ Binh (BB) ở Mỹ Tho (năm 1962 Đơn vị này cải danh thành CĐ 4 Thiết vận xa (TVX) M113 thuộc TRĐ 2 TG ở Mỹ tho. Cuối năm thăng Thiếu tá đặc cách, được cử giữ chức TRĐT TRĐ 2 TG thay thế Trung tá Lâm Quang Thơ. Năm 1963: làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 6 TVX tân lập tại Mỹ Tho.
Năm 1964: Thăng Trung Tá, Tháng 9 tham gia cuộc biểu dương lực lượng (thật ra là đảo chính) do Trung Tướng Dương Văn Đức cầm đầu. Sau đó bị bắt và bị giam giữ tại Quân Lao Gò vấp, sau cùng là trại giam Chí hoà. Tháng 10, sau khi bị đưa ra Toà án binh và Hội đồng Kỷ luật, ông được tha bổng và tháng 11, làm TRĐT TRĐ 1 TG ở Gò Vấp thay thế Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp B (sinh: 1930 tại Gia Định, tốt nghiệp khoá 1 SQTBTĐ, sau cùng là Đại Tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Nội Vụ).
Năm 1965: Bàn giao chức TRĐT TRĐ 1 TG lại cho Trung Tá Huỳnh Ngọc Diệp A (sinh 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 3 SQTBTĐ, sau cùng là Đại Tá Tỉnh Trưởng Phong Dinh). Tháng 10, Làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Bình Dương và sau đó được đặc cách thăng cấp Đại Tá.
Năm 1968: Tháng 4, Chánh sở Thanh Tra Tổng Nha Thanh Tra QL VNCH. Năm 1971: Tư lệnh phó Quân Đoàn II Đặc trách Chương trình Bình định & Phát triển của Quân khu 2 tại Nha Trang.
Năm 1972: Đầu năm, Tư lệnh SĐ 23 BB thay thế Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh đi làm CHT Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn. Tháng 5, Vinh thăng Chuẩn Tướng đăc cách tại mặt trận do chiến tích của SĐ 23 đã lập được tại chiến trường Kontum trong "Mùa Hè Đỏ Lửa". Tháng 10, bàn giao chức TL SĐ 23 lại cho Đại Tá Trần Văn Cẩm(nguyên TMT QĐ II). Cùng ngày đi nhận chức CHT BCH TG tại Trại Phù Đổng, Gò Vấp thay thế Đại Tá Phan Hoà Hiệp. Năm 1973: Sĩ quan Tuỳ viên TT Thiệu công du thăm viếng các Quốc gia Hoa Kỳ, Ý, Anh, Trung Hoa Quốc Gia và Đại Hàn trong vòng thời gian 2 tuần lễ.
Năm 1974: Bàn giao chức CHT BCH TG lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, đảm nhận chức TL SĐ 25 BB (bản doanh đặt tại Căn cứ Đồng Dù thuộc Tỉnh Hậu Nghĩa), thay thế Đại Tá Nguyễn Hữu Toán đi làm CHT Trung tâm Huấn luyện QG Lam Sơn.
1975
Sáng ngày 30-4, bị bắt tại Làng Tân Thạnh Đông, Quận Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa và ở tù cải tạo qua các trại giam:- Trại Quang Trung (tháng 5-1975).
- Trại Yên Bái, Hoàng Liên Sơn (tháng 6-1976).
- Trại Hà Tây (tháng 4-1978).
- Trại Nam Hà, Hà nam Ninh (tháng 3-1982), cho đến tháng 3-1988 được trả tự do.
- Năm 1990: Được phép xuất cảnh theo chương trình H.O. Đến phi trường Los Algeles ngày 27-1. Sau đó xum họp với gia đình tại Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ.
TRẬN ẤP BẮC:
THỰC TẾ và HUYỀN THOẠI
THỰC TẾ và HUYỀN THOẠI
Chuẩn-tướng Lý Tòng Bá
Nguyên Chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp
Tư-lệnh Sư-đoàn 23 và Sư-đoàn 25BB
Nguyên Chỉ-huy-trưởng Thiết-giáp
Tư-lệnh Sư-đoàn 23 và Sư-đoàn 25BB
(Bảo Vệ Cờ Vàng đánh máy lại trang 246-250 của thiên quân-sử THÉP VÀ MÁU do Đại-tá Thiết-giáp HÀ MAI VIỆT soạn.)
Trận Ấp-Bắc được ghi vào quân-sử trong cuộc chiến Việt-Nam. Báo chí quốc-tế và kể cả sách báo Việt-Cộng cũng nhắc nhiều về Ấp-Bắc. Đó là một trong những trận đụng-độ quan-trọng giữa Đại-đội 7 M113 của Việt-Nam Cộng-Hòa và quân Việt-Cộng tại Khu Chiến-thuật Tiền-Giang. Nói rõ hơn là tại mật-khu Đồng Tháp Mười thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt-Cộng, cách xa quận Cai-Lậy Mỹ-Tho trên dưới chỉ 10 cây số về hướng Đông-Bắc.
Không giống như những lần trước, với những cuộc đụng-độ cấp Trung-đội hay Đại-đội, lần này, Bộ Tư-kệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh QLVNCH đã phải sử-dụng cả một Trung-đoàn, lần đầu mở ra cuộc hành-quân “Trực Thăng Vận” với một Tiểu-đoàn Bảo-An của Tiểu-khu Mỹ-Tho tăng-cường mà Đại- đội 7 M113 của Sư-đoàn 7 làm nỗ-lực chính để đối-đầu với Việt-Cộng.
Và cũng là lần đầu tiên mở rộng chiến-tranh, Cộng quân đã bất-ngờ tung vào trận Ấp-Bắc một lực- lượng đáng kể gồm có Tiểu-đoàn 514 chủ-lực Mỹ-Tho, Tiểu-đoàn 263 chủ-lực Miền, chưa kể những thành-phần dân-quân du-kích khác. Lợi-dụng địa-thế hiểm yếu quen thuộc, Ấp-Bắc không khác gì hơn là một cái làng bỏ trống nằm giữa khu đồng ruộng ngập nước quanh năm, chằng-chịt kinh rạch và cũng là nơi mà Việt-Công luôn có mặt kiểm-soát với nhiều lần chạm trán trong cuộc chiến 1945- 1955, một lần nữa tại Ấp-Bắc, họ đã áp-dụng lối đánh lén, phục-kích, bắn sẻ để trì-hoãn thế-trận và gây thiệt hại cho các cánh quân VNCH bạn trong giai-đoạn đầu, hầu có thể tập-trung lực-lượng về một vị-trí chọn lựa với hầm-hố của cái gọi là “Chiến-thuật Công-kiên chiến” đánh cầm-cự để tùy-nghi khai-thác chiến-quả nếu được, bằng không khi thấy thế yếu, họ lần lượt trốn chạy, rút nhanh theo kiểu họ thường gọi là “Chém Vè” trong đêm tối, rút lui mất dạng. Ý đồ và hoạch-định trận Ấp-Bắc khi ấy là vậy.
Dù muốn hay không, Việt-Cộng đã biết lợi-dụng những kẽ hở của quân VNCH mà người chỉ-huy phía ta không để ý hoặc không tiên-liệu những biện-pháp thích-ứng… để bất-ngờ khai-thác tình- hình theo nhu-cầu “Tâm-lý-chiến và Chính-trị” trong chủ-trương một cuộc chiến tiêu-hao lâu dài theo kiểu “Tằm ăn lá”, nhất là trong thời-gian đó, Việt-Cộng có nhu-cầu phải gây lại uy-tín và tinh-thần cán-binh đã mất trong vài tháng trước khi Tiểu-đoàn 502 chủ-lực tỉnh Sa Đéc bị loại khỏi vòng chiến, tổn-thất hàng trăm quân tại ranh-giới Mỹ-Tho – Sa Đéc trong trận đụng-độ ác-liệt với Đại-đội 7 M113 vào ngày 18-2-1962. Trong trận đánh này, một nửa quân-số của Tiểu-đoàn 502 bị loại khỏi vòng chiến ngay từ trong giây phút đầu của trận đánh, một nửa còn lại phải ngụp lặn trong các ruộng nước để tìm cách chém-vè trong đêm tối. Thế nhưng số Việt-Cộng định chém-vè này đều bị bắt sống. Kiểm điểm tổn-thất, Đại-đội 7 M113 chỉ có 1 tử thương là thượng-sĩ Ninh, Trung-đội-trưởng và 1 binh-sĩ khác tử- thương. Tại sao sự tổn-thất giữa hai bên chênh-lệch như thế vậy? Nguyên-nhân, chúng ta phải hiểu là các đơn-vị Việt-Cộng không biết được khả-năng của loại xe M113 do hãng Chrysler của Mỹ chế-tạo, nó hoàn-toàn không giống loại xe được cho là những con cua lội nước hay “Crabe”của quân Pháp cũng do Mỹ chế-tạo, được sử-dụng trong Đệ-Nhị Thế-Chiến và được trang-bị cho các chiến-đoàn lội nước gọi là GA, viết tắt từ chữ “Groupement Amphibies” mà có lần một đơn-vị của nó bị chính Tiểu-đoàn 502 nói trên của Việt-Cộng đánh thiệt hại. Cũng tại vị-trí mà hôm nay ngày 18-2-1962, Tiểu-đoàn 502 tổ-chức cuộc phục-kích theo kinh-nghiệm gặt hái được để đánh Đại-đội 7 M113, nhưng kết-quả lại khác đi.
Từ những yếu-tố không biết về khả-năng với cơ-động nói trên của M113, các đơn-vị Việt-Cộng đã dàn trận. Đúng như lời của một anh tù-binh kể lại thì tình-thế quả không giống như lần phục-kích đoàn xe “Crabe” của quân Pháp. Những gì Việt-Cộng điều-nghiên, dàn thế trận, chuẩn-bị tinh-thần cho cán-binh lâm trận… đã không xảy ra như những gì họ hoạch-định và mong đợi. Chẳng hạn như xe M113 không có lần nào bị súng trường bắn thủng như loại xe “Crabe” của Pháp, và cũng không một lần nào thấy bất cứ một xe M113 nào phải ngừng lại từng chập để xa-đội nhảy xuống ruộng gỡ rơm rạ, cọng lúa… kẹt trong bánh xích xe, làm xe không chạy được, để nhân cơ-hội Việt-Cộng có thể chọn lựa vị-trí phục-kích và bất-thần nổ súng tấn-công.
Khí-thế trận bùng ra, tôi (Lý-Tòng-Bá) đã ra lệnh cho các Trung-đội khai-hỏa, phóng thẳng ngay vào các ổ phục-kích của Tiểu-đoàn 502 đang dàn thành đội hình bán nguyệt ở giữa ruộng nước. Mũi tiến quân của Đại-đội 7 M113 như “diều gặp gió” xông vào không mấy chốc đã tràn-ngập vị-trí địch đang ngâm mình dưới nước được đại-liên và các trung-liên BAR đặt ở giữa, trên các xuồng ba-lá bắn yểm-trợ. M113 đã tung-hoành với những khả-năng đa-hiệu, bất-ngờ ngoài dự-liệu và sự hiểu biết của các cấp chỉ-huy quân-sự Việt-Cộng, đã làm cho thế-trận phục-kích giăng bẫy của Việt-Cộng tan-vỡ thê-thảm. Khi thanh-toán chiến-trường, không biết quân Việt-Cộng đã bố-trí ở đó lúc nào, nhưng trên mình của mỗi anh cán-binh Việt-Cộng còn sống-sót bị bắt làm tù-binh, mỗi anh ít lắm cũng phải đeo ba bốn con đỉa, loại đỉa trâu không nhỏ của đồng-bằng sông Cửu-Long, no tròn đầy máu, lớn bằng cỡ ngón tay cái, muốn dứt nó ra phải dùng điếu thuốc đang cháy chấm vào đầu nó, lúc các anh Việt-Cộng được anh em binh-sĩ kéo lên từ ruộng nước, đặt ngồi trên M113, đang ngơ-ngẩn nhìn quanh-quẩn như những kẻ mất hồn. Cũng là lần các anh Việt-Cộng tham-dự một trận đánh hoàn-toàn không giống những gì cấp chỉ-huy đã huấn-thị và dạy trên sa-bàn hành-quân.
Nhân viết lại những dòng này, chúng ta một lần nữa có thể nói đây không phải là lần duy-nhất chạm trán với QLVNCH, địch đã bị tổn-thất nặng-nề, không phải chỉ có một lần, chỉ có Đại-đội 7 M113 đạt được, song thường ít khi giới truyền-thông bạn triệt để khai-thác mà chính Neil Sheehan, người phóng-viên chiến-trường đã viết quyển “The Bright Shining Lie” nói về Chiến-tranh Việt-Nam đã nhiều lần nghe nói đến. Có lần, anh theo xe M113 với tôi trong một vài cuộc hành-quân tại Mỹ-Tho. Nhưng những lần đó lại không đụng-độ với Việt-Cộng, vì thế, anh ta vẫn chưa chịu hiểu và chưa thấy sự thật và vẫn mang nặng tinh-thần trái ngược khi đề-cập tới cuộc chiến-đấu tự-vệ của QLVNCH, mà thường chỉ tìm và chú-trọng tới chiến-thắng dù lớn hay nhỏ của Việt-Cộng để phóng-đại, cho nên mãi đến bây giờ dù Neil Sheehan, tôi coi là một người bạn quen thân, tôi cũng chẳng biết Sheehan có chủ-trương hay mục-đích gì… Một người chịu khó, khá thông-minh, đỗ-đạt từ Harvard nổi tiếng, thích tự-do mà chỉ viết những bài báo lập-luận phê-bình ác-ý và không chính-xác nhắm vào QLVNCH nhất là sau ngày 30-4-1975, anh ta đã xuất-bản quyển “The Bright Shining Lie” với những biện-luận bất-công nhắm vào QLVNCH, một quân-lực bị bất-ngờ ngã ngựa vì sự phản-bội của đồng-minh.
Sau khi xuất-bản quyển sách nói trên, có một lần Sheehan đã viết bài khá lịch-sự liên-quan đến tôi trên tờ “The New Yorker”, đó là bài“After The War Was Over” xuất-bản ngày 18-11-1991 và anh ta đã gửi tặng cho riêng tôi tờ báo đó. Phải chăng đây là lần cuối Sheehan gián tiếp mong tôi bỏ qua những lỗi lầm mà anh ta đã viết về tôi khi chỉ huy Đại-đội 7 M113 trong trận Ấp-Bắc với lập-luận quá lỗi-thời, vô căn-cứ và lệch-lạc khi được vài cố-vấn Mỹ thời đó kể lại câu chuyện với dụng-ý bào-chữa những khuyết-điểm nông-nổi của mình. Chúng ta phải hiểu cũng vì trận Ấp-Bắc mà trung-tá J.P. Vann đã bị chính-quyền Mỹ thời đó cho về hưu non.
Sau gần 13 năm ở tù Cộng-Sản ra, tôi gặp Neil Sheehan một lần tại Việt Nam. Đến Mỹ năm 1991, tôi gặp lại Neil Sheehan tại Las Vegas khi hắn tham-dự một “Convention” với sự có mặt của tướng C.Poowell. Đó là lần gặp mặt lâu nhất, trong đó tôi kể lại tình-tiết và sự thật của trận Ấp-Bắc ngày đó cho anh nghe, sau đêm cuối cùng Đại-đội 7 M113 rời thị-xả tỉnh Mỹ-Tho đến quận Cai-Lậy, xuất-phát theo đội-hình hàng dọc (để giảm làm thiệt-hại lúa) hướng về mục-tiêu. Đại-đội 7 M113 ít lắm cũng phải vượt qua hai con kinh ngang trước khi vào vùng tiếp-giáp với mật-khu Ba-Bèo của Việt-Cộng nằm dọc theo hai bờ kinh “Tổng-Đốc Lộc” mà Ấp-Bắc là một trong những vùng ven-biên. Cùng lúc tôi nhận lệnh từ Bộ chỉ-huy Hành-quân nhẹ của Tiểu-khu Mỹ-Tho đặt ở thị-xã quận Cai-Lậy, là phải nhanh chóng đưa Đại-đội 7 M113 đến mục-tiêu vì nơi đó đã có trực-thăng bị rơi trong cuộc đổ quân lần đầu mà nguyên-nhân có thể là lỗi vụng-về kỹ-thuật của phi-công chớ chưa chắc là do đạn Việt-Cộng bắn. Đó là những chiếc H-21 hình-thù như quả chuối già quá cũ gần đến ngày phế-thải. Vì theo Trung-úy chỉ-huy toán quân nhảy đợt đầu xuống mục-tiêu Ấp-Bắc cho tôi biết là anh không nghe bất cứ một tiếng súng nào nổ lúc phi-cơ trực-thăng đáp xuống mà chỉ nghe vài tiếng súng nhỏ sau đó…
Không lâu trước đó, cũng là đầu-đề của Trận Ấp-Bắc với ăn thua do báo-chí Mỹ phản-chiến bày ra khi Đại-đội 7 M113 phải đối-diện với con kinh thiên-nhiên mà nông-dân địa-phương gọi là “Kinh Lạn” không bờ ác-nghiệt. Lần đầu dưới mắt tôi, nó như một dòng nước chảy xuôi qua một bãi ruộng bằng- phẳng, lởm-chởm vài bụi cỏ với lá rũ mìng quặt què theo nước. Quả thật, nếu là một thi-sĩ, con Kinh Lạn trước mặt sẽ là nguồn cảm-hứng của muôn bài thơ… Nhưng ở đây, nó như là khúc xương khó nuốt của những con trâu sắt M113 mà tôi đang cỡi. Canh-cánh với trách-nhiệm, lo cho sự an-nguy của phi- hành-đoàn lâm nạn mà tôi đã nhận lệnh phải nhanh chóng đến nơi tiếp-cứu họ, tôi phân-vân chưa biết xử trí ra sao? Có lần tôi đưa ra ý-kiến lên ban cố-vấn cũng như Bộ Chỉ-huy Hành-quân là nên chỉ-thị cho một cánh quân bạn, tôi biết ở gần đó, mở cuộc hành-quân bộ đến nơi chiếc trực-thăng bị rơi, dù chậm nhưng chắc hơn là sử-dụng Đại-đội 7 M113. Lý do là không làm sao chúng tôi quyết-định được thời-gian vượt qua Kinh Lạn để tiến tới mục-tiêu phải mất bao nhiêu thời-gian. Xa-đội chúng tôi thay nhau từng bước mò-mẫm dọc bờ kinh nhưng chưa lần nào, trước một lần may mắn cuối cùng đã cho xe băng ngang được vì lòng kinh toàn là bùn không đáy. Vì không hiểu và nhận ra yếu-tố đặc-biệt này mà phía cố-vấn Mỹ đã hiểu lầm, cho tôi là thiếu tinh-thần trách-nhiệm, không hăng hái chiến-đấu đụng-độ với địch quân. Đó là một nhận-định phiến-diện, cạn cợt với mặc-cảm kỳ-thị, không hiểu thực-trạng của địa-thế chiến-trường. Lối suy-nghĩ và nhận-định ấu-tri ấy, tôi không hề hay biết. Theo tôi nó được xuất-phát từ cái lưỡi vô trách-nhiệm của anh đại-úy cố-vấn J. Scanlon của Đại-đội 7 M113, chỉ vì anh quá sợ đối với một trung-tá J. P. Vann, vị cố-vấn của Sư-đoàn 7, quá hăng và quá nóng.
Nghĩ lại, trong cảnh đầu tắt mặt tối của tôi và anh em các xa-đội, ông đại-úy với cái tên J. Scanlon của chúng tôi luôn ngồi trên xe với chiếc máy truyền-tin, không nhúc-nhích một bước, đã nói gì với trung-tá J. P. Vann, cố-vấn Sư-đoàn 7, đang bay trên đầu với chiếc L19. Sau khi Scanlon đưa ống nói cho tôi, lần đầu tiếp chuyện thẳng với Vann, tôi chỉ nghe được một câu hắc búa của J. p. Vann như sau:
- Anh Bá! Nếu anh không cho xe qua kinh thì tôi sẽ nói đại-tướng Lê-Văn-Tỵ bỏ tù anh.
Câu nói này tôi không bao giờ quên. Lúc vừa nghe, dù tức-giận nhưng âm-thầm tự nhủ, tại sao ông Vann này lại có thể thốt ra một câu như vậy đối với một Đại-đội 7 chưa lần có ai khiển-trách trước khi tôi thẳng-thắn trả lời:
– Trung-tá Vann! Tôi rất mong thấy ông đáp xuống đây để tận mắt nhìn thấy những khó khăn thực-tế và những gì mà tôi và anh em đang làm. Bằng không, vì lý-do nào đó mà tôi phải đi ỏ tù, thì đó chẳng qua là danh-dự của người lính.
Khi đó trong đầu tôi bỗng thấy thấp-thoáng cái câu “Một ngày lính là chín ngày tù” của ai đó đặt ra và bây giờ tôi thấy như rất đúng. Tôi nói lời chào cám ơn trung-tá Vann rồi cúp máy. Theo tôi đó là đầu dây mối nhợ của câu chuyện “Ăn thua tùy trận Ấp-Bắc”.
J. P. Vann, một sĩ-quan cố-vấn, nóng nảy quá độ, hăng say quá trớn, sợ bị quy trách-nhiệm, “ăn thì OK, thua thì đổ thừa”, mà thực ra trong trận Ấp-Bắc đâu có gì phải quan-trọng hóa việc ăn thua, ngoài những trở ngại, những khó khăn chồng chất, chết chóc xẩy ra khi phải đánh nhau với kẻ thù dùng du-kích-chiến kiểu “nói-láo, đánh lén, bắn sẻ, chém vè..” Ngày đó trong trận cuối cùng, Việt-Cộng cũng đã bị Đại-đội 7 M113 quật ngã, đẩy lui, để lại 8 xác tại chỗ, kể cả một anh chì-huy. Nếu không có ruộng vườn, cây-cối chằng-chịt, chắc bọn Việt-Cộng lần đó khó mà chạy thoát hết được.
Không bao giờ tôi quên những khó-khăn gian-khổ mà tôi và những anh em binh-sĩ thuộc quyền, tưởng là không tài nào vượt qua được với nhiều lần các M113 thay nhau kẹt xích, kẹt bùn, loay hoay giữa ruộng. Có lần hơn cả hai ngày đêm, anh em các xa-đội với các quần áo trận đang mặc, từ ướt rồi khô, rồi từ khô đến ướt. Cứ miệt-mài thay nhau liên-tiếp móc kéo xe ra khỏi từng vùng bùn, khỏi vùng nguy-hiểm để tiến tới mục-tiêu, để quay về căn-cứ.
Tại Ấp-Bắc, cuối cùng Đại-đội 7 M113 cũng vượt qua được con Kinh Lạn ác-nghiệt để tiến đến mục-tiêu Ấp-Bắc khoảng xế trưa, lúc 1 giờ. Sau khi gặp được anh trung-úy Bộ-binh chỉ-huy toán quân nhảy trực-thăng đầu-tiên xuống trận-địa với một vài trực-thăng bị rơi còn nằm đó, cho tôi biết sơ qua tình-hình tại chỗ, tôi ra lệnh cho cố chuẩn-úy Nguyễn-Văn-Nho (anh là cây vợt vô-địch bóng bàn của binh-chủng Thiết-giáp) đưa Trung-đội 1 áp sát vào Ấp-Bắc để dọ-dẫm. Trung-đội chỉ-huy và các Trung-đội khác tiếp theo, theo hướng hàng dọc. Trước khi tôi ra lệnh mở rộng đội-hình hàng ngang, quân Việt-Cộng đã bất-thần nổ súng cách Trung-đội 1 chỉ khoảng 30 thước, mở đầu trận đánh Ấp-Bắc, một trận lần đầu với “giằng co” vì những khó khăn được kể sau.
Nhân cơ-hội tôi cũng xin nói rõ một điều là so với những trận đầu của đầu năm 1962, trong đó có trận Ấp-Bắc, thì quân Việt-Cộng còn dám nằm cách Đại-đội 7 M113 trên dưới vài chục thước thì nổ súng. Nhưng sau đó với những trận mà các đơn-vị Việt-Cộng bị Đại-đội 7 M113 rút kinh-nghiệm đánh nhiều lần tan tành, khoảng cuối năm 1962, qua đầu năm 1963, thì quân Việt-Cộng không còn dám nổ súng ở khoảng cách quá gần kể trên mà chúng phải mở rộng ra khoảng 70, rồi đến 100 thước. Trước khi chỉ dùng đại-bác 75 ly không giật, không khác một loại súng dùng để “bắn sẻ” nhắm vào Đại-đội 7 M113. Để rồi sau đó, bọn chúng không còn dám xuất hình, lộ diện, khi thấy Đạị-đội 7 M113 chuẩn-bị đội-hình hàng ngang tiến vào mé làng thì bất cứ một đơn-vị nào của bọn chúng đều nhanh chóng rời vị-trí trốn chạy dù những lần đó họ đã được trang-bị loại đại-bác 57 và 75 ly không giật chống chiến-xa từ khoảng cuối năm 1963, trước khi bọn chúng được Trung-Cộng cung cấp các loại B40, rồi hỏa-tiễn AT3 chống chiến-xa. Kể từ 1965 trở đi, lúc tôi không còn chỉ-huy các đơn-vị Thiết-giáp để lãnh những nhiệm-vụ khác và trước khi được thượng-cấp giao quyền chỉ-huy các Sư-đoàn 23 năm 1972 và Sư-đoàn 25 đầu năm 1975 cho đến hết tháng Tư đen.
Trở lại Ấp-Bắc, trong những giây phút khai-hỏa đầu tiên của địch, chuẩn-úy Nguyễn-Văn-Nho của Trung-đội 1, thượng-sĩ Nguyễn-Văn-Hào của xe Chỉ-huy bị hy-sinh, chưa kể một số xạ-thủ đại-liên 50 của các Trung-đội khác vừa chết vừa bị thương. Tổng-số thiệt-hại của Đại-đội 7 M113 từ phút đầu cho đến tàn trận là 8 chết và 7 bị thương, số thiệt-hại này phần lớn do các khẩu đại-liên thời đó không có trang-bị tấm lá chắn đỡ đạn. Sau trận Ấp-Bắc, các loại lá chắn này mới được thực-hiện để che đạn phần nào cho các xạ-thủ đại-liên 50 của xe M113 khi lâm trận.
Nhắc lại chuyện này, tôi vẫn phân-vân thắc-mắc tại sao người ta chỉ chịu trang bị thêm phương-tiện và vũ-khí mới cho Quân-đội VNCH sau khi các đơn-vị quân-đội bị đối-phương lấn-áp. Do đó mà các chiến-sĩ và cán-bộ chỉ-huy dù tài-giỏi, gan-dạ nhưng thiếu phương-tiện chiến-đấu thích-hợp. Chỉ riêng một yếu-tố là ở trận Ấp-Bắc nếu trên xe M113, các xạ-thủ đại-liên có những lá chắn đạn an-toàn phần nào, thì số thương-vong của chúng ta ở lúc ban đầu đâu đến nỗi phải gặp trở ngại. Đồng-thời Đại-đội 7 M113 có thể đã đưa Tiểu-đoàn 514 chủ-lực Việt-Cộng tỉnh Mỹ-Tho tan-tác đi theo Tiểu-đoàn 502 của tỉnh Sa-Đéc xuống âm-phủ là chắc-chắn.
Tôi nhớ rõ một lần trước trận Ấp-Bắc, với kinh-nghiệm đoán được ý-đồ của Việt-Cộng là khi không còn cách nào khác để mở trận đánh mới với Đại-đội 7 M113 thì họ chỉ còn dựa được vào ven làng, vào một thế đất được chọn lựa để có thể dễ-dàng gây khó-khăn cho Đại-đội 7 M113 khi bất-ngờ xuất-hiện từ các hầm hố kiên-cố được che khuất, nổ súng vào các xạ-thủ đại-liên 50 trên xe M113 chứ không dám nằm giữa đồng ruộng phục-kích như lần Tiểu-đoàn 502 của họ bị tiêu-diệt không sót một tên ở tỉnh Sa Đéc, cũng là nơi mà họ đã phục-kích gây thiệt-hại đáng kể cho một đơn-vị lội nước (được trang-bị xe có tên là Crab) của quân Pháp, theo lời một tù-binh vc kể lại.
Tiên-liệu điều như trên, tôi gửi lên cấp chỉ-huy cũng như cố-vấn Mỹ một đề-nghị khẩn-cấp và thiết-thực việc trang-bị lá chắn cho xạ-thủ đại-liên càng sớm càng tốt. Rất tiếc đề-nghị đó không được chấp-thuận. Tướng Stilwell của Phái-bộ Viện-trợ Mỹ đã trực-tiếp trả-lời cho trung-tá Nguyễn-Văn- Thiện, nguyên Chỉ-huy-trưởng binh-chủng Thiết-giáp, bằng một câu mà tôi không bao giờ quên. Câu nói nguyên-văn bằng tiếng Pháp của tướng Stilwell như sau:
-Le meilleur moyen de défendre c’est tirer. (nghĩa là “Muốn bảo-vệ mình, người lính chỉ có bắn”.
Theo tôi, trên lý-thuyết, học-hỏi ở quân-trường về chiến-tranh quy-ước, thì quá đúng hoặc trong phim xi-nê cao-bồi hay tại Desert Strorm với sa-mạc thì còn có lý. Chớ đối với chiến-tranh du-kích kiểu Việt-Cộng, trên địa-thế núi rừng sông lạch Việt-Nam thì chưa chắc câu của tướng Stilwell là câu thần-chú hộ-mạng, mà trận Ấp-Bắc là một thí-dụ điển-hình. Làm sao chúng thấy được bọn Việt-Cộng nằm trong nước, dưới lá, dưới sình mà bắn trước để bảo-vệ mình? Cho nên muốn đánh thắng chiến-tranh du-kích kiểu Việt-Cộng mà quân-đội không đủ quân-số, trù-liệu đủ mọi phương-tiện để đánh áp-đảo cho mỗi lần đụng-độ thì về lâu dài làm sao thắng được đối-phương?
Nhắc lại, cả một chiến-đoàn gọi là “GM100″ của quân Pháp đã bỏ mạng trên đèo Anh-Khê ở Pleiku trong chiến-tranh Việt-Pháp trước đâu cũng đã ở trong tình-huống trên. Tôi rất may đã sống sót trong trận Ấp-Bắc. Từng tràng đạn địch, “tự nó thay nhau tránh né” khi bay qua đầu tôi, một điều kỳ-lạ, mãi cho đến bây giờ tôi không …..
Chuẩn-tướng Lý Tòng Bá