“… Hiện nay trong nước các bậc nữ lưu đã và đang noi gương Hai Bà, không ngại hiểm nguy, tù đày, đứng lên tranh đấu để giải thể chế độ CS và chống giặc ngoại xâm phương bắc, bảo vệ đất nước … Tiếng trống Mê Linh một lần nữa đã vang rền trên đất Việt kêu gọi toàn dân dẹp nội thù chống ngoại xâm, và tiếng trống lần này là tiếng trống báo hiệu sự cáo chung của đảng CSVN.”
Đó là lời kết của bà Nguyễn thị Mỹ Phương (Chủ Tịch Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC) trong phần sơ lược về tiểu sử của Hai Bà Trưng để khai mạc cho buổi lễ tưởng niệm. Tưởng niệm về công đức, về chiến công đánh đuổi giặc Tàu lẩy lừng của Hai Bà đã được khắc ghi trên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hai Bà là những nữ anh thư đầu tiêng của lịch sử Việt Nam và của nhân loại, là niềm tự hào của con dân nước Việt.
Tiếp theo, Ban Tế Nữ với người chủ tế là Bà Bé Hà đã cử hành phần tế lễ theo nghi thức cổ truyền, bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống thật uy nghiêm.
Bà Cúc nói tiếp về vài trò của người phụ nữ Việt Nam sau ngày mất nước – “Sau năm 1975 có vô số phụ nữ Việt Nam đã vừa làm cha, vừa làm mẹ tảo tần thật vất vả để nuôi nấng, dạy dỗ con cái, lại vừa thăm nuôi chồng trong các nhà tù khổ sai mà Cộng sản Việt Nam đã mỵ ngôn là các trại “học tập cải tạo”, trong một thời gian dài không ai được biết. Người phụ nữ Việt Nam đã gánh vác những trách nhiệm nặng nề đó trong cô đơn mà không hề than trách. Chẳng những thế, người phụ nữ Việt Nam đã can đảm đương đầu với những thử thách cam go trong việc tìm tự do và tương lai cho con cái của mình trên đường vượt biên, vượt biển.
Thật đau lòng khi tiễn đưa những đứa con đi vượt biên mà không biết ngày nào gặp mặt lại. Đau xé trong lòng người mẹ nhưng người phụ nữ vẫn kiên trì chia tay con với hy vọng cho con mình có một tương lai tươi sáng hơn. Sự chịu đựng và nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam không bút mực nào tả xiết.”
Sau đó là phần dâng hương của đồng bào và quan khách, bắt đầu với các vị đại diện của CĐNVTD/VIC (Cô Phượng Vỹ), Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC (Bà Nguyễn thị Mỹ Phương) và Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ (Ông Nguyễn Thế Phong). Quan khách tham dự có các vị đại diện của rất nhiều hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo, … về phía chính quyền địa phương có Bà Dân Biểu Natalie Suleyman (đại diện cho Bộ Trưởng Bộ Phụ Nữ, Bà Fiona Richardson) và Bà Dân Biểu Christine Fyffe (đại diên cho Bà Inga Peulich, phụ trách Bộ Đa Văn Hóa của đảng đối lập).
Trong phần phát biểu, Bà Dân Biểu Natalie Suleyman ca ngợi về khả năng và sự thành công của người phụ nữ trong mọi lãnh vực, ngành nghề trong xã hội. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn còn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống nhất là vấn đề bạo hành trong gia đình. Bà kêu gọi cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể,… tiếp tay cùng chính phủ để bảo vệ người phụ nữ, đồng thời khuyến khích người phụ nữ hãy nắm giữ lấy những vai trò làm thay đổi xã hội càng ngày càng tốt đẹp hơn.
Bà Dân Biểu Christine Fyffe bày tỏ sự đồng cảm với những nổi khó khăn buổi ban đầu của Người Việt tỵ nạn vì chính bà cũng là một người di dân cách đây 50 năm. Tuy gặp bao khó khằn nhưng người phụ nữ Việt Nam có một giá trị trong xã hội, và ngày nay người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở khắp mọi nơi, và thành công trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
Cô Phượng Vỹ cho rằng trong xã hội ngày nay giáo lý Tam Tòng (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử) không còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuốc sống của người phụ nữ. Tiếp theo, cô nhấn mạnh về sự chọn lựa và quyết định của người phụ nữ. Sự chọn lựa và quyết định ấy tùy vào hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội, … có thể mang đến hoặc không mang đến một kết quả tốt đẹp, tuy nhiên những việc làm đó xuất phát từ tấm lòng, từ sự quyết tâm và lúc nào cũng được một xã hội tự do tôn trọng và bảo vệ.
Cô Celia Trần, một người bạn trẻ vừa mới được nhận lãnh các giải thưởng “Ambassador Award for Outstanding Multicultural Excellence ” (của Uỷ Ban Đa Văn Hóa Victoria) và “Youth Leader of the Year Award” (của Hội Đồng Thanh Phố Maribyrnong), chia sẽ về nổi phân vân của mình – Một mặt cô rất muốn đền đáp sự hy sinh của cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo, nhưng mặt khác cô lại muốn đi theo con đường mà cô ưa thích đó là dấn thân làm việc xã hội và tham gia vào chính trị, một con đường mà ít thấy bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam. May mắn thay sự lựa chọn của cô đã được cha mẹ vui vẽ chấp nhận và ủng hộ. Cô hy vọng rằng giới trẻ, nhất là phụ nữ, hãy mạnh dạn theo đuổi những ước mơ của mình và hãy vượt ra ngoài những định kiến văn hóa Việt Nam. Đối với cô Hai Bà Trưng chính là tấm gương sáng cho giới phụ nữ noi theo, Hai Bà đã vượt ra ngoài định kiến “đóng khung” người phụ nữ vào việc tề gia nội trợ để trở thành những vị anh thư lưu danh sử sách. Cô xin gởi một thông điệp đến các bậc cha mẹ là hãy lắng nghe, tìm hiểu và ủng hộ sự lựa chọn và quyết định của các con em. Đồng thời cô Celia cũng kêu gọi các bạn trẻ hãy gìn giữ lấy bản sắc của mình vì cái nguồn gốc Việt Nam là một ưu điểm đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống và trong sự nghiệp.
Phần văn nghệ giúp vui do Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC đảm trách với sự hướng dẫn của ca sĩ Anh Đào cùng với sự góp mặt của nhóm múa Hương Quê, cô Catriona Nguyễn với ca khúc “I’m a woman” do chính cô viết và soạn nhạc, nhóm bạn trẻ Celia Trần, Cẩm Lư, Anh Phạm, Andrew Đỗ (thuộc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2015, tác giả của bài hát “My Own Self”) qua một ca khúc mới sáng tác nói về Mẹ với những lời đầy yêu thương. Đặc biệt một trích đoạn của Tiếng Trống Mê Linh do ca sĩ Băng Châu và nghệ sĩ Minh Hưởng (thuộc nhóm cải lương Melbourne) diễn xuất đã làm cho người xem xúc động đến “nổi da gà”.
Tham dự buổi lễ đông đảo nhất là giới phụ nữ, đa số là hội viên của Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC vì đây là dịp gặp gỡ đầu tiên sau ngày Hội Phụ Nữ ra mắt vào cuối năm vừa qua (2015). Mọi việc từ trong ra ngoài đều do quý bà, quý cô, quý chị em phân chia công việc, đảm nhận mọi vai trò – Từ MC (Anh Đào, Cẩm Lư), hát quốc ca Úc Việt (Vivian Tạ, Nghiêm Lệ), Ban Tế Lễ, cho đến giúp vui văn nghệ, tiếp tân, tiếp thức ăn cho khách, nấu nướng, dọn dẹp, … Quả đúng là một buổi lễ của phụ nữ, cho phụ nữ, là dịp để quý chị em phụ nữ khoe sắc khoe hương – khoe sắc trong những tà áo dài muôn màu, “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” và khoe hương với những tài năng và đức tính – Công, Dung, Ngôn, Hạnh – của người phụ nữ Việt Nam.
Công sức đóng góp lớn lao của người phụ nữ trong cộng đồng Người Việt thì không thể nào kể xiết, từ các vị cao niên cho đến các em gái nhỏ, đã gắn bó, hỗ trợ bền bĩ, vô điều kiện cho công đồng trong suốt bao năm qua, đó là những người đóng góp thầm lặng (Quiet Achievers). Những sự đóng góp đó không chỉ giới hạn trong cộng đồng nhỏ bé của Người Việt mà còn vươn ra một cộng đồng rộng lớn hơn, với sự ghi nhận chính thức của chính quyền địa phương. Riêng tại tiểu bang Victoria, thì chỉ xin đơn cử một vài người điển hình:
– Bà Ai Cơ Hoàng Thịnh – Citizen of the Year 1994, Teacher of the Year 1998, Excellence in Education 2006
– Cô Phượng Vỹ – Victorian Honour Roll of Women 2002
– Bà Huỳnh Bích Cẩm – Victorian Honour Roll of Women 2003
– Bà GS TS Trang Thomas – Victorian Police Annual Award 1997, Member of the Order of Australia 1997, Centenary Medal 2003, Victorian Honour Roll of Women 2005
– Bà Cúc Lâm – Victorian Honour Roll of Women 2007
– Cô Natalie Huỳnh Châu – Nhiều giải thưởng về văn chương, nghiên cứu văn học 2007 – 2015
– Cô Celia Trần – Ambassador Award for Outstanding Multicultural Excellence 2015, Youth Leader of the Year 2016
– Bà Bé Hà – Hall of Fame 2016, Victorian Honour Roll of Women 2016
– Cô Phượng Vỹ – Victorian Honour Roll of Women 2002
– Bà Huỳnh Bích Cẩm – Victorian Honour Roll of Women 2003
– Bà GS TS Trang Thomas – Victorian Police Annual Award 1997, Member of the Order of Australia 1997, Centenary Medal 2003, Victorian Honour Roll of Women 2005
– Bà Cúc Lâm – Victorian Honour Roll of Women 2007
– Cô Natalie Huỳnh Châu – Nhiều giải thưởng về văn chương, nghiên cứu văn học 2007 – 2015
– Cô Celia Trần – Ambassador Award for Outstanding Multicultural Excellence 2015, Youth Leader of the Year 2016
– Bà Bé Hà – Hall of Fame 2016, Victorian Honour Roll of Women 2016
(Giải thưởng “Victorian Honour Roll of Women”, tạm dịch là “Người Phụ Nữ Gương Mẫu”, được đề ra từ năm 2001 nhằm ghi nhận và vinh danh những người phụ nữ đã có sự đóng góp vượt bậc cho cộng đồng, cho xã hội. Cô Phượng Vỹ là người phụ nữ đầu tiên được trao tặng giải thưởng này (2002) và cũng là người trẻ tuổi nhất trong số 5 người phụ nữ Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách nhận giải kề từ 2001 cho đến 2016.)
Trong câu chuyện mà bà Cúc Lâm chia sẽ, bà có một nhận xét về người phụ nữ Việt Nam mà chắc hẳn ai cũng phải đồng ý: “Người phụ nữ Việt Nam chẳng những vẹn toàn trong vai trò làm vợ, làm mẹ, làm nội tướng trong gia đình mà còn đảm đương trong trách nhiệm với xã hội, giao tế, với công ăn việc làm. Người phụ nữ Việt Nam có bản tánh cần cù, nhẫn nại, chịu đựng và kiên trì nên đã thành công vượt bực trong nhiều lãnh vực …“
Melbourne
06/03/2016
06/03/2016
PHỤ NỮ MIỀN NAM TRƯỚC 1975 VÀ NAY.
Nguyễn Quang Duy
Ngày 6 tháng 2 âm lịch là ngày Tưởng Niệm Hai Bà Trưng. Ngày này cận với ngày Phụ Nữ Quốc Tế 3 tháng 8, nên miền Nam trước đây lấy ngày Tưởng Niệm Hai Bà làm ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Ở các thành phố lớn hải ngoại người Việt có tổ chức lễ tưởng niệm Hai Bà cùng nhắc nhở nhau về vai trò người phụ nữ trong buổi giao thời.
Người Việt ảnh hưởng chế độ mẫu hệ
Một số người cho rằng phụ nữ Việt Nam ảnh hưởng Tam Tòng Nho Giáo: khi còn ở nhà phải nghe theo cha, lúc lấy chồng phải nghe theo chồng và nếu chồng qua đời phải theo con trai. Thật ra Nho Giáo là văn hóa người Tàu ảnh hưởng rất ít ở Việt Nam.
Người Việt cổ theo chế độ mẫu hệ. Nhị Trưng là hai vị vua đầu tiên trong chính sử, được ghi trong sách cổ sử. Các vua Hùng thuộc dã sử truyền miệng rồi được viết lại. Chế độ mẫu hệ đã thành một phần văn hóa Việt Nam.
Đất nước lại luôn chiến tranh lúc thì đánh ngoại xâm khi thì nội chiến. Đàn ông phải ra mặt trận phụ nữ ở nhà vừa chăm sóc gia đình vừa tiếp tế nuôi chồng, nuôi quân.
Người phụ nữ còn giữ vai trò giáo dục con cái nên ảnh hưởng của họ trong gia đình rất mạnh. Chúng ta có từ nội tướng để chỉ người phụ nữ điều hành mọi chuyện trong nhà.
Văn hóa Việt Nam là văn hóa dựa vào làng họ. Mọi chuyện nếu không giải quyết được trong gia đình sẽ được mang ra họ ra làng giải quyết. Cách này thay thế cho vai trò hòa giải của tòa hòa giải tại các quốc gia pháp trị.
Ở miền Nam trước 1975 người phụ nữ một mặt vẫn duy trì điều hay lẽ đẹp của văn hóa Việt xứng danh con cháu hai bà, mặt khác từng bước tiếp nhận văn hóa Tây phương. Sau 1975 họ là những người mẹ nuôi chồng nuôi con đi tù cộng sản. Lo cho con ăn học và tìm đường tự do cho gia đình.
Phụ nữ hải ngoại
Ở hải ngoại quyền của người phụ nữ rất rõ ràng và được luật pháp bảo vệ. Người phụ nữ đi làm nhưng đàn ông phải chia sẻ trách nhiệm gia đình coi con, đi chợ, nấu ăn… nhiều người làm không thua gì phụ nữ.
Người Tây Phương trọng nhất là tính độc lập. Vợ chồng có tài sản riêng, bạn bè riêng, ham thích riêng, đời sống riêng, nhờ tính độc lập trong đời sống gia đình họ tôn trọng lẫn nhau.
Người Việt ở những thế hệ di dân đầu tiên tính độc lập vẫn chưa phát triển. Người vợ muốn duy trì cách sống cũ như muốn kiểm soát, muốn giữ tiền chi tiêu gia đình, nhưng mặt khác lại muốn người chồng phải đối xử với họ như cuộc sống Phương Tây. Trong buổi giao thời nhiều gia đình đổ vỡ hay thiếu hạnh phúc vì lý do này.
Ở Việt Nam bình đẳng giới tính chỉ là tuyên truyền
Đảng Cộng sản một mặt muốn tập trung quyền lực về trung ương, mặt khác muốn xóa văn hóa cũ để xây dựng văn hóa Mác Lê. Người phụ nữ được tuyên truyền là bình đẳng giới tính nên vừa phải gánh vác những công việc của đàn ông như ra mặt trận, phục vụ trong nhà máy, vừa phải nuôi con, nuôi chồng, nuôi quân.
Thực tế trên nửa dân số là phụ nữ mà chỉ có 3 thành viên Bộ Chính Trị trong số 19 người là phụ nữ. Bộ Chính Trị nhân danh đảng để quyết định cho dân chúng Việt Nam. Thiếu người đại diện nên phụ nữ Việt Nam là thành phần chịu thiệt thòi nhất.
Năm nay diễn đàn BBC giới thiệu một đoạn kịch ngắn của tác giả Kim Cương được Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc tại Việt Nam UNDP bảo trợ qua dự án phim “Chung tay xóa bỏ định kiến giới” của tổ chức này.
Đoạn kịch đặt ngược vấn nạn: “Người đang xô đổ cả gia đình và tấn công anh chồng là... cô vợ.” để diễn tả nỗi thống khổ của người chồng và gia đình.
Được BBC phỏng vấn tác giả Kim Cương đã nói lên phần nào sự khác biệt văn hóa giữa nông thôn và thành thị trong buổi giao thời.
Trong khi ở thành thị phụ nữ đã có được bình đẳng chia sẻ trong gia đình, nhận thức được quyền giáo dục, giải trí và, trách nhiệm nuôi dạy con cái, chung tay góp sức cho mái ấm gia đình. Thì ở nông thôn miền Nam cách sống cũ vẫn được duy trì.
Thực ra đa số dân thành thị ngày nay là di dân từ nông thôn, tác giả dường như chỉ nhìn từ tầng lớp đã có đời sống ổn định tại thành thị. Những thế hệ đầu tiên di dân lên thành phố đều gặp phải vấn nạn của buổi giao thời.
Nhìn chung sự thay đổi đột ngột hay quá nhanh đã và đang tạo ra nhiều vấn nạn xã hội mà người phụ nữ là nạn nhân trực tiếp.
Những vấn nạn xã hội này cần được quan tâm đúng mức và được giải quyết tận ngọn nguồn.
Việc đầu tiên và thật cần thiết là người phụ nữ Việt Nam cần được trả lại quyền tự do, nhất là tự do chọn người đại diện đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ trong nhà nước và trong quốc hội Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
8-3-2016
Hình LỄ TƯỞNG NHỚ HAI BÀ TRƯNG VÀ KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ DO HỘI PHỤ NỮ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TỔ CHỨC TẠI MELBOURNE ÚC chủ nhật 06/03/2016.
Mùng tám tháng ba... noi gương hai Bà!
Hôm nay mùng tám tháng ba
Phụ nữ dân chủ chúng ta ở tù
Đảng Hồ coi dân như thù
Nhưng đảng lại lạy Tầu phù như cha!
Phụ nữ dân chủ chúng ta ở tù
Đảng Hồ coi dân như thù
Nhưng đảng lại lạy Tầu phù như cha!
Hôm nay mùng tám tháng ba
Đứng dậy noi gương Hai Bà Triệu Trưng
Đập tan cái đảng luật rừng
Hại dân, hại nước, hại từng dân oan!
Đứng dậy noi gương Hai Bà Triệu Trưng
Đập tan cái đảng luật rừng
Hại dân, hại nước, hại từng dân oan!
Còn trời rực sáng đầu non
Đứng lên... để nước Việt còn thiên thu
Đứng lên xóa áng mây mù
Gót son dẫm nát vết thù ngày xưa!
Đứng lên... để nước Việt còn thiên thu
Đứng lên xóa áng mây mù
Gót son dẫm nát vết thù ngày xưa!
Hải Triều
Rất cảm kích khi thấy phụ nữ Việt Nam giương biều ngữ vô cùng can đảm và "phản động". "Phản động" chống cộng sản là yêu nước!
Rất cảm kích khi thấy phụ nữ Việt Nam giương biều ngữ vô cùng can đảm và "phản động". "Phản động" chống cộng sản là yêu nước!