Bộ phim tài liệu Vietnamerica, nói về sự hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Việt sau chiến tranh Việt nam, được ra mắt tại Viện bảo tàng báo chí tại thủ đô Washington vào tối ngày 17/10/2015. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh đầu tiên do người Việt tại Mỹ thực hiện được đưa vào giòng chính của truyền thông Hoa kỳ. Bà Triều Giang, người sản xuất bộ phim này, đồng thời là người tham gia sáng lập Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cho Kính Hòa biết về việc đó qua cuộc phỏng vấn sau đây.
Bà Triều Giang: ý nghĩa của việc bộ phim được đưa vào Newseum là nơi đây là một viện hàn lâm của báo chí. Mong mỏi của hội là đưa được phim vào giòng chính. Nói như vậy không có nghĩa là lần đầu tiên phim được đưa vào giòng chính, bởi vì trích đoạn ngắn Võ sư Hóa đi tìm mộ đã được đưa vào 15 đại hội điện ảnh. Chúng tôi đã trình chiếu sáu bảy tháng qua hầu như trên khắp nơi ở nước Mỹ. Nhưng đưa được vào Newseum là mình đi đến đỉnh cao, đến viện hàn lâm, nơi người ta chuẩn mực về truyền thông, thì đây không những là tin mừng cho Hội mà còn của cả cộng đồng chúng ta.
Kính Hòa: Theo như những gì chúng tôi biết được trước cuộc phỏng vấn này thì cũng tại Newseum đã diễn ra một cuộc triễn lãm về chiến tranh Việt nam theo khuynh hướng phản chiến. Vậy việc ra mắt bộ phim trong hòan cảnh như thế có mang một ý nghĩa nào không?
Bà Triều Giang: Rất là có ý nghĩa. Thực ra Newseum họ không có sáng tác ra cái chuyện gì đã xảy ra ở Việt nam. Ở đây chỉ là ghi nhận lại và trưng bày ra. Suốt thời gian chiến tranh thì truyền thông Hoa kỳ nghiên hẳn về phản chiến, cho nên cuộc triễn lãm này đầy những hình ảnh về phản chiến. Nhưng những gì thực sự xảy ra ở miền Nam, như là những trường học làng mạc bị tấn công, đàn bà và trẻ con chết,…
Vietnamerica là bộ phim không chỉ nói về chuyện vượt biên mà về hoàn cảnh của người Việt trong cuộc chiến, rồi khi miền Nam thất bại thì chuyện gì đã xảy ra, người ta đã không thể ở trên quê hương mình phải ra đi bằng mọi cách. Tôi thấy đây là một lời phản bác, một quan điểm khác với quan điểm của giới báo chí Hoa KỳBà Triều Giang
Kính Hòa: Tức là cuộc tấn công từ phía bên kia?
Bà Triều Giang: … từ phía cộng sản. Cái sự thực của cuộc chiến tranh này là miền nam không có tấn công miền Bắc mà là bị tấn công.
Vietnamerica là bộ phim không chỉ nói về chuyện vượt biên mà về hoàn cảnh của người Việt trong cuộc chiến, rồi khi miền Nam thất bại thì chuyện gì đã xảy ra, người ta đã không thể ở trên quê hương mình phải ra đi bằng mọi cách. Tôi thấy đây là một lời phản bác, một quan điểm khác với quan điểm của giới báo chí Hoa Kỳ trong suốt thời gian chiến tranh, và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Kính Hòa: Gần đây hình như có khuynh hướng như vậy, phản bác lại khuynh hướng phản chiến. Trong văn học như là tác phẩm của bà Lan Cao, rồi phim ảnh như cuốn phim của bà, hay sách của Tiến sĩ Liên Hằng, … bà có nhận xét gì về khuynh hướng đó?
Bà Triều Giang: Tôi nghĩ rằng với sự hiện diện của hai triệu người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây rồi thì cái gì cũng sẽ đưa ra ánh sáng. Đặc biệt là giới trẻ có nhiều em vào ngành sử, có bằng Tiến sĩ sử học, đang viết sách như cô Lan Cao, hay giữ những chức vụ cao đứng đầu các thư khố. Khuynh hướng này sẽ ngày càng mạnh. Sự thật qua ngòi bút và những thước phim sẽ dần được phơi bày. Những bài học về lịch sử dạy cho con em chúng ta tại các trường học của Hoa Kỳ sẽ dần dần dduwwojc cân bằng, hơn là hiện tại.
Kính Hòa: Có nhiều ý kiến cho rằng việc giữ gìn văn hóa, lịch sử đối với các thế hệ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại là không dễ dàng?
Bà Triều Giang: Điều đó rất đúng. Bên này nó có nhiều khó khăn. Khi các em ở trong trường học thì có nhiều môn lắm, ngay cả khi nói về lịch sử như môn lịch sử Hoa Kỳ nếu không chuyên thì cũng chỉ là đại cương thôi. Thành thử ra khi làm phim thì rất là quan trọng, cho phép các em khi xem phim có những nhận xét nhanh hơn là ngồi trong lớp học hay là đọc một cuốn sách dài. Thành ra trong cố gắng của Hội, ngoài việc đi thu thập lịch sử truyền khẩu, còn cố gắng làm phim để dễ dàng đạt kết quả hơn.
Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đóBà Triều Giang
Kính Hòa: Bên cạnh đó, còn một việc khác nữa là từ khi bang giao Việt Mỹ bình thường hóa, thì có những cố gắng không nhỏ từ phía Hà nội đưa những phim ảnh, sách báo mang quan điểm của họ sang Mỹ, bà có cảm nhận đây là một áp lực hay không?
Bà Triều Giang: Xứ này là xứ tự do. Chúng ta với sự giúp đỡ của cộng đồng chúng ta có thể làm được nhiều phim hơn. Còn về phía Hà nội thì nếu họ muốn nhìn đất nước đi lên thì họ phải thay đổi suy nghĩ cũ, bởi vì sự gian dối một ngày nào đó cũng phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta đang ở thời đại Internet, chúng ta không thể nói láo mãi được. Nói láo hai ba lần thì không ai tin chúng ta nữa. Thì đó là cái hậu quả mà họ phải chịu.
Kính Hòa: Bà nói đến chuyện làm phim, vậy còn có những cách thức nào khác để thu hút thế hệ trẻ đã vào going chính của nước Mỹ quan tân đến văn hóa lịch sử của mình không?
Bà Triều Giang: Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đó. Nếu chúng ta làm những bộ phim, sưu tầm những tài liệu, sách vở, tất cả những gì chúng ta có thể làm để các em có thể tìm hiểu một cách dễ dàng, thì đó là việc chúng ta phải làm.
Kính Hòa: Tức là vẫn có những hy vọng?
Bà Triều Giang: Có một nhu cầu, các em có một nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình.
Kính Hòa: Cám ơn bà Triều Giang.
Vietnamerica ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ
Cát Linh, phóng viên RFA
Vietnameria, bộ phim đang gây chú ý rất nhiều cho giới sử gia, tác giả, giới làm phim và các cơ quan truyền thông Việt, Mỹ có buổi ra mắt tại Viện Bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ Newseum. Đặc biệt, nơi đây cũng là nơi đang diễn ra cuộc triển lãm Reporting Việt Nam, cuộc triển lãm về chiến tranh Việt Nam được Newseum cho là lớn nhất trong 50 năm qua.
Hơn một triệu người miền Nam Việt Nam lên tàu vượt biển mong tìm đến bến bờ tự do!
Khoảng 400 ngàn người bỏ mạng trên biển cả!
Những ngôi mộ không tên, những người chết không tìm thấy xác…!
Đó là những hình ảnh lịch sử, những con số biết nói và nhiều câu chuyện của những cuộc đời 40 năm sau mà mọi người nhìn thấy trong buổi ra mắt phim Vietnameria tại Viện Bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ Newseum cuối tuần qua.
Đây là sự kiện đặc biệt của cộng đồng người Việt hải ngoại, khi bộ phim về chiến tranh Việt Nam, do chính người Việt thực hiện được Viện Bảo truyền thông Hoa Kỳ Newseum bảo trợ buổi ra mắt tại nơi được coi là viện Hàn lâm, là chuẩn mực của ngành truyền thông Hoa Kỳ.
Những ai có mặt tại đêm ra mắt phim cuối tuần qua sẽ cảm nhận được tính chất đặc biệt về nội dung và ý nghĩa của Vietnameria khi nhìn thấy sự tham dự của những quan khách như cựu Đại sứ Bùi Diễm, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, Đại sứ Kenneth Moorefield, đại diện ban Sử Hải quân Hoa Kỳ, ông Jan Herman, Lục quân Hoa Kỳ, ông David Vergan, và đặc biệt là đài truyền hình quốc gia C-Span.
“Tôi thấy không khí nhộn nhịp thì lòng tôi không nhộn nhịp vì phải trải qua một thảm kịch 40 năm trước và cùng gia đình lúc cuối cùng phải rời đất mẹ để tới đây làm lại cuộc đời. Đối với tôi là một thảm kịch, tôi nghĩ không thể nào quên được vì dù rất là khó nghĩ lại những lúc đau khổ đó, nhưng cũng phải quan trọng để mình dạy dỗ cho con mình thế hệ sau, cho những người học hỏi từ trong thảm kịch này, để giúp đỡ cho nhân loại, cho đất nước.”
Đó là tâm trạng của Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, người cùng gia đình đặt chân đến Mỹ vào năm 1975, khi ông chưa đầy 10 tuổi.
Đối với tôi là một thảm kịch, tôi nghĩ không thể nào quên được vì dù rất là khó nghĩ lại những lúc đau khổ đó, nhưng cũng phải quan trọng để mình dạy dỗ cho con mình thế hệ sau, cho những người học hỏi từ trong thảm kịch này, để giúp đỡ cho nhân loại, cho đất nướcChuẩn tướng Lương Xuân Việt
Bên cạnh đó, không thể vắng mặt những người đã góp phần gìn giữ và phát huy nền văn hoá và trang sử hào hùng của Việt Nam như giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nhà văn Sơn Tùng, bà Trương Anh Thuỵ, nữ tài tử Kiều Chinh…
Họ là những người Mỹ gốc Việt, những người đã đến miền đất tự do bằng con đường vượt biển. Họ là đại diện cho một cộng đồng đã đặt tên cho một đoạn đường trong cuộc đời mình là “Boat people”.
Trong gần trăm người có mặt tại buổi ra mắt Vietnamerica, không phải chỉ có những người mà có thể gọi họ là chứng nhân lịch sử, mà còn có những gương mặt rất trẻ, như trung uý Michael Nghĩa Nguyễn, đang theo ngành Medical Service Army course, cho biết em đến với bộ phim vì:
“Nhớ lại những hình ảnh chiến tranh Việt Nam, rất muốn đi xem phim để xem history của mình ra sao.”
Theo như lời nhà báo Triều Giang, người thực hiện bộ phim thì VIETNAMERICA là “bộ phim nói về lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cái lịch sử đau thương lúc ban đầu nhưng mà mình cũng vượt qua được, vượt qua được tất cả.”
Phần xúc động nhất và lắng đọng nhất chính là phần nói về thảm trạng thuyền nhân. Từ ánh mắt hãi hùng, tuyệt vọng của những người đàn ông, lẫn đàn bà, cho đến tiếng khóc ngơ ngác của trẻ thơ đã được tái hiện chầm chậm trung thực trong một phần đặc biệt dài 18 phút.
Chắc chắn sẽ có rất nhiều người ngồi trước màn ảnh đêm hôm đó đã nhìn thấy cuộc đời của mình qua 18 phút phim ấy.
Sự thật của lịch sử
Phim Vietnameria ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ Newseum, nơi đang diễn ra cuộc triễn lãm Reporting Vietnam, cuộc triển lãm mà Newseum xem như là một cuộc triển lãm quan trọng nhất trong 50 năm qua (1965-2015) về chiến tranh Việt Nam. Dọc theo hành lang đi vào cuộc triển lãm, người xem sẽ nhìn thấy rất nhiều những hình ảnh, bài viết có lời dẫn giải mang tính tiêu cực về cuộc chiến, như hai tấm ảnh lịch sử ‘Sài Gòn xử tử” của cố ký giả Eddie Adam và tấm ảnh Kim Phúc chạy trốn khỏi vùng bị thả bom của phóng viên chiến trường Nick Út đã chụp. Cả hai tấm ảnh này đều được đặt ở hai nơi trang trọng trong cuộc triển lãm.
Người xem sẽ được nghe, nhìn những video tư liệu về những cái chết thảm khốc, những trận đánh ác liệt trên chiến trường.
Và đặc biệt, người xem sẽ không nhìn thấy bất kỳ hình ảnh hay tư liệu nào mô tả về cuộc di tản lịch sử của hơn 2 triệu người Việt Nam ngay và sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Đây là bộ phim nói lên những sự thật mà từ trước đến giờ người Mỹ không nói, giờ do chính người Việt Nam làm ra. Thành ra tôi thấy cái đó rất quan trọng với người Việt, những thế hệ cũ cũng như thế hệ lớn lên ở Mỹ không biết về lịch sử và chiến tranh Việt NamNhà văn Sơn Tùng
Đây là lý do cuộc triển lãm đã bị một số những phê bình gay gắt, nhất là từ những giới cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam. Và cũng chính là lý do mà theo hội Bảo tồn văn hoá và lịch sử người Mỹ gốc Việt (VAHF) cho biết Newseum nhận bảo trợ phim ra mắt Vietnamerica tại đây như một thiện chí nhằm thêm vào những thiếu sót của cuộc triển lãm.
Những người Mỹ gốc Việt có mặt trong buổi ra mắt phim cũng vì lý do này, như nhà thơ Lê Thị Ý cho biết.
“Đây là một dịp để mình cho người ta biết rằng những đau khổ của mình, bất hạnh của mình ra làm sao. Cũng như mình muốn giải toả những hiểu lầm mà thế giới đã hiểu sai về mình.”
Hoặc chuẩn tướng Lương Xuân Việt, người xuất hiện trong bộ phim như một đại diện cho một thế hệ boat people lớn lên và thành công ở Mỹ cho biết ông nhìn thấy chính ông và nhiều gia đình Việt Nam khác nữa đã phải trải qua cuộc thảm não tang thương của giai đoạn lịch sử lúc đó. Chính vì vậy mà ông muốn đóng góp một phần của mình.
“Tôi muốn tới đây để muốn biết thêm những điều đó, và cũng muốn giúp cho chị Triều Giang để bảo tồn cho lịch sử đó. Vì sau khi quân đội đồng minh rời khỏi Việt Nam năm 1971, về phần lịch sử đó thì một là chỉ một bên viết thôi mà phần đông là báo bên phản chiến, phần sự thật của quân lực việt nam cộng hoà và sự đau khổ của nhân dân Việt Nam thì tôi thấy không nằm trong lịch sử.”
Nhà văn Sơn Tùng thì cho rằng đây là một bộ phim có ý nghĩa rất lớn cho người Việt cũng như thế giới.
“Bộ phim này rất có ý nghĩa với người Việt Nam củng như với công chúng Mỹ, vì nó nói lên sự thật từ trước đến nay, những tin tức đã bị bóp méo hay là bịa đặt từ những chương trình truyền hình hay báo chí của Mỹ, làm cho quần chúng Mỹ có những ngộ nhận sai lầm về chiến tranh Việt Nam. Đây là bộ phim nói lên những sự thật mà từ trước đến giờ người Mỹ không nói, giờ do chính người Việt Nam làm ra. Thành ra tôi thấy cái đó rất quan trọng với người Việt, những thế hệ cũ cũng như thế hệ lớn lên ở Mỹ không biết về lịch sử và chiến tranh Việt Nam.”
Phần lớn những người có mặt tại buổi ra mắt phim đều cho rằng hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc về lịch sử, hãy để cho con cháu chúng ta và toàn thế giới hiểu về chiến tranh Việt Nam một cách đúng nhất và trung thực nhất. Theo họ, đó là những gì mà Vietnamerica muốn gửi đến mọi người.
Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu chuộng và khát khao tự do.
18.10.2015
Một bộ phim tài liệu nói về những thuyền nhân Việt Nam vực dậy sau đau thương từ những chuyến vượt biển tìm tự do đầy nghiệt ngã tới những thành tựu rực rỡ đóng góp cho quê hương thứ hai sau 4 thập niên tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ được ra mắt ở thủ đô Washington DC ngày 17/10/15 đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu chuộng và khát khao tự do.
Một phân đoạn trong phim dài 18 phút được trích ra dự thi các liên hoan phim quốc tế đã dành được một số giải thưởng và được chọn trình chiếu tại 15 buổi liên hoan phim trên thế giới.
Đạo diễn Scott Edwards (phải) và Nhà sản xuất Nancy Bùi tức Triều Giang (phía sau bên phải).
Bộ phim gợi nhớ biến cố 30/4/75 khiến hơn 2 triệu dân Việt bỏ nước ra đi, tạo nên một trong những làn sóng thuyền nhân lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển vì bão, vì đói, hay vì hải tặc.
Trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, 3 khán giả trẻ trong cộng đồng tị nạn chính trị lớn nhất tại Mỹ đã xem qua Vietnamerica khi phim được ra mắt tại thành phố họ sinh sống sẽ chia sẻ với chúng ta những ấn tượng về bộ phim và ý nghĩa của nó đối với lịch sử thuyền nhân Việt Nam cũng như đối với các thế hệ người Việt tị nạn. Trà Mi xin giới thiệu khách mời của chương trình: Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminister bang California, nơi có đông người Việt sinh sống nhất nhì nước Mỹ; anh John Hùng Vũ hoạt động trong ngành bảo hiểm tại Denver bang Colorado; và chị Christine Quỳnh Nguyễn kinh doanh địa ốc ở Houston bang Texas.
Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
Chrisine Quỳnh: Ba của Christine là đại úy an ninh quân đội. Khi mất nước, ba bị ở tù 11 năm. Tuổi thơ của Christine không hy vọng, không tương lai. Christine trải qua thời niên thiếu rất khổ cực. Vì thế, khi xem phim Vietnamerica, Christine rất xúc động khi thấy nhiều người phải trải qua giữa cái sống và cái chết vì hai chữ tự do. Cuốn phim này khích lệ tinh thần chúng ta khi nhìn lại tại sao chúng ta có mặt ở đây, chúng ta phải cố gắng thế nào để không hổ thẹn với những người đã đi trước.
Trà Mi: Anh Hùng là một thuyền nhân, anh có nhìn thấy chính mình và người thân của mình qua những phút phim tài liệu này không?
Trà Mi: Anh Hùng là một thuyền nhân, anh có nhìn thấy chính mình và người thân của mình qua những phút phim tài liệu này không?
Hùng Vũ: Xem cuốn phim gợi lại quá khứ mình đã đi qua, không biết làm sao diễn tả được vì nó làm sống lại những phút giây đối đầu với tử thần khi mình trên con thuyền nhỏ rời Việt Nam đi tìm tự do.
Trà Mi: So với các phim tài liệu khác về lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Vietnamerica có điểm nào đặc biệt nổi bật?
Tạ Đức Trí: Bộ phim này đã lột tả hết tất cả sự hy sinh và cái giá mà các thuyền nhân Việt Nam đã trải qua trên hành trình tìm tự do. Ưu điểm của bộ phim là các nhân vật trong phim không cần phải đóng. Họ đều là những chứng nhân minh chứng cho những kinh nghiệm kinh hoàng. Đây là một bộ phim có thể đánh động được lương tâm của thế giới.
Ông Trần Tú Thanh, một nhân vật trong phim Vietnamerica nói: "Chúng tôi đã mất tất cả. Chúng tôi đã mất nước. Mất tài sản. Mất các thành viên trong gia đình. Và tuổi trẻ của tôi. Tất cả tuổi trẻ của tôi sau 15 năm tù cộng sản."
Trà Mi: Người Việt đã trải qua quá nhiều thương đau và nước mắt và một số phụ huynh lưỡng lự không muốn cho thế hệ trẻ thấy những điều tàn khốc ấy qua các bộ phim tài liệu. Là thế hệ trẻ, các anh chị chia sẻ thế nào về điều này?
Tạ Đức Trí: Tôi cũng hiểu suy nghĩ của các phụ huynh. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, các em nên xem những bộ phim về chính nguồn gốc của mình để hiểu lý do cộng đồng người Việt có mặt và phát triển tại Mỹ cũng như hiểu giá trị của sự tự do mà thế hệ đi trước đã phải trải qua.
Trà Mi: Có ý kiến cho rằng chiến tranh đã chấm dứt 4 thập niên, Việt-Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ 20 năm nay thì nhắc nhớ những nỗi đau đó để hận thù dai dẳng có ích lợi gì đâu, hãy để thế hệ trẻ hướng tới chân trời sáng lạng phía trước. Với quan điểm đó, các anh chị có suy nghĩ thế nào?
Tạ Đức Trí: Tuy nhiên, Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa có nhân quyền-tự do, các nhà tranh đấu dân chủ trong nước vẫn đang bị đàn áp, bắt bớ. Với chính sách độc tài của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, tập thể người Việt tị nạn tại hải ngoại không thể nào làm ngơ, không quan tâm. Vì vậy, sự ra đời của bộ phim càng làm cho chúng ta quan tâm nhiều hơn về thực trạng tại Việt Nam, cố gắng nhiều hơn nữa để tranh đấu với hy vọng Việt Nam sẽ sớm có tự do-dân chủ trong tương lai.
Trà Mi: Khát vọng nào cũng có cái giá của nó, khát vọng tự do cũng vậy, vì sao phải nêu bật cái giá của tự do. Nếu có một người trẻ nêu câu hỏi này, chị Christine sẽ trả lời thế nào?
Christine Quỳnh: Chúng ta phải đề cao tinh thần bất khuất của người Việt để cho thế hệ mai sau hiểu nguồn gốc sự có mặt của chúng ta ở đây và những giá trị chúng ta có được hôm nay không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải nên trân quý.
Trà Mi: 90 phút phim dĩ nhiên không thể khắc họa lại tất cả những nghiệt ngã, những mất mát đau thương để đánh đổi lấy tự do. Qua lăng kính Vietnamerica, các anh chị thấy những khía cạnh nào đã được soi rọi đầy đủ và những khía cạnh nào cần lột tả thêm để thế hệ sau được nhìn rõ một bức tranh toàn cảnh, trực diện về lịch sử thuyền nhân tị nạn Việt Nam?
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ câu chuyện trong phim VietnAmerica.
Hùng Vũ: Bộ phim đã nói lên được khát vọng của con người cần được tự do. Là một thuyền nhân, mình nghĩ nếu cuốn phim có thể nói thêm về hành trình tìm tự do gian khổ, khó khăn như thế nào thì sẽ xác thực hơn ý nghĩa của việc đi tìm tự do.
Trà Mi: Bộ phim ra mắt giữa bối cảnh các mốc kỷ niệm lịch sử và giữa cuộc khủng hoảng người tị nạn trên thế giới. Là một người tị nạn Việt Nam, từ bộ phim này, các anh chị muốn chia sẻ thông điệp gì tới những người tị nạn trên thế giới”?
Tạ Đức Trí: Tất cả người tị nạn đều có khát vọng tìm tự do, mưu cầu hạnh phúc tương lai. Với khát vọng đó, chúng tôi rất hy vọng rằng các quốc gia sẽ chào đón, giúp đỡ người tị nạn. Hai chữ tự do sau thế kỷ 21 này vẫn là một thứ trân quý nhất cho nhân loại. Cũng vì hai chữ tự do mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã vươn lên hình thành và phát triển.
Trà Mi: Khát vọng tự do cho bản thân và gia đình giờ đã đạt thành, với những người còn đang hướng tới nó, các anh chị có thể làm gì để có thể truyền tiếp khát vọng của họ?
Christine Quỳnh: Ước mong rằng khi thành công ở Mỹ, chúng ta nên truyền bá lại cho con cháu mình có được tinh thần giống thế hệ của chúng ta, lúc nào cũng phấn đấu.
Nhà văn Dương Thu Hương kể lại cuộc sống dưới chế độ cộng sản trong VietnAmerica.
Tạ Đức Trí: Tập thể người Việt hải ngoại chúng ta luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chúng ta hãy tiếp tục chia sẻ những thông tin cần thiết về một chính thể tự do thật sự. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể chia sẻ cho đồng bào trong nước về một bộ máy chính trị tự do, dân chủ bầu cử để người dân trong nước hiểu được thế nào là tự do-dân chủ thật sự, giá trị của một nền chính trị dân chủ quan trọng như thế nào để giúp cho quốc gia đó phát triển một cách toàn diện. Chúng ta thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau 40 năm vẫn áp dụng chính sách độc tài , đàn áp tôn giáo, bắt bớ trí thức trẻ. Người trí thức trong nước chưa thể nói lên sự quan tâm của mình về hiện trạng đất nước thì thử hỏi làm sao Việt Nam có thể phát triển một cách toàn diện? Cho nên, chúng tôi rất hy vọng các bạn trẻ trong cộng đồng tại hải ngoại hãy quan tâm nhiều hơn nữa về tình hình Việt Nam. Sự dấn thân của các bạn là một động lực hỗ trợ thêm cho giới trẻ trong nước. Chúng tôi biết nhiều bạn trẻ trong nước hiện nay cũng rất quan tâm về sự tự do-dân chủ trong nước chưa có và các bạn cũng có khát vọng để thay đổi. Chúng tôi xin đồng hành với các bạn trẻ tại Việt Nam để tranh đấu cho hai chữ tự do.
Trà Mi: Thông điệp về khát vọng tự do đó cũng chính là điểm nhấn của bộ phim tài liệu Vietnamerica mà 3 khán giả trẻ tham gia chương trình hôm nay đã cảm nghiệm và chia sẻ với thính giả đài VOA. Cảm ơn các anh chị rất nhiều.
Tin, bài liên quan