Wednesday, 5 August 2015

Kho tàng báu vật dưới lòng sông, lòng biển Việt Nam - Tú Hoa

Việt Nam là một quốc gia có kho báu cổ vật quí hiếm dưới lòng biển lòng sông chưa được khai quật nhiều nhất trên thế giới. Các kho tàng cổ vật này, nếu được khai quật, sẽ giúp cho nhân loại hiểu thêm về quá trình phát triển trong vùng từ những ngày đầu của nền văn mình con người cho đến nay.

Vào năm 1983, một người Mỹ tên là Frederick Graham, sanh năm 1964, thuờng được biết đến với bút hiệu Cork Graham, cùng với một người quốc tịch Anh là Richard Knight và hai thủy thủ Thái Lan, đã bị Cộng Sản Hà Nội bắt gần đảo Phú Quốc và Hòn Tre Lớn khi cố tình xâm nhập, dò tìm xác định vị trí cất giấu kho tàng của một cướp biển lừng danh nhất trong lịch sử, thuyền trưởng Wiliam Kidd.

Screen Shot 2015-07-25 at 8.33.16 PM


Xin được ghi chú thêm, thuyền trưởng William Kidd, sanh vào 22 tháng Giêng năm 1645 và bị xử tử treo cổ thị chúng vào ngày 22 tháng Năm 1701. Treo cổ thị chúng tức là treo cổ công khai cho mọi người thấy. Gia sản cất giấu của thuyền trưởng Kidd, được ước tính là cả chục triệu Mỹ kim là ít nhất, chưa kể có giá trị vô giá về khảo cổ sử học.

Hình chụp từ vệ tinh ngày nay đã cho thấy hình dáng của Hòn Tre Lớn và hình vẻ hòn đảo nơi chôn cất kho báo bởi thuyền trưởng Kidd giống nhau như đúc đến mức không ngờ kể cả độ cong lồi lõm hình thù của đảo và cả tọa độ. Knight được cho là đã bỏ công nghiên cứu để khám phá ra bí ẩn không ngờ này của thuyền Trưởng Kidd.

Sau khi bị giam trên mười một tháng ở trại tù Kiên Giang, cả hai ông Graham và Knight được thả ra sau khi nộp đủ tiền chuộc khoảng trên 10 ngàn Mỹ kim mỗi người. Ông Knight nghèo quá không đủ tiền chuộc và được một chủ nhân công ty xe Taxi tại London quyên góp số tiền chuộc. Đây là một điều rất lạ, chịu bỏ một số tiền chuộc rất lớn cho người dưng nước lã, có phải vị chủ nhân này là một tay chơi khảo cổ thượng hạng muốn có những tài liệu bí mật về thuyền trưởng Kidd mà Knight nắm giữ hay không hay vị chủ nhân này đại diện ngầm cho chính phủ Anh muốn muốn bỏ tiền chuộc cho tự do của ông Knight nhằm mua lại và giữ kín những bí mật mà Knight biết? Sau khi được thả ra, Knight biệt vô tăm tích và chỉ được Graham thông báo là mất năm 2001.

Cũng theo sử ghi lại, có khoảng gần bốn trăm tàu chiến của Mông Cổ bị quân Đại Việt triều đời Trần đánh chìm tại dòng sông Bạch Đằng vào năm 1288. Bốn trăm tàu chiến này chứa không biết bao nhiêu cổ vật vô giá có một một không hai của lịch sử từ vũ khí, giáp phục, vàng bạc, đồ sứ, đồ dùng quân sự của thế kỷ XIII (13). Sự thất bại này khiến sức mạnh quân sự của Mông Cổ bị yếu hẳn đi tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Trần Hữu Lượng và Chu Nguyên Chương phất cờ khởi nghĩa đuổi người Mông Cổ ra khỏi Trung Quốc sau này, chia đôi sơn hà. Chu Nguyên Chương sau đánh bại Trần Hữu Lượng lập ra nhà Minh, còn Trần Hữu Lượng được cho là con trai của Trần Ích Tắc, cháu vua Trần Thái Tông của Đại Việt, do cha hàng Mông nên sống bên Trung Quốc, khởi nghĩa đánh thắng Mông Nguyên lập ra nhà Đại Hán (1360 -1363), ở ngôi được ba năm trước khi bị Chu Nguyên Chương diệt.

Cho nên cổ vật từ 400 còn tàu này nếu khai quật lên thì giá trị nghiên cứu khảo cổ và sử học, kể cả giá trị hiện kim do giới sưu tầm giàu có, cũng như giới làm việc ở các viện bảo tàng danh tiếng của thế giới hào hứng muốn mua để thuởng ngoạn hay triển lãm.

Hiện các nhà khảo cổ học lừng danh của thế giới vẫn chưa thể khai quật do Hà Nội không có ngân quỹ dồi dào cho vấn đề này. Lỗ bốn tỷ Mỹ kim cho Vinashine thì được nhưng bỏ ra mấy chục triệu Mỹ kim cho chuyên gia khảo cổ Anh Mỹ Pháp đến khai quật nghiên cứu sử tích nước nhà thì lại không được! Vì thế cho đến giờ này, sử hoc Việt Nam vẫn bị lập lại như vẹt, còn sử tích thật sự thì mỗi lúc mỗi chìm sâu trong dòng chảy của sông biển.

Cũng xin lưu ý sông Bạch Đằng cũng là nơi diễn ra trận đánh vô cùng quan trọng chấm dứt một ngàn năm Bắc thuộc của các sắc tộc ở phương Nam như Âu Lạc, Bách Việt, Nữ Chân, Nùng, Thái, Mèo…vân vân. Đó là trận đánh diễn ra vào năm 938, có sách ghi năm 935, giữa danh tướng Ngô Quyền với quân Nam Hán do thái tử Hoàng Thao thống lãnh trên con sông Bạch Đằng. Mọi khai quật tìm di tích nếu tìm được trên con sông này sẽ là món quà tặng không những quá lớn cho các nhà khảo cổ học mà cho cả sử học nước nhà, đó là chưa kể giới sưu tầm cổ ngoạn, giới làm việc cho Viện bảo tàng có dịp tranh đua mua về triển lãm.

Tương tự như thế, toàn bộ lực lượng hải quân mạnh nhất, đông nhất của vùng Đông Nam Á của nước Xiêm La, nay gọi là Thái Lan với gần hơn ba trăm chiến thuyền, hai mươi ngàn lính cùng với liên quân Chân Lạp- Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh chìm hoàn toàn tại Rạch Gầm -Xoài Mút cách Mỹ Tho khoảng 12 cây số vào 19 tháng Giêng năm 1785. Chiến địa này vẫn còn chờ các chuyên gia khảo cổ lừng danh của phương Tây đến khai quật nghiên cứu và bảo tồn sử tích cho nước nhà. Hiện giấc mơ này chưa có kinh phí để thực hiện.

Chiến thắng quân sự Rạch Gầm Xoài Mút vô cùng quan trọng vì sức mạnh quân sự của Xiêm La hoàn toàn không còn gượng dậy được nữa sau thất bại này khiến toàn bộ vùng đất Tây Nam Bộ vĩnh viễn thoát khỏi hiểm họa lấn chiếm của Thái Lan. Nếu Tây Sơn thất bại trong trận đánh này, vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay có thể có biên giới thuộc phần của Thái Lan.

Pháo binh hiện đại của Tây Sơn đã chấm dứt 400 năm ảnh huởng của Thái Lan tại vùng đất châu thổ hạ lưu sông Mê Kông này, mà nay, người Việt ta gọi là đồng bằng sông Cửu Long. Các đại pháo được cho là đúc theo kỹ thuật đại pháo của Bồ Đào Nha ở thế kỷ XVIII (18). Hầu hết các cây đại pháo cuối cùng của trân đánh này đã bị các tay vựa ve chaI nấu chảy ra để lấy đồng bán kiếm tiền. Thiệt là một điều quá đáng tiếc bởi giới chơi cổ ngoạn sưu tầm thuợng lưu và giới học giả các viện bảo tàng Anh Mỹ có thể mua mỗi khẩu pháo này với giá đấu giá lên đến cả chục ngàn Mỹ kim là ít nhất! Khoảng gần 200 khẩu đại pháo của Tây Sơn dùng trong trận đánh có một không hai này nay mai một dần khiến sử nhà càng thêm mờ mịt suy tàn.

Vì vậy, di tích khai quật từ lòng sông ở Rạch Gầm- Xoài Mút nếu có của trận chiến này là những cổ vật vô giá có một không hai cho lịch sử phát triển vùng Đông Nam Á .

Ngoài ra, Việt Nam nằm trên hải lộ buôn bán của thế giới từ khi văn minh con người phát triển nên số lượng tàu buôn, tàu chở kho báu chìm ngoài khơi Việt Nam nhiều vô số kể khiến giới săn tìm cổ vật chuyên nghiệp hiểu rõ Việt Nam là thiên đường chứa nhiều kho báu chưa khai phá.

Giới cổ ngoạn cũng bàng hoàng với di vật vớt lên từ cửa biển Hội An- Việt Nam, bao gồm các đồ sứ cổ có từ thế kỷ XV (15). Ngày 14 tháng Chín năm 2000, Ebay thông báo chính thức bán đấu giá các cổ vật vớt được từ cửa biển Hội An có đoạn văn như sau:
“The Hoi An shipwreck contained a precious cargo of over 150,000 Vietnamese blue and white ceramics that display a richness of form and decoration previously unknown to art historians and scholars of the period. The recovery of the Hoi An ship’s cargo is believed to redefine the art-historical relationship between Vietnam and China, enlarge knowledge of fifteenth/sixteenth century Asian trade, and revolutionize the scholarship and understanding of Vietnamese ceramics.”
Xin tạm dịch ý:
” Những cổ vật vớt lên từ cửa biển Hội An bao gồm 150 ngàn đồ sứ cổ Việt Nam men lam và men trắng chưa từng được các học giả sử gia biết đến. Việc tìm thấy các cổ vật này giúp thay đổi những hiểu biết cũ kỹ của mọi người về mối liên hệ lịch sử giữa Việt Nam & Trung Quốc, mở rộng kiến thức về thuơng mại tại Đông Nam Á vào thế kỷ XV/XVI ( 15/16) cũng như tạo ra nền tảng vững chắc khi nghiên cứu về đồ sứ Việt Nam.”

Screen Shot 2015-07-26 at 1.29.44 AM
( Toàn bộ bảng thông cáo này bằng Anh ngữ của Ebay có thể đọc tại link: files.shareholder.com/downloads/ebay/0x0x40267/1835efb3-ddf0-4ee7-b1a9-569d251efccb/EBAY_News_2000_9_14_General.pdf )

Nếu chỉ tính bình quân một món cổ vật trị giá khoảng 200 bảng Anh như hình trên trình bày thì 150 ngàn món cổ Vật có tổng trị giá lên đến 30 triệu bảng Anh, tức là khoảng 45 triệu Mỹ kim. Đương nhiên, qua năm tháng sau đấu giá, các món cổ vật này chỉ lên giá chứ không xuống vì giá trị lịch sử của những món này là vô giá.

Vào năm 1998, một tàu đánh cá nhỏ của Việt Nam tại Cà Mau tình cờ lưới được một phần của một con tàu buôn chìm tại nơi này vào khoảng năm 1723 đến 1725, trong đó có nhiều đồ sứ quí hiếm triều Mãn Thanh có một không hai, hiện một số cổ vật đang được rao bán cho giới cổ ngoạn như tách trà dưới đây :

Screen Shot 2015-07-25 at 9.13.52 PM

Theo tài liệu hàng hải ghi lại thì những con tàu sau đây chính thức được ghi nhận trong lịch sử là chìm ngoài khơi Việt Nam :
1617- Một con tàu chở hàng của Tây Ban Nha , được cho có tên là Nuestra Senora De Loreto, chìm ngay vịnh Bắc Bộ do bị bảo và va phải đá ngầm.

1633- một con tàu có tên là Kempahaan của công ty Hòa Lan Đông Ấn lừng danh viết tắt là VOC (Vereenigde Oostindische Compagnie) chuyên chở hàng bán buôn từ Indonexia, Trung Hoa qua Âu Châu có tên là Kempahaan, thuyền trưởng là Kornelis Hendriksz Denijs, bị bão đánh chìm ngay ngoài khơi vịnh Bắc Bộ vào ngày 22 tháng 10 năm 1633. Tàu này được cho là nặng khoảng 100 tấn, chứa rất nhiều cổ vật.

1635- một con tàu chở hàng cũng của VOC tên là Grootbroek bị tàu của Bồ Đào Nha tấn công cướp bóc và đánh chìm cũng ngay ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Tàu này được cho là chở rất nhiều hàng hóa, đồ sứ, vàng bạc.

1636- Một con tàu khác nặng hai trăm tấn cũng của VOC có tên là Keizerin bị chìm ngay tại vịnh Padaran tức nay là duyên hải miền Trung Việt Nam khi đi từ đảo Đài Loan đến vương quốc Champa, nay là các tỉnh miền Trung Việt Nam. Không rõ lý do bị chìm nhưng con tàu này chứa toàn là đồ sứ, vàng bạc, hàng hóa của cải. Có dấu hiệu nghi ngờ nhưng chưa thể kiểm chứng là tàu này bị bão chìm gần quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 cho đến năm 1974 thì bị Trung Cộng tấn công chiếm đóng khiến mọi công cuộc dò tìm tung tích khảo cứu con tàu này không thể thực hiện được nữa.

1674- Một con tàu cũng của VOC có tên là Gouden Leeuw nặng trên 300 tấn bị cho là đâm phải đá ngầm khi đi ngang qua vịnh Hạ Long. Không rõ con tàu này có bao nhiêu của cải cổ vật khi bị chìm. Nếu con tàu này khởi hành từ Trung Hoa thì chắc chắn sẽ chứa đầy ấp lụa vải, của cải, vàng bạc nữ trang, đồ sứ cũng như nhiều cổ vật quý hiếm thuộc triều Mãn Thanh, niên hiệu Khang Hy. Còn nếu con tàu này đang trên đường đến Trung Hoa thì sẽ chở đầy ấp hàng hóa Âu Châu, Trung Đông thuộc thế kỷ XVII (17) để đem đến bán cho Trung Hoa.

1683- Một con tàu của công ty Đông Ấn thuộc Anh quốc viết tắt là HEIC (Honourable East India Company) có tên là Imyrnaste bị chìm ngoài khơi vịnh Bắc Bộ khi đang trên đường đi đến Trung Hoa. Con tàu này được cho là chở đầy ấp đá quí.

1719- Một tàu chiến hộ tống của Tây Ban Nha có tên là Nuestra Senora De Loreto dưới sự chỉ huy của tướng Francisco de Echeveste bị chìm ngay ngoài khơi vịnh Hạ Long do va phải đá ngầm. Thủy thủ đoàn được cứu nhưng báu vật chở trên tàu bị chìm theo.

1850-1885 : Trong thời gian này có nhiều tàu cướp biển bị chìm tại Vịnh Hạ Long chứa đầy của cải, báu vật, súng ống. Lực lượng cướp biển mua bán trao đổi cũng như lấy thuế hàng hóa dọc theo sông Hồng của Việt Nam qua đến Quảng Đông, Đài Loan và được hậu thuẫn tài chánh dồi dào bởi giới giàu có tại Quãng Đông vốn phản Thanh phục Minh và triều đình nhà Nguyễn vì bọn cướp biển gây tổn hại quá lớn cho lực lượng viễn chinh của Pháp tại Đông Dương. Các tàu cướp biển này bị chìm do mưa bão, đụng vào đá ngầm hay bị hải quân Anh Pháp hoặc triều đình nhà Thanh truy đuổi bắn phá. Sang đến năm 1885, lực lượng cướp biển bị tan rã do Pháp Thanh liên kết truy đuổi. Lưu Vĩnh Phúc, người cầm đầu nhóm cướp biển cờ Đen phải rời Bắc Kỳ trốn tránh, tuy nhiên, tàn quân của ông bám trụ dọc hai bờ tả ngạn sông Hồng vẫn đánh Pháp tơi bời hoa lá, đụng trận dữ dội Với Pháp theo chiếu Cần Vương cho đến qua năm 1887 khi sức cùng lực kiệt hết đạn và không có người chỉ huy. Các bậc nhân sĩ đương thời vì thích tính chính danh nên phủ nhận công lao chống Pháp của những người mang danh cướp biển dọc sông Hồng này.

Các chuyên gia khảo cổ học trên thế giới vẫn khẳng định rằng nếu tính từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên đến nay, thì số tàu bè chở hàng hóa qua lại ngang qua duyên hải Việt Nam bị chìm nhiều vô số kể và chỉ có khai quật thì mới biết hết một cách đầy đủ. Những chiếc tàu bị chìm được liệt kê ở trên chỉ là một phần ngàn rất nhỏ nhoi của những sự cố hàng hải xảy ra tại bờ biển Việt Nam từ khi văn minh con người bắt đầu phát triển.

Duyên hải của Việt Nam tiềm tàng vô lượng cổ vật, báu vật đang nằm chờ khai quật để kiến thức về quá trình phát triển văn minh khu vực cũng như của thế giới được chính xác hơn, rõ ràng hơn.

Nếu giới khảo cổ và thế giới kinh ngạc về mối liên hệ bất ngờ của bờ biển Việt Nam với bí mật kho tàng của thuyền trưởng cướp biển lừng danh William Kidd, bàng hoàng với những cổ vật vớt được từ cửa biển Hội An, thể hiện trình độ văn mình của Việt Nam vào thế kỷ XV/XVI, thì những khai quật tìm thấy nếu có trong tương lai tại lòng biển duyên hải Việt Nam còn tiết lộ biết bao điều bí ẩn động trời khác khiến mọi người phải sửng sốt bàng hoàng đến chừng nào nữa!

Các con sông lớn của Việt Nam cũng giống như lòng biển Việt Nam, giấu thật sâu trong lòng mình những bí ẩn lịch sử từ chiến tích đến phát triển văn mình của mọi sắc tộc trên mảnh đất hình chữ S nhỏ nhoi nhưng đầy bão tố này và mãi mãi chỉ có khai quật nghiên cứu không ngừng, những bí ẩn này mới chịu hiện hữu. Di vật chiến tích sông Hồng, chiến tích sông Cửu Long, di tích máu đổ tan hoang tình dân tộc vì chủ nghĩa Mác cuồng ngông trên dòng sông Bến Hải cứ mãi ẩn mình chôn vùi cho thật sâu trong lòng chảy phù sa để thỏa mãn sự thờ ơ bạc bẽo vốn có của hậu thế.

Theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, gần một triệu Thuyền Nhân Việt Nam bỏ mình tại biển Đông để cố thoát khỏi bàn tay tàn bạo của Cộng Sản.

Các thuyền nhân này mang theo trên người không biết bao nhiều là tài sản nữ trang báu vật cũng như tài liệu liên quan đến bản thân mình như số quân nhân, bằng cấp tốt nghiệp, bằng khoán đất, hình ảnh…vân vân vốn có thể là tài liệu sử chứng vô cùng quan trọng liên quan đến chính thể Việt Nam Cộng Hòa, mà nay nếu có sự nghiên cứu khai quật để có thể bảo tồn những di sản còn sót lại này thì theo quan điểm giới khảo cổ học, sẽ là những sử tích vô cùng quan trọng đối với sử Việt.

Sóng các con sông Việt Nam vẫn cuồn cuộn, biển Việt Nam vẫn ầm ì cả ngàn năm có lẽ là tại vì cưu mang sâu trong lòng quá nhiều bí ẩn quá đau lòng chăng?

© Tú Hoa