Việt nam kiêng cử các ngày mùng 5, 14, 23 vì vào những ngày này, có tính đi làm việc gì, thì cũng về tay không nếu không bị mất tiền hoặc gặp khó khăn. Cả đi ăn giổ, vể cũng bị đau bụng. Rủi nhiều hơn may.
Người tây phương thì kỵ Thứ Sáu 13. Vậy mà năm nay, dương lịch có tới 3 ngày Thứ Sáu 13: tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một.
Người Tàu kiêng cử số 4 nên nhà cao từng không có lầu IV. Người Nhựt lại cử số 14 vì số 14 phát âm tiếng nhựt nghe gần như tiếng “chết”.
Tây phương kiêng cử số 13 vì số 13 mang ý nghĩa hung bạo. Bà Eve chìa ra trái táo dụ khị Adam đúng vào ngày thứ sáu 13. Có lẽ vì vậy mà ngày nay các bà làm khổ các ông vì bị dụ khị mà không biết, lại ham xơi táo?
Nhưng Tây phương có cơ sở để kiêng cử ngày thứ sáu 13 vì đó là ngày lâm nạn chết chốc. Có một giai thoại giải thích điều gở của con số 13.
“Một phụ nữ đang ở trong phòng ngủ của nhà mình với người tình. Bổng nghe tiếng người chồng về bất ngờ.
Nàng ta hoảng hốt bảo người tình hảy chạy trốn mau đi. Thấy người yêu còn đang lúng túng không biết chạy ngõ nào, nàng ta hét lên:
Thì hảy nhảy qua cửa sổ. Mau đi.
Anh chàng tình nhơn:
Nhưng mình đang ở lầu 13 kia mà?
Hảy nhảy mau. Đừng có ở đó mà tin dị đoan”.
T.T. Hollande xoay 180 độ
T.T. François Hollande từ sau ngày thứ sáu 13/11 đã chuyển mình 180 độ về vấn đề an ninh quốc gia. Ông tuyên bố “Nước Pháp đặt trong chiến tranh”, tức vấn đề an ninh là ưu tiên của những ưu tiên. Nhưng theo luật quốc tế thì “Nhà nước Hồi giáo” không đươc xem là một lực lượng nhân dân võ trang, cũng càng không phải là một quốc gia nên chánh thức ghi vào Hiến pháp “một chế độ dân sự của tình trạng khủng hoảng” ( xin chua tiếng Pháp vì tiếng Việt nghe không thông lắm: un régime civil détat de crise).
Về phương tiện để thi hành “tình trạng khủng hoảng”, ông vừa ngưng giảm quân số, nhơn viên cảnh sát,… tuyên mộ thêm quân đội, cảnh sát, đặt lực lượng trừ bị trong tình trạng sẳn sàng.
Về kinh tế, Liên âu đã chấp thuận cho Pháp triển hạn chánh sách “thắc lưng buộc bụng”, tức đạt tiêu chuẩn không vượt 3% sản lượng nội địa (PIB).
Về kẻ thù phải đánh, ông chỉ mặt rỏ “Hắn là Nhà nước hồi giáo, tức Daech”, ở Syrie.
Chánh sách xoay 180 độ của Ông T.T. Hollande được đưa ra trước Quốc Hội lưởng viện họp tại Cung điện Versailles hôm thứ hai 16 / 11 / 2015 được cả Quốc Hội hoan nghênh nhiệt liệt.
Trong những điều mới nhằm đáp ứng thình hình khủng hoảng, ông còn tuyên bố lấy lại quốc tịch pháp cho những người làm khủng bố chống lại an ninh quốc gia hay làm những điều phương hại đến quyền lợi quốc gia. Hồi đầu năm, sau vụ tuần báo Hebdo Charlie bị khủng bố, phe hữu có đưa ra đề nghi rút lại quốc tịch, trục xuất về nguyên quán những người ngoại quốc làm khủng bố hay làm tổn hại nước Pháp, nhưng ông Bernard Cazaneuve, Tổng trưởng Nội vụ, bác vì cho rằng không phù hợp với Công ước Liên âu.
Pháp vẫn bị khủng bố Hồi giáo hăm dọa. “Tình trạng khủng hoảng” vừa ban hành, sáng thừ tư 18 / 11 / 15, lực lượng an ninh võ trang hành quân thẳng vào “sào huyệt” ở thành phố Saint Denis, bắt quân khủng bố ẩn núp tại một tư gia người hồi giáo để chờ chạy trốn. Gần mươi tên khủng bố phản ứng, bắn chết con chó đánh hơi, gây thương tích 2 cảnh sát, phía quân khủng bố bị bắt, một cô gái nhỏ ném bom để phản công và tự sát.
Nói điều này có quá đáng nhưng không quá xa thực tế. Ở ngoại ô phía Bắc Paris, tức tỉnh 93, La Seine Saint Denis, ngoại ô tỉnh Lyon, Marseille, …lực lượng hồi giáo khủng bố có thể nổi dậy bất ngờ chiếm thành phố nơi họ ở đông đảo trong nửa ngày không khó vì họ được võ trang mạnh bằng võ khí đánh giặc như AK 47, B40, lưu đạn tác chiến,chất nổ, bom tự làm lấy, …Họ mạnh hơn du kích vc tỉnh ngày xưa ở Việt nam.
Từ năm 1970, chánh phủ Pháp qua các triều đại đề thừa nhận “hồi giáo khủng bố tăng mạnh trở thành một lực lượng đáng lo ngại”. Tuy nhiên chánh phủ vì áp lực lá phiếu, từ cấp địa phương, đã theo đuổi chánh sách dễ dải. Thậm chí, có vị dân cử còn tuyên bố “Ta không nên nói nước Pháp của người da trắng”. Luật cấm thống kê dân số ghi “tôn giáo và chủng tộc”.
Nên báo chí và cả cảnh sát, khi nói tới dân á-rặp hồi giáo, phi châu, không nói rỏ dân tộc mà phải nói “dân địa-trung-hải” hoặc những “người lạ”. Cũng như nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam gọi người Tàu lả “kẻ lạ”, ghe Tàu là “tàu lạ” giết ngư dân Việt nam trong biển Việt nam.
Bất chợt có một người Pháp chánh gốc, nhứt là ở trong Chánh phủ, tuyên bố “Nước Pháp của người Pháp”, lập tức người đó sẽ bị lên án là kỳ thị. Vì vậy mà Ông T.T. Hollande thường nói “Cộng hòa” thay vì nước Pháp. Những giá trị “cộng hòa” thay vì “những giá trị truyền thống hay giá trị dân tộc”.
Nay trước thảm nạn của nước Pháp như vậy, và nhứt là trước những cuộc bầu cử, ông phải thay đổi. Sự thay đổi còn có giá trị một sức mạnh đại đoàn kết toàn dân nữa. Mà thật, sau ngày thứ sáu 13, nhiều tập họp dân chúng để biểu lộ sự chia sẻ cái đau thương chung, để nói lên sức mạnh quần chúng phản đối hành động dã mang của một nhóm người ngoại quốc quá khích, họ đã hát lớn tiếng nơi công cộng bản quốc ca pháp La Marseillaise. Hoặc họ trương cờ pháp, điều mà chẳng mấy khi họ làm trước đây.
Qua vụ khủng bố hôm tối thứ sáu 13, dân chúng đoàn kết hết lòng nhưng về phía chánh giới pháp có quan điểm không thống nhứt. Nhưng có đánh mạnh ở sào huyệt gốc ở Syrie, có ban hành luật khẩn trương, mà không có những biện pháp thích nghi bảo vệ xã hội vốn phức tạp do có hơn 5 triệu dân phi châu hồi giáo sanh sống mà không bao giờ hội nhập thì mầm bạo lơạn vẫn còn nguyên. Và quan trọng nhứt là chánh giới pháp đừng chỉ thấy 5 triệu cử tri hiện thực và tiềm năng này chờ luật bầu cử địa phương sẽ đưọc thông qua cho phép người ngoại quốc quyền bầu cử, mà phải thật lòng thấy nước Pháp là của người Pháp, chớ không chỉ là một Cộng hòa. Và phải có người Pháp thật lòng yêu nước của mình, nước Pháp !
Bộ mặt Paris sau thứ sáu 13
Liền sau khi vụ hồi giáo khủng bố ở Paris xảy ra, chánh phủ kêu gọi dân chúng hạn chế ra khỏi nhà.
Qua ngày thứ hai, 16 /11, áp lực vụ khủng bố hảy còn đè nặng thủ đô. Nhiều cửa hàng đóng cửa. Cỏ May bèn đi một vòng Paris cho biết. Nhà ga lớn trong Paris không còn tấp nập như thường ngày. Hai cửa hàng lớn của Paris Printemps và La Fayette chỉ mở cửa chốc lác trong buổi sáng rồi đóng cửa. Xe cảnh sát chạy dọc ngang liên tục hú còi. Cỏ May bước vào một tiệm café bánh ngọt, mình là khách ăn duy nhứt lúc đó là 11 giờ sáng. Uống tách café để hỏi chuyện cô bán hàng người da đen. Cô hàng cho biết sợ lắm, ghê lắm nhưng phải đi làm vì tiệm không đóng cửa.
Cỏ May bảo chắc hết rồi. Cô ấy lắc đầu “ chưa hết đâu. Chắc chắn còn nữa ”.
Trước mặt là gian hàng bán khăn, cà vạt, nón cũng chỉ có người bàn hàng. Cỏ May đi lần tới hí viện Opéra thì thấy chỉ có cảnh sát đứng gát, lối vào được rào lại. Một số du khách nhựt hay tàu đứng lố nhố vì xe mới vừa đổ xuống đó.
Paris thật không khác sáng ngày Tết. Một sự im ắng kỳ lạ, nặng nề bao trùm những đường, những góc phố, những khoảng trống lộ thiên mà ngày thường náo nhiệt. Thỉnh thoảng, cha mẹ nắm tay đứa trẻ cùng đi nhưng với cái nắm tay chặc hơn như sợ mất con em của mình. Những người quen nhau, nay gặp nhau, ôm nhau chặc hơn, lâu hơn. Có người nước mắt trào ra khóe mắt.
Trên đường phố Quận 10 và Quận 11 của Paris, nơi xảy ra khủng bố, ai cũng đi hối hả, không còn thư thả, nhởn nhơ như thường lệ. Có gặp người quen, thì cũng như không còn gì để nói hoặc như chuyện đã nói hết rồi.
Dân Pháp hưởng thanh bình từ sau Đệ II Thế chiến đã quen đời sống êm ả nên nay có khủng bố chết người một lúc hằng trăm nhơn mạng phải hoảng hốt. Người Việt nam ở Paris và vùng phụ cận vẫn giử được bình tỉnh nhưng không thiếu tinh thần chia sẻ nỗi đau với người Pháp vì chỉ có người đã từng cùng cảnh ngộ mới thật lòng hiểu nhau.
Suốt chiến tranh xâm lược Miền nam, vc pháo kích nhằm thẳng vào dân chúng, cả trẻ con ở trường học vì tất cả không phải cùng cộng sản đều là kẻ thù. Giống như đối với Hồi giáo, kẻ nào không phải hồi giáo là kẻ thù (infidèle) đều đáng bị tiêu diệt. Khủng bố là để từng bước công khai hóa sự có mặt của một tổ chức sẽ tiến tới cướp chánh quyền, áp đặt chế độ của mình. Vc khủng bố nhưng chạy trốn. Bắn xong vài phát hỏa tiễn 220 chạy ngay vì sợ bị Quốc gia truy kích. Hồi giáo, trái lại, khủng bố bằng ngay mạng sống của chính mình.
Những phút mặc niệm
Người Việt nam ở Paris kêu gọi nhau tới nơi xảy ra khủng bố đặt vòng hoa, đốt nhang đèn tưởng niệm và cầu siêu nạn nhơn. Trong những trường hợp cần tập họp, người Việt nam ở Paris thường đưa ra nhiều lời kêu gọi khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Vì quá nhiệt tình nên không kịp tổ chức chung hay làm như vậy để thể hiện sự đa nguyên của cộng đồng?
Về phía người Pháp thì vào trưa hôm đó, xí nghiệp, trường học, công sở trên khắp nước đều đồng loạt làm phút mặc niệm. Có nhiều nơi, nhơn viên, công nhơn, xuống đường, đứng tập họp lại mặc niệm, cùng hát quốc ca.
Ở xí nghiệp, sở làm, nhơn viên vào sáng thứ hai, gặp nhau, không ai hỏi nhau như thường lệ “Anh, Chị vui cuối tuần không?” mà lại ôm choàng lấy nhau, xiết thật mạnh, giử trong tay nhau thật lâu.
Khi để ý mới thấy có rất nhiều người mặc quần áo màu đen hoặc màu sậm. Một cách hoàn toàn không ý thức.
Nhiều người nhận thầy ai cũng làm việc kém năng xuất, gần như miển cưởng. Họ lước trên mạng để tìm những thông tin mới về tình hình.
Trước café Le Carillon và nhà hàng Le Petit Cambodge, nơi xảy ra trước nhứt vụ hồi giáo khủng bố, có hơn 200 người đứng làm lễ mặc niệm. Kéo dài cả 5 phút. Một công nhơn thợ hồ tới mặc nhiệm để tỏ lòng kính trọng nạn nhơn và tình yêu thương nước Pháp. Một phụ nữ tới tham dự mặc niệm, xúc động vừa nói “Tôi không biết tại sao? Nhưng tôi muốn một cuộc tập họp toàn quốc hoặc người ta nên làm quốc táng”.
Riêng ở Công trường Cộng hòa (Place de la République) Quận X Paris, nhiều phụ nữ tới cầm nến đứng đó, nhiều thanh niên mang quốc kỳ hô to “Chúng ta hảy chống mạnh quân khủng bố”. Mọi người cất tiếng cùng hát quốc ca.
Nhiều nơi dân chúng bảo với nhau “Chúng nó muốn gây chiến, chúng ta hảy đoàn kết lại”.
Ở đâu cũng vậy, khi gặp hoạn nạn thì người ta đoàn kết nhau. Người Vìệt nam mình, về điểm này, thể hiện rất rỏ. Lúc bị vc khủng bố, đánh tư sản, thì nhiệt tình che chở nhau. Khi vượt biển thì chia cơm, chia nước với nhau. Nhưng khi yên ổn thì lại chống bán nhau về những chuyện đâu đâu nhiều hơn là thương yêu nhau.
Người xưa nói “Lục thập nhi thuận nhĩ”. Nhưng bà con nhà mình lại các vị cao niên mới có nhiều thì giờ chống nhau. Có khi đến không đội trời chung nữa!
Nguyễn thị Cỏ May