Wednesday, 28 October 2015

Chiến Hạm USS Lassen (DDG-82)

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Do thời cuộc đẩy đưa, chiến hạm USS Lassen (DDG-82) của Hoa Kỳ bỗng nhiên đi vào huyền thoại của chiến sử Hải quân tại Đông Nam Á ở thế kỷ thứ 21, khi một mình lẻ loi đơn độc nhận mệnh lệnh xông thẳng vào vùng biển dày đặt lực lượng Hải quân và lực lượng bố phòng của Trung Cộng tại quần đảo Trường Sa, để thách thức hỏa lực và sức mạnh quân sự của nước này trước triệu con mắt của nhân loại quan sát nhìn vào.

Ai ai cũng đủ hiểu chiến hạm này được đem ra thí mạng để dò đoán thử xem phản ứng của Trung Cộng, mạnh và hung tợn như cọp thiệt như mọi người tin tưởng bấy lâu nay hay chỉ là thứ lăng nhăng giấy mã rẻ tiền chẳng đáng mặt siêu cường.

Mặc dù chiến hạm USS Lassen rất hiện đại, khả năng công phá rất mạnh và có cả Hạm Đội Bảy hậu thuẫn đằng sau, nhưng vì lẻ loi tiên-phuông xông về phía trước, nếu thật sự toàn lực Hải quân và lực lượng trú phòng Trung Cộng đồng loạt khai hỏa, chiến hạm này sẽ bị tổn thất nặng nề trước hết, thậm chỉ có thể bị chìm không thể cứu vãn.

Hình ảnh con tàu USS Lassen nhỏ bé trước biển Đông bao la lầm lũi đơn độc thản nhiên tiến về Trường Sa đầy hung hiểm - dày đặc Hải quân Trung Cộng làm giới báo chí trên toàn thế giới hồi hộp chờ đợi.

Đúng ba giờ chiều giờ Hồng Kông vào ngày 27 tháng Mười, cả thể giới thở phào nhẹ nhõm cho định mệnh và mạng sống của những người lính trên chiến hạm USS Lassen này.

“CHINA BACKS DOWN! NOTHING HAPPEN!”

Giới báo chí trên toàn thế giới hồ hởi loan tin dù biết những ngày kế tiếp, con tàu USS Lassen vẫn tiếp tục lầm lũi tiến tới sâu hơn vào vùng biển tại Trường Sa vốn bị Trung Cộng khống chế bấy lâu mà ngay cả tàu cá nhỏ nhoi cũng không dám bén mảng đến.

Giây phút thử thách sinh tử đã qua. Hải-quân Trung Cộng đã dạt ra tránh đường cho chiến hạm này lầm lủi lẻ loi tiến tới.

Chiến hạm USS Lassen lấy tên của người anh hùng vốn là trung úy phi công trực thăng Clyde Everett Lassen, người nhận lãnh huy chương Danh Dự Cao Quí vì đã bất chấp hiểm nguy trước làn hỏa lực của Việt Cộng để cứu hai phi công bị bắn rơi.

Trung tá Lê Bá Hùng, một người con Việt trong cộng đồng tỵ nạn Cộng sản từng chỉ huy chiến hạm này từ 23 tháng Tư năm 2009 đến tháng 12 năm 2010.

Đối với những người người Việt tỵ nạn Cộng sản gồng gánh quá nhiều đau thuơng chết chóc, tù tội nhà tan cửa nát do thảm họa Cộng Sản gây ra, thì hình ảnh của trung tá Lê Bá Hùng, nguyên hạm trưởng chiến hạm USS Lassen, đẹp như một đóa hoa - nảy nở nổi nhớ da diết về hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa hy sinh diệt Cộng cho quê nhà.

Đối với cả vùng Đông Nam Á, chiến hạm USS Lassen là hy vọng cho một tương lai liên minh Á- Mỹ chặt chẽ để chống lại mọi ức hiếp bành trướng từ Trung Cộng mà cả vùng Đông Nam Á phải chịu đựng bấy lâu.

Đối với dân tộc Trung Quốc, thì con tàu này là một bằng chứng rõ ràng cho thấy chủ nghĩa Cộng Sản lừa dối và thủ đoạn mưu mô không thể nào thắng lại sức mạnh của Tự Do và Công Lý mà Hoa Kỳ đang cưu mang.

Ngày mai, chiến hạm USS Lassen lại tiếp tục đơn độc lầm lủi tiến phía về trước!

28/12/2015

Thùy Trang

Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ

Tàu khu trục USS Lassen ở Biển Đông.
Tàu khu trục USS Lassen ở Biển Đông.

Steve Herman
Tàu chiến USS Lassen
Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo
Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn
Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis
Vận tốc: 30 hải lý
Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam
Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người
Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản
Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ

Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay.
Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung Quốc quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp.
Một giới chức quốc phòng ở Washington nói khu trục hạm này đang thực hiện “các hoạt động thường lệ ở Biển Đông theo đúng luật quốc tế,” và nêu ra rằng sự hiện diện của tàu này không có liên hệ tới “vấn đề chủ quyền các hòn đảo này”.

Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đồng ý như vậy, và nói chiến hạm USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” hải phận Trung Quốc, và vụ việc này là “một mối đe dọa cho chủ quyền của Trung Quốc.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung Quốc.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói chiến hạm USS Lassen 'xâm nhập bất hợp pháp' hải phận Trung Quốc.
Tin cho hay tàu khu trục trang bị phi đạn hướng dẫn này được hộ tống bởi máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Hoa Kỳ và một máy bay trinh sát khác khi đến gần bãi đá Subi, mà ngoài Trung Quốc, cả Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều nhận chủ quyền.
Cách đây vài tuần, các giới chức Mỹ đã cho biết Hải quân Hoa Kỳ sẽ phái một tàu đến vùng biển có tranh chấp quanh những hòn đảo ở Biển Đông, mà Trung Quốc đã mở rông qua các dự án lấp đất quy mô lớn. Người ta cho rằng khoảng 200 binh sĩ Trung Quốc đã được bố trí ở bãi đá Subi, chỉ nổi lên mặt nước khi thủy triều thấp.
Giới chức quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu tại Washington về vụ việc này nhấn mạnh rằng chiến hạm Lassen đang tham gia các hoạt động “tự do hàng hải (FON) thường lệ, tiến hành trên cơ sở hàng ngày ở vùng châu Á Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.
Giới chức này tuyên bố, “Chúng tôi sẽ cho máy bay, cho tàu chạy và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép. Chương trình FON đã có từ lâu nay không nhắm vào quốc gia cụ thể nào.”
Tuy nhiên, sứ mạng của Hoa Kỳ bị Trung Quốc coi là một thách thức.
Một bài xã luận do Tân Hoa Xã phổ biến, nói rằng: “Bắc Kinh không đòi chủ quyền quá đáng ở Biển Đông. Chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đào và bãi đá ở Biển Đông đã được ghi nhận và có giá trị trong lịch sử. Các giới chức Hoa Kỳ tranh cãi sự kiện này cần phải hoặc học lại những bài học lịch sử đã bỏ qua, hoặc làm lơ trước các sự kiện lịch sử.”
Bà Sheila Smith, giảng viên kỳ cựu về nghiên cứu Nhật Bản tại Hội đồng Đối ngoại nói, “Tôi không cho rằng sẽ có ai lấy làm bất ngờ là chuyện đó xảy ra.” Bà Smith nói thêm rằng các nhận định mới đây của Trung Quốc cho thấy “họ chưa sẵn sàng giải quyết những tranh chấp này một cách ôn hòa, mà trên thực tế, việc họ củng cố lực lượng và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên những hòn đảo này gợi ý rằng họ muốn có một ‘sự đã rồi” họ chỉ muốn chiếm cứ các hòn đảo đó.”
Bà Smith nhận định: “Như quý vị biết quanh ven Biển Đông là những nước không có khả năng cạnh tranh với sức mạnh hải và không quân của Trung Quốc.”
Các chuyên gia phân tích dự báo Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông.Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Bà Smith nói, “Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên thoái lui, bởi vì Hoa Kỳ có “một trong những hải quân trong vùng mà các nước khác trong khu vực trông đợi, khẳng định bối cảnh và lãnh đạo...”
Tại Manila, tổng thống Philippines Benigno Aquino nói “mọi sự đi lại xuyên qua vùng biển này không nên bị cản trở bởi bất kỳ thực thể cụ thể nào.”
Nhật Bản, nước cung cấp cảng Yokosuda cho chiến hạm Lassen thả neo, nói sẽ tiếp tục quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc trong các vùng đất và lãnh hải có tranh chấp. Tại Tokyo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói “Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ về thông tin tình báo.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Marise Payne tuyên bố Canberra cực lực ủng hộ quyền của tất cả các quốc gia “theo luật quốc tế được tự do đi lại bằng tàu bè, hoặc tự do bay, kể cả ở Biển Đông.”

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG NHẬT HỌP BÁO HỖ TRỢ MỸ TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG.
Trong khi tàu khu trục USS Lassen đang chạy chung quanh khu vực 12 Hải Lý nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani họp báo sáng ngày 27/10, tuyên bố hỗ trợ Mỹ tại biển Đông. Bộ trưởng Nội Các Yoshihide Suga lên tiếng quan ngại về hành động Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Tại Mỹ cũng có một cuộc họp báo, ông John Kirby phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là Mỹ không cần thông báo cho Trung Quốc về kế hoạch tuần tra Biển Đông. "Mỹ có quyền Tự Do đi lại trên vùng biển Quốc Tế tại biển Đông, Mỹ không cần phải thông báo cho nước khác biết, và đây cũng là mục đích mà Mỹ đang làm"
Hai chiếc máy bay Trinh Thám P-8 và P-3 đã cất cánh trên 4 giờ trước đây để hỗ trợ cho tàu khu trục USS Lassen đang tuần tra tại Trường Sa.
Nguyễn Thùy Trang
Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani