Cháu gái tôi sinh năm 1981 tại Montréal. Cô ta thuộc
thế hệ thứ hai, không biết gì nhiều về Việt Nam và cuộc chiến tranh vừa qua. Đã
lâu, hai chú cháu không có dịp nói chuyện với nhau, cho nên thực là một ngạc nhiên
cho tôi khi chiều hôm qua, 24 tháng tư năm 2015, cháu điện thoại hỏi tôi về
ngày 30 tháng tư. Đây là cuộc nói chuyện giữa hai chú cháu tôi.
Cháu
nói:
- Thưa chú, có người muốn phỏng vấn
cháu về ngày quốc hận, ngày hành trình tới tự do, và về đạo luật S-219. Trước
khi trả lời cho cuộc phỏng vấn này, cháu xin chú cho cháu được hỏi rõ về các vấn đề này.
Tôi
hỏi lại :
- Cháu muốn biết cái gì ??
- Xin chú cho cháu biết tại sao lại có
chuyện tranh luận về tên gọi của ngày 30 tháng tư. Tại sao lại nhất quyết phải
gọi ngày đó là ngày quốc hận, tại sao lại có sự phản đối của một số người về tên
gọi ngày hành trình tới Tự Do, tại sao đạo luật này được Quốc Hội thông qua ,tại
sao CS VN phản đối đạo luật này, và xin chú cho cháu biết về những hậu quả của đạo
luật này đối với tập thể các người tỵ nạn tại Canada.
- Như vậy cháu có 5 câu hỏi phải không,
chú sẽ xin trả lời cho cháu, và các người trẻ tuổi Việt Nam từng câu hỏi một, để
cho thế hệ thứ hai hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này.
Câu
hỏi thứ hai: Tại sao người ta phản đối việc gọi ngày 30 tháng tư là ngày
«hành trình tới Tự Do», thì lý do dễ hiểu là danh xưng này chỉ đúng cho một thiểu
số hiện đang sống tại hải ngoại. Dùng danh xưng này, có nghĩa là người ta muốn
cắt đứt cái cordon ombilical trong tâm tưởng, là bỏ rơi đa số đang còn sống lầm
than trong ngục tù Cộng Sản. Nếu coi như ngày 30 thang tư là ngày người ta làm một
cuộc hành trình tới Tư Do, thì ngày đó phải là một ngày vui đáng nhớ, vì người
ra đi đã tìm được một cuộc sống tươi đẹp hơn. Gọi như vậy có thể đúng cho một
thiểu số ngày nay sống sung túc tại hải ngoại, mặt mũi phương phi béo tốt,
complet, cravate, gặp gỡ các quan chức ngoại quốc, trao đổi với nhau những cái
bắt tay, nào biết đâu rằng khi nhìn những cảnh này, người trong nước u sầu, héo
hon, lập tức tắt máy ngay, tủi thân, không còn can đảm nhìn thêm. Thật chua xót,
thật ngậm ngùi cho đa số đang ở quê nhà.
Câu
hỏi thứ ba: việc tại sao Quốc Hội
Canada thông qua đạo luật này?? Canada là Canada, đang trong mùa tranh cử. Các
người đã bỏ phiếu thuận cần lấy lòng các
cử tri. Chú đã ở cái đất nước Canada này gần 40 năm, đã đi bầu quá nhiều lần rồi.
Đã thấy người ta hứa lèo, người ta ve vuốt các cử tri quá đáng, vả lại, người
Canada chỉ nghĩ đến các công dân của họ, mới cũng như cũ. Họ đâu có thông cảm
được ý nghĩa của ngày 30 tháng tư đối với người Việt Miền Nam. Nếu nói Canada có
mất nước đâu mà dùng chữ «Quốc Hận» thì
cũng có thể hỏi tại sao Canada đã có Tự Do từ lâu mà nay còn phải làm «hành trình
tới Tự Do»?? ?? Tất cả chỉ là ngụy biện.
Câu
hỏi thứ tư: Tại sao Công Sản phản đối đạo luật này?? Có nhiều lý do, thứ
nhất, là CS hiện nay cai trị 90 triệu dân cả Nam lẫn Bắc. 90 triệu người này không
có Tự Do nhưng bọn lãnh tụ vẫn rêu rao là
họ có Độc Lâp. Tư Do, Hạnh Phúc. Dĩ nhiên
họ phải phản đối đạo luật này trên lý thuyết, vì không lẽ nhận là họ kìm kẹp để
người dân phải ra đi tìm Tự Do. Một lý do khác cũng có thể nêu ra là Việt Cộng
trăm mưu ngàn kế. Đạo luật này trong thực tế, đối với chúng chỉ như phủi bụi,
nhưng chúng nhân cơ hội này, làm toáng lên để mọi người quên chuyện chống Công
Sản Việt Nam và CS Trung Hoa đang toa rập trong việc thôn tính Việt Nam và vụ
Biển Đông. Đừng quá ngây thơ để vì việc nhỏ không quan trọng mà quên đi đại sự .
Câu
hỏi thứ năm là đạo luật S-219 có gây ra chia rẽ trong Cộng Đồng các người Việt
Hải Ngoại hay không, thì chú xin trả lời là có 100%, ngay như chú, từ nay cũng
sẽ mất rất nhiều bạn bè, và gây bất hòa
ngay cả với các
người thân trong gia đình, lúc nào cũng cho rằng chú chống cộng quá khích.
Tóm
lại, ngày 30 tháng tư, theo chú, chỉ là cái
cordon ombilical trong tâm tưởng nối những người Miền Nam mất nước lại với
nhau. Để nguyên, hay cắt đứt cái cordon ombilical trong tâm tưởng, đó là tùy mọi
người, tùy giới trẻ của thế hệ các cháu
suy nghĩ.
Trần
Mộng Lâm